Trang 3/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối
  1. cailuong04
    Avatar của cailuong04
    Luật sư Nguyễn Tấn Nhì
    (Nhạc sĩ Nhị Tấn)


    Đờn ca là một nhu cầu giải trí cũng như để phục vụ cho những ngày lễ quan, hôn, tang, tế, đã có mặt lâu đời từ khi người Việt Nam định cư lập ấp tại
    đất Nam Bộ (Trịnh Hoài Đức – Gia Định Thành Thông Chí).

    Giữa cuối thế kỷ 19, nhạc cổ truyền được phổ biến ở đất Nam Bộ phần lớn là do các thầy đờn gốc miền Trung cùng một số sĩ tử ra kinh đô Huế du học mang về (Phan Hiển Đạo, Tôn Thọ Tường...). Nhạc cổ lúc ấy còn nghèo nàn về bài bản cũng như hơi điệu, chỉ vài bản Lý, vài bản hơi Bắc, Nam, Dựng ...

    Từ khi ông Nguyễn Quang Đại tức Ba Đợi mà dân gian tương truyền ông là một nhạc quan của triều đình Huế vào đất Nam Bộ (có lẽ vào năm vua Hàm Nghi xuất bôn 1885) để làm nghề dạy nhạc, thâu nhận học trò, thì từ đó nhạc cổ trở thành một phong trào đờn ca có tính cách vui chơi giải trí rộng khắp ở các tỉnh miền đông và còn lan sang các tỉnh miền tây Nam Bộ. Phong trào nầy được gọi là phong trào đờn ca tài tử. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì phong cách chơi nhạc có vẻ phong lưu tài tử mà hơn nữa Nhạc Tài Tử chỉ bao gồm những bài bản bác học, loại nhạc tinh hoa nhứt trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

    Ông Nguyễn Quang Đại đem loại hình ca nhạc Huế mà từ lâu chỉ dành riêng cho những thành phần thượng lưu quí tộc như vua chúa, quan lại, đem ra phổ biến rộng khắp trong mọi từng lớp nhân dân. Ông đã dạy nhạc nhiều nơi và dạy nhiều học trò gồm đủ thành phần công nhân, nông dân, trí thức, nhứt là tại miệt Cần Giuộc, Cần Đước, dấu ấn của ông để lại rất rõ nét. Ông lấy vợ sanh con, dạy rất nhiều học trò thành danh như các ông Sáu Thoàn (cò), Chín Chiêu (kìm), cô Sáu Giỏi (kìm), cô Bảy Lung (tranh), ông Xã Năm (tiêu), Năm Tịnh (tranh, tỳ bà), Hai Bầu (cò), Năm Khiết (thân sanh cô Tư cầu Mồng Gà, một ca sĩ nhạc tài tử nổi danh lúc bấy giờ), Bảy Đờn, Mười Bầu, Bảy Vô (nhạc sĩ tham dự Vạn Quốc Bác Lãm Hội Paris, Pháp Quốc 1900), Tám Ra, Mười Lăng, Chín Kỳ, Năm Cần, Cả Cương, Tư Chợ… Trong khoảng thời gian rất ngắn, không hổ danh là một nhạc công của triều đình, ông đã đào tạo cho vùng Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An nhiều ban nhạc tài tử có căn cơ bài bản vững chắc và nhiều thầy đờn có ngón đờn tài ba đi làm thầy dạy nhạc khắp miền lục tỉnh. Nhờ thế mà Cần Đước nổi danh trong giới đờn ca tài tử với câu “Nhứt Bạc Liêu Nhì Cần Đước” (Bạc Liêu giỏi về ca, Cần Đước – Long An giỏi về đờn).

    Ông đã làm 3 việc rất quan trọng để nâng cao nhạc Tài Tử là cải biên những bài bản đã có sẵn của ca nhạc Huế, sáng tác những bài bản có hơi điệu mới và hệ thống hơi điệu cho từng bài bản. Chính cuộc cách mạng nầy trong âm nhạc đã hấp dẫn quần chúng đua nhau theo học nhạc dân tộc rất nhiều. Ông đã dần dần hệ thống bài bản và hơi điệu, tạo ra phong cách chơi nhạc tài tử thích hợp với cuộc sống nhàn rỗi của nông thôn. Khi rảnh công việc đồng áng, cuộc chơi đờn ca tài tử có thể kéo dài thâu đêm suốt sáng. Do đó bài bản thường cấu trúc nhiều câu nhiều lớp, có lớp thủ, lớp vĩ, lớp hồi thủ. Mỗi lần đờn ca còn phải liên kết nhiều bài bản thì người chơi đờn cũng như khách mộ điệu mới cảm thấy thỏa thích.

    Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tại Nam Bộ đã có 2 nhóm nhạc Tài Tử tranh đua nhau quyết liệt về sáng tác bài bản để thu hút môn đệ về mình. Đó là nhóm nhạc Tài Tử Miền Đông do ông Nguyễn Quang Đại tức Ba Đợi ở Cần Đước – Long An làm trưởng nhóm và nhóm nhạc Tài Tử Miền Tây do ông Kinh Lịch Trần Quan Quờn ở Vĩnh Long làm trưởng nhóm. Nhờ sự tranh đua nầy mà vô tình làm cho kho tàng nhạc Tài Tử thêm phong phú về hơi điệu và bài bản. (Danh từ Đông và Tây ở đây là dùng để chỉ Miền Đông Nam Bộ bao gồm 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Miền Tây Nam Bộ bao gồm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên của Nam Kỳ Lục Tỉnh xưa).

    Nhóm Nhạc Miền Tây được sự cộng tác của các ông Nguyễn Liêng Phong (thầy đờn kiêm nhà văn), Phạm Đăng Đàng (sĩ phu yêu nước gốc miền Trung bị giặc Pháp lưu đày, soạn bài ca), cùng các thầy đờn danh tiếng như cụ Thập, cụ Thủ, chủ trương duy trì nguyên tắc đã được các bài bản của ca nhạc Huế áp dụng để cấu tạo âm thanh, vẫn giữ đúng 3 nhịp Nội, Ngoại Hoán Pháp và Chánh Thất, thâu nạp một số bài bản có sẵn và đồng thời sáng tác mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn phương thức, âm tiết của nhạc miền Trung. Do đó các sáng tác của nhóm này mặc dầu có nhiều, thí dụ như những bản Hiệp Điệp Xuyên Hoa, Thanh Đình Điểm Thủy, Kim Oanh Trịch Liễu… nhưng giới chơi nhạc Tài Tử không hưởng ứng.

    Trái lại, nhóm Nhạc Miền Đông được sự cộng tác của nhiều văn nhân lổi lạc cùng với số học trò tài ba của ông Nguyễn Quang Đại như: Sáu Thới, Bảy Nhỏ, Tám Hạnh, Cao Quỳnh Cư, Cao Quỳnh Diêu, Sáu Thoàn, Chín Chiêu, Năm Tịnh, Năm Khiết, Ba Đồng, Năm Quýnh, Năm Cần, Giáo Thinh, Cao Hoài Sang, đã cải biên các bài bản của ca nhạc Huế bằng cách giản dị hóa lối ấn nhịp để tạo ra nhạc điệu hòa hợp với ngôn ngữ của dân miền đất Nam Bộ. Bài bản chỉ có 2 loại nhịp: nhịp Nội và nhịp Ngoại.

    Nhóm Nhạc Miền Đông vẫn tôn trọng nguyên tắc truyền thống là Nhạc Tài Tử được xây dựng trên nền tảng triết học Đông phương “Nhạc giả âm chi sở do sanh giã”, loại nhạc tâm tấu, được sáng tạo chữ đờn khi cảm hứng, nên không chủ trương sáng tác nhiều bài bản, chỉ sắp xếp chung một số bài bản tiêu biểu có cùng hơi điệu. Sự sắp xếp nầy đã hình thành 4 loại bài bản tượng trưng cho 4 hơi điệu Bắc, Nam, Lễ, Oán, chỉ gồm có 20 bài bản được cấu trúc tại Miền Đông mà giới nhạc tài tử gọi là 20 bản Tổ đã đại diện đầy đủ hơi điệu đờn ca tài tử.

    Bấy lâu, giới ca nhạc tài tử ít chú ý tới việc phân biệt cung, điệu, giọng, hơi… nhưng từ khi hệ thống 20 bản Tổ xuất hiện thì điệu có cấu trúc chữ
    đờn một cách đặc thù xuyên suốt bản nhạc, hơi có cấu trúc do nhấn nhá phím đờn mà tạo ra. Nhạc ta không dùng định nghĩa của thang âm điệu thức nhạc tây phương để gọi tên hơi điệu vì phong cách chơi nhạc đông tây hoàn toàn khác nhau.

    Từ đầu thế kỷ 20, giới chơi Nhạc Tài Tử muốn tranh đua, thách thức nhau đều mang 20 bài bản thuộc 4 hơi điệu Bắc, Nam, Lễ, Oán ra làm căn bản để so tài.

