Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
  1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    PNO - Khá đông khán giả đã có mặt trong đêm thi bán kết đầu tiên của cuộc thi Chuông vàng Vọng cổ (CVVC) Truyền hình lần 7/2012 vào tối 17/8 tại rạp Công Nhân (Q.1).


    Các thí sinh bán kết Chuông vàng vọng cổ truyền hình - Ảnh: T.V

    Điều này cho thấy sau 6 lần tổ chức, cuộc thi CVVC đã có một sức hút đặc biệt đối với công chúng.

    14 thí sinh tranh tài trong đêm đầu tiên "để lộ" một khoảng cách nhất định giữa các thí sinh tranh tài ở vòng bán kết, tuy nhiên vẫn chưa có một giọng ca nào thật sự nổi trội với làn hơi, chất giọng đặc biệt.

    Thí sinh Đỗ Thị Yến ( Thái Nguyên), một trong 10 gương mặt lọt vào vòng chung kết cuộc thi CVVC năm 2011, được đặc cách vào thẳng vòng bán kết năm nay cũng đã thể hiện phần thi của mình trong đêm thi này.

    26 thí sinh còn lại sẽ tiếp tục tranh tài vào tối 18&19/8 để ban tổ chức chọn ra 10 giọng ca xuất sắc nhất đi tiếp vào vòng chung kết, dự kiến sẽ diễn ra từ cuối tháng 8/2012 đến cuối tháng 9/2012.

    Thảo Vân
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Thanh Hậu (19-08-2012)

  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Mình có nên mở topic dự đoán vị trí các chuông không nhỉ!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Phong_Vũ (21-09-2012), Thanh Hậu (22-09-2012)

  5. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    (SGGPO).– Tối 20-9, đêm chung kết 4 với chủ đề “Dòng sông kháng chiến” của Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần VII – 2012 do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra sôi nổi với phần thi tài ca diễn của 5 thí sinh: Nguyễn Văn Đáng (SN 1982, Bắc Giang), Phan Tấn Đạt (1981, Tây Ninh), Đoàn Hoa Mai (1979, Hải Dương), Lê Thị Ngọc Thảo (1981, Long An), Phạm Thị Huyền Trang (SN 1986, Bạc Liêu).

    Từ trái sang: Thí sinh Phạm Thị Huyền Trang, thí sinh Nguyễn Văn Đáng, thí sinh Lê Thị Ngọc Thảo trong đêm thi chung kết 4


    Trong đêm thi này, các thí sinh đã có nhiều nỗ lực, mang lại những trích đoạn ca diễn hay, tạo cảm xúc cho khán giả mộ điệu. Kết quả, ba thí sinh Phạm Thị Huyền Trang (SN 1986, Bạc Liêu), Nguyễn Văn Đáng (SN 1982, Bắc Giang) và Lê Thị Ngọc Thảo (1981, Long An) cao điểm nhất, giành quyền vào thi chung kết xếp hạng tranh chuông vàng (40 triệu đồng), chuông bạc (30 triệu đồng) và giải ba (20 triệu đồng) sẽ diễn ra vào tối 27-9, hai thí sinh còn lại phải dừng cuộc chơi.

    Trong đêm chung kết 4, với phần thi trích đoạn “Theo bước chân Võ Văn Tần” (tác giả Tuấn Hữu) thí sinh Lê Thị Ngọc Thảo (1981, Long An) tiếp tục đoạt giải khán giả bình chọn nhiều nhất và đây cũng là lần thứ ba liên tiếp trong 4 đêm thi của vòng chung kết thí sinh này luôn được khán giả bình chọn nhiều nhất.

    Trong đêm thi chung kết 4, các phần ca xen kẽ với các phần thi của các thí sinh tiếp tục được chăm chút, dàn dựng hoành tráng mang lại nhiều cảm xúc cho công chúng.
    Đỗ Hạnh
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    danhmat (21-09-2012), DOHOANG (22-09-2012), Giang Tiên (21-09-2012), Thanh Hậu (22-09-2012)

  7. canhphudu
    Avatar của canhphudu
    xin chào mọi người, em rất yêu mến ca cổ (mặc dù ca không hay). Em muốn được làm quen với mọi người, và ai biết chổ nào học nhịp vọng cổ xin chỉ em với
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to canhphudu For This Useful Post:

    Thanh Hậu (22-09-2012)

  9. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nơi nào dạy cải lương đều dạy nhịp hết bạn à. Bạn vào đây xem thử địa chỉ nào phù hợp nhé Địa chỉ vàng cải lương
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Thanh Hậu (22-09-2012)

  11. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Topic đó có rồi đó Bình, anhB tạo cũng lâu rồi. Em mau mau vào dự đoán kẻo trể hen!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    Thanh Hậu (22-09-2012)

  13. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Tối (27/9), sân khấu "Chuông vàng vọng cổ" đã chính thức đón chào những thành viên mới: "Chuông vàng" 2012 Phạm Thị Huyền Trang, "Chuông bạc" Lê Thị Ngọc Thảo và giải ba thuộc về chàng trai xứ quan họ Bắc Giang - Nguyễn Văn Đáng.

    Với số điểm 19,98, cô gái đến từ Bạc Liêu Phạm Thị Huyền Trang đã chinh phục ngôi vị quán quân "Chuông vàng vọng cổ" 2012. "Chất giọng lạ và khả năng diễn xuất tốt đã tạo nên ưu thế cho Huyền Trang", theo nhận xét của NSƯT Phượng Loan.

    Giây phút đăng quang và nhận giải của các thí sinh "Chuông vàng vọng cổ" lần 7 - 2012:

    Phạm Thị Huyền Trang nhận danh hiệu "Chuông vàng" 2012
    trong niềm vui và nước mắt
    "Chuông bạc" thuộc về cô gái đến từ Long An - Lê Thị Ngọc Thảo
    Giải ba chung cuộc Nguyễn Văn Đáng
    Ba ngôi vị cao nhất "Chuông vàng vọng cổ" 2012
    Giải tư đồng hạng được trao cho Đoàn Hoa Mai và Phan Tấn Đạt
    Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Văn Sơn, Trần Ngọc Nhã Thi, Phạm Thị Thúy Loan nhận giải khuyến khích
    Giải thí sinh được yêu thích nhất trong đêm chung kết xếp hạng thuộc về Nguyễn Văn Đáng
    Giải báo chí bình chọn dành cho thí sinh Phạm Thị Huyền Trang


    Dưới đây là những hình ảnh trong đêm chung kết xếp hạng:

    Trong phần đầu tiên, các thi sinh sẽ thể hiện giọng hát cảm xúc và khả năng diễn xuất trong các trích đoạn tự chọn mang chủ đề "Dòng sông Việt". Hóa thân thành những người nữ nông dân anh hùng, Huyền Trang và Ngọc Thảo đều để lại ấn tượng đẹp với giọng hát mượt mà, giàu cảm xúc. Trong hình ảnh "tráng sĩ" quen thuộc, thí sinh Nguyễn Văn Đáng cũng không kém phần tỏa sáng.

    Thí sinh Nguyễn Văn Đáng (SBD 39) - vai tráng sĩ trong trích đoạn "Bến nước Ngũ Bồ", với phần phụ diễn của "Chuông vàng" 2007 Ngọc Đợi
    Phạm Thị Huyền Trang hóa thân vào vai Năm Điền trong trích đoạn "Nghĩa sĩ Cần Giuộc"; NSƯT Hùng Minh, nghệ sĩ Chiêu Hùng và Minh Trường phụ diễn
    "Cô gái sông Vàm" qua phần dự thi của thí sinh Lê Thị Ngọc Thảo, giải ba "Chuông vàng vọng cổ" 2008 Võ Thị Trí phụ diễn


    Ba thí sinh tiếp tục thể hiện khả năng hát đa dạng qua phần thi thứ hai: Bốc thăm trình bày một bản vọng cổ do Ban tổ chức quy định. Việc chuẩn bị cho ca khúc mới trong thời gian ngắn là một thách thức không nhỏ đối với các thí sinh. Đó cũng là yếu tố mang đến cảm giác hồi hộp cho khán giả theo dõi chương trình.

    Ba thí sinh bốc thăm bài hát dự thi
    "Chiều sông Lô" qua phần dự thi của Nguyễn Văn Đáng
    Huyền Trang dự thi ca khúc "Vầng Trăng sông Trẹm"
    Bài vọng cổ "Dòng sông hoa tím" qua phần trình bày Lê Thị Ngọc Thảo


    Đan xen trong chương đêm chủ kết mang chủ đề "Dòng sông Việt" là những tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu, mang đậm hồn dân tộc và lòng tự hào non nước.
    "Lý ngựa ô" qua giọng hát của NSƯT Ái Xuân và nhóm Fourtenor
    NSƯT Thanh Thanh Hiền, Quế Trân và ca sĩ Eban Tú trình bày trường ca "Chinh phụ hoài lang"


    Và những người đã đồng hành cùng chung kết "Chuông vàng vọng cổ" 2012:
    Ban giám khảo - những người "cầm cân nảy mực" cho cuộc thi
    Nhà báo Thanh Hiệp (giữa)- phóng viên báo Người lao động - Chủ tịch Hội đồng báo chí
    Trường Ban tổ chức chương trình - Phó Tổng Giám đốc HTV Cao Anh Minh
    Người dẫn chương trình Huỳnh Giao - Mạnh Cường
    Khép lại cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2012



    Diễn ra đúng vào ngày Giỗ Tổ của sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch), niềm vui càng nhân đôi với những người thực hiện chương trình khi đêm chung kết xếp hạng hôm (27/9) được đánh giá là "đêm diễn được tổ chức tốt nhất trong cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" các năm qua" - theo Chủ tịch Hội sân khấu TP.HCM - soạn giả Lê Duy Hạnh.
    B.C Ảnh: Quan Tek
    (Theo HTV
    )
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (29-09-2012), Giang Tiên (29-09-2012), Koala (29-09-2012), romeo (29-09-2012), Thanh Hậu (29-09-2012)

  15. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Giải ba cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ 2012" chia sẻ tâm sự của mình trong tâm trạng khá thoải mái. Chàng trai đến từ Bắc Giang này cho biết được vào vòng xếp hạng và có giải thưởng đã là một thành công ngoài mong đợi của mình.

    Trong đêm thi xếp hạng có dì Hải Hà đến cổ vũ tinh thần cho Đáng và đã cùng anh song ca một làn điệu quan họ rất ngọt ngào, tình cảm. Là người con đến từ cái nôi quan họ, anh có thể cho biết cơ duyên nào đưa anh đến với bộ môn nghệ thuật cải lương không? Mình là người con đất quan họ, đất chèo nên những làn điệu mình đã được mẹ ru từ trong nôi. Nhưng ngày bé cứ nghe tiếng guitar là mình không chịu được.

    Mình nghe cải lương từ thời chú Minh Vương, chú Thanh Tuấn và đã tập tành ca theo từ đó. Bố mình cũng rất thích cải lương, ở đâu có vở diễn mới cho dù xa hay mưa nắng, bố cũng chở mình đi xem. Mình còn nhớ thời đó còn xem cải lương bằng những băng video to to, cứ thế cải lương ngấm dần vào mình lúc nào không hay. Và niềm đam mê cũng từ đó lớn dần, sau đó mình quyết định theo nghiệp cải lương. Mình học cải lương nhưng ở ngoài kia mình ít có cơ hội được hát, thông thường mình hát quan họ, dân ca, vì chương trình cải lương cũng không có nhiều.

    Trong này, các bạn có thể sống bằng nghề cải lương. Mình hy vọng cải lương sẽ phát triển hơn nữa ở miền Bắc để những người như mình có dịp thể hiện hết khả năng để phục vụ khán giả. Là thí sinh miền Bắc lần đầu tiên bước vào vòng chung kết xếp hạng, cảm nghĩ của anh thế nào? Mình cảm thấy rất vui, rất tự hào vì mình là thí sinh miền Bắc đầu tiên được lọt vào vòng chung kết và lại là thí sinh nam tranh Chuông vàng với hai cô gái xinh đẹp đến từ nơi sản sinh ra đờn ca tài tử - miền Tây Nam Bộ và ca rất ngọt.


    Nguyễn Văn Đáng cùng với Chuông vàng 2007 - Ngọc Đợi thể hiện trích đoạn "Bến nước Ngũ Bồ" trong đêm chung kết xếp hạng

    Trước khi đăng ký thi mình mong muốn được lọt vào vòng 3 người và cuối cùng những nỗ lực của mình đã được đền đáp. Đến với đêm thi cuối cùng, với tâm lý thoải mái và muốn để lại ấn tượng cho khán giả, mình đã thử ca giọng Nam và đã nhận được những tràn pháo tay khích lệ.

    Thật ra, mình cũng cảm thấy tự tin khi ca cải lương bằng giọng Bắc nhưng nó hơi cứng. Trước đó, mình cũng tập ca cải lương giọng Nam nhưng sau năm 2000, khi vào sân khấu học, các thầy cô khuyên mình nên hát theo tiếng gốc. Trong đêm chung kết xếp hạng, mình cũng không đặt nặng vấn đề phải đoạt giải "Chuông vàng" hay "Chuông bạc" gì cả.


    Nguyễn Văn Đáng trong vai Đinh Liễn - vở "Đế Đô sóng cả"

    Vậy anh có dự định vào miền Nam để phát triển sự nghiệp không? Vào miền Nam để lập nghiệp sẽ rất thuận lợi cho sự nghiệp của bản thân, nhưng để chuyển hẳn vào Nam sinh sống thì phải cần có sự suy nghĩ thấu đáo và cả một quá trình chuẩn bị. Tất nhiên, điều này cũng là ý kiến rất đáng để cân nhắc. Là một trong ba vị trí cao nhất của Chuông vàng vọng cổ 2012, anh có dự định gì cho tương lai sự nghiệp?

    Trong thời gian sắp tới, Đáng sẽ cố gắng luyện tập thật nhiều, khắc phục những nhược điểm mà Hội đồng nghệ thuật đã chỉ ra. Cũng như mang hết những khả năng, niềm đam mê nghệ thuật để cống hiến cho khán giả mộ điệu những tác phẩm thật hay để không phụ lòng tin yêu của mọi người dành cho mình. Chân thành cảm ơn anh và chúc anh sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên con đường nghệ thuật của mình.
    B.C - T.N (Ghi)
    (Theo HTV)







    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 5 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    DOHOANG (01-10-2012), Duongtonhu (01-10-2012), romeo (01-10-2012), Thanh Hậu (01-10-2012), Thuong Tran (01-10-2012)

  17. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    TT - Tối 27-9, thí sinh Phạm Thị Huyền Trang (sinh 1986, Bạc Liêu) đã đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần VII-2012 với số điểm cao nhất (19,98 điểm). Giải Chuông bạc thuộc về Lê Thị Ngọc Thảo (Long An) và giải Chuông đồng thuộc về Nguyễn Văn Đáng (Bắc Giang).

    Thí sinh Huyền Trang với giải nhất trị giá 70 triệu đồng - Ảnh: T.T.D.

    Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ do Đài truyền hình TP.HCM tổ chức định kỳ hằng năm. Đêm gala biểu diễn báo cáo sẽ diễn ra lúc 20g30 ngày 30-9 tại TP Cần Thơ, truyền hình trực tiếp trên HTV9 và một số đài địa phương. Đêm gala quy tụ bảy Chuông vàng vọng cổ, với các phần trình diễn ca cổ và hai trích đoạn cải lương đoạt giải Chuông vàng và bạc: Nghĩa sĩ Cần GiờCô gái sông Vàm.

    T.T.D.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 5 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (01-10-2012), Giang Tiên (01-10-2012), MEM (01-10-2012), romeo (01-10-2012), Thanh Hậu (01-10-2012)

  19. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    (SGGPO).– Tối 27–9, đêm chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ lần VII năm 2012” do Đài Truyền hình TPHCM tổ chức đã diễn ra sôi nổi, hồi hộp đến phút cuối với phần thi tài ca diễn của 3 thí sinh: Phạm Thị Huyền Trang (SN 1986, Bạc Liêu), Nguyễn Văn Đáng (SN 1982, Bắc Giang) và Lê Thị Ngọc Thảo (SN 1981, Long An).

    Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Đua – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thân Thị Thư – Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Đào Văn Lừng – Vụ trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban đại diện phía Nam; cùng đại diện các sở ngành của TPHCM và đông đảo công chúng mến mộ vọng cổ cải lương ở TPHCM và các tỉnh thành.

    Đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM trao giải Chuông vàng cho thí sinh Phạm Thị Huyền Trang.


    Trước đêm thi chung kết xếp hạng, Phạm Thị Huyền Trang đang là thí sinh cao điểm nhất của vòng chung kết 4 và dường như lợi thế này đã giúp cho cô gái trẻ tuổi nhất của đêm thi đủ bình tĩnh, bản lĩnh và tự tin ca diễn tốt trích đoạn cải lương “Nghĩa sĩ Cần Giuộc” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Đăng Minh và bài vọng cổ bốc thăm chọn ngẫu nhiên “Vầng trăng sông Trẹm” của tác giả Phi Hùng, đạt số điểm: 19,98 điểm, vượt qua hai thí sinh còn lại, đoạt Chuông vàng (40 triệu đồng) và đoạt cả giải thưởng do Hội đồng báo chí bình chọn.

    Thí sinh Phạm Thị Huyền Trang (trái) trong trích đoạn Nghĩa sĩ Cần Giuộc.
    Từ trái sang: Phạm Thị Huyền Trang (chuông vàng), Lê Thị Ngọc Thảo (chuông bạc) và Nguyễn Văn Đáng (giải ba).

    Còn thí sinh Lê Thị Ngọc Thảo, theo đánh giá của tác giả Lê Duy Hạnh – Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật thì ở phần thi ca diễn trích đoạn “Cô gái sông Vàm” (tác giả Hữu Lộc – Hoàng Sông Việt) đã thể hiện tốt, biết khắc phục được những nhược điểm, nhưng đến phần thể hiện bài vọng cổ bốc thăm chọn ngẫu nhiên “Dòng sông hoa tím” của tác giả Nhâm Hùng thì lại bị trục trặc, mất tự tin và đạt 19,96 điểm, đoạt Chuông bạc (30 triệu đồng).

    Riêng với chàng trai duy nhất của đêm thi và cũng là thí sinh duy nhất của miền Bắc lần đầu tiên lọt vào đến đêm chung kết xếp hạng của Cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ” là Nguyễn Văn Đáng thì dường như sức khỏe và chất giọng đã phần nào cản trở anh đến với vinh quang. Ở hai phần thi của mình, mặc dù Nguyễn Văn Đáng đã có nhiều nỗ lực và thậm chí anh còn “bạo gan” ca giọng Nam với bài vọng cổ bốc thăm ngẫu nhiên là “Chiều sông Lô” của tác giả Ngô Hồng Khanh, nhưng anh chỉ đạt số điểm 19,95 điểm, đành chấp nhận hạng ba.

    Ngoài giải ba, Nguyễn Văn Đáng còn nhận được giải khán giả bình chọn nhiều nhất trong đêm thi chung kết xếp hạng.
    Đỗ Hạnh
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (01-10-2012), MEM (01-10-2012), romeo (01-10-2012), Thanh Hậu (01-10-2012)

  21. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Phạm Thị Huyền Trang, Chuông vàng 2012, là cô gái xuất thân từ cái nôi của bản "Dạ cổ hoài lang". Từ nhỏ Huyền Trang đã rất mê ca hát, và tình yêu cải lương ấy đã ươm mầm tài năng cho cô gái Bạc Liêu này.

    Hành trình theo đuổi niềm đam mê của Trang như thế nào?Mê hát cải lương từ rất nhỏ nhưng cách đây 5 năm, Trang mới biết hát và hát nhịp nhàng mà không bị rớt chữ. Trang học hát ở Vĩnh Long và người đã dạy vỡ lòng cho Trang là thầy Lưu Minh Sang. Sau đó nửa năm, Trang tình cờ gặp thầy Thiện Vũ ở Long Xuyên. Các thầy đã dạy cho Trang những kiến thức đầu tiên để theo đuổi niềm đam mê của mình.

    Trưởng thành hơn một chút, Trang được nhận về công tác ở Trung tâm Văn hóa tỉnh Cần Thơ. Một lần nữa, cái duyên với cải lương đã cho Trang cơ hội được các anh chị ở đây hướng dẫn để làm sao trở thành một nghệ sĩ cải lương thật thụ. Cho đến ngày hôm nay, khi thi "Chuông vàng vọng cổ", Trang cũng được các thầy chuốt từng lời ca và thấu hiểu tâm lý của nhân vật để có thể ca sao cho trọn vẹn nhất.

    Huyền Trang vai công chúa Ngọc Hân trong vở "Trống lệnh Tây Sơn" - chung kết 2
    Động lực nào giúp Trang vượt qua thử thách để đến với nghề "làm dâu trăm họ" này? Gia đình luôn ở bên cạnh Trang. Đặc biệt là mẹ. Còn nhớ ngày Trang đi thi, mẹ đã nói với Trang rằng: "Nếu đã theo nghề thì hãy hát bằng chính tình yêu của mình. Nếu có thất bại thì cũng đừng có nản, chỉ cần con cố gắng hết sức mình và hát cho tới là tự con đã thành công rồi".

    Cảm xúc của Trang khi đến với sân khấu "Chuông vàng vọng cổ" cũng như khi nhận giải cao nhất của cuộc thi? Được trình diễn trên sân khấu để thỏa đam mê là một niềm hạnh phúc của Trang. Trang luôn tự hứa sẽ cố gắng hết sức mình để mỗi lần xuất hiện, Trang sẽ đem lại cho khán giả những điều mới mẻ nhất, dễ thương nhất. Thực sự trân quý giải Chuông vàng năm nay, có thể nói với Trang, "Chuông vàng" chính là hạnh phúc được thăng hoa đến đỉnh điểm, nó đánh dấu một dấu mốc lớn trong sự nghiệp của Trang.

    Huyền Trang có phần thi xuất sắc, diễn cảm trong trích đoạn "Mẹ của chúng con" - vòng chung kết 4

    Điều mà Trang mong muốn nhất hiện giờ cho sự nghiệp của mình? Thật tâm mà nói thì Trang luôn mong ước mình giữ được một chất giọng thật khỏe và trong trẻo. Đồng thời khi hát, Trang có thể lột tả được hết nội tâm của nhân vật để góp phần tạo một vở diễn trọn vẹn dành cho quý khán giả.
    Cảm ơn Trang.
    Hà Nhiên - T.Thủy (ghi)
    Theo HTV
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 3 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (02-10-2012), Koala (02-10-2012), Thanh Hậu (02-10-2012)

Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL