1. MEM
    Avatar của MEM
    Những người yêu thích cổ nhạc ở thời thập niên 1960, nếu không tự mình mua được máy hát dĩa để tha hồ thưởng thức những bài ca vọng cổ tự chọn, đồng thời với các giọng ca mình ưa chuộng, thì thỉnh thoảng vẫn được nghe ca từ những nhà bên cạnh có máy hát dĩa phát ra.


    Hình bao bìa dĩa hát Hận Tha La và Dưới Cổng Trường Làng có in bức ảnh của nữ danh ca Thanh Thúy. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

    Trường hợp thứ hai này chiếm đại đa số, nhưng phải chấp nhận người ta hát dĩa nào thì nghe dĩa nấy, có còn hơn không, dù rằng rất thích nghe vọng cổ không thua gì người có máy.


    Trong số những dĩa hát được phát hành phổ biến rộng rãi thời bấy giờ được thiên hạ mua nhiều, đi đâu cũng nghe hát, người ta phải kể đến dĩa “Hận Tha La” do nghệ sĩ Thành Ðược và danh ca tân nhạc Thanh Thúy trình bày một mặt dĩa, và mặt dĩa phía bên kia là giọng ca của nghệ sĩ Hữu Phước và nghệ sĩ Út Bạch Lan.


    Ðây là thời kỳ mà giọng ca của nghệ sĩ Thành Ðược, Hữu Phước là hai làn hơi ca hái ra tiền, được người đời trọng vọng và các hãng dĩa ân cần mời gọi. Cả hai đứng vào hàng “nghệ sĩ đi xe hơi,” là thành phần rất hiếm hoi chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi!
    Song song đó thì bên phía tân nhạc ca sĩ Thanh Thúy cũng nổi danh không kém, giọng ca Thanh Thúy cũng được thiên hạ tặng là “giọng ca liêu trai.”


    Chủ hãng dĩa hát là người làm thương mại, có cái nhìn thực tế, đã kết hợp giọng ca Thành Ðược và Thanh Thúy để cho ra đời dĩa tân cổ giao duyên “Hận Tha La.” Nhờ vậy mà nhạc sĩ Sơn Thảo, người sáng tác bản nhạc, tự dưng có tiền từ trên trời rơi xuống, và soạn giả Viễn Châu cũng kiếm được tiền nhờ hãng dĩa “đặt hàng” viết theo câu chuyện bản nhạc Hận Tha La. Thế nhưng hai ông này chỉ kiếm tiền có một, còn hãng dĩa Hồng Hoa thì họ kiếm tiền nhiều hơn cả chục lần, bởi vì bán hết đợt dĩa này họ lại cho in ra đợt khác vì dĩa bán quá chạy. Nói tóm lại là hãng dĩa kiếm tiền nhiều hơn gấp bội vậy.


    Riêng về bài vọng cổ “Dưới Cổng Trường Làng” của soạn giả Quy Sắc là bài ca vọng cổ vừa tả cảnh, vừa nói lên tình tự dân tộc, đồng thời cũng gợi lại trong tiềm thức của người nghe một câu chuyện ở làng quê miền Nam xưa kia, khiến cho người ta cảm xúc nhớ lại các hình ảnh cũ mà ở mỗi làng, mỗi thôn xóm tuy có khác nhau về tình tiết câu chuyện, nhưng lại tương tợ với nhau về cảnh sắc thiên nhiên, cùng với sự vật và tâm sự của con người.


    Thật vậy, những người từng sinh sống ở miền Nam từ thời thập niên 1950 trở về trước, chắc ai cũng hình dung được cái hình ảnh thân thương quen thuộc của thời còn trẻ, mỗi khi đi qua một mái trường làng nào đó, mà bài ca “Dưới Cổng Trường Làng” đã vô tình khơi lại. Ðặc biệt là những người đã từng làm nghề dạy học ở vùng quê mà người ta thường gọi là “Thầy Giáo Làng,” thì khi nghe bài ca này lại càng thấm thía, càng gợi nhớ nhiều hơn.


    Soạn giả Quy Sắc nguyên là thầy giáo làng, nhưng có lẽ có căn nợ với cổ nhạc cải lương nên ông nghỉ nghề dạy học, bước vào lãnh vực cải lương chuyên viết tuồng và sáng tác bài ca vọng cổ, trong số có bài “Dưới Cổng Trường Làng.” Người ta không biết bài vọng cổ nói trên có gởi gấm tâm sự của soạn giả Quy Sắc hay không, nhưng có một số các vị làm nghề gõ đầu trẻ nghe ca bài này rồi tự khóc thầm, do bởi kỷ niệm xa xưa nào đó hiện về trong tâm não.


    Bài ca “Dưới Cổng Trường Làng” với giọng ca cà giựt, cà giựt của Hữu Phước đã làm say mê hàng vạn người nghe dĩa hát vào thời điểm đó. Dĩa hát ra đời, các ca sĩ tài tử đã học từ trong dĩa rồi đi ca ở các buổi đình đám địa phương, và ở đâu ca bài này cũng được hoan nghinh, có đôi khi dĩa vừa hát xong, hoặc ca sĩ tài tử vừa ca dứt bản thì có người lên tiếng: Sao mà giống tâm sự của tôi quá!


    Bài ca còn có thêm giọng hò và ngâm thơ của nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan gối đầu cho Hữu Phước vô vọng cổ.

    Ngành Mai
    Theo NV
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Koala (14-08-2012), romeo (14-08-2012), Thanh Hậu (14-08-2012)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Mời cả nhà cùng nghe tác phẩm gốc thu âm những năm 1960 này do bạn Nhipphong gửi tặng:
    Hận Tha La

    Tân nhạc: Sơn Thảo (Thanh Sơn)
    Cổ nhạc: Viễn Châu

    Trình bày: Thanh Thúy, Thành Được

    Hãng đĩa: Hồng Hoa

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (14-08-2012), romeo (14-08-2012), Thanh Hậu (14-08-2012)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Còn bài Dưới cổng trường làng sau này Hữu Phước có thu lại. Ko biết có ai có bản xưa ko ta?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (14-08-2012), Thanh Hậu (14-08-2012)

  7. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Bài này bản xưa trên bìa đĩa anh Nhipphong cũng có luôn thì phải, bửa con nghe ảnh nói !!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    romeo (14-08-2012)

ANH EM CHANNEL