    Các bài bản Tổ gồm có 20 bài chia ra thành 4 nhóm:

    Sáu bản Bắc, đại diện cho điệu Bắc là: Lưu Thủy Trường, Phú Lục Chấn, Bình Bán Chấn, Cổ Bản Vắn, Xuân Tình Chấn và Tây Thi Vắn.

    Ba bản Nam, đại diện cho điệu Nam là: Nam Xuân, Nam Ai, Đảo Ngũ Cung (Nam Đảo).

    Bảy bản Nhạc Lễ cũng còn gọi là 7 bài Cò, đại diện cho điệu Lễ: Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá và Tiểu Khúc.

    Bốn bản Oán, đại diện cho điệu Oán là: Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng Cầu tức Phụng Hoàng, Cửu Khúc Giang Nam và Phụng Cầu Hoàng Duyên tức Phụng Cầu.

    Giới chơi Nhạc Tài Tử Miền Đông đã truyền khẩu cho nhau 2 câu đối “Thức thời tối thiểu lão thông nhị thập quyền Tổ Bản, Quán thế thậm đa lịch luyện thất thập nhị huyền công” để làm khuôn vàng thước ngọc cho sự rèn luyện kỹ thuật, học thuộc căn cơ 20 bài bản Tổ, và rèn luyện nghệ thuật so dây nắn phím, nhấn nhá làm sao để đạt được trình độ bát tuyệt (Thanh, Kỳ, U, Nhã, Bi, Tráng, Du, Trường).

    I. ĐIỆU BẮC:

    Điệu nhạc vui tươi, có mặt từ đời Lý, Trần, Lê, xuôi dòng Nam tiến đi vào
    Đàng Trong và phát huy rực rỡ tại kinh đô của triều Nguyễn. Ca nhạc Huế
    đã cung cấp rất nhiều bài bản Bắc cho Nhạc Tài Tử Nam Bộ. Có người cho chữ Cung Bắc hoặc Điệu Bắc là cung điệu có ảnh hưởng nhạc Trung Hoa, một nước nằm ở phía bắc nước ta, có người lại cho là điệu nhạc của Đàng Ngoài do các vua Lý, Trần, Lê sử dụng từ lâu, có một số người cho rằng, sở dĩ gọi Cung Bắc, Cung Nam là gọi theo dịch lý âm dương của triết học Đông phương, khi mới sanh ra ở hướng bắc thuộc thời kỳ thiếu dương, vạn vật bừng sức sống nên nhạc điệu Bắc nghe vui tươi, trái lại khi vòng “sanh thành hoại diệt.” hướng về Nam thì vạn vật ủ rủ nên điệu Nam nghe buồn thảm.

    Không biết có phải hiểu rõ về dịch lý âm dương hay chỉ là vô tình mà buổi đờn
    ca tài tử bao giờ cũng mở đầu bằng điệu Bắc.

    Cấu trúc âm thanh của Điệu này dùng chữ theo hệ thống ngũ cung chánh là Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, không nhấn không rung, lấy âm Xàng Liu làm âm chủ. Sáu bản Bắc tiêu biểu, mỗi bản lấy một chữ trong hệ thống ngũ cung chánh làm chữ khởi đầu như: Lưu Thủy Trường (Hò), Phú Lục Chấn (Xự), Bình Bán Chấn (Xang), Cổ Bản Vắn (Xê), Xuân Tình Chấn (Cống), Tây Thi Vắn (Liu đồng âm với Hò nhưng ở cung cao). Bốn bản đầu là 4 bản được cải biên và nới nhịp theo phong cách nhạc Tài Tử Nam Bộ của 4 bản ca nhạc Huế. Bản Xuân Tình là một sáng tác mới, chỉ lấy cái tên Xuân Tình trong bản Xuân Tình Điểu Ngữ ghi trong nhạc mục đời vua Tự Đức. Bản Tây Thi do nhóm nhạc sĩ đi dự Vạn Quốc Bác Lãm Hội tại Paris (Pháp Quốc) năm 1900, sáng tác để mỉa mai chuyện cổ nhạc Việt Nam đi Tây thi trước hội đồng giám khảo toàn là người Pháp.

    Sáu bản Bắc lại được chia ra làm 6 bản Bắc Thủ và 6 bản Bắc Vĩ. Mỗi bản có 3 cách nhịp: cấp điệu (nhịp tẩu), trung điệu (nhịp vắn) và hoãn điệu (nhịp chấn, nhịp trường). Như vậy điệu Bắc có 18 bản Thủ và 18 bản Vĩ gọi là Thập Bát Thủ và Thập Bát Vĩ. Thông thường trong buổi đờn ca thì 6 bản Bắc được chơi từng cặp theo thứ tự Lưu Thủy Trường - Phú Lục Chấn, Bình
    Bán Chấn - Xuân Tình Chấn, Tây Thi Vắn - Cổ Bản Vắn. Thủy là nước nên người xưa có quan niệm nước là điều kiện đầu tiên để mọi sanh vật sống và phú trong Phú Lục lại lấy nghĩa là giàu có nên do đó 2 bản Lưu Thủy Trường và Phú Lục Chấn thường được mở đầu nhằm mục đích chúc tụng nhau làm ăn giàu có như nước chảy xuôi dòng. Đây cũng là một ý nghĩa đẹp đẽ của người đi trước.

    ***: Kỳ sau ĐIỆU NAM
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 11 Users Say Thank You to cailuong04 For This Useful Post:

    dieulyquehuong (27-01-2021), El Zombre (07-02-2014), Mekong (12-07-2019), MEM (15-10-2016), MInh Thuận (19-10-2016), Nguoi Sai Gon (14-10-2016), romeo (15-10-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Diễn đàn mình có thêm thành viên mới ở nước ngoài.
    NP thấy ở Canada cũng có tay đàn kìm nữ, nhưng NP không có quen.
    Phải chi có quen thì mời vào đây luôn cho vui.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    linhhueforever (15-10-2016), MInh Thuận (19-10-2016), romeo (15-10-2016)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Không biết diễn đàn mình có ai ở Canada không? Nếu có NP nhờ mời Tay đàn kìm nữ này dùm. Nhưng cô ấy tên tuổi là gì? ... thì mới có người biết và nhờ được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    linhhueforever (15-10-2016), MInh Thuận (19-10-2016), romeo (15-10-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Không biết diễn đàn mình có ai ở Canada không? Nếu có NP nhờ mời Tay đàn kìm nữ này dùm. Nhưng cô ấy tên tuổi là gì? ... thì mới có người biết và nhờ được.
    NP quên tên rồi. Nãy giờ tìm lại mà không được.
    Diễn đàn mình không có ai ở Canda cả.
    Lúc trước NP có đưa youtube có tay đờn kìm nữ ở Canda cho Ông Ba coi. Bây giờ tìm lại không được, vì không có gì đặc sắc nên không có lưu giữ.
    Chị ấy đờn nhiều clips lắm. Nói nào ngay, nữ ở hải ngoại mà đờn kìm như vậy cũng hay lắm rồi. Nhưng xét về tay nghề thì... cũng tạm thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MInh Thuận (19-10-2016), romeo (15-10-2016)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP cố lục lạo lại xem. Nếu có thêm cô ấy thì quá hay đi. lúc nào NP bận mình nhờ cô ấy chỉ giúp đỡ vất vã phần nào cho NP..
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (15-10-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP cố lục lạo lại xem. Nếu có thêm cô ấy thì quá hay đi. lúc nào NP bận mình nhờ cô ấy chỉ giúp đỡ vất vã phần nào cho NP..
    Trên Net mênh mông, bao la... khó tìm quá.
    Mà chắc cũng không dễ gì mời được. Họa chăng biết được FB của chị ấy (nếu có).
    Bây giờ ai cũng có FB cả.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (04-01-2018), romeo (15-10-2016)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Theo tin của nhà báo Thanh Hiệp, nhạc sĩ qua đời hôm qua (3/1/2018), thọ 82 tuổi!
    Xin chia buồn cùng tang quyến!
    http://nld.com.vn/van-nghe/nghe-nhan...4085641087.htm
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    thaydat (04-01-2018)

  15. dieulyquehuong
    Avatar của dieulyquehuong
    Mình nhớ, thời sinh viên có qua nhà NS Nhị Tấn chia mấy cuốn đờn ca, cũng dầy lắm ( Vài trăm trang ) nay mình đã tặng hết,lúc cần google cũng không thấy hihi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to dieulyquehuong For This Useful Post:

    MEM (28-01-2021)

  17. MEM
    Avatar của MEM
    Ko photo lại để dành nè! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    dieulyquehuong (28-01-2021)

  19. dieulyquehuong
    Avatar của dieulyquehuong
    Máu đờn ca là vậy,hễ gặp " anh hùng " thì trao"báo kiếm" .Cuối cùng không còn tấc sắt kakakak
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to dieulyquehuong For This Useful Post:

    MEM (29-01-2021)

  21. tinhyeuthomong9
    Avatar của tinhyeuthomong9
    Có phải cô ấy tên Bích Thuận ko NP
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 3/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL