1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    “Chúng tôi rưng rưng nước mắt khi đứng trước tháp mộ của hai lãnh tụ nghĩa quân: Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự! Đàn con cháu làm công tác văn học, báo chí, nghệ sĩ đã thắp hương tưởng niệm anh linh của liệt sĩ tiền nhân... Với chúng tôi đây là sự nhận diện một thời điểm lịch sử quan trọng, đầy tự hào của vùng đất cuối trời cực Nam đầy huyền thoại này!”. Ca kịch Cải lương Một tấc non sông, một dòng máu đỏ!... của soạn giả Huỳnh Hảnh cũng ra đời trong hoàn cảnh ấy.

    Vở diễn được quay hình tại Vườn quốc gia U Minh Hạ. Ảnh: Vũ Hoàng


    ĐDSK Trần Ngọc Giàu, soạn giả Huỳnh Hảnh và Nhà báo Đỗ Kiến Quốc cúng tổ trước khi khởi quay. Ảnh: Vũ Hoàng

    Kịch bản mở đầu bằng cảnh Chủ tướng Nguyễn Trung Trực đang nguy kịch trong vòng vây của bọn giặc Lang sa. “Chừng nào hết cỏ trên mặt đất, thì chừng đó may ra người Pháp mới trừ diệt được những người ái quốc ở xứ sở này”, câu nói bất hủ của ông đã trở thành ý thức dân tộc. Kịch bản từ đầu đến cuối toát lên khí thế hiên ngang, anh dũng của những vị anh hùng sẵn sàng gạt bỏ tình riêng, lo cho đại cuộc.

    Hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự nặng nợ với non sông nhưng mối tình nhà luôn khắc khoải trong tâm.

    Câu nói “Trượng phu thường nặng nợ” được lập lại nhiều lần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự và nghĩa quân là những người khí khái, trọng nghĩa, khinh tài khắc sâu lời thề vị quốc vong thân: “Nguyện khắc sâu - Lời dạy của tiền nhân/Giữa rừng thiêng âm u - Sương giăng mù mịt...

    Muốn chen vai - Gánh vác chuyện tử sinh... Dù cho da ngựa bọc xương... Có xá chi - Gian khổ, máu xương mình”. Tài đức của hai ông được anh em nghĩa quân kính trọng, giao phó trọng trách nặng nề: Đỗ Thừa Luông làm Chủ tướng điều binh, Đỗ Thừa Tự là Phó tướng. Tư tưởng của tác giả là muốn làm vỡ ra sĩ khí của hai ông họ Đỗ, giữ “lúc khó khăn, nguy khốn lấy một chọi trăm này!?”, các ông vẫn tiếp tục bước trên “con đường chông gai gian khổ, thập tử nhất sinh... quyết trả thù để bảo tồn quốc thổ...”.

    Soạn giả Huỳnh Hảnh kiểm tra đạo cụ trước khi quay. Ảnh: Vũ Hoàng

    Dù “anh hùng tử, khí hùng nào tử, trải lắm cơ cầu đầu vẫn ngẩng cao”, nhưng “Nghĩ đến chuyện chung - riêng mà lòng quặn thắt tơ vò... đêm... trở mình thao thức nghe tiếng côn trùng rả rích mà nhớ mẹ... thương cha!... Nghe nhạn kêu sương, thương mẹ/Chiếu cỏ, mùng trời...”. Ngoài chữ hiếu, hai ông còn mang nặng một chữ tình. Tình yêu của hai anh em họ Đỗ như bản tình ca ngọt ngào giữa rừng thiêng âm u, sương giăng mù mịt. Bà Huỳnh Thị Năm (vợ của Đỗ Thừa Luông) “là bảo vật mang màu hoa lục bình tim tím, vương vướng hương bùn, hương đất phù sa...” khiến chàng dũng tướng kiêu hùng cũng phải “chết đuối trong sóng mắt nàng bao dung độ lượng như thuyền tình trôi dạt tấp bờ mi, khi tĩnh tâm mới hay mình nằm trên bờ mắt, chắc chắn rồi mình đã yêu nhau”.

    Còn chàng trai Đỗ Thừa Tự “thân bảy thước bước xuống xuồng nghiêng chao liếm nước” cũng ôm ấp mối tình nồng cháy với cô Út Dâu quê mùa chân chất. Nhưng vì thương cảm cho hoàn cảnh của anh chị “oằn nặng kiếp phiêu bồng” nên “đâu dám nói với ai lời đoan thệ, sợ mộng vàng tan vỡ giấc huỳnh lương...”. Trong bức tranh ngột ngạt thời loạn lạc, tác giả vẫn dành khoảng riêng cho tình yêu nồng ấm đơm hoa.


    Nghệ sĩ Hoa Phượng vai Huỳnh Thị Năm, vợ ông Đỗ Thừa Luông

    Đặt căn cứ nơi ngọn sông Cái Tàu, anh em họ Đỗ đã biết chọn vùng rừng sâu hiểm trở “nơi đây nhiều thú rừng, lương thực/Lưng dựa vào rừng thế trận vững tin”. Giỏi tài dụng binh, hai ông còn được ca ngợi bởi thuật dùng người. Ấm ức vì việc Chủ tướng trọng dụng anh em họ Phan, con của người hàng giặc, ngài Đốc quân tìm đến gặp Chủ tướng để bàn bạc, Đỗ Thừa Luông, khẳng định: “Hai ông ấy là tướng lĩnh tài cán... Cha con tôi còn phải nể mặt quý trọng là đằng khác”.

    Nhờ giỏi tài dụng binh, hai anh em họ Đỗ nhanh chóng xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng khắp vùng U Minh. Trong mắt nhân dân địa phương, họ là đội quân cảm tử. Nhưng cuối cùng dao găm, mã tấu cũng không địch nổi với súng thép, đạn đồng. Trận đấu cuối cùng “quân ta đánh sáp lá cà với địch, hai bên thương vong dữ dội, thây chồng lên thây, máu chảy đỏ rừng...”. Dù trong thế tương phản lực lượng, đội quân cảm tử với tầm vong vạt nhọn, vũ khí thô sơ vẫn sẵn sàng tử chiến với quân thù: “Vì một tấc non sông phải tuôn dòng màu đỏ...”. “Với tổ phụ tiền nhân/Còn một giọt máu tươi cũng chắc cạn cuối cùng... Mặc chúng có súng đạn tàu to/Nghĩa quân ta chắc gan, đầy mật...”. Khí thế nghĩa quân trong trận thư hùng không cân sức ấy như hòa vào khí thiêng của đất trời U Minh: “Gió hú rừng thiêng rung lên bần bật/Mây cuồn cuộn bay cũng hóa lũy xây thành”. Cuối tác phẩm, hình ảnh nghĩa quân nổi lên uy nghi, hoành tráng giữ rừng xanh sâu thẩm.


    Về không gian, bối cảnh lịch sử, tác giả đưa vào tác phẩm của mình nhiều nét văn hóa đặc trưng của Cà Mau: Bối cảnh chính của kịch bản là căn chòi nhỏ dưới tán cây rừng cổ thụ, dưới con rạch nước đen màu tràm là chiếc xuồng ba lá quen thuộc để người dân Cà Mau luồng lách đường rừng; màu vàng ươm của vườn dâu Cái Tàu huyền thoại; cảnh nướng chim, nướng cá, hái rau diễn ra khói lửa reo cười rất U Minh... của những người đi mở cõi; dây chọi, dây mây cũng đi vào kịch bản hay “tro ngâm gào lá lóng trong” dùng để gội đầu... Đúng như tác giả nói: “Tôi viết rất Cà Mau, rất rừng”.
    BÔNG TRÀM
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    DOHOANG (03-07-2012), Duongtonhu (01-07-2012), Koala (01-07-2012), Thanh Hậu (01-07-2012)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Cái tên đã nghe đầy hào khí rồi! Ko biết quay khi nào và đã phát đài nào chưa vậy anh?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    ngocdiep1912 (01-07-2012), Thanh Hậu (01-07-2012)

ANH EM CHANNEL