Trang 2/33 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 12 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    ĐẢO NGŨ CUNG
    67 câu hơi xuân dựng nhịp tư trường canh trung điệu
    (Bản đờn của nhạc sư Trọng Khanh)

    1. Xế xê (xang) xê xang xê (-)
    xang xế xê (-) xể xê xang (lịu)
    2. Ú liu (phàn) phàn xê (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    3. Tồn tàn (xê) xang xế (xê)
    xế xể xê (-) xê xê xang (lịu)
    4. Liu xán (u) liu phàn (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    5. Tồn tàn (xê) xang xế (xê)
    xế xể xê (-) xê xê xang (lịu)
    6. Liu xán (u) liu phàn (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    7. Tồn tàn (xê) xang xế (xê)
    liu xán (liu)ú liu phan (xề)
    8. Xề là (liu) phan xề (-)
    ú liu (phạn) xàng liu (-)
    9. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu xán (liu) ú liu phan (xề)
    10. Xề là (liu) phan xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    11. Tồn tàn (xê) xề xê xán (ú)
    xề xán (ú) xề u liu (phan)
    12. Liu xán (u) liu phan (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    13. Xự xự (xang) xế xự xế (xang)
    ú liu (xề) phạn xán xàng (liu)
    14. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    15. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu xán (liu) phạn ú xán (xề)
    16. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    17. Tồn tàn (liu) xế xán (liu)
    liu liu (-) phạn ú xán (xề)
    18. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    19. Ú liu (xề) xề phạn liu (ú)
    xế xán (u) xề ú liu (phan)
    20. Liu xán (u) liu phan (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    21. Tồn tàn (xê) xang líu xê xang (xê)
    xang xế xê (-) xể xê xang (xê)
    22. Xế xê (-) xang lịu (-)
    ú liu (phạn) phàn xê (-)
    23. Tồn tàn (xê) xế xể (xê)
    xang xế xê (-) xể xê xang (lịu)
    24. Liu ú (-) liu phàn (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    25. Tồn tàn (xê) xế xể (xê)
    xang xế xê (-) xể xê xang (lịu)
    26. Liu ú (-) liu phàn (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    27. Tồn tàn (xê) xế xể (xê)
    xang xế xê (-) xể xê xang (xự)
    28. Xang xê (-) xang xự (-)
    xế xang (xự) xế xang (-)
    29. Phàn phàn (xang) xế xế (xang)
    xế xang (-) xự xự xế (xang)
    30. Xang xê (-) xang xự (-)
    xế xang (xự) xế xang (-)
    31. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu ú liu (-) phạn ú xán (xề)
    32. Xề liu (-) phan xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    33. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu ú liu (-) phạn liu ú (xề)
    34. Phan xán (xàng) phan xề (-)
    ú liu (phạn) xàng ú (-)
    35. Ú liu (xề) xàng xề phạn (ú)
    xề xán u (-) xề ú liu (phan)
    36. Liu ú (-) liu phan (-)
    ú líu (phạn) liu ú (-)
    37. Xề xề (ú) xề xề liu (ú)
    ú liu (-) phạn ú xán (xề)
    38. Phan xán (xàng) phan xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    39. Ú liu (xề) xàng xề phạn (ú)
    xề xán u (-) xề ú liu (phan)
    40. Liu ú (-) liu phan (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    41. Xề xề (ú) xề phạn liu (ú)
    ú liu (-) phạn ú xán (xề)
    42. Phạn xán (xàng) phạn xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    43. Ú liu (xề) xàng xề phạn (ú)
    xề xán u (-) xề ú liu (phan)
    44. Liu ú (-) liu phan (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    45. Phàn phàn (xang) xế xế líu (xang)
    ú liu xề (-) phạn xán xàng (liu)
    46. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    47. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu xán (liu) phạn ú xán (xề)
    48. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    49. Tồn tàn (liu) xế xán (liu)
    liu liu (-) phạn ú xán (xề)
    50. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    51. Ú liu (xề) xề phạn liu (ú)
    xế xán (u) xề ú liu (phan)
    52. Liu ú (-) liu phan (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    53. Xán (xàng) liu (xệ)
    liu liu (-) ú xán (liu)
    54. Liu (-) xán xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    55. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    ú liu (-) phạn ú xán (xàng)
    56. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    57. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    ú liu (-) phạn ú xán (xàng)
    58. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    59. Xán (xàng) liu (xệ)
    xề liu xứ (công) líu công xê (xàng)
    60. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng xề (cộng) xề xàng (-)
    61. Xán (xàng) liu (xệ)
    liu liu (-) ú xán (liu)
    62. Liu (-) xán xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    63. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    ú liu (-) phạn ú xán (xàng)
    64. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    65. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    ú liu (-) phạn ú xán (xàng)
    66. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    67. Xán (xàng) liu (xệ)
    xề liu xứ (công) líu công xê (xàng)


    -----o0o-----

    Ghi chú:
    Song Cước từ câu 53 đến câu 67
    Có nơi đờn câu 37 và 41 như sau:
    Xề xề (ú) xề ú (-)
    ú liu (-) xán xề phạn (ú)
    Ngày xưa câu 54 và 62 đờn lòn:
    Xang xế (-) xế xang (-)
    xang xế (xê) xang lìu (-)
    Ngày xưa (hiện nay cũng còn) câu 55 câu 57 và câu 63 câu 65 đờn như sau:
    Tồn là (liu) xế xán (liu)
    xang xế xê (-) xê xê xang (lìu)
    Những bài ca xưa đăt lời theo cách đờn xưa (gần với Lớp Trống), ngày nay người sửa lại đờn gần với Lớp Mái nhiều hơn.
    Có nơi đờn Song Cước và Trống Xuân câu 59 giống nhau là dứt XÀNG
    Có nơi đờn Song Cước câu 59 dứt LIU như Lớp Trống.
    Cũng có nơi đờn câu 56 câu 58 và câu 64 câu 66 như sau:
    Hò xê (-) xang xự (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    Trong giới tài tử, để cho thống nhất, thường thường người ta đờn Song Cước (hoặc Trống Xuân) giống nhau. Nếu chơi 7 câu thì dứt câu 7 chữ XÀNG, nếu chơi 8 câu thì dứt câu 7 chữ LIU. Nếu chơi 15 câu thì câu 15 dứt chữ XÀNG
    Tóm lại: Trong 3 lớp đặc biệt của 3 bài nam, chỉ có Lớp Mái của bài Nam Ai là đồng nhất cho nên rất thông dụng vì thế được áp dụng rộng rãi và cũng rất phổ biến trong cải lương.
    Còn Lớp Trống của bài Nam Xuân và Song Cước của bài Đảo Ngũ Cung cho tới hiện nay đã hơn 100 năm rồi mà vẫn chưa thống nhất lòng bản, cho nên không được phổ biến và cải lương cũng không dùng 2 lớp này, vì sợ rằng giữa thầy tuồng (soạn giả) và thầy đờn (dàn nhạc) có sự lọt chọt rồi đào kép không biết theo ai.
    Ngay cả giới tài tử cũng ít khi chơi Lớp Trống và Song Cước, nếu có thì phải hội ý hoặc phụ nhĩ với nhau trước khi chơi để không bị lọt chọt.
    Các anh chị cứ để ý nghe các audio hoặc các nhạc sĩ đờn Lớp Trống và Song Cước (nhất là Song Cước) sẽ thấy 2 bản này không thống nhất lòng bản (bài ca cũng vậy).


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 17 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (31-03-2014), El Zombre (07-02-2014), Giang Tiên (27-03-2015), giaonguyentuong (14-12-2014), mainghia (05-07-2016), MEM (05-07-2016), Nguoi Sai Gon (08-07-2016), romeo (31-03-2014), tancosay79 (12-08-2013), thành luân (31-03-2014)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Xin chào bạn NguyenPhuc! Ở quê, tôi thường hay đi nghe các anh em đàn ca lắm.Hôm rồi có nghe một anh ca bài Đảo ngũ cung trong tuồng cải lương Kiếm Sĩ Dơi tôi nghe chỉ có nhịp ngoại ở nhịp thứ 4 các câu chẵn 2,4,6... Trong khi bản đàn ở đây nhịp thứ 2 các câu chẵn này ngoại và nhịp thứ 3 các câu lẽ cũng ngoại. Ca như vậy đúng không? Còn người đàn tôi cũng không nghe được nhịp ngoại như trên? Bạn có thể giải thích giúp dùm? Xin Cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    MEM (29-03-2014), romeo (31-03-2014), thành luân (01-04-2014)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Xin chào bạn NguyenPhuc! Ở quê, tôi thường hay đi nghe các anh em đàn ca lắm.Hôm rồi có nghe một anh ca bài Đảo ngũ cung trong tuồng cải lương Kiếm Sĩ Dơi tôi nghe chỉ có nhịp ngoại ở nhịp thứ 4 các câu chẵn 2,4,6... Trong khi bản đàn ở đây nhịp thứ 2 các câu chẵn này ngoại và nhịp thứ 3 các câu lẽ cũng ngoại. Ca như vậy đúng không? Còn người đàn tôi cũng không nghe được nhịp ngoại như trên? Bạn có thể giải thích giúp dùm? Xin Cảm ơn.
    Thưa anh thaydat,
    Em chưa nghe bản Đảo Ngũ Cung trích trong tuồng Kiếm Sĩ Dơi. Tuy nhiên, có nhiều khi soạn giả cải lương viết lời ca dài quá, nghệ sĩ ca chạy chữ không kịp thành ra phải ca nội tại những nhịp không song lang. Nhưng nhạc sĩ thì vẫn đàn ngoại (2/4) và luôn luôn nhồi thêm nửa nhịp trùm lấp lên nên nghe như nhịp nội.
    Nhịp thứ 3 các câu lẽ ngoại là ngoại bảy rưỡi (3/4) như đã nói trong bài trước đây. Nhịp thứ 3 này gần như bắt buộc phải đàn ngoại bảy rưỡi. Nhưng, để cho dễ ca (trên sân khấu) thì hình như các nhạc sĩ cải lương đàn nội tại những chỗ này.

    Cải lương, thường chỉ bắt buộc phải ca đúng nhịp tại những nhịp song lang cuối câu (tức là nhịp thứ 4 của mỗi câu).
    Ở đây, anh em mình đang bàn về đàn ca tài tử, mà tài tử là nguồn gốc của cải lương, cho nên anh em mình nói về cái gốc, tức là cái căn bản.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (14-12-2014), MEM (30-03-2014), romeo (31-03-2014), thaydat (30-03-2014), thành luân (01-04-2014)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Tôi có đọc Bài thuyết trình của Nhạc Sĩ NHỊ TẤN đêm 30-9-1993 tại TTVH quận 8 vCấu Trúc Âm Thanh Hơi Điệu Đờn Ca Tài Tử trong đó có đoạn viết:
    " Hơi Đão :
    Hơi bắc lẫn lộn với hơi Xuân . Trong lòng câu có những láy đờn với điệp khúc “Xề Ú Liu Phan “ , ta nghe như có sự đảo cung từ dây hò tư sang dây hò nhứt . Do đó khi chuyển hơi sang lớp Song Cước , hợp lý nhứt là phải chuyển từ dây bắc Hò tư sang dây Hò nhứt của hơi Ai điệu Nam" .Bạn giúp giải thích dùm đoạn này tôi đọc nhưng không hiểu!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    giaonguyentuong (14-12-2014), nguyenphuc (01-04-2014), romeo (31-03-2014), thành luân (01-04-2014)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Tôi có đọc Bài thuyết trình của Nhạc Sĩ NHỊ TẤN đêm 30-9-1993 tại TTVH quận 8 vCấu Trúc Âm Thanh Hơi Điệu Đờn Ca Tài Tử trong đó có đoạn viết:
    "Hơi Đão:
    Hơi bắc lẫn lộn với hơi Xuân. Trong lòng câu có những láy đờn với điệp khúc “Xề Ú Liu Phan“, ta nghe như có sự đảo cung từ dây hò tư sang dây hò nhứt. Do đó khi chuyển hơi sang lớp Song Cước, hợp lý nhứt là phải chuyển từ dây bắc Hò tư sang dây Hò nhứt của hơi Ai điệu Nam".Bạn giúp giải thích dùm đoạn này tôi đọc nhưng không hiểu!
    Thưa anh thaydat,
    Nhân đây em xin nhắc lại sơ qua về các Dây Hò của cổ nhạc.
    Cổ nhạc theo ngũ âm: Hò - Xự - Xang - Xê - Cống. Vì vậy mà có 5 loại dây Hò, như sau:
    - Dây Hò Nhứt: lấy cung Hò là cung thứ nhứt trong ngũ âm làm Hò. Đây là Dây Kép chính.
    - Dây Hò Nhì: lấy cung Xự là cung thứ nhì trong ngũ âm làm Hò. Dây này rất nhiều người gọi sai là Dây Xề (trong đó có Văn Giỏi). Đây là Dây Kép cao.
    - Dây Hò Ba: lấy cung Xang là cung thứ ba trong ngũ âm làm Hò (dây nầy giới tài tử gọi là dây Hò Đậy vì bất cứ chữ Hò nào cũng phải bấm, không có chỗ buông. Mỹ Châu thường ca dây hò ba này).
    - Dây Hò Tư: lấy cung Xê là cung thứ tư trong ngũ âm làm Hò. Đây là dây Đào, rất thông dụng hiện nay để đàn cải lương và hầu hết các loại bài bản.
    - Dây Hò Năm: lấy cung Cống là cung thứ năm trong ngũ âm làm Hò. Dây này giới tài tử gọi là Dây Hò Cống.

    Khởi thủy của cây đàn lục huyền cầm (guitar phím lõm) là lên dây theo Dây Rạch Giá (cách lên dây giống như đàn Mandoline) là Hò Xê Xự Cống để đàn vọng cổ cho Kép ca (tức là Dây Kép), lấy cung Hò là bậc thứ nhứt trong ngũ cung làm Hò nên gọi là Dây Hò Nhứt. Ngày xưa chỉ có một Dây Kép cung Hò Nhứt là Dây Kép chính mà thôi. Đến thập niên 1960 vì có một vài nam nghệ sĩ (như Minh Phụng chẳng hạn) ca hơi cao hơn dây kép chính một quãng đúng, ăn vào cung Xự. Từ đó nhạc sĩ Văn Vĩ phải đàn vọng cổ cung Xự tức là lấy cung Xự làm Hò. Cung Xự là bậc thứ nhì trong ngũ cung nên gọi đây là Dây Hò Nhì. Ngày nay rất nhiều người không thông nhạc lý, gọi sai dây này là Dây Xề (trong đó có Văn Giỏi).
    Dây Rạch Giá lên dây giống như Mandoline nên ngày xưa người ta chỉ đàn có 4 dây mà thôi (dây số 5 và 6 không xài). Theo cách lên dây như đã nói trên là Hò Xê Xự Cống. Như vậy dây số 4 là chữ đàn Hò, dây số 3 là chữ Xê, dây số 2 là chữ Xự, dây số 1 là chữ Cống. Khi kép ca thì bấm Hò tại nấc thứ 5 dây 3 (song thinh với dây số 4), khi dứt cây 1 thì buông dây số 1 (chữ Cống), ngày xưa các song lang (nhịp thứ 24 của bài vọng cổ nhịp 32) cũng đàn chữ Cống.
    Từ đó suy ra khi đàn vọng cổ cho kép ca hơi cao thì buông dây số 2 làm Hò thì đó chính là chữ Xự của Dây Rạch Giá, cho nên gọi là Dây Hò Nhì, đâu có liên quan gì tới chữ Xề mà nhiều người gọi là Dây Xề ? (mà chữ Xề ở đây là buông dây số 3).
    Mà, Dây Hò Nhì này cũng trùng y với Dây Hò Nhì của cây đàn kìm, để đàn các bản Oán tổ.
    Vậy, kép ca hơi bình thường (như Thành Được, Thanh Sang...) thì gọi đó là Dây Hò Nhứt (lấy cung Hò là cung thứ nhứt trong ngũ âm làm Hò). Kép ca hơi cao (như Minh Phụng...) thì gọi đó là Dây Hò Nhì (lấy cung Xự là cung thứ nhì trong ngũ âm làm Hò).

    Phải nói qua về 5 dây hò như vậy để bắt qua lớp Song Cước bản Đảo Ngũ Cung theo thắc mắc của anh thaydat nè... hi hi hi...
    Như đã nói trên, Dây Hò Nhứt là dây để đàn vọng cổ cho kép (nam nghệ sĩ) ca. Cho nên bản Đảo Ngũ Cung khi sắp chuyển qua lớp Song Cước thì hay nhồi mấy chữ "Xế Ú Liu Phan" chuyển hơi qua mùi. Mà chữ Phan của Dây Hò Tư này khi trở hơi mùi thì lại chính là chữ Xang của Dây Hò Nhứt. Do đó Song Cước phải chuyển qua hơi mùi (hơi Ai điệu Nam) của Dây Hò Nhứt thì mới "xuôi chèo mát mái", nghe rất êm tai mùi mẫn. Không thể nào chuyển qua hơi Ai điệu Nam như Lớp Mái của bản Nam Ai được. Cho nên khi chúng ta nghe Đảo qua Song Cước thì hơi mùi nghe na ná như Lớp Mái Nam Ai, nhưng lại là Dây Kép tức là Dây Hò Nhứt.
    Tóm Lại, Lớp Mái Nam Ai thì đàn Dây Hò Tư (là Dây Đào), Song Cước (Đảo) thì đàn Dây Hò Nhứt (là Dây Kép chính).
    Phần giải thích của em, nếu chưa được rõ ràng thì xin anh thaydat và các ACE nêu thắc mắc tiếp.

    Ghi chú thêm:
    Ngày xưa khi đàn vọng cổ cho kép ca thì cây lục huyền cầm (guitar phím lõm) đàn Dây Rạch Giá (là dây hò nhứt). Cách lên dây: Hò - Xê - Xự - Cống
    Khi đàn vọng cổ cho đào ca thì lên dây lại, gọi là Dây Tứ Nguyệt. Cách lên dây: Xề - Liu - Xê - Líu
    Dây Tứ Nguyệt cũng để đàn những bản mùi.
    Đó là chơi theo tài tử.

    Từ khi có ca ra bộ và sau đó là cải lương thì cách lên dây như vậy rất bất tiện, vì đang nửa chừng phải đổi dây từ kép qua đào hay ngược lại sẽ bị gián đoạn ngừng tay lên dây lại.
    Do đó người ta chế ra một loại dây khác cho đàn lục huyền cầm là dùng Dây Tứ Nguyệt, hạ chùng dây số 4 xuống đúng một quãng đúng, từ chữ Xề thành chữ Xàng. Dây mới này gọi là Dây Lai (là lai tạo gữa Dây Rạch Giá và Dây Tứ Nguyệt của Tài Tử thành Dây Cải Lương thống nhất). Với Dây Lai này, đàn vọng cổ cho đào kép hoặc bất cứ bài bản gì mà không cần phải vặn dây (lấy dây) lại như trước kia nữa. Dây Lai này hiện vẫn đang dùng cho tới hiện nay.
    Với Dây Lai này, chắc là sẽ không có sự thay đổi nào nữa, vì nó hoàn hảo quá rồi.
    Có một vài loại dây chỉ để đàn bản vọng cổ cho nghe lạ tai thôi. Ví dụ như Dây Sài Gòn, Dây Ngân Giang, Dây Đồng Tháp... gần đây có thêm Dây An Giang nghe cũng na ná như Dây Ngân Giang mà thôi. Các loại dây này không thể đàn các bài bản đúng hơi được, và cũng không để đàn suốt một vở cải lương được. Cho nên không thể nào thay thế được Dây Lai đã có từ khoảng đầu hoặc giữa thập niên 1950. Nghe nói Dây Lai do Văn Vĩ chế ra. Danh cầm lục huyền cầm trước Văn Vĩ là Văn Còn dùng Dây Rạch Giá, chính Năm Cơ đàn guitar cũng đàn Dây Rạch Giá, sau chuyển qua Dây Lai theo Văn Vĩ.
    Dây Ngân Giang Kép người ta gọi là Dây Bán Ngân Giang.
    Dây Ngân Giang Đào thì người ta gọi là Dây Ngân Giang.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (31-03-2014), giaonguyentuong (14-12-2014), MEM (31-03-2014), romeo (31-03-2014), thaydat (31-03-2014), thành luân (01-04-2014)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hay qúa bạn NguyenPhuc ơi! Cảm ơn bạn nhiều, bạn giải thích rất cặn kẻ. Như vậy là đàn đảo ngũ cung thì (để đàn lồng bản trên )theo dây hò tư tức lấy xê làm hò để đàn. Khi đến lớp song cước thì phải trở dây (để đàn lồng bản trên) theo dây hò nhất tứ lấy hò làm hò phải vậy không? nếu đúng thì những chữ đàn của lồng bản trên phải theo dây hò nhất(vị trí hò xự xang...không còn giống với vị trí hò xự xang ...của dây hò tư) Như vậy là mình phải biết những chữ nhạc ngủ cung của dây hò nhất và dây hò tư trên cần đàn? thì mới đàn được phải vậy không? Vì mới tìm hiểu nên có những chổ kiến thức quá sơ đẳng(kiến thức mẫu giáo)mà cũng không biết phải hỏi xin bạn thông cảm nha!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    giaonguyentuong (14-12-2014), MEM (31-03-2014), nguyenphuc (01-04-2014), romeo (31-03-2014), thành luân (31-03-2014)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Cám ơn Nguyenphuc nhiều!

    Giờ mới hiểu biết thêm vụ kép ca dây gì. Đúng là trước giờ nghe nói DÂY KÉP (giờ hiểu là HÒ NHỨT), DÂY XỀ (giờ hiểu đúng là HÒ NHÌ).

    Nguyenphuc ơi, anh còn nghe kép mà hát dây cao hơn DÂY XỀ gọi là XỀ ĐẬY vậy giờ hiểu đúng là sao ta?



    Phần đàn phía sau thì đọc từ từ coi hiểu ko. hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    giaonguyentuong (14-12-2014), nguyenphuc (01-04-2014), romeo (31-03-2014), thành luân (31-03-2014)

  15. thành luân
    Avatar của thành luân
    anh NguyenPhuc này nhìn như em chưa gặp lần nào .. chắc lâu rồi ko đi off phải ko anh ? .. bữa nào có cơ hội anh cho em vài tiết học nhé ...em xem bài viết của anh thì em cảm thấy anh rất am hiểu thậm chí là rất sâu sắc nữa về các bài bản . hy vọng sẽ có cơ hội được gặp anh .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to thành luân For This Useful Post:

    nguyenphuc (01-04-2014), romeo (31-03-2014)

  17. MEM
    Avatar của MEM
    Nguyenphuc ở USA chưa đi off lần nào Luân ơi! ihhi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    nguyenphuc (01-04-2014), romeo (31-03-2014), thành luân (31-03-2014)

  19. thành luân
    Avatar của thành luân
    Nguyên văn bởi MEM
    Nguyenphuc ở USA chưa đi off lần nào Luân ơi! ihhi
    chà ... vậy mà em cứ tưởng ... còn tính khi nào ảnh đi off cho em vài tiết học nữa chứ hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to thành luân For This Useful Post:

    MEM (31-03-2014), nguyenphuc (01-04-2014), romeo (31-03-2014)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Hay qúa bạn NguyenPhuc ơi! Cảm ơn bạn nhiều, bạn giải thích rất cặn kẻ. Như vậy là đàn đảo ngũ cung thì (để đàn lồng bản trên )theo dây hò tư tức lấy xê làm hò để đàn. Khi đến lớp song cước thì phải trở dây (để đàn lồng bản trên) theo dây hò nhất tứ lấy hò làm hò phải vậy không? nếu đúng thì những chữ đàn của lồng bản trên phải theo dây hò nhất(vị trí hò xự xang...không còn giống với vị trí hò xự xang ...của dây hò tư) Như vậy là mình phải biết những chữ nhạc ngủ cung của dây hò nhất và dây hò tư trên cần đàn? thì mới đàn được phải vậy không? Vì mới tìm hiểu nên có những chổ kiến thức quá sơ đẳng(kiến thức mẫu giáo)mà cũng không biết phải hỏi xin bạn thông cảm nha!
    Dạ đúng rồi anh thaydat,
    Ngày nay dùng Dây Hò Tư để đàn tất cả các bài bản. Vậy những chữ đàn của bài bản là chữ đàn của Dây Hò Tư.
    Là người đàn (nhạc sĩ) phải làu thông tất cả 5 dây hò như nói trên. Không những làu thông cung bậc, chữ đàn của 5 dây hò mà phải biết đàn cả 5 dây hò nữa. Vì vậy khi nghe bất cứ một nhạc sĩ nào đàn bất cứ dây hò nào là nghe phải biết ngay. Ví dụ Ba Tu và Văn Môn có hoà tấu bản Xuân Nữ, nghe qua là biết Ba Tu đàn bản Xuân Nữ đó dây Hò Năm (đàn kìm). Mỗi dây hò khi đàn lên nghe khác nhau nên biết liền, không phải lấy y chang chữ đàn của dây hò này đem qua nguyên xi để đàn dây hò kia. Bằng chứng là các anh chị nghe đàn vọng cổ Dây Hò Nhì khác với chữ đàn bản vọng cổ Dây Hò Tư (hoặc Dây Hò Nhứt).
    Năm cung bậc của ngũ âm cổ nhạc là Hò - Xự - Xang - Xê - Cống...
    Mỗi Dây Hò cứ lấy bậc đầu tiên làm Hò rồi theo thứ tự 5 cung bậc vừa nói mà tính tới, cho nên tùy theo dây hò nào mà vị trí chữ đàn của nó trên cần đàn cũng nằm ở phím khác nhau. Ví dụ chữ Xang của dây hò nhứt là chữ Phan của dây hò tư, chữ Hò của dây hò nhứt là chữ Xàng của dây hò tư v.v... cứ thế mà suy ra.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (14-12-2014), MEM (01-04-2014), romeo (01-04-2014), thành luân (01-04-2014)

Trang 2/33 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 12 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL