Trang 6/13 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    TÂY THI VẮN
    (Lòng bản của Trọng Khanh)

    LỚP 1
    1. (-) Tồn (liu)
    ú liu (-) xề cộng (liu)
    2. Tồn (xán) xế xán (liu)
    xế xán (-) u liu (cộng)
    3. Ú liu (cộng) tồn cộng liu (u)
    ú liu (-) cộng liu (xề)
    4. Xang líu (xừ) xang xê (-)
    ú liu (xề) cộng xán tồn (liu)
    5. Tồn (liu) xán u liu (cộng)
    ú liu (-) cộng xê (xàng)
    6. Xàng (cống) líu cống (xê)
    cống líu (xê) xang xự hò (xự)
    7. Xang líu (xự) hò xự xang (xê)
    tồn liu (-) cộng xê (xàng)
    8. Tồn (liu) xán u liu (cộng)
    tồn liu (-) cộng xê (xàng)
    9. Tồn (xê) cống xê xang (hò)
    xế xang (hò) là hò xự (xang)

    Lớp 2
    10 - (-) Tồn (u)
    xế xán (-) u liu (u)
    11 - Tồn (xán) xế xán (liu)
    tồn (liu) xán u liu (cộng)
    12 - Ú Liu (cộng) tồn cộng xê (xàng)
    xề xàng (-) xề liu (cộng)
    13 - Tồn (liu) xán u liu (cộng)
    ú liu (xề) cộng xán tồn (liu)
    14 - Tồn (liu) xán u liu (cộng)
    ú liu (xề) cộng xán tồn (liu)
    15 - Tồn (xán) xế xán (liu)
    tồn (liu) xán u liu (cộng)
    16 - Ú liu (cộng) tồn cộng liu (u)
    ú xán (liu) tồn cộng liu (xề)
    17 - Xang líu (xự) xang xê (-)
    ú liu (xề) cộng xán tồn (liu)
    18 - Tồn (liu) xán u liu (cộng)
    ú liu (-) cộng xê (xàng)
    19 - Tồn (cống) líu cống (xê)
    xang cống (xê) xang xự hò (xự)
    20 - Xang líu (xự) xang xê (-)
    tồn liu (-) cộng xê (xàng)
    21 - Tồn (liu) xán u liu (cộng)
    tồn liu (-) cộng xê (xàng)
    22 - Tồn (xê) cống xê xang (hò)
    xê xang (hò) là hò xự (xang)

    LỚP 3
    23. (-) Hò (xê)
    cống líu (-) xê xang (xê)
    24. Tồn (cộng) liu cộng xê (xàng)
    xề xàng (-) xề liu (cộng)
    25. Tồn (liu) xán u liu (cộng)
    ú liu (-) cộng xê (xàng)
    26. Tồn (u) xán u liu (xề)
    ú liu (xề) phạn ú xán (liu).






    TÂY THI
    (
    Tây Thi Vắn, 26 câu)

    HÒA TẤU

    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (08-05-2017), romeo (21-05-2015), Tống Thành Tâm (01-05-2017), vinh816538 (12-02-2014)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Như NP nói thì lòng bản trên của Tây Thi Vắn đâu có nhịp ngoại nào đâu? Vậy Nhịp ngoại của bản gôc là ở chỗ nào? câu mấy? Cảm ơn
    Có đó chú. Người ta viết rất rõ ràng, tại chú đọc mà không chú ý.
    Chẳng hạn như nhịp thứ 2 của câu số 4 ở lớp 1... và những câu trùng lại cũng vậy.
    Còn một chỗ ngoại nữa (cũng trong lớp 1) mà trong bản chú đưa lên không thấy có. Nhưng mà đờn nội luôn cũng được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Mekong (02-09-2016), romeo (09-06-2016)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Xan xê nhồi hò xê đúng không NP? Còn chổ nhịp chẻ chắc mấy ông tôi gọi nhịp con quá.Họ nói trong mấy bài bắc có nhịp con mà mình không hiểu nhịp con là sao. Để hôm nào hỏi mấy ổng kĩ lại mới được.
    Còn chổ ngoại nữa là chổ nào NP chỉ luôn đi.Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (09-06-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Từ đây về sau, để cho thống nhất cách gọi giống theo các thầy đờn xưa, đối với các bản nhịp tư (và một số bản nhịp đôi), chúng ta gọi nhịp trống tại các nhịp lẻ là nhịp chẻ (3/4) và nhịp trống tại các nhịp chẵn là nhịp ngoại (2/4). Như vậy sẽ tránh được sự gọi không chính xác và có thể bị hiểu nhầm.
    Nhịp chẻ thì du di, nhịp ngoại thì bắt buộc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (09-06-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Xan xê nhồi hò xê đúng không NP? Còn chổ nhịp chẻ chắc mấy ông tôi gọi nhịp con quá.Họ nói trong mấy bài bắc có nhịp con mà mình không hiểu nhịp con là sao. Để hôm nào hỏi mấy ổng kĩ lại mới được.
    Còn chổ ngoại nữa là chổ nào NP chỉ luôn đi.Cảm ơn
    Đúng rồi, xan xê là nhịp ngoại, nhồi trúm lên hò xê thành nhịp nội.
    Bản bắc không có nhịp con. Nhịp con như đã nói trong các bài trước là những bản mở lơi kéo dài thêm trường canh như những bản oán hoãn điệu chẳng hạn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (09-06-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Để hôm nào rảnh, sẽ "nâng cấp" bản Tây Thi cho chú thaydat.
    Và bản Xuân Tình cũng vậy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (14-06-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Còn chổ ngoại nữa là chổ nào NP chỉ luôn đi. Cảm ơn.
    Một chỗ ngoại nữa (cũng trong lớp 1) đó là dứt câu 6 chữ xự ngoại (nhồi trùm lên thành nội).
    Nhưng nhiều người vẫn đờn và ca nội chỗ nầy.
    Tóm lại, bản Tây Thi Vắn không gò bó như những bản bắc khác.
    Bản Tây Thị Trường nhiều nhịp ngoại, rắc rối, nên người ta đặt ra bản Tây Thi Vắn cho đơn giản, đễ đờn dễ ca, vì vậy mà không không nhất thiết phải gò bó nữa. Nếu thích gò bó thì đờn và ca Tây Thi Trường. Do chỗ muốn đơn giản, không gò bó mà Tây Thi Vắn có thể đờn nội toàn bài.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (14-06-2016)

  15. thaydat
    Avatar của thaydat
    Khi nâng cấp 2 bản Tây Thi và Xuân Tình thì chơi nhịp chẻ luôn nghe NP.Cảm ơn
    NP nói thêm về ngủ điểm.Tây thi vắn và Tây thi trường không liên quan nhau tại sao nó lại nằm trong ngủ điểm?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (14-06-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP nói thêm về ngủ điểm. Tây thi vắn và Tây thi trường không liên quan nhau tại sao nó lại nằm trong ngủ điểm?
    Chú thaydat ơi,
    Ngũ Điếm (dấu sắc) chứ không phải Ngũ Điểm (dấu hỏi). Có rất nhiều "nhạc sĩ" không hiểu nghĩa từ ngữ này nên nói nhầm, đáng tiếc!
    Điếm có nghĩa là Nền Móng, tức là căn bản. Ngũ Điếm là 5 cái Nền Móng (căn bản) của 5 cung bậc trong cổ nhạc. Năm cái nền móng đó chính là ngũ âm Hò, Xự, Xang, Xê, Cống.
    Theo thứ tự, chúng ta có:
    - Lưu Thủy Trường: vô HÒ (cung thứ 1)
    - Phú Lục Chấn: vô XỰ/U (cung thứ 2)
    - Bình Bán Chấn: vô XANG (cung thứ 3)
    - Cổ Bản Trường: vô XÊ (cung thứ 4)
    - Xuân Tình Chấn: vô CỐNG (cung thứ 5)
    - Sau đặt thêm bản Tây Thi Trường: vô LIU, mà LIU tức là HÒ cao, không phải là một cung khác. Cho nên vẫn tính là Ngũ (Điếm) mà thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Mekong (02-09-2016), romeo (14-06-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Tây thi vắn và Tây thi trường không liên quan nhau tại sao nó lại nằm trong ngủ điểm?
    Đầu tiên, các thầy tổ đặt ra Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường, nhưng hai bản nầy vừa dài (gấp đôi) vừa có cấu trúc nhịp nhàng khó nhớ khó đờn khó ca, nên các vị ấy mới đặt lại hai bản Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn để thay thế, vì vậy mà nó vẫn thuộc về Ngũ Điếm.
    Ngày nay ít có người chơi Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường, mà thay vào, người ta chơi Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn trong 6 bắc. Điển hình như gần đây, nhạc sĩ Ba Tu độc tấu 20 bản tổ, phần 6 bắc cũng dùng bản Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Mekong (02-09-2016), romeo (14-06-2016)

  21. thaydat
    Avatar của thaydat
    A! gọi là ngũ điếm nào giờ nghe người ta gọi ngũ điểm không hà .Cảm ơn NP nghe
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (14-06-2016)

Trang 6/13 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL