1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Đang loay hoay ở sân bay Charles de Gaulle, cách thủ đô Paris - Pháp khoảng 25 km vì người quen chưa ra đón, tôi bất ngờ nghe văng vẳng bài vọng cổ Tình mẹ với giọng ca da diết của nghệ sĩ Hồng Nga. Háo hức chạy ùa đến, tôi bắt gặp một nhóm sinh viên Việt Nam đang chờ đổi chuyến bay.



    Bảo, chàng trai đang cầm chiếc iPhone phát bài Tình mẹ, mừng rỡ giới thiệu tôi với bạn bè. “Tụi em chuẩn bị sang Bồ Đào Nha tham gia một triển lãm mỹ thuật. Hành trang em mang theo còn có những bài ca cổ” - Bảo khoe khi nhận ra tôi từng tham gia chấm thi một số chương trình ca cổ trên HTV.

    Tôi ngỡ ngàng khi Bảo tiết lộ về hơn 1.000 bài vọng cổ hay mà anh sưu tầm được. “Thấy em thích sưu tầm các bài ca cổ, tụi bạn cứ chê là lạc hậu. Vậy mà nghe hoài, nhiều đứa đâm ra mê luôn. Bên Bồ Đào Nha, tụi em có cả một nhóm bạn, cứ cuối tuần lại tụ tập, lên internet tải về những bài đàn vọng cổ để tập ca theo. Riết rồi đứa nào cũng thuộc nằm lòng Tình anh bán chiếu, Gánh bưởi Biên Hòa... Quê hương nhờ vậy mà không xa” - Bảo thổ lộ.


    Nhà báo Thanh Hiệp tại tháp Eiffel ở Paris - Pháp

    Tôi tiếc rẻ chia tay Bảo và nhóm bạn vì chị Khanh, người quen ở Paris, đã cho con trai đến đón. Vừa lên xe, Michael - con trai chị Khanh - lại làm tôi ngạc nhiên khi đề nghị: “Giờ này kẹt xe kinh khủng, để con mở vọng cổ chú nghe nhé”. Bài Vọng cổ teen của Vĩnh Thuyên Kim vang lên và Michael hồn nhiên ca theo. Hóa ra, giới trẻ Việt lớn lên ở Pháp tiếp cận vọng cổ thật hào hứng!

    Ở Paris, tôi có dịp dự đám giỗ mẹ nhạc sĩ Văn Trực. Căn nhà của anh ở một chung cư 8 tầng hôm đó có mặt khá nhiều nghệ sĩ. Tôi không kìm được xúc động khi nghe bé Ngọc Minh, mới 10 tuổi, ca rành rẽ bài vọng cổ Lòng mẹ của Viễn Châu do cha đàn để tưởng nhớ bà nội.

    Tony Bé (phải) khoe với tác giả Thanh Hiệp bộ sưu tập hơn 1.000 đĩa vọng cổ xưa. Ảnh: MAI THẾ HIỆP

    Thế là, những nghệ sĩ có mặt đều tham gia ca hát. Nghệ sĩ Lý Kim Thành, nhân viên sân bay Charles de Gaulle, ca vọng cổ rất mùi. Kim Thành mê làm nghệ sĩ nên giờ rảnh là tham gia biểu diễn. Không chỉ phục vụ bà con kiều bào, anh còn tổ chức hát phục vụ khán giả Pháp, lập Hội Nghệ sĩ Ái hữu Paris. Nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân, em gái NSƯT Thanh Điền, trình làng bài vọng cổ phối ngẫu với nhạc kịch Pháp. Vở nhạc kịch cải lương Những nẻo đường Kiều chỉ có mỗi chị là nghệ sĩ Việt Nam đã diễn 6 suất tại Pháp và Đức, được khán giả bản xứ yêu thích.


    Nhà báo Thanh Hiệp và NS Mai Thế Hiệp, NSƯT Ngọc Đáng tại San Diego - Mỹ

    Những ngày ở châu Âu rồi sang Mỹ, gặp nhiều người Việt xa xứ, tôi đều được nghe họ khoe về những băng đĩa vọng cổ, cải lương mà họ sưu tập và lưu giữ như vốn quý. Họ yêu tha thiết vọng cổ, xem như kỷ vật quê hương. Trong đó, Tony Bé, chủ một tiệm làm đẹp tại Dallas - Mỹ, có hơn 1.000 đĩa vọng cổ xưa – một bộ sưu tập đắt giá hiếm thấy. “Sống xa quê, mỗi khi Xuân về, không nghe một câu vọng cổ là chưa thấy Tết” – anh tâm sự.

    Tôi chợt nhớ lời một bài ca của soạn giả Viễn Châu: Bạn ơi, bạn sẽ là ai nếu không biết cội nguồn dân tộc? Còn đó câu hò điệu lý ngũ cung. Bài vọng cổ mang mùa Xuân nối liền biên giới. Để ở bất cứ nơi đâu cất tiếng ca xuống hò vọng cổ là thấy ngay dải đất quê hương ở cạnh bên lòng...


    Nhà báo Thanh Hiệp và ca sĩ Lưu Việt Hùng, Hương Thủy và NS hài Cavlin Hiệp

    Nhà báo Thanh Hiệp trước Bảo tàng Louvre - thủ đô Paris - Pháp

    Tưởng bị lạc ở sân bay Quốc tế Chares de Gaulle cách thủ đô Paris-Pháp 25km, tôi bất ngờ khi nghe một góc khuất nơi nhiều người ngồi chờ hành lý bài vọng cổ: “Tôi đã gặp một bà mẹ trẻ, ru con bằng điệu nhạc điên cuồng của miền Nam Mỹ xa xôi. Và tôi cũng đã mấy lần dự cuộc tiển đưa, những người bạn ra sân bay mà trên tay vẫn còn cầm cây đàn tranh xứ sở”….

    Tôi chạy ùa đến như gặp lại ngời quen. Một nhóm bạn sinh viên Việt Nam đang chờ sang Bồ Đào Nha và họ quyết định không thuê khách sạn, ở lại sân bay để chờ đến sáng. Bảo là chàng trai tôi gặp khi trên tay đang cầm chiếc iphone phát bài vọng cổ Tình mẹ mà không ai khác chính là giọng ca nghệ sỹ Hồng Nga. Tôi chưa kịp làm quen, Bảo đã phát hiện: “Anh là phóng viên báo Người Lao Động? mấy buổi chấm thi Chuông vàng vọng cổ, giọt nắng phù sa em đều thấy anh”. Tôi mừng muốn xỉu. Bởi thân một mình từ London sang Paris, theo lời hẹn chị Lệ (một doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng Miền Tây tại Anh Quốc), thì chị Khanh sẽ ra sân bay đón tôi.

    Nhưng do chuyến bay bị đổi nên nhờ bài vọng cổ mà tôi gặp được các bạn sinh viên. Bảo dẫn tôi đến giới thiệu với các đồng môn có mặt trong chuyến đi. Họ sang Bồ Đào Nha tham gia triển lãm mỹ thuật. Hành trang mang theo là tranh lụa, gốm xứ ViệtNam và những bài vongj cổ, Bảo khoe: “Gặp tụi em rồi, anh khỏi lo” Bảo nhiệt tình giúp tôi dùng iphone liên hệ với chị Khanh. Trong khi chờ đợi chúng tôi trò chuyện về cải lương. Bảo tự tin: “Qua mấy cuộc thi Chuông vàng vọng cổ, Giọt nắng phù sa do HTV tổ chức. Em tin sự chuẩn mực của bài vọng cổ đã phần nào được hoàn trả “Bảo cười thật tươi khi nói về sở thích dược sưu tầm bài ca cổ. Bảo có hơn 1000 bài ca cổ hay.

    “Ban đầu đám bạn nói em lạc hậu. Mê chi giai điệu ngủ cung, nỉ non, não nùng? Nhưng em cứ mở cho bọn nó nghe, rồi có đứa lại mê, nghe rồi thuộc luôn. Bên Bồ Đào Nha có cả một nhóm bạn, cứ cuối tuần họp lại, lên mạng tải về những bài đờn vọng cổ, để rồi tập ca theo đờn. Năm bảy đứa ôm cái máy vi tính, chờ nhịp song loan gõ xuống để nghêu ngao hết Tình anh bán chiếu đến Gánh bưởi Biên Hòa. Quê hương nhờ vậy mà không xa”

    Tôi chia tay Bảo, lên chiếc xe nhỏ của con trai chị Khanh. Michael nói: “Giờ này vào trung tâm
    Paris kẹt xe kinh khủng. Để con mở nhạc chú nghe”. Michael vô tư ca theo bài vọng cổ teen của Vĩnh Thuyên Kim. Hóa ra giới trẻ lớn lên ở Pháp cũng biết cách tiếp cận bài vọng cổ theo cách của chúng.Michael bảo: “Ở bên đây bài này đang hót đó chú”. Tôi được đưa đến một chung cư 8 tầng. Đẫy cửa vào ngôi nhà của nhạc sỹ Văn Trực. Hôm đó đám giỗ của mẹ anh .

    Chị Khanh đón tôi trong sự vui mừng của các nghệ sỹ có mặt trên đất khách. Bất ngờ hơn khi bé Ngọc Minh mới 10 tuổi đã ca rành rẽ ca bài vọng cổ khi cha đờn. Lời ca bài lòng mẹ (Viẽn Châu) ngọt ngào như để tưởng nhớ bà nội. Con gái lớn của nhạc sỹ Văn Trực là Kim Vui, vừa được trao giải ca cổ xuất sắc khi cô bé thể hiện bài Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. NS Kiều Lệ Mai hôm trao giải cho cô đã xúc động: “Có ai nghỉ cải lương sẽ chết khi bài vọng cổ luôn được thế hệ này truyền cho thế hệ khác”.

    Trong những người khách có mặt ở nhà nhạc sỹ Văn Trực, tôi bất ngờ nhất là nghệ sỹ Lý Kim Thành. Anh ca rất mùi bài vọng cổ. Là nhân viên sân bay Charle de Gaull, anh mê làm nghệ sỹ nên giờ rảnh là tham gia biểu diễn. Không chỉ hát phục vụ bà con kiều bào khi anh đứng ra lập Hội Nghệ sĩ Aí Hữu Paris, anh còn tổ chức hát phục vụ khán giả Pháp. NS Hà Mỹ Xuân (Em gái NSUT Thanh Điền) thì đem bài vọng cổ phối ngẫu với nhạc kịch Pháp. Vở nhạc kịch cải lương Những nẻo đường Kiều, chỉ có mỗi chị là NS Việt Nam đã diễn 6 suất tại Pháp và Đức, trong tiếng reo hò của khán giả bản xứ đối với bài vọng cổ.

    Những ngày ở Pháp, rồi sau đó sang Đức, Áo, Bỉ, Hà Lan….gặp bất cứ người Việt xa xứ nào, tôi cũng được nghe họ khoe với tôi các chương trình Vầng Trăng cổ nhạc của HTV. Hoặc một anh kỹ sư tự hào kể về mối tình chung thủy mà người vợ hiện tại sống trong mái ấm hạnh phúc chính là cô đào hát miền sông nước.

    Tôi chợt nhớ đến những người bạn mà bài vọng cổ đã là nhịp cầu thân thương nối kết chúng tôi lại. Họ sống ở Mỹ như: Quang Thành, Mai Thế Hiệp, Thanh Tùng, Quang Chánh, Tony Bé, Kiều Sương….hoặc bác Thuận, chị Khanh, chú Minh, chú Trung ở Pháp, Đức. Họ yêu tha thiết bài vọng cổ, xem như kỷ vật dính liền với cuộc sống. Tony Bé có hơn 1000 đĩa vọng cổ xưa. Bộ sưu tập đắt giá của anh thể nói có một không hai tại Dallas-Texas. Tony Bé kẻ: “Mỗi năm tết về. Trong nhà không có nghe một câu rao vọng cổ là chưa phải tết” . Và Bé Tny khoái nghệ thuật rao đờn trước khi ca của dàn nhạc cổ. Nên bộ sưu tập của anh không thiếu câu rao nào, từ Nam Xuân trở Ai, đến Khóc Hoàng Thiên, Sương chiều và vọng cổ. Tôi xúc động nhớ lời ca của soạn giả Viễn Châu: “Bạn ơi, bạn sẽ là ai nếu không biết cội nguồn dân tộc.

    Còn đó câu hò điệu lý ngũ cung. Bài vọng cổ mang mùa xuân nối liền biên giới. Để ở bất cứ nơi đâu cất tiếng ca xuống hò vọng cổ là thấy ngay dãi đất quê hương ở cạnh bên lòng”. Quả nhiên nhờ có bài vọng cổ mà nhóm bạn Bảo ngày nay đã có hơn 50 thành viên trãi khắp các nước Đông Âu. Michael có được cô bạn gái sinh ra và lớn lên tại Pháp, tiếng Việt chưa rành nhưng ca vọng cổ teen khỏi chê. Mai Thế Hiệp thì khoe với tôi: “Tháng 12/2012, em sẽ tổ chức tại Mỹ live show của em sau 10 năm gắn bó với nghề, chủ đề Ngàn Hoa dâng Thầy, em muốn đó sẽ là đêm diễn các nghệ sỹ tri ân những người thầy mà mình đã từng thọ giáo. Cho dù sống ở bất cứ nơi nào trên quả địa cầu này thì công ơn chăm sóc cho những loài hoa khoe sắc, khoe hương sẽ mãi mãi được ghi nhớ”.

    Chương trình của Mai Thế Hiệp hứa hẹn hấp dẫn người xem vì bài vọng cổ và diễn suất của cải lương tuồng cổ-bộ môn mà Mai Thế Hiệp yêu thích dù được triển khai ở góc cạnh nào, vẫn giữ được tình quê trên xứ người. Càng vui hơn khi chuyến đi này sẽ có sự góp mặt của: NSND Thanh Tòng, NS Thanh Thế, Bo Bo Hoàng, Kiều Phượng Loan, Cẩm Thu, Công Minh hợp cùng với NS Phượng Liên, Chí Tâm, Ngọc Đáng, Linh Tâm, MC Thanh Tùng – Tại miền Nam California-Mỹ.

    (Theo Thanh Hiệp - BSKTP)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    danhmat (02-08-2012), Giang Tiên (02-08-2012), romeo (02-08-2012), Thanh Hậu (02-08-2012)

  3. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Nhìn cả một BST cải lương tuồng xưa mà ham quá !

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    Phong_Vũ (03-08-2012), romeo (02-08-2012)

ANH EM CHANNEL