1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Giờ thì chị đã được tôn vinh là Nghệ sĩ nhân dân. Nhưng trong kí ức và theo cả thói quen, nhiều người vẫn trìu mến gọi chị là "Cải lương chi bảo". Và mỗi khi nhắc đến mỹ danh này là tôi lại thầm phục sự tinh tường nơi cái nhìn của cố soạn giả Hoa Phượng ngày ấy. Bởi sự tài hoa thì mỗi người một vẻ nhưng nếu gọi là "ngọc" thì rất qúy và hiếm.


    Và mấy mươi năm qua, "ngôi vị" ấy của chị vẫn chưa có người thay thế, chất "ngọc nghề"nơi chị vẫn tỏa sáng lung linh. Để rồi những vai diễn của chị, theo năm dài, tháng rộng, mặc gió bụi thời gian phủ mờ đi nhiều thứ, nhưng trong miền nhớ của những khán giả mộ điệu cải lương hôm qua, hôm nay và cả mai sau, cái tên Bạch Tuyết cùng với những nàng Kiều, Kiều Nguyệt Nga, rồi cô Lựu, cô Tần hay một bà Thái hậu Dương Vân Nga vẫn luôn hiện hữu.

    Khán giả có thể thuộc lầu lầu từng lời ca, từng đọan thoại, từng động tác mà chị thể hiêntrện sân khấu nhưng vẫn cứ thích xem chị diễn hoài, bởi dù ở đâu, lúc nào sự xuất hiện của chị cùng với các nhân vật của mình cũng luôn tươi mới. Xem chị diễn, nghe chị ca, khán giả cảm thấy nghệ thuật nơi chị vẫn luôn mãi thanh xuân. Đời nghệ sĩ là đời thăng trầm, trong đó có sự chiêm nghiệm và nhận lấy con đường của mình qua các cơn chìm nổi.

    Và đối với chị, con đường chị luôn theo kim chỉ nam: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng Để làm gì...? Để gió cuốn đi". Đơn giản, nhẹ nhàng là vậy! Vốn là người học Thiền và hành Thiền, cho nên, chị luôn sống cố gắng tỉnh giác trong từng phút, từng giờ "ngay bây giờ và ở đây". Khi gặp việc, chị luôn làm hết lòng và khi hết việc rồi thì buông bỏ tất cả, không do dự, không dính mắc. Vì vậy, với chị, mọi vui - buồn, được - mất, có - không, vinh - nhục,.. tất cả chỉ là hoa đốm giữa hư không.

    Tôi gặp chị vào một buổi trưa, khi cơn mưa rào vừa thoáng đi qua, những hạt nắng bên thềm còn chưa lên vội. Ngôi nhà mới của chị thật đẹp, xung quanh nhiều hoa, vài ba chiếc lá bồ đề đung đưa theo gió, như tách biệt hắn với thế giới ồn ào, náo nhiệt bên ngoài. Chị đón tôi với nụ cười như mở lòng. Chị bao giờ cũng vậy, ân cần, niềm nở và luôn thu hút người đối diện bởi cách nói chuyện của mình...

    * Cuộc sống của chị xem ra yên bình, thanh thản quá...?

    - Nhà Phật có câu : "Tâm bình, thế giới bình" nHửng gì tôi đang sống là đã và đang thực hành theo cách sống của ông bà, cha mẹ, của những thế hệ trước mình đã từng sống, từng đúc kết. Tôi thấy bình an trong tâm hồn khi nhận ra mình may mắn., được có cơ hội chăm sóc, chở che từng sinh vật trong đời khi có duyên lành gặp gỡ nhau, được nâng niu cành cây, cọng cỏ và ngược lại.

    * Niềm vui và nỗi buồn của chị hiện giờ ?

    - Tôi vui vì mỗi sáng thức dậy thấy mình còn sống, còn làm mọi việc với khả năng nhỏ bé hạn hẹp đời người, còn yêu thương và được yêu thương. Buồn vì thế giới có quá nhiều biến động làm cho đa số thân phận người ở khắp nơi trên hành tinh trái đất vẫn phải vật vã đớn đau khổ sầu, đảo điên, bệnh tật. Chỗ quá dư thừa, nơi triền miên đói cơm khát nước.

    * Dường như lâu rồi chị mới có dịp biểu diễn giữa lòng khán giả Thủ Đô? Cảm xúc của chị như thế nào? Và có kỷ niệm vui nào đọng lại trong chị sau chuyến lưu diễn này?

    - Tôi được đạo diễn tài hoa Lưu Chi Lăng giới thiệu với khán giả Hà Nội lần đầu tiên vào cuối năm 1979, với vở cải lương kinh điển "Thái Hậu Dương Vân Nga". Ngày đó, sáu tỉnh biên giới của Tổ quốc bị xâm phạm. Buổi diễn tại Nhà hát lớn ngoài khán giả, còn có khách mời là các vị đại sứ, lãnh sự của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt có sự hiện diện danh dự của một trăm chiến sĩ vừa mới đánh thắng giặc ở các tỉnh biên giới phía Bắc.

    Khi tôi nói với Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn bằng câu vọng cổ: "Có phải vừa mới đây khanh đã chào hỏi Nguyễn Lưu, Trần Đệ trong khi ta cùng bá quan lơ là với họ. Riêng khanh nhìn vào dân dã, coi trọng những người chiến sĩ vô danh ngang với các bậc đại công... thần. Bia đá nhỏ nên người ta chỉ hạn định tính danh trong từng chiến tích oai hùng". Nước mặt tôi chảy ràn tụa không cách nào kiềm giữ khi nghe thấy tiếng vỗ tay của các chiến sĩ kéo dài hơn mấy phút.

    Đó là một bài học sống động không thể lãng quên đối với cả cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Đất nước cần có anh hùng nhưng giữ được nước bền bĩ từ thế hệ này sang thế hệ khác là do bởi những con người bình thường, sống làm việc không kể công, không nặng nề than oán. Họ yêu nước một cách hồn nhiên, nồng nàn, thầm lặng mà nếu chú ý, chúng ta luôn nhìn thấy, bắt gặp trong cuộc sống. Lần vừa rồi tôi cũng được mời trở lại, tôi hát trích đoạn "Thái Hậu Dương Vân Nga", khán giả Hà thành đã hết sức ưu ái các nghệ sĩ chúng tôi, với năm lần vỗ tay liên tục trong khoảng mười bảy phút từ đầu cho đến trích đoạn chấm dứt.

    Tôi biết ơn và nhận tiếng vỗ tay, sự khen ngợi đó như là một thái độ văn hóa của người diễn cũng như người xem, qua đó, nói với bọn giặc xâm lăng, từ bao giờ và mãi mãi, đừng hòng uy hiếp Tổ quốc và nhân dân Việt Nam.

    * Là một người rất tâm huyết với cải lương, theo cảm nhận của chị, cải lương hiện giờ đang ở trong tình trạng như thế nào? Và dự đoán ngày mai, nó sẽ ra sao?

    - Cải lương như mọi người dân Việt Nam vẫn bình thường, vẫn bền tâm quyết chí đi cùng với thăng trầm dâu biển, cũng như chung hưởng lúc huy hoàng vẻ vang của Tổ quốc trăm năm nay và mãi mãi. "Cải cách hát ca theo tiến bộ. Lương truyền tuồng tích sánh văn minh". Người làm cải lương chúng tôi vẫn đang và sẽ luôn nhắc nhở mình, học cách nói, cách làm của người đi trước để không hổ thẹn là những thế hệ kế thừa.

    Từ chủ đề tư tưởng của vở cải lương đầu tiên "Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng" Đất nuớc bị bọn ngoại bang xâm lấn mà không biết đau ư? (Truyện Kiều của Nguyễn Du) đền vở thứ hai "Trai thì trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình". Không anh hùng, không thủy chung, thiếu chính khí thì làm sao giữ được nước? (Lục Vân Tiên - Nguyệt Nga của cụ Đồ Chiểu). Đây là những bài học làm người đứng trong trời đất xuất phát từ nghệ thuật cải lương, chớ đâu phải là "xướng ca vô loài". Và như thế thì chúng ta không có gì to tát lắm để lo cho cải lương, mà chỉ nên nhắc nhở nhau, hun đúc cho các thế hệ nối tiếp hát, làm cải lương cho đàng hoàng, đúng mực.

    * Qua công tác đào tạo lớp diễn viên cải lương trẻ kế thừa, chị có đánh giá gì về thế hệ cải lương thời @ này? Và chị có những mơ ước, hy vọng gì ở các bạn?

    - Mỗi thế hệ đều có cái để nâng niu, quí trọng và có cái để trao đổi học hỏi nhau. Thời @ không chỉ mỗi quốc gia mà trên toàn cầu có rất nhiều cái mới, lạ mà những trăm năm trước chưa từng có, chúng ta cần để tâm suy nghĩ, quan sát và học cách để hiểu và sống với nhau cho tốt. Nghĩ như thế thì mới thuyết phục. Thế giới vốn không hoàn hảo, con người cũng thế. Và những con người tử tế thường đắp đầy những chỗ thiếu, chan hoà chỗ dư thừa để nhường nhịn, chia sẻ cùng nhau. Tôi luôn khuyến khích, hi vọng và tin vào nhân cách, sự trưởng thành của các bạn.

    * Chị nghĩ sao khi mọi người cho rằng chị là một nghệ sĩ có phong cách Thiền?

    - Con người nhìn mình và nghĩ về mình luôn có chỗ khác với người ngoài nhìn thấy và nghĩ về mình. Cộng cả hai cách lại, chúng ta sẽ bớt được rất nhiều khuyết điểm của bản thân. Được người khác quan tâm tới mình dù bất cứ lý do, thái độ nào...tôi cũng xin được nói lời cảm ơn và biết ơn tất cả!

    * Cho đến bây giờ, theo chị, Thiền đã làm thay đổi cuộc sống của chị như thế nào?

    - Bạn thấy tôi thế nào? Mỗi phút sống tôi luôn tâm niệm "không có cha mẹ, làm gì có thân" và "Không thầy đố mày làm nên". Trên đường đi lưu diễn, đi làm việc ngang qua những chiếc cầu mới, những con đường cao tốc đang có mặt, đang hình thành trên khắp đất nước, tôi nguyện thầm trong lòng lời biết ơn sâu đậm với những con người vĩ đại, cao quí đã hy sinh thầm lặng, đã nằm xuống cho đất nướcđược những tháng ngày an bình như hôm nay.

    * Những lúc rảnh rỗi, chị thường làm gì?

    - Đọc sách, tưới cây, nhỏ cỏ dại trong vườn nhà. Tôi nhớ có lần về Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng tụ tập với quí bạn đạo dưới sự chỉ dạy của Sư ông Thích Thanh Từ. Sau những ngày tập tu, tôi làm cho mình bài "kệ":

    Lau nhà, rửa chén, quét sân
    Trong veo mắt Phật, dáng trần thảnh thơi!
    Lau tâm rửa tướng sáng ngời
    Tướng tâm vắng bặt gió trời miên man

    Tôi trình lên Sư ông. Ngài mỉm cười - nụ cười thật đôn hậu nhìn học trò nói "Cha! Nói hay quá mà không biết làm ra sao đây!"

    * Báo Sân Khấu TP tròn 1100 số. Chị có những chia sẻ gì đối với tạp chí vốn là tiếng nói của Hội Sân Khấu TP.HCM?

    - Tôi nghe các nghệ sĩ nói với nhau, đây là tờ báo của chúng mình. Đa số ý kiến trung thực, cách thể hiện nhân hậu, giúp các nghệ sĩ cũng như gia đình người làm nghề có nơi liên lạc, thông tin, cùng nhau qua ntâm, biết phần nào cuộc sống của nhau, giúp đỡ nhau đặc biệt là các nghệ sĩ, diễn viên trẻ mới vào nghề, tạo điều kiện để các bạn an tâm, có nhiều cơ hội làm nghề. Báo còn là nhịp cầu chân tình nối liền các thế hệ nghệ sĩ, tạo cơ hội cảm thông, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau.

    Cuôcsống riêng cũng như đời sống nghệ thuật ngày càng có nhiều nhu cầu đòi hỏi sự phấn đấu, hy sinh không mệt mỏi để nâng tầm tri thức, sao cho tờ báo ngày càng tiến bộ vượt bậc, tốt đẹp hơn lên. Kính chúc các anh chị em trong toà soạn tiếp tục chịu thương khó, kiên trì bên nhau, giữ gìn sự trong sáng, niềm tin, sự trường tồn của tờ báo Sân khấu TP.

    * Xin cảm ơn chị về cuộc hạnh ngộ này để khán giả có dịp lắng nghen hững chia sẻ rất đỗi chân tình của chị về Đạo và Đời.

    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    DOHOANG (01-08-2012), Duongtonhu (01-08-2012), Koala (01-08-2012), MEM (01-08-2012), Thanh Hậu (01-08-2012), Thuong Tran (01-08-2012)

  3. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    CÔ Ba chụp tấm này đẹp quá
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:

    Phong_Vũ (01-08-2012), Thanh Hậu (01-08-2012)

  5. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Cô Bạch Tuyết gần 70 rồi mà thấy không già ta ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Phong_Vũ (01-08-2012), Thanh Hậu (01-08-2012)

ANH EM CHANNEL