Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nghệ sĩ Bạch Long lại ham vui

    Chiều 24-5, Sân khấu Nghệ thuật Ánh Dương – Bạch Long sẽ phúc khảo chương trình biểu diễn phục vụ khán giả thiếu nhi và phụ huynh học sinh tại Nhà Thiếu nhi quận Tân Bình (198 Âu Cơ, quận Tân Bình - TPHCM). Đây cũng là điểm diễn định kỳ vào các tối thứ sáu, bảy và chủ nhật của NS Bạch Long và các học trò của anh.


    NS Bạch Long và Vũ Luân trong chương trình Trò chuyện cuối tuần do HTV tổ chức


    NS Bạch Long trong vai Tề thiên đại thánh


    NS Chấn Cường và Bình Tinh trong vở Long, Lân, Qui, Phụng

    Sau 15 năm tạm ngưng hoạt động với mô hình cải lương dành cho thiếu nhi, NS Bạch Long (anh ruột NSƯT Thành Lộc) đã liên kết với Công ty TNHH Ánh Dương quyết tâm gầy dựng lại mô hình cải lương dành cho khán giả thiếu nhi và phụ huynh học sinh.

    NS Bạch Long cho biết: “Anh Nhật Quang là giám đốc Công ty TNHH Ánh Dương lâu nay chỉ tổ chức các chương trình ca nhạc, thời trang nhưng anh lại rất mê sân khấu cải lương và có sự đồng cảm với tôi khi tâm huyết đào tạo một thế hệ diễn viên trẻ tiếp nối thế hệ diễn viên của đồng ấu nay đã trưởng thành. Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Nhà Thiếu nhi quận Tân Bình để duy trì hoạt động thường xuyên. Chỉ với giá vé 70.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em, hai vở mới: Hầu nhi cứu chủ và Tiểu anh hùng Nam Quốc (Trần Quốc Toản) sẽ được ra mắt khán giả từ tối 1-6”.


    NS Hoài Linh, Chấn Cường, Nhật Cường, Việt Hương trong tiểu phẩm hài Bù yêu
    DV Chấn Cường là một trong những học trò của NS Bạch Long


    NS Bạch Long là người đã từng tổ chức và đào tạo thành công nhóm Đồng ấu Bạch Long với một dàn diễn viên là con em NS hai đoàn cải lương Tuồng cổ: Minh Tơ, Huỳnh Long, mà tài năng của họ hiện nay đang được khán giả yêu mến như: NSƯT Quế Trân, NS Vũ Luân, Tú Sương, Trinh Trinh, Chinh Nhân, Bình Tinh, Chấn Cường, Lê Thanh Thảo…Với phương pháp dạy học bằng cách truyền nghề, anh đã nỗ lực dàn dựng hai kịch bản mới để kịp ra mắt khán giả vào dịp hè 2012.

    NS Bạch Long và Bình Tinh trong live show Bình Tinh 2011

    NS Chấn Cường (nổi tiếng với các bộ phim: Người thừa, Chú bé có tài mở khóa, Cổ tích Việt Nam, Tiếng vạc sành…, đã từng đoạt giải diễn viên xuất sắc tại Liên hoan Phim toàn quốc 1998) cho biết: “Tôi rất vui khi thầy tôi – NS Bạch Long bắt tay thực hiện kế hoạch gầy dựng lại sân khấu đồng ấu. Các bạn diễn viên của thế hệ chúng tôi luôn nhớ ơn thầy và sẵn sàng hỗ trợ thầy để làm tiếp công việc đào tạo thêm một lực lượng diễn viên trẻ cho sân khấu cải lương tuồng cổ”.



    NS Chấn Cường trong vai hầu nhi (vở Hầu nhi cứu chủ) sẽ diễn từ 1-6

    NSND Ngọc Giàu nhận xét: “Bạch Long lúc nào cũng ham vui. Nếu yên thân diễn kịch mỗi tuần vài suất với sân khấu IDECAF hoặc nhận các vai phụ bên phim truyền hình có thể anh sẽ không phải tất bật như hiện nay, vừa lo sáng tác, dàn dựng, vừa làm cảnh trí, phục trang chỉ vì nặng nghiệp làm thầy. NS ngày nay hiếm có người ham vui như Bạch Long. Anh có một tâm hồn đáng quý khi hết lòng vì thế hệ trẻ”.


    NS Bạch Long gầy dựng nhóm đồng ấu Bạch Long
    lúc các diễn viên Tú Sương, Vũ Luân, Chấn Cường... có độ tuổi từ 8 tuổi đến 11

    Tham gia hai vở cải lương tuồng cổ này ngoài NS Bạch Long, Chấn Cường còn có các NS: Ái Vy, Lê Như, Khánh My, Tài Nhân, Bạch Vân Khanh, Bích Vân, Ái Loan, Kim Nhuận Phát, Khánh Phương, Nhật Trung, Khánh Quang, Minh Tài, Kiến Phước, Thế Châu…Đợt biểu diễn khai trương phục vụ ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 sẽ diễn từ 1 đến 3-6 (riêng ngày chủ nhật 3-6 sẽ diễn 2 suất).



    Tin - ảnh: Thanh Hiệp
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    bachlong (24-05-2012), chuvoicon (24-05-2012), DOHOANG (24-05-2012), Koala (24-05-2012), MEM (24-05-2012), Phong_Vũ (24-05-2012), romeo (24-05-2012), Thanh Hậu (24-05-2012), Thuong Tran (24-05-2012), vinhkhang410 (30-05-2012)

  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Hoan nghênh tinh thần hết mình vì cải lương của NS Bạch Long.

    Biết đâu từ những viên gạch đầu tiên này, một thế hệ Vũ Lụân - Tú Sương - Trinh Trinh - Chinh Nhân......thứ hai sẽ được hình thành trong tương lai, góp phần gìn giữ và bảo tồn bộ môn cải lương ?

    Hãy mua vé ủng hộ chương trình này đi mọi người ơi, để anh Bạch Long có thêm niềm tin và động lực để duy trì chương trình.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Thanh Hậu (24-05-2012), vinhkhang410 (30-05-2012)

  5. Akhuong
    Avatar của Akhuong
    - Tuồng Hầu Nhi Cứu Chủ hồ quảng nhiều lắm nè .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Akhuong For This Useful Post:

    DOHOANG (24-05-2012), Thanh Hậu (24-05-2012)

  7. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    AK, bữa đó rủ CLB đi coi hén.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Phong_Vũ (24-05-2012), Thanh Hậu (24-05-2012)

  9. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Xa nhỉ, nhưng cũng sẽ ráng đi ủng hộ. Mấy tuồng này em chưa coi bao giờ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Phong_Vũ (24-05-2012), Thanh Hậu (24-05-2012)

  11. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Nguyên văn bởi Giang Tiên
    Xa nhỉ, nhưng cũng sẽ ráng đi ủng hộ. Mấy tuồng này em chưa coi bao giờ.
    Để Phong_Vũ chở GT đi nhoa^^hiiiiiiii.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Thanh Hậu (24-05-2012)

  13. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Đa tạ thịnh tình công tử. Tiểu nữ muốn tự thân lướt dặm băng ngàn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Thanh Hậu (24-05-2012)

  15. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Anh trai Thành Lộc tái xuất với cải lương thiếu nhi

    Nhà thiếu nhi Tân Bình (TP.HCM) trong những ngày này rất sôi động và tất bật, bởi đội quân của "ông bầu" Bạch Long đang nhộn nhịp tập tuồng chuẩn bị cho ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

    Được xem là cha đẻ của đoàn Đồng Ấu Bạch Long ở thập niên 90, từng đào tạo hàng loạt diễn viên nay đã thành danh như NSUT Quế Trân, Trinh Trinh, Tú Sương,Vũ Luân, Linh Tý..., đến nay đã gần 20 năm, nghệ sĩ Bạch Long cùng với các nghệ sĩ nhí của mình quyết định công diễn hai vở mới do chính anh làm tác giả và đạo diễn: Hầu nhi cứu chủ Tiểu anh hùng Nam quốc.


    Nghệ sĩ Bạch Long với học trò "hầu nhi cứu chủ" của mình

    Lần này với dàn nghệ sĩ nhí nh Kim Nhuận Phát, Tiến Phước, Khánh Phương, Nhất Trung, Ái Vy, Bích Vân... cùng dàn "cựu binh" như Chấn Cường, Bạch Luân, Khánh Quang, Linh Tý... sẽ cùng nhau tái ngộ với khán giả. Vẫn đậm phong cách tuồng cổ với như mảng miếng vũ đạo phức tạp và đẹp mắt, cùng với sự nhiệt tình của các em trong ca diễn, chắc chắn sẽ đem lại một món ăn lạ cho các em nhỏ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.


    Nội dung vở diễn Hầu nhi cứu chủ vui tươi, sinh động, giàu tính nhân văn đã từng rất thành công do các nghệ sĩ của đoàn Đồng Ấu Bạch Long thủ diễn, kể về hành trình cứu công chúa Bảo Loan thoát khỏi tay tên yêu quái Rết Tinh của chú khỉ con Hầu Nhi và cô bé mồ côi Bích Liên. Ngoài ra các em thiếu nhi còn được gặp gỡ các nhân vật rất dễ thương như bạn Thỏ Con, Dê Con và bác Mèo Hiệp Sĩ vui tính chuyên trừ diệt bạo, trừ gian…


    Vở diễn Tiểu anh hùng Nam quốc là câu chuyện của Trần Quốc Toản. Ý chí hiên ngang của chàng trai này là một bài học yêu nước đối với nhiều thế hệ người Việt Nam. Thông qua vở diễn, tác giả mong muốn mang lại giấy phút thư giãn, vừa gợi lại lòng tự hào dân tộc đối với các em thiếu nhi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi…


    Sau buổi diễn phúc khảo thành công, nghệ sĩ Bạch Long tâm sự: "Phải vượt qua nhiều khó khăn, cuối cùng chúng tôi cũng đã bắt tay nhau để xây dựng lại hai vở cải lương thiếu nhi này, nhìn các em nhỏ hăng say miệt mài tập luyện, đã hun đúc cho tôi một tinh thần phấn khởi, giúp mình như trẻ lại để cùng nhau xây dựng lại một chút gì đó cho cải lương nước nhà. Với thế hệ đào kép trẻ đầy triển vọng này, tôi tin các em sẽ nối bước được tiền đề của cải lương nước nhà".


    Các tình huống hấp dẫn trên sân khấu của vở Hầu nhi cứu chủ
    Vở diễn mang phong cách tuồng cồ với nhiều tình huống hài hước sôi động
    Trong buổi phúc khảo, chương trình đã nhận được nhiều lời khen nhiệt liệt
    Nhộn nhịp chuẩn bị phía sau hậu trường



    Lữ Đắc Long
    Ảnh: Nguyễn Anh Nguyễn
    Theo Infonet.vn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    MEM (29-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012), vinhkhang410 (30-05-2012)

  17. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Tâm sự Bạch Long


    Vào ngày 1-6 tới đây, sân khấu cải lương Ánh Dương - Bạch Long sẽ chính thức ra mắt tại Nhà Thiếu nhi quận Tân Bình (194 Âu Cơ, TP.HCM). Nhân dịp này, Nhân vật hằng tuần đã trò chuyện cùng anh.


    NS Bạch Long - Ảnh : Gia Tiến

    Sân khấu này ra đời đánh dấu sự trở lại của nghệ sĩ Bạch Long, người mà hơn 10 năm trước đã có công giới thiệu một thế hệ nghệ sĩ cải lương trẻ như Vũ Luân, Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân... trong nhóm Đồng ấu Bạch Long do anh đào tạo. 10 năm sau, hoạt động cải lương đang ngày một khó khăn nhưng anh vẫn âm thầm dạy và truyền nghề.
    Tôi có niềm tin

    "Tôi có niềm tin rằng nếu chúng tôi diễn tốt thì sẽ thu hút được công chúng"
    NS Bạch Long


    * Hơn 10 năm gần như không còn dính dáng tới cải lương tuồng cổ, việc anh tiếp tục hợp tác với một ông bầu ra mắt sân khấu cải lương khiến nhiều người bất ngờ đấy.
    - Bạch Long: Tuy không còn hoạt động ở lĩnh vực này nhưng đam mê trong tôi thì còn đầy. Không ca trên sân khấu nhưng tôi tranh thủ mọi nơi, tắm cũng ca, giặt đồ cũng ca. Diễn chương trình Ngày xửa ngày xưa cho sân khấu Idecaf cũng... ăn gian, tự chế để trong bất cứ vở nào nhân vật của tôi cũng được ca một câu vọng cổ cho đỡ nhớ nghề và cố tình để khán giả nhí nghe vừa quen vừa thêm yêu cải lương. Trong dịp tình cờ tôi gặp bạn Nhật Quang đề nghị cùng hợp tác để mở sân khấu cải lương tại Nhà Thiếu nhi quận Tân Bình, tôi mừng quá đỗi. Hiện chúng tôi có khoảng 20 em, cũng khá đủ cho việc thành lập một gánh hát! (cười)

    * Có gì đó để “nhận dạng” sân khấu cải lương của anh so với những nơi khác?
    - Trước mắt chúng tôi sẽ hát những gì thuộc về sở trường của mình, đặc sản chính là các vở cải lương tuồng cổ phục vụ cho thiếu nhi. Đợt đầu tiên từ ngày 1 đến 3-6 (suất 20g mỗi ngày) với hai kịch bản Hầu nhi cứu chủ và Tiểu anh hùng Nam quốc. Chúng tôi đang chuẩn bị tiếp hai kịch bản Hoa Mộc Lan và Na Tra để tiếp tục phục vụ các bé trong mùa hè này.

    * Trong tình hình hoạt động sân khấu cải lương nhiều khó khăn như hiện nay, anh có thấy quyết định thành lập sân khấu cải lương mới là quá liều lĩnh?
    - Tôi làm vì tôi yêu cải lương, muốn có một sân khấu cải lương dành cho thiếu nhi. Thực lòng tôi rất sợ sân khấu cải lương sẽ mất đi. Dù đã ăn cơm sân khấu kịch nói hơn chục năm trời nhưng tôi luôn tâm niệm mình là người của cải lương, không bao giờ bỏ cải lương. Vừa rồi, tôi có nghe việc đoàn xiếc đến Nhà Thiếu nhi Tân Bình diễn ba đêm, đêm nào cũng chật kín khán giả. Tôi cảm nhận rằng có lẽ đã đến lúc khán giả muốn trở về với cái thật, xem những gì diễn thật trên sân khấu chứ xem qua băng đĩa hoài cũng chán. Tôi có niềm tin rằng nếu chúng tôi diễn tốt sẽ thu hút được công chúng.
    Không phải con nít không thích cải lương

    Sống nhờ gạo lứt muối mè!
    Bạch Long đến chỗ hẹn chúng tôi với một bịch nilông gồm... ba nắm gạo lứt muối mè! Anh cười cho biết đây là khẩu phần ăn nguyên ngày. Cách đây một năm Bạch Long bị bệnh khá nặng, bác sĩ bảo phải chích mũi thuốc 8 triệu đồng, anh chặc lưỡi: “Một tháng kiếm 5 triệu đã khó, lấy tiền đâu chích thuốc”. Có người chỉ ăn gạo lứt muối mè, anh thử ăn liền bốn tháng trời và ốm đến nỗi dân trong giới đồn anh dính... si đa. May sao căn bệnh bị đẩy lùi, vậy là từ đó anh trở thành “fan” của món này. Anh cười hề hề: “Vừa hiệu quả mà đỡ tốn kém thấy rõ, mỗi ngày chỉ tốn 30.000 đồng cho chuyện ăn!”.


    * Anh nghĩ gì về sân khấu phục vụ thiếu nhi hiện này?
    - Nhìn tưởng nhiều nhưng thật ra chưa đủ. Còn thiếu những vở diễn đảm bảo sức hấp dẫn để lôi kéo các em, đánh trúng tâm lý của các em. Khán giả nhí ngày nay được tiếp cận với nhiều loại hình giải trí nên các em nhanh nhạy và thông minh hơn ngày xưa. Làm vở cho con nít xem bây giờ phải năng động lắm, phải cập nhật thông tin xem các em đang khoái cái gì để đưa vô vở cho sinh động.

    * Như anh nói, trẻ em bây giờ tiếp cận với quá nhiều loại hình giải trí hấp dẫn, liệu sàn diễn cải lương của anh có đủ sức để tranh thủ tình cảm các em? Tôi đã xem qua vở Tiểu anh hùng Nam Quốc do anh dàn dựng, thấy nó vẫn còn giữ sự chân phương của cải lương tuồng cổ chứ không chú trọng lắm đến nhiều trò, nhiều màu sắc?
    - Khi diễn chương trình Ngày xửa ngày xưa của Idecaf tôi phát hiện không phải con nít không thích cải lương, khi tôi lên câu vọng cổ chúng khoái chí vỗ tay rần rần. Lúc các đạo diễn dựng vở Tề thiên, Na Tra... tôi ngồi coi rồi giật mình, những vở này chỉ cần bỏ tân nhạc ra thay vọng cổ vô là y chang cải lương. Có nghĩa cải lương cũng làm được, quan trọng là biết cách làm sao cho hấp dẫn thôi. Về mặt đầu tư, tôi cố gắng liệu cơm gắp mắm vì tôi không muốn làm khó cho các ông bà bầu, vì có thể nói làm cải lương bây giờ khó thu hồi vốn nhất. Trong điều kiện có thể, tôi sẽ cố gắng làm cho các bé thích thú.

    Ông trời không cho tôi vướng chuyện vợ con

    * Vì khó nuôi nên từ nhỏ anh đã được gia đình gửi cho bà (cô ruột của cha anh - NSND Thành Tôn), anh gắn bó với người mẹ này cho đến khi bà mất, sau đó anh cũng không về ở với gia đình mà bắt đầu một cuộc sống và sự nghiệp cũng khá lận đận. Dưới mắt nhiều người, cuộc đời anh khá kỳ lạ. Điều này do tính cách hay số phận của anh tạo ra?

    - Tôi nghĩ là do số phận. Có những cái tôi không may mắn (chẳng hạn như không sống gần mẹ cha) nhưng lại có những mặt khác bù lại. Ông trời chắc cũng chẳng “đì” ai đến mức tối đa. Mọi người đánh giá tôi ca diễn tốt nhưng tạo hóa không cho vóc dáng cao ráo để tôi làm kép chánh, vậy thì tôi làm diễn viên đóng đa dạng các loại vai, tôi dạy nghệ sĩ trẻ, tôi viết và dàn dựng cải lương. Sống tốt cho xã hội, cho mọi người đến ngày nhắm mắt là được rồi. Giờ nói thật tôi chẳng ham danh vọng gì cả.

    * Ở nhà thuê, ăn cơm bụi và khá kín tiếng, người ta dễ có cảm giác cuộc sống của anh long đong và cô độc?
    - Ngẫm lại thấy cuộc đời tôi giống như phim kiếm hiệp rày đây mai đó, cơm hàng cháo chợ. Lộc (NSƯT Thành Lộc - em trai nghệ sĩ Bạch Long) nhiều lần kêu tôi về nhà nhưng tôi đã quen cuộc sống này rồi. Tôi thuê một căn phòng nhỏ trong một con hẻm đường Lê Văn Sĩ đã 11 năm nay, mới đầu chỉ 800.000 đồng/tháng đến giờ là 3 triệu đồng. Nói thật lòng là tôi không thấy cô đơn, tôi sống rất lạc quan, sau những buồn vui trên sân khấu tôi trở về phòng trọ và thích cảm giác nằm một mình.

    * Với thu nhập khá khiêm tốn nhưng thấy anh vẫn không nháo nhào chạy sô như các nghệ sĩ khác?Phải chăng anh không cần tiền?
    - Tiền ai không cần. Ví dụ như tôi tốn tiền xe ôm dữ lắm, vì biết chạy xe nhưng không rành đường nên đi xe ôm cho tiện. Nhưng tôi không quá thiết tha kiếm tiền. Đi diễn, thấy mọi người bàn tán mua đất mua nhà tôi cũng chẳng quan tâm. Hồi xưa nhà mẹ nuôi tôi ở mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão, sau đó bị giải tỏa làm nhà vệ sinh công cộng, mỗi lần đi ngang tôi cứ ngó và nghĩ còn cái nhà đó là giờ mình giàu rồi. Thôi số mình nó thế, gói ghém đủ là được.

    * Được biết anh có một mối tình đầu rất sâu sắc thuở đôi mươi nhưng dang dở. Đến nay đã ngoài 50 tuổi, đi qua một vài mối tình nhưng cũng không thành vì nhớ hoài người đầu tiên. Anh có vẻ hay sống với ký ức?
    - Kỷ niệm đẹp tôi giữ mãi trong lòng. Ai đối xử tốt với tôi thì tôi nhớ hoài. Người đầu tiên đã cùng tôi đồng cam cộng khổ, không tiếc những đồng tiền dành dụm chắt chiu để cùng tôi lo cho mẹ nuôi khi bà bị bệnh. Gặp người khác chắc không làm như vậy được đâu. Nhưng rốt cuộc cũng không vượt qua được rào cản gia đình. Đến nay đã mấy chục năm, chắc cái duyên với phụ nữ tôi chưa gặp thôi. Chưa gặp thì từ từ sẽ gặp, mà không gặp cũng không sao. Chắc ông trời không cho tôi vướng bận chuyện vợ con để toàn tâm toàn ý cho nghệ thuật vậy mà...(cười)

    Bạch Long trong vở Chú bé khoai lang tây và ba bà tiên - Ảnh: Gia Tiến



    * NSND Thanh Tòng:
    Người có tài mà không có thời
    Bạch Long là nghệ sĩ siêng năng, cần mẫn, rất mát tay trong việc đào tạo học trò. Cậu ấy giỏi uốn nắn những người chưa biết gì để trở thành một ngôi sao. Điều này không phải ai cũng làm được. Bạch Long biết khắc phục khuyết điểm, biến nó trở thành ưu điểm nên có những vai nổi bật như Thánh Gióng, Quách Hải Thọ, Kim Đồng... Thương cái là người có tài mà không có thời, học trò đã có người lên NSƯT nhưng cậu ấy lại chưa có danh hiệu gì cả.

    * Nghệ sĩ Chấn Cường:
    Thầy rất nghiêm khắc với nghề
    Tôi là lớp học trò đầu tiên được đào tạo từ nhóm Đồng ấu Bạch Long (khoảng năm 1990). Lúc đó tôi chỉ mới 6 tuổi. Ngày đó, tùy vào khả năng của mỗi đứa, thầy sẽ có cách dạy phù hợp, như tôi có thế mạnh về vũ đạo nhưng chưa có hơi ca tốt, thầy đào tạo chuyên về những vai tướng. Nhờ thầy mà tôi đã tham gia được khá nhiều phim từ lúc còn bé xíu như Ngôi nhà oan khốc, Người bất hạnh, Người thừa, Chú bé có tài mở khóa... Bình thường thầy sống rất tình cảm nhưng khi dạy thầy rất nghiêm khắc, tập tành chểnh mảng là thầy phạt, không cho ra sân khấu nữa.





    LINH ĐOAN thực hiện (Theo tuoitre.com)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    MEM (29-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012), vinhkhang410 (30-05-2012)

  19. tuyettranglanhlungroi
    Avatar của tuyettranglanhlungroi
    mong moi nguoi ủng hộ nha. thanks
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to tuyettranglanhlungroi For This Useful Post:

    Giang Tiên (30-05-2012), Thanh Hậu (29-05-2012)

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL