Trang 3/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Bữa có nghe NSND Viễn Châu có đưa báo NLD quyển hồi ký, mừng thầm trong bụng vì với tuổi đời gần 100 và gắn bó với cải lương từ giai đoạn tiền phong, chắc hẳn sẽ có nhiều câu chuyện hay về cải lương cũng như những câu chuyện phía sau bức màn nhung. Chờ mãi, giờ NLDO mới bắt đầu cho trích đăng loạt bài này.

    Trang nhà đăng lại cho cả nhà cùng chia sẻ nhé!



    Gã si tình nặng nghiệp cầm ca


    Viết kịch bản lăng xê Thanh Nga; sáng tác “Tình anh bán chiếu” dành cho Út Trà Ôn; phát hiện, đào luyện “Tư Ếch” Văn Hường, “Chàng là ai” Lệ Thủy, “Mai Đình” Kim Ngọc… Những nội dung trong loạt bài này của soạn giả - NSND Viễn Châu cũng là một phần cuốn hồi ký mà ông sẽ ra mắt nay mai.

    Chuyến xe định mệnh

    Không biết vì sao NSND Năm Châu thường gọi tôi là “tía nó”. Mãi đến giờ, tôi vẫn còn hối hận vì chưa lần nào có cơ hội “tra cứu” cách gọi thân thương và ngộ nghĩnh này của anh

    Nghệ sĩ Kim Cúc và NSND Năm Châu trong vở Vợ và tình. Ảnh do nghệ sĩ Hồng Dung cung cấp


    Một thân, một mình, tôi lên Sài Gòn năm 1943, khi vừa 19 tuổi, bỏ lại sau lưng quá khứ say mê đờn ca tài tử. “Bảo bối” hiểu biết về nghề hát của tôi chỉ là những dịp được xem các gánh ùa về làng sau mùa gặt. Nhờ ba tôi là hương cả xã Đôn Châu (nay thuộc huyện Trà Cú - Trà Vinh) nên anh em nhạc công, nghệ sĩ, cả mấy ông bầu đều được mời đến nhà đờn ca, ăn uống no say. Tôi có dịp lân la làm quen, học lóm các ngón đờn. Vậy đó, mê riết rồi tôi quyết định ra đi...

    Bước vào đam mê
    Đến Sài Gòn, tôi tá túc nhà anh bạn trên đường L’Eglise (nay là Trần Bình Trọng, quận 5 - TPHCM) rồi hỏi thăm, tìm đến nhà nhạc sĩ Jean Tịnh, Trưởng Ban Cổ nhạc Đài Phát thanh Sài Gòn, phụ trách chương trình cổ nhạc mà ở Trà Vinh ngày nào tôi cũng lắng nghe. Gặp tôi, anh hỏi: “Chú em biết đờn cây nào?”. “Dạ, cây nào em cũng học được một chút nhưng có lẽ rành đờn tranh”. “Vậy đờn thử coi”.

    Tôi đờn bản Nam Xuân. Lúc đó, tôi không tính chuyện người ta có nhận mình hay không, chỉ nghĩ đến một ngày không xa, ba mẹ tôi nghe được tiếng đờn của Bảy Bá trên sóng radio nên bài bản réo rắt, khoan thai. Nhạc sĩ Jean Tịnh chấp thuận ngay. Tôi được thu nhận vào ban nhạc toàn những danh cầm đương thời: Jean Tịnh (violon), Chín Hòa (kìm), Bảy Hàm (cò), Hai Biểu (tranh), Hai Thanh (kìm) và tôi (tranh). Danh ca thời đó ở đài là những giọng hát mà tôi mê mỗi khi nghe radio, nay được ngồi đờn để họ ca thì còn gì sung sướng cho bằng: Năm Cần Thơ, Ba Vĩnh Long, Ngọc Nữ, Tư Bé (Kim Danh)…

    Một hôm gặp nhau, anh Mười Còn, một nhạc sĩ mà tôi may mắn quen biết, nhấn mạnh: “Gánh anh Năm Châu chuẩn bị lưu diễn cuốn chiếu từ đây ra Hà Nội hát dài hạn, chú đi không?”. Tôi nghe mà như mở cờ trong bụng vì đờn ở đài hoài cũng chán, không mở mang nghề nghiệp gì được. Tôi dọ hỏi: “Sao anh Mười lại kêu tôi?”. “Sáu Quý đờn tranh của gánh anh Năm vì bệnh không thể đi theo”.

    Hai ngày sau, chuyến xe lửa chở Đoàn Việt kịch Năm Châu đi từ tỉnh này qua tỉnh nọ, hát ở điểm nào cũng đông. Đó là lần đầu trong đời tôi được đi xe lửa ra tới tận Hà Nội, thấy cuộc đời của một thanh niên 19 tuổi sao đáng yêu đến vậy. Trước mặt là một chân trời mới mà tôi sẽ học hỏi, khám phá nhiều điều mới lạ cho ngón đờn của mình...

    Ở gánh Năm Châu, kỹ thuật, lề lối đâu ra đó. Anh Năm là người dễ gần gũi, có ánh mắt sáng rực và nụ cười chân thành. Nghe tôi đờn, anh thường biểu hiện sự đồng cảm bằng cách gật đầu rồi rít một hơi thuốc. Tôi nghe danh anh Năm khá lâu. Không ở đâu xa, ngay trong ban nhạc cổ Đài Phát thanh Sài Gòn, hễ nhắc tới tên anh (tác giả Nguyễn Thành Châu), ai cũng nể. Tiếng lành về một người tài giỏi trong giới được truyền xa và tôi luôn khao khát có dịp gặp anh. Thì nay, tôi đã ngồi trong ban nhạc cổ của gánh hát anh Năm, diễn suốt 2 tháng rưỡi từ Sài Gòn ra Hà Nội.

    “Cặp đôi hoàn hảo”
    Năm 1923, anh Năm Châu đã là kép chánh sáng giá nhất của ban cải lương thầy Năm Tú ở Mỹ Tho. Anh là người tài giỏi, có ý chí và luôn nhìn xa trông rộng, nắm bắt tình thế để ứng biến cho nghề, cho sân khấu một cách thần thông. Thế nhưng, anh lại không đoán được số phận long đong của con tim mình, mà có lẽ đây cũng là cái bệnh chung (khó trị) của giới nghệ sĩ.

    Năm 1925, khi kép Hai Giỏi, con của bầu Hai Cu - gánh Nam Đồng Ban, mất do bạo bệnh, anh Năm được mời về thế vai. Đào chánh hát cặp với anh là chị Bảy Phùng Há, lúc đó cũng được mời về hát thế cho cô Năm Phỉ (chị NSND Bảy Nam, dì NSND Kim Cương), buồn vì chồng là nghệ sĩ Hai Giỏi mất đã bỏ đi biền biệt. Hai người tài Năm Châu - Phùng Há nhanh chóng trở thành “cặp đôi hoàn hảo” vì xứng đào, xứng kép. Nam Đồng Ban phất lên đến đỉnh huy hoàng.

    Theo tâm sự của Năm Châu sau này, mối tình chớm nở giữa anh và chị Bảy Phùng Há đã bị chia cắt khi xuất hiện nhạc sĩ Tư Chơi. Năm 1927, chị Bảy thành hôn với nhạc sĩ này. Anh Năm buồn tình bỏ Nam Đồng Ban để qua đoàn Trần Đắc. Tôi còn nhớ anh kể với giọng trầm buồn, đôi lúc nghèn nghẹn: “Tía nó biết không, tôi hay tin cô Bảy chia tay với Tư Chơi khi Bửu Chánh (con gái NSND Phùng Há) mới 3 tuổi. Cô về gánh Huỳnh Kỳ của Bạch Công Tử (Phước George), muốn làm bầu để trả đũa Tư Chơi phụ mình mà theo cô đào Kim Thoa. Biết chuyện, tôi muốn rời đoàn Trần Đắc để về gánh Huỳnh Kỳ thì ông bầu Trần Đắc Nghĩa đã kẹp công tra (hợp đồng) nên không xoay xở kịp. Một lần nữa, tôi trễ tàu nhìn cô Bảy sánh duyên với Bạch Công Tử”.
    Tôi biết ở gánh Trần Đắc, anh Năm đã hát cặp với cô đào chánh Sáu Trâm. Anh Năm đã bỏ ra biết bao công phu để đào tạo cô đào trẻ này trở thành một ngôi sao sáng rực, sau đó họ thành hôn. Rồi ngang trái lại phủ trái ngang. Gánh Trần Đắc chiêu mộ thêm nhiều cô đào trẻ: Tư Sạng xuất hiện, nổi danh với anh Năm qua vở Lỡ tay trót đã nhúng chàm; Sáu Ngọc Sương nổi lên cùng anh qua Một tối tân hôn; cô Thanh Loan bừng sáng với anh qua Hồn bướm mơ tiên; rồi cô Năm Phỉ khi đã nguôi ngoai, quay về hát với anh cũng được khen ngợi qua Huyền Châu Nữ, Túy Hoa vương nữ... Lúc này, cô Sáu Trâm ghen tức, cho rằng anh Năm o bế mấy cô đào, nhất là có “tình ý” với Tư Sạng. Đang trong đêm hát, cô Sáu Trâm rời đoàn trong sự ngơ ngác của các nghệ sĩ.

    “Tía nó biết không, chuyện gì tới đã tới. Tôi gá nghĩa với Tư Sạng, sinh con đẻ cái thì bên kia, cô Bảy đã chia tay Bạch Công Tử, gánh Huỳnh Kỳ rã trong mùng 2 Tết” - giọng anh Năm nặng trĩu nỗi lòng. Anh Năm ở với cô Tư Sạng có 5 người con. Năm 1948, anh chung sống với người vợ thứ ba là chị Kim Cúc, con gái của kịch sĩ tiền phong Bảy Nhiêu (Huỳnh Năng Nhiêu) và có thêm 6 người con…

    Kỳ tới: Kho báu đầu đời


    NSND Viễn Châu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 8 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    10Cuong (26-05-2012), danhmat (23-05-2012), DOHOANG (28-05-2012), Dungnoixanhau (25-05-2012), Giang Tiên (22-05-2012), khaltt (23-05-2012), romeo (23-05-2012), Thanh Hậu (22-05-2012)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Kim Ngọc - “Mai Đình của tôi”

    Từ lúc tôi biết cô bé Kim Ngọc cho tới khi cô được trao giải Kim Khánh năm 1972 với danh hiệu “Nữ quái kiệt” và cả về sau, Kim Ngọc vẫn vậy: Chân thành, mộc mạc, hết lòng với bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu đàn em, có nghĩa với thầy.

    Trong đời, tôi đã đi dự nhiều đám tang của đồng nghiệp. Thương tâm nhất có thể kể đến là cái chết của kép Hà Bửu Tân năm 1976. Vì đam mê hút chích, anh thân tàn ma dại. Sau này, vì quá nghèo, Hà Bửu Tân phải mua thuốc dỏm chích cho đỡ cơn ghiền, không ngờ bị vật chết trước chung cư Cô Bắc. Sáng ra, bà con lối xóm lấy chiếu đắp thân, còn bài ca Cô Thắm về làng của tôi (in trước năm 1975) thì đắp mặt cho anh. Tôi xót thương anh quá.

    Đám tang thứ hai mà tôi bật khóc là của nghệ sĩ (NS) Kim Ngọc đầu năm 2011.


    “Nữ quái kiệt” chân thành

    Hồi còn trẻ, NS Kim Ngọc có giọng ca lảnh lót, ngân dài trong vắt. Tính nết của cô vui vẻ, thích trào lộng nhưng không quá trớn mà luôn tạo được cảm tình với người đối diện. Tôi mời Kim Ngọc thu bài ca cổ cho hãng dĩa Việt Nam. Với bài Hoa trôi dòng nước bạc, cô được khán - thính giả cổ vũ nồng nhiệt. Hôm đám tang Kim Ngọc, nghe con gái của cô là Kim Ngân ca lại Hoa trôi dòng nước bạc, tôi lạnh cả tâm hồn.


    Cố nghệ sĩ Kim Ngọc và NSND Viễn Châu trong chương trình 60 năm tay viết,
    tay đờn tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Bình Thạnh - TPHCM năm 2002. Ảnh: Thanh Hiệp



    Tôi viết vai Mai Đình trong kịch bản Hàn Mặc Tử để Kim Ngọc diễn với Hùng Cường, Mộng Cầm là Bạch Tuyết. Khán giả càng thương cô hơn. Từ thành công của vai Mai Đình, đi đâu gặp Kim Ngọc, tôi cũng nói “Mai Đình của tôi”; còn cô thì hồ hởi: “Chú Bảy ơi, con có được ngày nay một phần công lao rất lớn là của chú”. Tôi gạt ngang: “Cái chính là cách sống của Mai Đình”. Kim Ngọc cười giòn giã, tiếng cười không mang một sự hơn thua, sân si nào trong cuộc đời NS.

    Từ lúc tôi biết cô bé Kim Ngọc cho tới khi cô được Báo Đen Trắng trao giải Kim Khánh năm 1972 với danh hiệu “Nữ quái kiệt” (sau lần thế vai Tùng Lâm diễn Tiểu Đồng theo hầu Kim Trọng trong tuồng Trăng thề vườn Thúy của soạn giả Quy Sắc, gánh Hùng Cường - Bạch Tuyết), được khán giả yêu mến với sở trường hài lẳng nhưng Kim Ngọc vẫn vậy, vẫn chân thành, mộc mạc, hết lòng với bạn bè. Cô còn rất hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu đàn em và có nghĩa với thầy.

    Năm 1978, đời sống kinh tế còn khó khăn, nhiều người phải ăn cơm độn khoai, thịt cá là thứ xa xỉ. Nhà Kim Ngọc bán thịt heo ở chợ Giồng Ông Tố, nay thuộc quận 2 - TPHCM. Sạp thịt đó nuôi lớn Kim Ngọc và đàn em 16 người đến khi cô làm đào hát, mang tiền về lo cho các em ăn học. Một buổi trưa hè nóng như đổ lửa, Kim Ngọc đạp xe tới nhà tôi biếu 1 kg thịt đùi. Vợ tôi xúc động đón nhận mà không biết nói sao. Kim Ngọc nhẹ nhàng: “Thím Bảy kho để chú và các em ăn. Nhà con bán thịt mà, hôm nào đi ngang, con sẽ biếu nữa”. Đó là kỷ niệm tôi nhớ nhất về Kim Ngọc.

    Trong lần tái dựng Tình mẫu tử do NSND Lệ Thủy - NSƯT Minh Vương chủ xướng năm 2005, tôi đã đề nghị Kim Ngọc đóng vai Điểu. Tuy vai xuất hiện ít nhưng không ai diễn hay hơn Kim Ngọc về thân phận của nhân vật này.


    Hiếu Hiền - Phước hậu của “Mai Đình”

    Ở đời, không ai tránh khỏi cuộc bể dâu, lên voi rồi xuống chó. Câu này gần như trong các vở tuồng mỉa mai sự đen bạc của trò đời, những vai hề dù nam hay nữ đều nói để răn mình. Thế nhưng, với Kim Ngọc, cô sống nhân nghĩa, tử tế nên khi gặp bất trắc trong đời đều có ân nhân cứu nạn.

    Có lần, Kim Ngọc gặp tôi kể về chuyện tình đổ vỡ giữa cô và kép Hoàng Long. Tôi khuyên nếu hết duyên, hết nợ thì cố mà quên nhưng Kim Ngọc đa sầu lắm. Ngoài đời, cô cười nói vui vẻ nhưng vãn hát thì giọt sầu pha giọt hận. Sau đó, Kim Ngọc gặp nhạc sĩ Đức Lang, người đã có một đời vợ, gá nghĩa và sinh ra Hiếu Hiền.

    Gần đây, xem phim Bỗng dưng muốn khóc, Hotboy nổi loạn…, thấy Hiếu Hiền đã xứng đáng là hậu duệ của “Nữ quái kiệt” Kim Ngọc, tôi rất mừng. Hiếu Hiền từng mấy lần thưa chuyện với tôi: “Ông Bảy, con mê ca mà sao hơi của con kỳ quá”. Tôi dạy: “NS đâu phải chỉ cần hơi ca”. Hiếu Hiền theo mẹ làm diễn viên hài, kịch ngắn, kịch dài, vai quần chúng, vai quân sĩ… đều hăng hái. Nhờ vậy mà Hiếu Hiền học hỏi nhiều kinh nghiệm để tả xung hữu đột bên cạnh mẹ.

    Mượn chuyện trái tim nhân nghĩa ở đời của “Mai Đình” - Kim Ngọc để nói về sự thăng trầm của cải lương, âu cũng là một thoáng chủ quan mà tôi muốn nhắn gửi lớp diễn viên trẻ: Hãy sống hết lòng và sống tốt, để nhận được những lộc nghề như Kim Ngọc đã có. Riêng với diễn viên Hiếu Hiền, tôi khuyên: “Cháu không đi lên nhờ vào giọng ca như mẹ mà tài diễn đã có được vai hợp với nhân dáng, tính cách. Hình thể tạo được cái lạ cho phim nhưng nó là con dao hai lưỡi một khi cháu lặp lại chính mình”.

    Tôi chợt nhớ hàm râu quặp của NS Kim Ngọc cứ rớt lên rớt xuống một cách cố tình khi diễn vai giả trai Tiểu Đồng. Sự cố tình có tính toán đó là ưu thế để Kim Ngọc lạ hơn NS Tùng Lâm. Chỉ vậy thôi đã cho thấy sự quyền biến của người NS.

    Không dễ rạng danh


    Điểm lại, tôi chỉ thấy nhánh cải lương tuồng cổ của hai gia tộc lớn ở Sài Gòn: Vĩnh Xuân, bầu Thắng, Minh Tơ, Thanh Tòng và Huỳnh Long, Bạch Mai, Thanh Bạch mới thực sự “cha truyền con nối”; để thế hệ sau với: Trinh Trinh, Tú Sương, Quế Trân, Lê Thanh Thảo (nhánh Minh Tơ), Chinh Nhân, Bình Tinh (nhánh Huỳnh Long) làm rạng rỡ nghề hát bằng các vai diễn hay. Trong đó, một số NS đã tiếp nối thế hệ Giải Thanh Tâm để đường hoàng nhận HCV Giải Trần Hữu Trang.

    Trong số các HCV trưởng thành sau năm 1975, không ít tên tuổi đã thọ giáo phong cách ca diễn của Thanh Tòng, Bạch Mai, để ngày nay họ vẫn là những ngôi sao sáng. Như vậy mới thấy hiếm có con nối nghiệp cha mẹ mà làm rạng danh như trường hợp diễn viên Hiếu Hiền.
    Kỳ tới: Khi Diệu Hiền “trả thù”
    Một hôm, NSƯT Diệu Hiền tìm đến nhà tôi khoe xấp bài ca cổ mà cô viết: “Thầy đọc giùm, có sai gì thì con sửa”. Tôi động viên để cô tiếp tục viết, tới nay đã hơn 20 bài. “Hồi đó, tôi yêu ông không đặng, giờ tập sáng tác, cướp nghề của ông cho bỏ ghét” - Diệu Hiền nửa đùa nửa thật…




    NSND VIỄN CHÂU
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 7 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (29-05-2012), Duongtonhu (29-05-2012), Giang Tiên (29-05-2012), minhle (29-05-2012), romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012), Winnie the Pooh (30-05-2012)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Mời cả nhà nghe lại Trích đoạn Hàn Mặc Tử với Kim Ngọc trong vai Mai Đình nổi tiếng.
    ANH EM mình ca bài này cũng nhiều lần lắm rồi à! hihi


    Bạn đang Nghe bài hát Hàn Mạc Tử (trích đoạn) do Kim Ngọc,Hùng Cường trình bày và được phát tại website Cải Lương Số
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (29-05-2012), Giang Tiên (29-05-2012), romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012), Winnie the Pooh (30-05-2012)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Một bài ca cổ cũng để đời về giọng ca một thời rực rỡ
    của cô Kim Ngọc mà sao này ít có cơ hội nghe.

    Đó là bài Hoa trôi dòng nước bạc.



    Bạn đang Nghe bài hát Hoa trôi dòng nước bạc do Kim Ngọc trình bày và được phát tại website Cải Lương Số
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 7 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (29-05-2012), Duongtonhu (29-05-2012), Giang Tiên (29-05-2012), minhle (29-05-2012), romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012), Winnie the Pooh (30-05-2012)

  9. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Hay quá ông bầu ơi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012)

  11. MEM
    Avatar của MEM
    Ý nói mấy nghệ sĩ ca hay hả em? hihi Dĩ nhiên rồi, toàn giọng ca vàng thôi mà! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Tối nay 12g là có phần của Diệu Hiền. Cuộc đời của cô cũng nhiều thăng trầm lắm nè, còn giọng thì khỏi chê. Đón xem nhe bà con!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (30-05-2012), romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012)

  15. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Cô Diệu Hiền là nhớ đến đoàn cải lương Hoa Sen nhất, hình như cô là đào chánh của đoàn đó ngày xưa. Chắc phải đợi ngày mai đọc thôi. Cảm ơn chú Mem
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    romeo (30-05-2012)

  17. MEM
    Avatar của MEM
    Khi Diệu Hiền “trả thù”

    Thứ Ba, 29/05/2012 22:56
    Năm NSƯT Diệu Hiền 16 tuổi, gương mặt đằm thắm, dáng đi mạnh mẽ, khẳng khái, nhiều kép trẻ si mê lắm nhưng cô lại yêu tôi. Khổ nỗi, tôi đâu hay biết chuyện này nên cứ phớt lờ cô nàng

    Đời soạn giả chắc có nhiều cuộc tình? Cuộc giao lưu với khán giả nào, tôi cũng nhận được câu hỏi này. Thậm chí, có người còn cho rằng tôi chính là anh bán chiếu đa tình, sợ thiên hạ cười nên gán đại cho một thanh niên Cà Mau nào đó. Có người còn lên án tôi gián tiếp nói người phụ nữ ở Ngã Bảy - Phụng Hiệp vô tình… Thực tế, không phải như những điều người ta suy diễn.


    “Chú có vợ rồi, cháu ơi”…

    Thật ra, cá tính nghệ sĩ (NS) phải hội đủ “bộ tam sên”: Lãng mạn - liều lĩnh - chai sạn. Lãng mạn để dễ cảm, dễ yêu, dễ say đắm nhưng không chiếm đoạt thô bạo. Liều lĩnh để giãi bày tâm tư bằng cách mà người đời không dám làm.

    Còn chai sạn để khi tình trường vùi dập có thể chống chọi với cô độc sau này. Thế mới có nhân vật Lĩnh Nam phóng khoáng, mạnh mẽ nhưng đau đáu nỗi niềm mà NSND Năm Châu đã viết để Sân khấu về khuya làm thổn thức hàng triệu con tim khán giả hoặc Nam Bình lụy tình, khi bắt gặp vợ mình - Thu Hồ - hò hẹn với nhân tình đã quyết định quay về gánh hát xưa trút tơ gầy nghiệp trong Men rượu hương tình.

    NSƯT Diệu Hiền vốn là một cô đào nổi tiếng, được NSND Út Trà Ôn cưng khi đào tạo ở gánh Thống Nhất để hát cặp với anh. Năm Diệu Hiền 16 tuổi, gương mặt đằm thắm, dáng đi mạnh mẽ, khẳng khái, nhiều kép trẻ si mê lắm nhưng cô lại yêu tôi. Khổ nỗi, tôi đâu hay biết chuyện này nên cứ phớt lờ cô nàng. Mời vào hãng dĩa thu, tôi lại viết vai con nít (Nghi Xuân, tuồng Phạm Công - Cúc Hoa) để cô ca. Sau này, Diệu Hiền kể lúc đó cô giận tôi lắm vì đã làm trái tim cô đau khổ.


    NSND Viễn Châu chúc mừng NSƯT Diệu Hiền trong live show Diệu Hiền
    - Một đời gạo chợ nước sông. Ảnh: Thanh Hiệp


    Thật ra, tôi biết Diệu Hiền si mê bài ca cổ mà tôi viết rồi yêu luôn con người tôi. Đâu dè, sự vô tình đó khiến cô không thèm nói chuyện với tôi, dù ở hãng dĩa ngày nào cũng gặp mặt. Cho đến một ngày, lấy hết can đảm, Diệu Hiền nói rõ tình cảm của mình. Tôi cầm tay cô, ôn tồn: “Chú có vợ rồi, cháu ơi”…

    Cách đây không lâu, trong một lần đi chung ô tô xuống Trà Vinh chấm thi (tôi và NSƯT Diệu Hiền được mời làm giám khảo tuyển chọn các giọng ca cải lương trẻ), cô nhắc lại: “Thầy Bảy, hồi đó tôi yêu ông mà sao ông vô tình quá vậy? Ông cầm tay người ta, người ta tưởng ông sẽ nói những lời đê mê, nào dè…”. Tôi cười: “Cô không chịu nổi tôi đâu!”. Diệu Hiền trố mắt ngơ ngác.

    Thật ra, “không chịu nổi” chính là khó gần cá tính lăn lóc phong trần của một nhạc sĩ thích sống đời “gạo chợ nước sông” như tôi. Mái ấm gia đình thường là sự ràng buộc những kẻ thích phiêu lưu, mà phụ nữ có chồng là soạn giả hay nhạc sĩ nếu không hiểu, sớm muộn gì cũng tốc ngói, sụp nhà. Còn chuyện cưới đào hát làm vợ, nếu không cảm thông và có sự chia sẻ, kết quả cũng giẫm vào con đường bi kịch của Lĩnh Nam và Giáng Hương mà NSND Năm Châu đã viết.

    Tính đến ngày 31-7 tới là đã 52 năm vợ chồng tôi chung sống bên nhau. Trong đời này, nếu không có bà xã, tôi khó mà đủ sức để sáng tác hơn 2.000 bài vọng cổ và 70 kịch bản cải lương…
    Với NS, sân khấu là thánh đường. Ở đó, nếu biết vun khéo, nhường nhịn, nhẫn nại, vợ chồng sẽ xây dựng hạnh phúc bền lâu, còn khi cái tôi lớn hơn trái tim thì đường ai nấy đi. Do vậy, chẳng có gì khó hiểu khi báo chí lá cải thời đó mỗi ngày đều đăng tin NS bỏ nhau.


    “Vua Tao Đàn” còn nể

    Tôi phục tài nghệ của Diệu Hiền khi cô thể hiện 2 bài ca cổ Tần Quỳnh khóc bạn và Trụ Vương thiêu mình. Thật ra, 2 bài này tôi viết cho kép ca. Thanh Hải và anh Mười Út Trà Ôn là 2 NS thể hiện xuất sắc tâm can bài này. Song một ngày, tôi nghe điện thoại của Diệu Hiền: “Thưa thầy, con xin được ca 2 bài đó”. Tôi hỏi: “Cô có kham nổi không?”. Diệu Hiền quả quyết: “Con sẽ ráng vì con thích”.

    Quả nhiên, sự mạnh mẽ của Diệu Hiền đã làm tôi kinh ngạc khi nghe những trường độ, cao độ mà cô sắp xếp để nhả chữ, lấy hơi và đưa khí tiết dũng mãnh vào từng câu hò, câu xề của bài vọng cổ. Chính NS Thanh Hải - “Vua Tao Đàn” - còn nể, còn đồng nghiệp khắp nơi ai cũng phục Diệu Hiền khi nghe cô ca 2 bài ruột của Thanh Hải, Út Trà Ôn.

    Sau này, một lần gặp nhau, Diệu Hiền khoanh tay: “Thưa thầy, đến tuổi đã về chiều, làn hơi không còn trong trẻo nhưng con đã nhờ 2 bài của thầy cho mà nuôi sống cả nhà”. Đúng vậy, ở đâu, hát đình, hát đám, hát quán…, người ta cũng đều yêu cầu Diệu Hiền ca 2 bản ấy.

    Một hôm, tự dưng NSƯT Diệu Hiền tìm đến nhà tôi khoe xấp bài ca cổ mà cô viết: “Thầy đọc giùm, có sai gì thì con sửa”. Tôi xúc động quá, các bài ca về mẹ được viết bằng tấm lòng nhân hậu của một đứa con cứ nghĩ mình vì ham nghề mà bất hiếu. Bài Vu lan tìm mẹ, Diệu Hiền viết súc tích, giọng văn chân chất. Tôi động viên cô tiếp tục viết, tới nay đã hơn 20 bài rồi, nghe đâu sẽ được quay video để phát hành. Diệu Hiền nửa đùa nửa thật: “Hồi đó, tôi yêu ông không đặng, giờ tập sáng tác, cướp nghề của ông cho bõ ghét”!

    Tên vai diễn thành nghệ danh

    Diệu Hiền thành hôn với NS Út Hậu nhưng hôn nhân tan vỡ do nhiều hệ lụy, mà cái chính như tôi đã nói, do không dằn được bản ngã của mình.

    Vốn xuất thân là chú tiểu trong chùa, mê hát mà “xuống núi”, Út Hậu ca hay, chất giọng trầm buồn, có hồn. Diệu Hiền thì chạy loạn do nhà cháy dưới quê, lên Sài Gòn đi bán chanh, bán ớt.

    Cô mê bài ca cổ mà không biết đọc, đành chịu khó mỗi tối đứng bên ngoài lớp vỡ lòng trong khu xóm nghèo, nhặt nhánh cây làm bút, lấy nền cát làm vở.

    Bên trong thầy dạy chữ nào, bên ngoài cô bé Lâm Minh Hiền viết theo chữ đó. Thấy thương, thầy nhận cô vào học.
    Khi biết chữ, Lâm Minh Hiền xin mẹ theo đoàn hát, phụ ẵm em cho một chị vũ công. Nhạc sĩ Hoàng Nô phát hiện cô có chất giọng đã hết lòng dạy ca theo nhịp.

    Rồi ý chí phấn đấu đã cho cô vào một vai nhỏ đầu đời: Ni cô Diệu Hiền. Tên vai diễn trở thành nghệ danh của cô từ đó.

    Kỳ tới: Nửa thế kỷ ân tình

    NSND VIỄN CHÂU
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (30-05-2012), Duongtonhu (30-05-2012), Giang Tiên (30-05-2012), romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (30-05-2012), Winnie the Pooh (30-05-2012)

  19. MEM
    Avatar của MEM
    Mời cả nhà nghe lại giọng ca cô Diệu Hiền vai Nghi Xuân

    Bạn đang Nghe bài hát Phạm Công Cúc Hoa do Út Trà Ôn, Thành Được, Út Bạch Lan, Diệu Hiền, Út Hậu trình bày và được phát tại website Cải Lương Số
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (30-05-2012), Giang Tiên (31-05-2012), romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (30-05-2012)

  21. MEM
    Avatar của MEM
    2 bài hát nổi tiếng được đề cập trong bài viết:

    Tần Quỳnh khóc bạn




    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (30-05-2012), Giang Tiên (31-05-2012), romeo (30-05-2012), Thanh Hậu (30-05-2012)

Trang 3/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL