1. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Rạp hát Hưng Đạo - chứng tích một thời vàng son của Cải Lương


    (Tìm lại dấu xưa (3): Rạp hát Hưng Đạo, chứng tích một thời vàng son của Cải Lương)

    Nghệ sĩ cải lương trong các thập niên 60, 70, 80, không có nghệ sĩ nào là không có dịp hát trên sân khấu của rạp hát Hưng Đạo, một rạp hát lớn nhất ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Do đó, rạp hát Hưng Đạo lưu giữ nhiều kỷ niệm, nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển của nhiều đoàn hát đại ban. Rạp Hưng Đạo cũng là nơi mà nhiều đoàn hát đã hát những tuồng xã hội cận đại rất hay, nhiều tuồng Tàu, tuồng Hồ Quảng và cả những tuồng chiến tranh của đoàn hát Hoa Sen. Ngày nay, mỗi khi nhắc lại những tuồng từng thu hút đông đảo khán giả, các nghệ sĩ cải lương còn rút ra được nhiều bài học quí giá về kỹ thuật dàn dựng tuồng, nhiều cốt truyện hay, nhiều giai thoại về các nghệ sĩ thinh sắc lưỡng toàn, những chuyện tình không đoạn kết giữa nghệ sĩ và khán giả, giữa nghệ sĩ và nghệ sĩ...
    Rạp hát Hưng Đạo có gì đặc biệt hơn những rạp hát khác?


    Năm 1958, ông Nguyễn Thành Niệm, một nhà tư sản chủ hãng xuất nhập cảng xe hơi, đồ phụ tùng xe hơi, xe gắng máy, tủ lạnh và máy lạnh ở ngay ngã tư các đường Hưng Đạo, Nguyễn Cư Trinh và Cô Bắc, bỏ tiền ra xây cất tòa nhà Hưng Đạo 1, Rạp Hưng Đạo và một tòa nhà khác được đặt tên là Hưng Đạo 2 ở ngay ngã tư, góc đường Phát Diệm và đường Hưng Đạo.

    Đến đầu năm 1960 thì ba công trình xây cất này mới hoàn thành và đưa vào thị trường khai thác. Lúc đó đoàn Thanh Minh-Thanh Nga còn mướn thường trực rạp hát Thành Xương ở đường Yersin của ông Phạm Minh Tấn. Ông Ân, em vợ của ông Nguyễn Thành Niệm, được trao quyền quản lý rạp Hưng Đạo. Ông Ân đã mời bà bầu Thơ đến văn phòng của ông trên lầu ba ở ngay mặt tiền rạp Hưng Đạo để giới thiệu rạp hát và mời bà bầu Thơ đưa đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga về hát khai trương và ký hợp đồng hát thường trực ở rạp Hưng Đạo.

    Bà bầu Thơ kêu tôi đi cùng để quan sát rạp Hưng Đạo và nhờ tôi nghiên cứu xem ký thường trực ở rạp Hưng Đạo có lợi hay bất lợi so với việc đoàn hát của bà đang hát thường trực ở rạp Thành Xương?


    So sánh rạp Thành Xương và rạp Hưng Đạo:

    Ông Ân bỏ thì giờ ra để quảng cáo những ưu điểm của rạp Hưng Đạo và hướng dẫn tôi đi quan sát tỉ mỉ kiến trúc của rạp hát từ sàn sân khấu đến hậu trường và hầm sân khấu. Ngoài ra, ông Ân còn dẫn tôi đi xem khán phòng, các ghế cho khách thượng hạng, hạng nhứt, hạng nhì và ghế cho khán giả hạng ba. Ông Ân cũng không quên giới thiệu những tiện nghi khác như nhà vệ sinh cho khán giả nam và khán giả nữ. Cuối cùng ông nhờ tôi nói với bà bầu Thơ rằng chủ rạp hát yêu cầu: hai hàng ghế đầu, sát sân khấu có ghi chữ R1 và R2, là ghế dành cho những khách mời của chủ rạp hát, và tiền mướn rạp sẽ chia 30 phần trăm, tính theo tổng số doanh thu của mỗi đêm hát.
    Tôi cho ông Ân biết là rạp hát Nguyễn Văn Hảo và rạp Thành Xương chỉ cho mướn với giá 20 phần trăm tính vào doanh thu mỗi đêm hát. Ngoài ra, chủ rạp Nguyễn Văn Hảo chỉ xin 8 ghế dành cho chủ rạp, và rạp Thành Xương thì chỉ đề nghị lấy 4 ghế dành cho chủ rạp mà thôi. Rạp Hưng Đạo lại dành đến 100 ghế dành cho chủ rạp thì quá lắm, e bà Thơ không chịu. Hơn nữa, số tiền 30 phần trăm chia cho mỗi đêm là quá nặng. Ông Ân nói về phần trăm chia mỗi đêm thì ông sẽ hỏi lại ông Niệm rồi sẽ cho biết sau, ông yêu cầu tôi báo cho bà bầu Thơ biết những gì ông đã giới thiệu về rạp Hưng Đạo và điều kiện mướn rạp như ông vừa trình bày.


    Tôi đến nhà bà bầu Thơ thì thầy Bảy Liêm, quản lý thân tính nhất của bà bầu Thơ, đã có mặt, tôi bèn trình bày những gì ông Ân nói và kèm theo những nhận xét của tôi:
    Tôi so sánh số liệu chi thu giữa hai rạp hát để căn cứ vào đó mà xét xem mướn rạp hát nào có lợi hơn. Về chi tiêu căn bản thì dù mướn rạp hát nào thì số chi ra vẫn như vậy nhưng số thu có khác nhau do số ghế của rạp này khác rạp kia và điều kiện về địa điểm và một vài phương tiện khác nhau giúp cho việc thu khác nhau.

    Rạp mới Hưng Đạo có 1100 ghế, trừ đi những hàng ghế có chữ R tức réserver dành cho chủ rạp, đoàn hát còn 1000 ghế, chia ra 300 ghế thượng hạng giá vé mỗi ghế là 120 đồng, 200 ghế hạng nhứt, mỗi vé là 80 đồng, 200 ghế hạng nhì, mỗi vé là 60 đồng, 300 ghế hạng ba, mỗi vé là 40 đồng, nếu bán hết số vé trên, số thu trong một đêm là 76.000 đồng. Rạp Hưng Đạo ở địa điểm tốt, có máy lạnh nên dù hát trưa chúa nhựt hay những ngày mùa hè, khán giả đến xem hát nghẹt rạp vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

    Rạp Nguyễn Văn Hảo thì không trang bị máy lạnh mà lại đi sửa hệ thống hút hơi và tăng thêm quạt máy. Tiếng máy hút hơi quá ồn, đoàn hát nào cũng không muốn mướn rạp hát này vì khán giả khó nghe giọng hát lời ca và khán giả quen với các rạp hát bóng có máy lạnh, họ chê rạp Nguyễn Văn Hảo nóng quá.

    Ông Nguyễn Văn Hảo không trang bị máy lạnh cho rạp hát vì tốn kém nhiều do phải thiết kế lại hệ thống điện, phải ngăn vách, lắp mousse cách nhiệt khắp các vách rạp từ dưới đất lên đến plafond, kể cả trong hậu trường và hầm sân khấu, làm lại plafond rạp để giữ âm thanh cho tốt và phá bỏ hệ thống ống rút hơi đã thiết kế khi sửa chữa rạp vừa qua thì mới trang bị máy lạnh được. Do đó, sau khi rạp Hưng Đạo có máy lạnh khai trương, rạp Nguyễn Văn Hảo không có đoàn hát nào mướn nữa.

    Rạp hát Thành Xương thì chỉ có 700 ghế, chia ra 200 ghế thượng hạng, 150 ghế hạng nhứt, 150 ghế hạng nhì và 200 ghế hạng ba. Rạp Thành Xương cũng dùng quạt máy, không có máy lạnh, nếu bán complet vé hát thì chỉ thu được khoảng 50.000 đồng (thực tế số thu complet còn ít hơn vì một số ghế hạng ba và ghế hạng nhứt bị hư chưa sửa chữa).

    Số chi tiêu thì dù mướn rạp hát nào đoàn hát vẫn phải chi tiêu y như vậy, đó là:
    - 6 phần trăm tiền bản quyền tác phẩm,
    - 10 phần trăm tiền thuế soi lỗ vé bán,
    - 35 phần trăm tiền lương cho tất cả nghệ sĩ, tiền suất ăn trưa tại rạp cho tất cả nghệ sĩ khi đoàn hát hai suất (chúa nhựt, ngày Tết và những ngày lễ) tính chung cộng với tiền contrat nghệ sĩ chia ra thành từng suất hát mà đoàn phải trả,
    - 20 phần trăm tiền mướn rạp Thành Xương,
    - 10 phần trăm bỏ ra lập thành một ngân sách dùng để mua sắm y trang, tranh cảnh, quảng cáo cho tuồng mới,
    - 5 phần trăm chi cho vẽ panneau quảng cáo, tiền đăng báo, tiền in chương trình, tiền in vé hát, tiền thuê panneau dựng đường, tiền giao tế với ký giả kịch trường,
    - còn lại 14 phần trăm là tiền bầu gánh thu hồi số vốn đã bỏ ra và làm quỹ để điều hành đoàn như mướn xe di chuyển nếu đoàn rời rạp hát thường rtrực. Số tiền dự chi cho quảng cáo, y trang tranh cảnh tuy trích ra hằng đêm nhưng bầu gánh chỉ chi ra khi có tuồng hát mới, khi nhiều khi ít, chớ không nhất thiết đúng như dự trù. Vậy nên tôi thấy có hai điểm cần thương lượng với chủ rạp Hưng Đạo để mướn thường trực ở Hưng Đạo, đoàn hát sẽ có lợi hơn là hát ở Thành Xương.

    Thương lượng với ông Ân, tiền mướn rạp là 25 phần trăm mỗi suất hát thay vì 30 phần trăm như ý của chủ rạp. Contrat mướn rạp ký mỗi năm, nếu bên đoàn muốn giữ ưu tiên mướn rạp thì phải tái ký một tháng trước khi mãn contrat năm này.

    Ghế mời dành cho chủ rạp là 60 ghế R1, R2, ghế mời dành cho chủ đoàn hát là 40 ghế cũng hàng R1, R2.

    Sàn sân khấu phải đóng bằng gỗ (luôn cả mặt bằng của sàn sân khấu, hậu trường và phòng hóa trang của nghệ sĩ chớ không để nguyên ciment và lót gạch như rạp Hưng Đạo đang xây).

    Trong thời điểm này thì đoàn hát Hoa Sen đang mất khán giả, đào kép có sức thu hút như Ba Khuê, Ái Hữu, Mỵ Lan đã bỏ đoàn Hoa Sen để lập đoàn hát Hữu Tâm. Hai đoàn hát Hoa Sen và Hữu Tâm chỉ là hai đoàn hát trung ban nên không được mời về hát ở rạp mới Hưng Đạo. Đoàn Kim Chưởng chuyên hát tuồng chưởng, tuồng hương xa và chú trọng lưu diễn, còn đoàn Kim Chung thì mới ký hợp đồng hát thường trực ở rạp Olympic (tiền mướn rạp 15 phần trăm trong số thu của mỗi suất hát).

    Do tình hình các gánh hát như vậy nên ông Niệm chấp thuận cho đoàn Thanh Minh-Thanh Nga ký hợp đồng mướn thường trực rạp Hưng Đạo theo điều kiện của bà bầu Thơ đề nghị.

    Lúc đó đoàn Thanh Minh-Thanh Nga lưu diễn ở tỉnh Bến Tre, đang tập tuồng Nửa Đời Hương Phấn để khi về Sài Gòn, khai trương rạp Hưng Đạo, đoàn hát cũng khai trương tuồng mới luôn.

    Trong bảy năm, từ 1960 đến năm 1967, đoàn Thanh Minh-Thanh Nga hát thường trực tại rạp Hưng Đạo, lúc nào cũng đông khách, với những tuồng hát: Nửa Đời Hương Phấn, Con Gái Chị Hằng, Đôi Mắt Người Xưa, Ngả Rẽ Tâm Tình, Áo Cưới Trước Cổng Chùa, Vàng Sáu Bạc Mười, Bọt Biển 1 (Chuyện Chúng Mình) Bọt Biển 2 (Chuyện Xóm Mình, Bọt Biển 3 (Chuyện Tình và Tiền), Bọt Biển 4 (Chuyện Trên Cung Trăng), Hoa Mộc Lan, Rồi Ba Mươi Năm Sau.

    Bà bầu Thơ biết khi có tuồng mới, đáp ứng theo yêu cầu của khán giả thì đoàn hát sẽ có doanh thu cao, vì vậy bà dám mướn bảy soạn giả thường trực, luân phiên cung cấp tuồng mới cho gánh hát. Đó là các soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng, Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Kiên Giang, Hoàng Khâm, Viễn Châu.

    Khán giả trí thức, công chức, các bà chủ sạp trong các chợ Bến Thành, cầu Ông Lãnh, chợ An Đông, các em học sinh và đông đảo các cô vũ nữ, gái bán bar là khán giả thường xuyên của đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga. Họ thân thiết với nghệ sĩ, có nhiều nghệ sĩ có vợ trong giới vũ nữ. Ở đô thành tình hình an ninh bảo đảm, sinh hoạt của dân chúng trong các lãnh vực mua bán, ăn uống, giải trí về đêm ngày càng phát triển, điều đó giúp cho các nhà tư sản dám bỏ vốn ra đầu tư xây dựng thêm nhiều rạp hát và lập ra nhiều gánh hát cải lương.

    Sau rạp Hưng Đạo, ở đường Võ Tánh, rạp hát cải lương mới xây lên là rạp Quốc Thanh. Rạp Quốc Thanh cũng có máy lạnh, có 1000 ghế trong khán phòng và sân khấu được thiết kế rộng rãi không thua gì sân khấu của rạp Hưng Đạo và rạp Nguyễn Văn Hảo. Đoàn hát Dạ Lý Hương mới thành lập, hát ở rạp Quốc Thanh nhiều tuần lễ liên tiếp, được giới nghệ sĩ xem như đoàn Dạ Lý Hương của bầu Xuân hát thường trực ở rạp Quốc Thanh.

    Ngoài ra, có một số chủ rạp hát bóng thấy có nhiều đoàn hát cải lương, khán giả cải lương đông đảo hơn khán giả xem phim nên họ sửa các rạp chiếu phim thành rạp hát cải lương.

    Ở chợ Thái Bình, rạp hát bóng Thái Bình của ông Diệu sửa thành rạp cải lương để đoàn hát Thủ Đô của ông Ba Bản khai trương, ghi một dấu ấn sâu sắc trong lãnh vực nghệ thuật sân khấu cải lương là có một đoàn hát Thủ Đô có nhiều tuồng hay, có cảnh trí tuyệt đẹp và dàn cảnh vĩ đại.

    Rạp hát bóng Kinh Thành ở cầu Ông Lãnh, rạp hát bóng Oscar ở góc đường Huỳnh Mẫn Đạt và Đồng Khánh, rạp hát bóng Kinh Đô gần ngã ba An Bình, được sửa lại và nới rộng sân khấu để cho các gánh hát cải lương mướn.

    Từ năm 1960 đến năm 1967, có thể kể: ở quận ba, vùng Bàn Cờ có rạp háp Đại Đồng ở đường Cao Thắng. Rạp Long Vân mới cất ở đường Phan Thanh Giản. Quận năm Chợ Lớn có rạp mới cất là rạp Lao Động B ở khu Nancy, rạp hát bóng Văn Cầm ở cầu chữ Y cũng sửa thành rạp hát cải lương. Các rạp mới cất, to, rộng không thua rạp Hưng Đạo là rạp hát Thủ Đô ở đường Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn, rạp Hào Huê gần khu Lacaze là rạp hát của gánh hát Quảng cũng được sửa lại cho gánh cải lương mướn. Trong khu Giải trí trường quận 5, Đông Vũ Đài được sửa lại thành rạp hát cải lương lộ thiên trong Giải trí trường Đại Thế Giới.

    Trong miệt Phú Lâm có thêm hai rạp hát cải lương: rạp Cây Gõ ở gần sát chợ Cây Gõ. Rạp Quốc Thái ở đầu đường Trần Quốc Toản. Rạp hát mới xây ở ngã ba Ông Tạ là rạp Đại Lợi.

    Trên đường Trần Quốc Toản còn có một rạp hát thật lớn đó là rạp Hòa Bình với khán phòng có 2500 ghế, sân khấu 18 thước rộng, và có sân khấu quay bằng máy điện. Tuy nhiên, vì rạp cất ở vùng đất trũng nên khi mưa lớn, đường vô rạp hát ngập nước ngang đến đầu gối nên mùa mưa ít có đoàn về đây hát.

    Rạp hát Minh Châu được xây ở chợ Trương Minh Giảng.

    Ở miệt Gia Định có rạp Đại Đồng (Gia Định), rạp Cao Đồng Hưng, rạp cải lương Gò Vấp ở ngã ba Xóm Gà, rạp hát cải lương Hốc Môn gần chợ Hốc Môn. Ở Dakao rạp Thuận Thành được phá bỏ, xây lại thành rạp hát Văn Hoa. Ở Tân Định, rạp hát bóng Kinh Thành Tân Định được sửa thành rạp hát cải lương Tân Định.

    Phú Nhuận có rạp hát cải lương Phú Nhuận của bà Đội Tám được chỉnh trang mặt tiền đẹp hơn xưa nhiều.

    Đoàn hát Thanh Minh-Thanh Nga trong hai năm đầu hát thường trực ở rạp Hưng Đạo, vào năm 1963 vì có đảo chánh và chỉnh lý, thời cuộc ở đô thành Sài Gòn có nhiều xáo trộn chính trị và bị giới nghiêm nên đoàn Thanh Minh-Thanh Nga lưu diễn miền Trung trong ba tháng. Sau đó đoàn Thanh Minh-Thanh Nga nhường một vài tuần lễ cho đoàn Kim Chưởng hay đoàn Út Bạch Lan-Thành Được để dời vô hát ở rạp Thủ Đô.

    Khi rạp hát cải lương được cất nhiều lên thì các ông bà bầu cũng vay tiền lập thêm nhiều đoàn hát. Từ 1960 đến năm 1968, các đoàn hát cải lương mới được thành lập có:

    Đoàn cải lương Thủ Đô-Ba Bản; đoàn cải lương Dạ Lý Hương-bầu Xuân; Đoàn Kim Thoa-bầu Khai; đoàn cải lương Đuốc Việt-bầu Hơn; đoàn cải lương Hữu Tâm-bầu Khuê; đoàn Tân Hương Hoa-bầu Sinh; đoàn Việt Hùng-Minh Chí-bầu Ba Khang; đoàn Kim Thanh-Út Trà Ôn với bộ tứ bầu Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thanh Tao, Thúy Nga; đoàn Thống Nhứt-Út Trà Ôn -bầu Út Trà Ôn-Hoàng Giang; Đoàn Hương Mùa Thu-bầu Thu An, đoàn Mây Ngàn Phương-bầu Hoài Nhân; đoàn Thủ Đô-Tấn Tài; đoàn Lan-Được; đoàn Kim Chưởng-Thanh Hương; đoàn Thanh Hương-Hùng Minh; đoàn Tiếng Hát Dân Tộc-bầu Tiêu Thị Mai; đoàn Phước Chung-bầu Tám Kiết; đoàn Kim Chung có thành lập thêm nhiều đoàn Kim Chung 1, 2, 3, 4, 5... đoàn Phụng Hảo chuyên tuồng Tàu

    Đoàn Thanh Minh-Thanh Nga dẫn đầu trong loại tuồng xã hội hiện đại. Đoàn Kim Chưởng nổi danh anh hùng lưu diễn với các loại tuồng chưởng và hương xưa. Đoàn Dạ Lý Hương chuyện tuồng xã hội cận đại với các trào lưu tân thời, hippy, bụi đời, vũ nữ. Đoàn Kim Chung chuyên loại tuồng thi ca vũ nhạc diễm huyền.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    bachlong (20-06-2012), caophihung (05-09-2015), Giang Tiên (09-06-2012), romeo (10-09-2016)

  3. nguyenhoangtuan
    Avatar của nguyenhoangtuan
    đây,rạp nguyễn Văn Hảo xưa!

    rạp Nguyễn Văn Hảo năm 1965
    ,
    Nóc nhà rạp Nguyễn Văn Hảo.Phía tay trái là đường Đề Thám


    Nguồn: FB nguoimiennamxua
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenhoangtuan For This Useful Post:

    caophihung (05-09-2015), DOHOANG (06-09-2015), Giang Tiên (05-09-2015), MEM (04-09-2015), ntkmq (09-09-2016), romeo (10-09-2016), Tan.Nguyenhuy (05-09-2015)

  5. thunt.tmdt
    Avatar của thunt.tmdt
    Rạp hát Hưng Đạo - chứng tích một thời vàng son của Cải Lương
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thunt.tmdt For This Useful Post:

    romeo (10-09-2016)

  7. Học Trò
    Avatar của Học Trò
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to Học Trò For This Useful Post:

    MEM (11-09-2016), romeo (12-09-2016)

  9. Học Trò
    Avatar của Học Trò
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to Học Trò For This Useful Post:

    romeo (12-09-2016)

  11. Học Trò
    Avatar của Học Trò
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Học Trò For This Useful Post:

    MEM (11-09-2016), romeo (12-09-2016)

  13. Học Trò
    Avatar của Học Trò
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to Học Trò For This Useful Post:

    MEM (11-09-2016), romeo (12-09-2016)

  15. Học Trò
    Avatar của Học Trò
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to Học Trò For This Useful Post:

    MEM (11-09-2016), romeo (12-09-2016)

  17. Học Trò
    Avatar của Học Trò
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to Học Trò For This Useful Post:

    romeo (16-09-2016)

ANH EM CHANNEL