1. LamVuBinh
    Avatar của LamVuBinh
    Kỳ 1: Ngày xưa: yêu nghề lập gánh
    Các đoàn cải lương hiện đang sống ngắc ngoải ngay trên cái nôi sinh ra nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của cải lương, nhưng nguyên nhân chủ yếu phải chăng cải lương đang thiếu một tầm nhìn trong chính sách phát triển văn hoá? Đặc biệt, thiếu hẳn những “bầu gánh” tâm huyết, xả thân, không chỉ lo cho gánh hát của mình mà còn cho sự tồn tại của nghiệp cải lương.

    Rạp hát cải lương những năm 60.
    Cải lương ra đời từ năm 1917 ở Sa Đéc, từ gánh xiếc của thầy Andrel Thận, với vở Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Đây là vở tuồng sơ khai đầu tiên, nhưng đã rất đông khách. Năm 1918, vở Kim Vân Kiều của thầy Năm Tú được đánh dấu là ngày cải lương chính thức hình thành tại Mỹ Tho, và ông Trương Duy Toản được coi là “thầy tuồng” đầu tiên. Từ đây, các gánh hát đồng loạt ra đời, do tư nhân làm chủ gánh.Thời vàng son của cải lương là thập niên 60 – 70 thế kỷ trước, với những giọng ca vàng như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thanh Nga, Út Bạch Lan, Văn Hường, Hùng Cường, Bạch Tuyết, Tấn Tài, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Minh Cảnh, Minh Vương, Minh Phụng, Mỹ Châu, Lệ Thuỷ…Mỗi gánh hát bắt đầu bằng một nền tảng, đường lối, phong cách khác nhau. Giới cải lương ai cũng biết đến: “Nhất Chưởng (Kim Chưởng), nhì Thơ (bầu Thơ), tam Long (bầu Long), Tứ Út (Út Trà Ôn)”. Gánh Kim Chưởng nổi tiếng vì bà bầu khó tính, lăng xê rất thành công Minh Chí thành ông vua xàng xê, Ngọc Giàu thành giọng ca thần sầu. Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga của ông Năm Nghĩa và bà bầu Thơ, cùng nữ tiểu chủ Thanh Nga, con gái bà bầu Thơ là gánh hát tiêu biểu có tuổi đời dài nhất, chuyên diễn tuồng xã hội.

    Bà bầu đoàn Hương Mùa Thu.
    Nghệ sĩ Bảo Quốc, con trai bà Bầu Thơ và ông Năm Nghĩa kể: “Bầu gánh ngày xưa vì yêu nghề mà lập gánh hát, không có mộng làm giàu, nên không hưởng lợi một mình mà chia đều cho mọi người, có khi phải chịu thiệt thòi để giữ nghề, như giữ đạo vậy. Ba tôi ngày xưa là thầy giáo dạy học ở Bạc Liêu, bạn thân của ông Cao Văn Lầu, hai người hay đàn hát với nhau. Còn má tôi buôn bán ở Tây Ninh. Đoàn Thanh Minh thành lập vào tiết Thanh Minh, khi chị Thanh Nga nổi danh, ba má tôi kết hợp đổi tên thành đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Nghề làm bầu cũng thăng trầm lắm. Ba má tôi luôn ký hợp đồng độc quyền với nghệ sĩ. Đoàn hơn 50 người, khi mở màn hát dù có vai hay không có vai cũng đều được lãnh lương, có cơm ăn hai bữa trưa và chiều. Anh em hậu đài cũng được ký hợp đồng và được phục vụ ăn như diễn viên, lương của hậu đài được tính rất cao. Đoàn Thanh Minh diễn luân phiên ở rạp Hưng Đạo, Quốc Thanh (nay thành trung tâm tiệc cưới! – PV), Nguyễn Văn Hảo (rạp Công Nhân bây giờ). Hợp đồng rạp ký trước một năm, khi đoàn khác muốn đến hát phải thuê lại của mình.Ba tôi mất sớm, người chịu trách nhiệm về kinh doanh chủ yếu là má tôi. Bà gồng gánh cả đoàn hát với một tư chất mạnh mẽ, rất có uy, khiến các nghệ sĩ lớn rất nể trọng. Tôi nhớ sáng sáng, 9 giờ tập tuồng thì 8 giờ bà già đã ngồi trên bộ ván, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Đào kép nào đến trễ đều toát mồ hôi hột trước sắc diện của bà. Mỗi tháng, đoàn đều ra một vở mới, cảnh trí mới. Sau giải phóng, cải lương được phục hồi, hưng thịnh lắm. Người ta xếp hàng từ 7 giờ sáng trước rạp Hưng Đạo, cả ngàn vé đến 9 giờ đã bán sạch. Các đoàn khác cũng rất mạnh. Mỗi lần mở màn, khi đèn từ từ sáng lên là khán giả vỗ tay rần rần vì cảnh trí rất đẹp. Mỗi lần chuyển bến nhà tôi phải tốn đến ba xe tải, trong đó hai xe là dành để chở cảnh trí. Má tôi thường nói: “Muốn giữ chân khán giả phải đặt nghệ thuật lên trên hết, dù tốn kém mấy cảnh trí phải đẹp”.Bây giờ, sân khấu cách điệu nhiều quá khiến người diễn không thể nhập vai được, người xem cũng không thích. Ngày trước, trang phục cũng đầu tư rất kỹ lưỡng. Người nghệ sĩ mỗi lần bước ra sân khấu thấy hào hứng lắm. Không có chuyện thay vai, trừ trường hợp bệnh nặng hoặc bị tai nạn, vì mỗi lần thay vai khán giả trả vé liền, tốn kém dữ lắm. Đoàn nuôi một bộ phận soạn giả gồm Hà Triều, Hoa Phượng, Nhị Kiều, Hoàng Khâm, Kiên Giang… Mỗi soạn giả đều được hưởng 6% doanh thu mỗi đêm khi có vở diễn. Việc trở thành ngôi sao là cơ hội dành cho tất cả mọi người, từ quân sĩ, cung nữ cũng được học ca, nếu đóng thế thành công thì cuộc đời sẽ lên hương liền…”.
    Bầu gánh ngày xưa vì yêu nghề mà lập gánh hát, không có mộng làm giàu nên không hưởng lợi một mình mà chia đều cho mọi người, có khi phải chịu thiệt để giữ nghề như giữ đạo vậy.
    Trong giới cải lương ai cũng biết đến hợp đồng trị giá hai triệu bạc, mức cát sê kỷ lục nhất của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga dành cho Út Trà Ôn. Nghệ sĩ Út Trà Ôn khởi nghiệp với những vai nhỏ, nhưng lương chẳng được bao nhiêu. Năm 1953, bà bầu Thơ và ông Năm Nghĩa mời ông về đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Từng ca cặp với Út Trà Ôn, nên ông Năm Nghĩa hiểu sức hút của giọng ca này. Lập tức Út Trà Ôn trở thành “đệ nhất danh ca”, sánh vai cùng ba đào chánh là Kim Chưởng, Thuý Nga, Kim Anh, và từ đó, ông không hề bỏ gánh, sau này tái ký hợp đồng, Út Trà Ôn vẫn được giữ nguyên mức cát sê như cũ.Kim Yến – ảnh: tư liệu Huỳnh Công Minh
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL