Trang 4/33 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 14 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    ĐẢO NGŨ CUNG
    67 câu hơi xuân dựng nhịp tư trường canh trung điệu
    (Bản đờn của nhạc sư Trọng Khanh)

    1. Xế xê (xang) xê xang xê (-)
    xang xế xê (-) xể xê xang (lịu)
    2. Ú liu (phàn) phàn xê (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    3. Tồn tàn (xê) xang xế (xê)
    xế xể xê (-) xê xê xang (lịu)
    4. Liu xán (u) liu phàn (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    5. Tồn tàn (xê) xang xế (xê)
    xế xể xê (-) xê xê xang (lịu)
    6. Liu xán (u) liu phàn (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    7. Tồn tàn (xê) xang xế (xê)
    liu xán (liu)ú liu phan (xề)
    8. Xề là (liu) phan xề (-)
    ú liu (phạn) xàng liu (-)
    9. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu xán (liu) ú liu phan (xề)
    10. Xề là (liu) phan xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    11. Tồn tàn (xê) xề xê xán (ú)
    xề xán (ú) xề u liu (phan)
    12. Liu xán (u) liu phan (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    13. Xự xự (xang) xế xự xế (xang)
    ú liu (xề) phạn xán xàng (liu)
    14. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    15. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu xán (liu) phạn ú xán (xề)
    16. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    17. Tồn tàn (liu) xế xán (liu)
    liu liu (-) phạn ú xán (xề)
    18. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    19. Ú liu (xề) xề phạn liu (ú)
    xế xán (u) xề ú liu (phan)
    20. Liu xán (u) liu phan (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    21. Tồn tàn (xê) xang líu xê xang (xê)
    xang xế xê (-) xể xê xang (xê)
    22. Xế xê (-) xang lịu (-)
    ú liu (phạn) phàn xê (-)
    23. Tồn tàn (xê) xế xể (xê)
    xang xế xê (-) xể xê xang (lịu)
    24. Liu ú (-) liu phàn (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    25. Tồn tàn (xê) xế xể (xê)
    xang xế xê (-) xể xê xang (lịu)
    26. Liu ú (-) liu phàn (-)
    xang phán (xự) xang xê (-)
    27. Tồn tàn (xê) xế xể (xê)
    xang xế xê (-) xể xê xang (xự)
    28. Xang xê (-) xang xự (-)
    xế xang (xự) xế xang (-)
    29. Phàn phàn (xang) xế xế (xang)
    xế xang (-) xự xự xế (xang)
    30. Xang xê (-) xang xự (-)
    xế xang (xự) xế xang (-)
    31. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu ú liu (-) phạn ú xán (xề)
    32. Xề liu (-) phan xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    33. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu ú liu (-) phạn liu ú (xề)
    34. Phan xán (xàng) phan xề (-)
    ú liu (phạn) xàng ú (-)
    35. Ú liu (xề) xàng xề phạn (ú)
    xề xán u (-) xề ú liu (phan)
    36. Liu ú (-) liu phan (-)
    ú líu (phạn) liu ú (-)
    37. Xề xề (ú) xề xề liu (ú)
    ú liu (-) phạn ú xán (xề)
    38. Phan xán (xàng) phan xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    39. Ú liu (xề) xàng xề phạn (ú)
    xề xán u (-) xề ú liu (phan)
    40. Liu ú (-) liu phan (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    41. Xề xề (ú) xề phạn liu (ú)
    ú liu (-) phạn ú xán (xề)
    42. Phạn xán (xàng) phạn xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    43. Ú liu (xề) xàng xề phạn (ú)
    xề xán u (-) xề ú liu (phan)
    44. Liu ú (-) liu phan (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    45. Phàn phàn (xang) xế xế líu (xang)
    ú liu xề (-) phạn xán xàng (liu)
    46. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    47. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    liu xán (liu) phạn ú xán (xề)
    48. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    49. Tồn tàn (liu) xế xán (liu)
    liu liu (-) phạn ú xán (xề)
    50. Xề liu (-) liu xề (-)
    ú liu (phạn) liu ú (-)
    51. Ú liu (xề) xề phạn liu (ú)
    xế xán (u) xề ú liu (phan)
    52. Liu ú (-) liu phan (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    53. Xán (xàng) liu (xệ)
    liu liu (-) ú xán (liu)
    54. Liu (-) xán xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    55. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    ú liu (-) phạn ú xán (xàng)
    56. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    57. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    ú liu (-) phạn ú xán (xàng)
    58. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    59. Xán (xàng) liu (xệ)
    xề liu xứ (công) líu công xê (xàng)
    60. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng xề (cộng) xề xàng (-)
    61. Xán (xàng) liu (xệ)
    liu liu (-) ú xán (liu)
    62. Liu (-) xán xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    63. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    ú liu (-) phạn ú xán (xàng)
    64. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    65. Tồn là (liu) xế xán (liu)
    ú liu (-) phạn ú xán (xàng)
    66. Xàng liu (-) liu xàng (-)
    xàng liu (xề) xàng liu (-)
    67. Xán (xàng) liu (xệ)
    xề liu xứ (công) líu công xê (xàng)


    -----o0o-----

    Ghi chú:
    Song Cước từ câu 53 đến câu 67
    Có nơi đờn câu 37 và 41 như sau:
    Xề xề (ú) xề ú (-)
    ú liu (-) xán xề phạn (ú)
    Ngày xưa câu 54 và 62 đờn lòn:
    Xang xế (-) xế xang (-)
    xang xế (xê) xang lìu (-)
    Ngày xưa (hiện nay cũng còn) câu 55 câu 57 và câu 63 câu 65 đờn như sau:
    Tồn là (liu) xế xán (liu)
    xang xế xê (-) xê xê xang (lìu)
    Những bài ca xưa đăt lời theo cách đờn xưa (gần với Lớp Trống), ngày nay người sửa lại đờn gần với Lớp Mái nhiều hơn.
    Có nơi đờn Song Cước và Trống Xuân câu 59 giống nhau là dứt XÀNG
    Có nơi đờn Song Cước câu 59 dứt LIU như Lớp Trống.
    Cũng có nơi đờn câu 56 câu 58 và câu 64 câu 66 như sau:
    Hò xê (-) xang xự (-)
    ú liu (phạn) xán liu (-)
    Trong giới tài tử, để cho thống nhất, thường thường người ta đờn Song Cước (hoặc Trống Xuân) giống nhau. Nếu chơi 7 câu thì dứt câu 7 chữ XÀNG, nếu chơi 8 câu thì dứt câu 7 chữ LIU. Nếu chơi 15 câu thì câu 15 dứt chữ XÀNG
    Tóm lại: Trong 3 lớp đặc biệt của 3 bài nam, chỉ có Lớp Mái của bài Nam Ai là đồng nhất cho nên rất thông dụng vì thế được áp dụng rộng rãi và cũng rất phổ biến trong cải lương.
    Còn Lớp Trống của bài Nam Xuân và Song Cước của bài Đảo Ngũ Cung cho tới hiện nay đã hơn 100 năm rồi mà vẫn chưa thống nhất lòng bản, cho nên không được phổ biến và cải lương cũng không dùng 2 lớp này, vì sợ rằng giữa thầy tuồng (soạn giả) và thầy đờn (dàn nhạc) có sự lọt chọt rồi đào kép không biết theo ai.
    Ngay cả giới tài tử cũng ít khi chơi Lớp Trống và Song Cước, nếu có thì phải hội ý hoặc phụ nhĩ với nhau trước khi chơi để không bị lọt chọt.
    Các anh chị cứ để ý nghe các audio hoặc các nhạc sĩ đờn Lớp Trống và Song Cước (nhất là Song Cước) sẽ thấy 2 bản này không thống nhất lòng bản (bài ca cũng vậy).


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 17 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (31-03-2014), El Zombre (07-02-2014), Giang Tiên (27-03-2015), giaonguyentuong (14-12-2014), mainghia (05-07-2016), MEM (05-07-2016), Nguoi Sai Gon (08-07-2016), romeo (31-03-2014), tancosay79 (12-08-2013), thành luân (31-03-2014)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn nói thêm về cách bỏ ngón của 2 rơ đàn trên cho mình học hỏi với.
    Thưa chú thaydat,
    Mỗi người đàn thường có cách sắp chữ đàn và cách tiết tấu khác nhau (trong đó cách tiết tấu có bao gồm cả cách phân nhịp). Vì "rơ" đàn của Ba Tu và Năm Cơ không giống nhau, NP e rằng chú thaydat học bản đàn của cả hai nhạc sĩ này sẽ bị rối về cách bỏ ngón cho nên hỏi vậy thôi.
    Về cách bỏ ngón thì do sự sắp chữ đàn và cách tiết tấu của mỗi nhạc công, như đã nói trên. Đại khái là sao cho không bị tréo ngón, sẽ ảnh hưởng tới tiết tấu, có thể làm cho bị chinh nhịp.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015), thaydat (22-03-2015)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn chia sẻ thêm về những nguyên nhân khi hòa đàn bị chinh nhịp để mình sửa.
    Xin cảm ơn
    Thưa chú thaydat,
    Thông thường, người mới tập đàn hay bị chinh nhịp là hầu hết do nguyên nhân tiết tấu không chính xác trường độ của từng chữ đàn (nốt nhạc).
    Bên tân nhạc thì ký âm của mỗi bản nhạc rất rõ ràng và chính xác trường độ của từng nốt nhạc và từng dấu lặng, nên đàn và ca theo đúng theo nhạc bản thì không bao giờ chinh hoặc sai nhịp.
    Bên cổ nhạc, phần trường độ chữ đàn và những chỗ nghỉ (dấu lặng) rất trừu tượng, cho nên cần phải có thầy dẫn ngón lúc đấu là vì vậy.
    Khi chúng ta theo thầy một thời gian đến lúc đã vững vàng về nhịp rồi thì chúng ta tự biết phân nhịp những bản đàn mắc mỏ là do chúng ta đã tính được nhịp và phách của các chữ đàn.
    Trong âm nhạc, nhịp là khó nhất, cho nên giới đàn ca có câu:
    - Nhất nhịp nhì đàn
    Hoặc:
    - Nhất nhịp nhì ca
    Nghĩa là đàn và ca quan trọng nhất là nhịp. Khi (đàn và ca) mà nhịp vững vàng (chắc nhịp, vững nhịp) rồi thì đi chơi bất cứ đâu cũng không sợ bị rớt. Dù cho ngón đàn hay giọng ca không hay lắm nhưng khi chơi vẫn ăn rơ với nhau. Ngược lại, nhịp mà còn yếu (chưa vững) thì dù ngón đàn hoặc giọng ca dù có hay mấy đi nữa, nhưng khi đi chơi thì cũng vẫn còn lọt chọt. Khi đi chơi thì "hồn ai nấy giữ" chứ đâu có ai nương ai.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015), thaydat (22-03-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    SAU ĐÂY LÀ 4 BÀI NHẠC LÝ CĂN BẢN VỀ NHỊP

    A. Nhịp và phách trong bản đàn


    1. Nhịp:
    Nhịp (quan trọng nhất): là phần trường độ gồm những chữ đàn (nốt nhạc) hay dấu lặng được phân chia đều nhau trong một bản nhạc (còn gọi là trường canh).
    2. Phách:
    – Trong một nhịp lại chia thành các quãng thời gian đều nhau gọi là phách.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    B. Khái niệm về nhịp và phách

    Khi chúng ta học đàn, ngoài việc thành thục các bài bản thì việc xác định được nhịp và phách là việc hết sức quan trọng. Bởi vì nếu chúng ta đã thành thục về các bài bản nhưng chúng ta xác định nhịp và phách chưa được thì khi đi chơi đàn ca (hoà tấu hoặc đệm đàn cho người khác ca) vẫn còn lọt chọt (chinh nhịp). Giới đàn ca gọi là rớt nhịp, yếu nhịp, chưa chắc nhịp, chưa vững nhịp v.v…
    Vậy để giải quyết tình trạng này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhịp và phách là gì.

    Nhịp là gì?
    Khi các chúng nghe một bản đàn hay một bàicat, chúng ta thường thấy bản đàn hay bài ca đó vang lên với một khoảng thời gian đều đều nhau. Khoảng thời gian đều nhau đó gọi là nhịp mà nhạc lý còn gọi là trường canh (tempo).
    Để phân biệt nhịp này với nhịp kia người ta dùng một vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp.
    - Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh.
    - Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.
    - Chấm dứt bài nhạc người ta dùng vạch kết thúc bao gồm 1 vạch bình thường và 1 vạch đậm hơn ở phía ngoài.












    Phách là gì?
    Trong mỗi nhịp (ô nhịp hay nhịp trường canh) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách.
    Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ ta mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau.
    Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tuỳ thuộc vào số chỉ nhịp.
    Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc.




    Nguyên tắc xác định phách như sau:



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    C. Nốt nhạc và các giá trị trường độ

    * Nốt nhạc có hai phần:

    – Thân nốt nhạc là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Phần này để xác định vị trí cao độ của âm thanh.
    – Đuôi và dấu móc của nốt nhạc: Đuôi nốt nhạc là một vạch thẳng đứng, phần này để xác định độ dài khác nhau của âm thanh, đuôi nốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc luôn nằm ở bên phải của đuôi nốt.
    * Hình nốt và giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt:


    Trường độ của các nốt không có giá trị thời gian nhất định. Vì vậy, nốt nhạc chỉ biểu hiện mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ chuyển động.
    Trong trường hợp có tốc đô chuyển động khác nhau, giá trị thời gian thực tế của các nốt nhạc không theo đúng tương quan bình thường giữa chúng với nhau nữa. Không có giá trị tuyệt đối về thời lượng, đó là tính tương đối của các giá trị trường độ.
    Nói riêng trong phạm vi cổ nhạc (tài tử và cải lương), với các trường canh cấp điệu, trung điệu (còn gọi bình điệu), hoãn điệu... thì giá trị trường độ của nốt nhạc trong 3 loại trường canh đó có thời lượng khác nhau. Đại khái là trường độ hoãn điệu chậm gấp đôi trường độ trung điệu, trường độ trung điệu chậm gấp đôi trường canh cấp điệu.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    D. Dấu lặng và giá trị tương đương

    Tên gọi các dấu lặng: Theo thứ tự từ trái sang phải, tên gọi của các dấu lặng như sau:
    Dấu Hạ - Dấu Thượng - Dấu Ngắt - Dấu Ngưng - Dấu Ngưng Đôi - Dấu Ngưng Ba - Dấu Ngưng Bốn.

    Giá trị tương đương


    Dấu Hạ = Dấu Tròn
    Dấu Thượng = Dấu Trắng
    Dấu Ngắt = Dấu Đen
    Dấu Ngưng = Dấu Móc Chiếc (Móc Đơn)
    Dấu Ngưng Đôi = Dấu Móc Đôi
    Dấu Ngưng Ba = Dấu Móc Ba
    Dấu Ngưng Bốn = Dấu Móc Bốn

    Trong cổ nhạc (tài tử, cải lương), dấu lặng là nhừ̃ng chỗ nhịp chẻ và nhịp ngoại (tức là chỗ bỏ trống chữ đàn, gọi là nhịp trống). Nhịp chẻ trong cổ nhạc, bên tân nhạc gọi là nhịp chỏi.

    Đối chiếu giá trị tương đương


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Bốn bài nhạc lý căn bản trên đây cũng được ứng dụng trong cổ nhạc (tài tử và cải lương) để tính nhịp và phách cho tiết tấu từng bản đàn phức tạp.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hic... sao diễn đàn cứ bị "lỗi" sau đây hoài, nên bị mất bài viết thường xuyên sau khi gửi đi và làm mất rất nhiều thời gian vì phải viết đi viết lại nhiều lần:

    You do not have permission to perform this action.
    Please refresh the page and login before trying again.


    Do đó cũng làm nản lòng !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    Cảm ơn những chia sẽ của nguyenphuc. Tìm hiểu thêm cái này chắc tôi bị "tẩu hỏa" qúa. Tôi thường tập nhịp như thế này bạn xem có ổn không. Tôi mở bản đàn độc tấu Guitar của các nhạc sĩ khác trên mạng. sau đó lấy dây cây đàn kìm chỉnh cho ăn dây với cây guitar đó. Sau đó hòa đàn, khuôn nào chinh nhịp xem sớm hay chậm nếu chậm thì đàn khuôn đó nhanh và ngược lại. Bạn cho ý kiến nhé. Hoặc có cách nào tốt hơn bạn chia sẽ dùm .Riêng hòa đàn với những anh em biết đàn guitar ở xóm thì họ cũng mới chơi khá khá thôi chứ chưa phải là thầy đàn nên không khẳng định mình chinh nhiều hay ít để chỉnh sửa. Còn nếu tìm nhạc sĩ thì không có thời gian cũng như không có điều kiện.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (23-03-2015), romeo (23-03-2015)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Cảm ơn những chia sẽ của nguyenphuc. Tìm hiểu thêm cái này chắc tôi bị "tẩu hỏa" qúa. Tôi thường tập nhịp như thế này bạn xem có ổn không. Tôi mở bản đàn độc tấu Guitar của các nhạc sĩ khác trên mạng. sau đó lấy dây cây đàn kìm chỉnh cho ăn dây với cây guitar đó. Sau đó hòa đàn, khuôn nào chinh nhịp xem sớm hay chậm nếu chậm thì đàn khuôn đó nhanh và ngược lại. Bạn cho ý kiến nhé. Hoặc có cách nào tốt hơn bạn chia sẽ dùm .Riêng hòa đàn với những anh em biết đàn guitar ở xóm thì họ cũng mới chơi khá khá thôi chứ chưa phải là thầy đàn nên không khẳng định mình chinh nhiều hay ít để chỉnh sửa. Còn nếu tìm nhạc sĩ thì không có thời gian cũng như không có điều kiện.
    Thưa chú thaydat,
    Trường canh bắt buộc phải đều từ đầu đến cuối một bản đàn, không thể lúc nhanh lúc chậm.
    Nghe các bậc tiền bối nói, ngày xưa hoc đàn thường tập nhịp bằng cách canh đồng hồ, hoặc là dùng máy tiết phách metronome của tân nhạc. Như vậy nhịp mới chính xác được.
    Dùng metronome rất chính xác, nếu học tân nhạc thì nên có máy tiết phách (metronome) để tập nhịp.
    Nếu không có dụng cụ tập nhịp thì có thể dùng cái song lang để gõ nhịp 2/4 (tức là khi đàn phải gõ song lang cả hai nhịp chân trái và chân phải) để lắng nghe coi có đều như tiếng gõ mõ tụng kinh hay không, nếu nghe đều, không bị sượng là coi như được.
    Nhưng thường thì bước đầu phải học trực tiếp có thầy dẫn ngón song hành với chép bản đàn có phân nhịp, nhìn vào bản đàn (có phân nhịp) rồi nghe thầy đàn dẫn ngón để biết cách tiết tấu (tiết phách) của từng chữ đàn, một thời gian sẽ quen cách tiết tấu (tiết phách). Khi đã quen rồi, ông thầy xác nhận tự học được rồi thì ông thầy sẽ chép bản đàn theo cách thức đó, về nhà mình tự đàn theo cách tiết phách đó và nhịp theo trong đó thì tự nhiên đúng nhịp, vì cách tiết tấu đã có tiết phách trong đó rồi. Tất nhiên bản đàn phải có những ký hiệu để ký âm chữ đàn và các dấu lặng, thậm chí chữ nào miếng tim đàn phải đánh (khải) xuống chữ nào miếng tim đàn phải vít lên cũng phải ghi rõ mới không bị sượng tay tim và mới đúng theo tiết phách, để đúng nhịp.
    Điều kiện của chú thaydat, nếu không mua được máy tiết phách (metronome) thì nên dùng cách gõ song lang đều đều kiểu tụng kinh như đã nói trên.
    Khẩu ngữ của giới đàn tài tử "nhất nhịp nhì đàn", cho nên phải tập nhịp cho thật cứng. Nếu nhịp không cứng thì không đàn được những bản nhịp chẻ theo rơ đàn của Ba Tu được. Nhịp không cứng mà đàn theo những bản đàn của ông Ba Tu thì càng ngày càng hư nhịp. Nhịp không cứng thì nên học theo rơ đàn kìm của nhạc sĩ Minh Hữu, tức là hầu hết đều là nhịp nội, chữ đàn rơi đúng ngay vào ngón chân nhịp xuống cho dễ nhịp và dễ canh đều nhịp.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-03-2015), thaydat (23-03-2015)

Trang 4/33 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 14 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL