Trang 6/7 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 6 7 CuốiCuối

Chủ đề: Lý Con sáo

  1. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai
    Lý Con Sáo
    ( 10 câu nhịp đôi , song lang chiếc )

    1 - ( XẾ ) Xế Xáng ( U )
    2 - Ủ U Liu ( PHAN ) Liu Xề Phan ( LIU )
    3 - Phan ( LIU ) Xáng Ú LiuPhan ( LIU )
    4 - Liu ( XỀ ) Là Xề Phan ( LIU )
    5 - Lỉu ( - - ) Líu Liu ( XỀ )
    6 - Xề Liu ( - - ) Liu Xề ( - - )
    7 - Là Là ( HÒ ) Là Xang Xê ( CỐNG )
    8 - Xê Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xự ( XANG )
    9 - Là Là ( HÒ ) Là Xang Xê ( CỐNG )
    10 - Xê Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xự ( XANG )


    Lý Con Sáo
    ( 5 câu nhịp tư )

    1 - ( XANG ) Xang Xang ( XƯ )
    Xang Xể ( XÊ ) Liu Xề Phan ( LIU )
    2 - Xề Phan ( LIU ) Xứ U LiuPhan ( LIU )
    Xảng Xang Xư ( XỀ ) Liu Xề Phan ( LIU )
    3 - Xề Phan ( LIU ) Lỉu Liu Liu ( XỆ )
    Xề Liu ( - - ) Liu Xệ ( - - )
    4 - Là Là ( HÒ ) Là Xang Xê ( CỐNG )
    Xê Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xư ( XANG )
    5 - Là Là ( HÒ ) Là Xang Xê ( CỐNG )
    Xê Líu ( CỐNG ) Xê Xang Xư ( XANG )


    Lý Con Sáo
    ( 10 câu nhịp đôi , song lang chiếc )
    Ngấm Cảnh Khơi Nguồn
    Soạn lời : PHI ANH

    1 - ( Tiếng ) líu ( lo )
    2 - Chim ( oanh ) trên cành hót ( vang )
    3 - ( - - ) ( - - )
    4 - Như (chào ) đón xuân ( sang )
    5 - Nao nao ( - - ) trong tấc ( dạ )
    6 - Khách chi ( trong ) giấc mộng ( - - )
    7 - Ngày ( ngày ) càng nhìn hoa ( lá )
    8 - Lo nỗi ( lo ) cho thân ngày ( mai )
    9 - Lòng ( nầy ) còn đang trong ( trắng )
    10 - Chi xiết ( bao ) nỗi vui ngày ( xuân )


    Lý Con Sáo
    ( 5 câu nhịp tư. Song lang 2.4 )
    Ngắm Cảnh Khơi Nguồn
    Soạn Lời : PHI ANH

    1 - ( Vui ) lắm ( thay )
    Cảnh ( vật ) gợi lòng mơn ( mang )
    2 - Mai ( cúc ) lan thắm ( xinh )
    Ngạt ( ngào ) hương ( thơm )
    3 - Nỗi ( - - ) vơi trong ( lòng )
    Có khác ( chi ) non bồng ( - - )
    4 - Cảnh ( trời ) hòa mây ( nước )
    Khắp đó ( đây ) reo vui trời ( đông )
    5 - Càng ( nhìn ) càng thêm say ( đắm )
    Thêm tiếng ( tơ ) xa xa hòa ( ca )
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 11 Users Say Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:

    doanhuuhuan (21-09-2014), DOHOANG (15-06-2012), Duongtonhu (11-03-2014), El Zombre (07-02-2014), giaonguyentuong (16-12-2014), MEM (01-03-2014), phi yen (10-03-2014), romeo (18-11-2013), tancosay79 (12-08-2013), thành luân (18-09-2013)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyên Phúc ơi cho hỏi thêm nếu như ca câu 6 này nhịp đầu ca theo song lang hay ca chẻ 3/4 nhịp? và nhịp thứ hai thì ca 2/4 của song lang?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    DOHOANG (01-03-2014), giaonguyentuong (16-12-2014), MEM (09-03-2014), romeo (03-03-2014)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn Nguyên Phúc ơi cho hỏi thêm nếu như ca câu 6 này nhịp đầu ca theo song lang hay ca chẻ 3/4 nhịp? và nhịp thứ hai thì ca 2/4 của song lang?
    Theo căn bản tài tử thì nhịp đầu câu 6 (Lý Con Sáo) là nhịp ngoại 3/4 (giới tài tử xưa gọi là nhịp bảy rưỡi). Nhưng từ ngày có cải lương thì dần dần các nhạc công cải lương sửa lại thành nhịp nội (chẵn 8, thay vì bảy rưỡi). Có rất nhiều bài bản tài tử, những chỗ nhịp ngoại 3/4 (nhịp bảy rưỡi) đã được cải lương sửa thành nhịp nội (chẵn 8). Sở dĩ có sự sửa chữa như vậy là để cho dễ đàn và ca, nghe suông, êm và ngọt... Do đó mà hầu hết bài bản cổ nhạc Nam phần nói chung, bài bản cổ nhạc tài tử nói riêng ngày nay không còn đúng với cách phân nhịp của lòng bản gốc nữa. Đó cũng là "sự cải tiến để phát triển" của âm nhạc mà thôi.
    Trở lại câu hỏi của anh thaydat thì nhịp đầu của câu 6 bản Lý Con Sáo ngày nay đều ca nhịp nội, và nhiều nhạc sĩ cũng đàn nhịp nội tại chỗ này. Nhưng nhịp thứ 2 (nhịp cuối câu 6) thì phải giữ đúng nhịp ngoại (2/4), vì là căn bản bắt buộc.
    Tóm lại, nhịp ngoại 2/4 thì bắt buộc phải giữ đúng; nhưng nhịp ngoại 3/4 (nhịp bảy rưỡi) thì không cần giữ và làm tròn thành nhịp nội cũng được. Đại khái như bản vọng cổ, có người ca chẻ, có người ca nội vậy mà (Phượng Liên thường ca chẻ, Văn Giỏi và Ba Tu thường đàn chẻ).
    Đàn và ca chẻ là một nghệ thuật và kỹ thuật. Người mới học đàn và học ca thì thường là đàn và ca nhịp nội (không chẻ bảy rưỡi). Người đàn và ca giỏi thì thường đàn và ca chẻ (bảy rưỡi). Nhịp ngoại 3/4 tức nhịp chẻ bảy rưỡi là tiếng đàn hoặc lời ca dứt trước nhịp xuống của chân phải (phách mạnh của trường canh) tại vị trí bảy rưỡi (3/4) thay vì dứt chẵn tại phách thứ 8 (trùng với ngón chân phải nhịp xuống - nhịp trường canh).
    Các anh chị lắng nghe tiếng đàn, lời ca của từng nhạc sĩ, từng nghệ sĩ sẽ nhận thấy rõ điều này (nhịp chẻ 3/4 tức bảy rưỡi).
    Đàn vọng cổ toàn nhịp nội (chẵn 8) nghe đều đều như "tụng kinh", giời tài tử xưa gọi là "đàn nhịp tầm bo", tức là đàn còn yếu nên phải đàn nhịp chẵn (nội) để dễ giữ nhịp, như đi cầu khỉ có tay vịn. Đàn nhịp chẻ (bảy rưỡi) là trình độ nhịp cứng, như đi cầu khỉ không cần tay vịn. Ca cũng vậy, mới tập ca (vọng cổ) thì ca toàn nhịp nội (chẵn 8) để dễ giữ nhịp.
    Để ý thì sẽ thấy các danh cầm đều đàn nhịp chẻ, các nghệ sĩ nổi tiếng cũng vậy.
    Các anh chị thử lắng nghe tiếng đàn vọng cổ của Ba Tu và Văn Giỏi sẽ thấy rất rõ.

    Anh thaydat có thể xem lại trang đầu của thread này để kham khảo thêm:
    http://diendan.cailuongso.com/showthread.php?t=1551
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (06-03-2014), Duongtonhu (11-03-2014), Giang Tiên (04-03-2014), giaonguyentuong (16-12-2014), huongle (06-03-2014), Mekong (20-01-2017), MEM (09-03-2014), romeo (03-03-2014), thaydat (02-03-2014)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nhân đây bạn Nguyên Phúc có thể nói thêm bản vọng cổ những láy đàn chẻ (nhịp 32) ở những láy từ nhịp mấy đến nhịp mấy ở những câu nào không ? Cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    huongle (06-03-2014), MEM (09-03-2014), romeo (06-03-2014)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Nhân đây bạn Nguyên Phúc có thể nói thêm bản vọng cổ những láy đàn chẻ (nhịp 32) ở những láy từ nhịp mấy đến nhịp mấy ở những câu nào không ? Cảm ơn.
    Bản đàn vọng cổ nhịp 32 (hiện tại bản vọng cổ chỉ có tới nhịp 32 mà thôi), trong tất cả các câu, những nhịp sau đây không được đàn chẻ (tức là bắt buộc phải đàn nhịp nội). Đó là các nhịp (trường canh) thứ 8, 12, 16, 20, 24 và 32 (nhịp thứ 4 có thể chẻ có thể không). Ngoài ra tất cả các nhịp khác đều có thể đàn chẻ 7 rưỡi (như đã nói ở đoạn trên). Muốn chẻ bao nhiêu nhịp, chẻ ít hay nhiều là tùy mỗi người đàn. Không ai đàn chẻ giống ai. Đàn chẻ cũng là một hình thức "bè" về trường độ (tân nhạc bè về cao độ, cổ nhạc bè về trường độ, ví dụ ca ló thụt).
    Anh thaydat có thể tìm nghe lại những bản đàn vọng cổ của nhạc sĩ Văn Còn (dây Rạch Giá) hoặc nhạc sĩ Năm Cơ (guitar) và nhịp theo thì sẽ nhận thấy rất rõ (Văn Vĩ cũng có).
    Thường, Văn Còn, Năm Cơ, Văn Vĩ thì đàn chẻ ở ngoài các câu ca, tức là chẻ trong các câu đàn chầu. Hiện nay Văn Giỏi và Ba Tu đàn chẻ trong cả các câu ca (như Phượng Liên hay ca chẻ nhịp vậy, Lệ Thủy cũng có).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Duongtonhu (11-03-2014), giaonguyentuong (16-12-2014), MEM (09-03-2014), romeo (10-03-2014), thaydat (10-03-2014)

  11. MEM
    Avatar của MEM
    Dù ko rành về đàn, nhưng các bài của Nguyenphuc rất thích đọc! hihi Cám ơn Nguyenphuc!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (11-03-2014), nguyenphuc (09-03-2014), romeo (11-03-2014), Thanh Hậu (09-03-2014)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Những bài viết của bạn Nguyên Phúc đọc rất đã. Qua những bài viết của Nguyên Phúc, tôi vở lẻ ra nhiều vấn đề về nhạc tài tử cải lương thật đúng là di sản văn hoá phi vật thể......
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (11-03-2014), MEM (11-03-2014), nguyenphuc (11-03-2014), romeo (11-03-2014), Thanh Hậu (12-03-2014)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Những bài viết của bạn Nguyên Phúc đọc rất đã. Qua những bài viết của Nguyên Phúc, tôi vở lẻ ra nhiều vấn đề về nhạc tài tử cải lương thật đúng là di sản văn hoá phi vật thể......
    Về bài bản, đàn tài tử nhiều nhịp ngoại (chẻ) bảy rưỡi hơn đàn cải lương. Cải lương thường đàn nhịp nội cho dễ ca.
    Ví dụ bản Nam Ai.
    Tài tử:
    1. Dở (trang) (-)
    lịch sử (-) giữa triều (Trần)
    2. Đời (-) Huyền Trân (-)
    Nhiều đau (khổ) tinh thần (-)

    Cải Lương:
    1. Anh Trần ơi trước khi chết (đi) (-)
    Em trăn (-) trối lại đôi (lời)
    2. Xin thương (dùm) con thơ (-)
    Mà bảo (bọc) chu toàn (-)

    Nhịp đầu câu 2 (Nam Ai) tài tử đàn và ca ngoại bảy rưỡi.
    Nhịp đầu câu 2 (Nam Ai) cải lương đàn và ca nhịp nội.

    Thường thường, tài tử hay đàn ngoại bảy rưỡi tại các nhịp lẻ của những bản nhịp tư, như bắc và nam chẳng hạn. Cải lương thì hầu hết đàn nội.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Duongtonhu (11-03-2014), Giang Tiên (11-03-2014), giaonguyentuong (16-12-2014), MEM (11-03-2014), romeo (11-03-2014), Thanh Hậu (12-03-2014)

  17. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Những bài viết của NP rất ư sắc bén, chắc NP đàn, ca, hát....xướng cũng thuộc hàng cao thủ. Mong có duyên "tái nạm (tái ngộ)" cùng gánh AE nha Phúc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    giaonguyentuong (16-12-2014), nguyenphuc (22-03-2014), romeo (11-03-2014), Thanh Hậu (12-03-2014)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Duongtonhu
    Những bài viết của NP rất ư sắc bén, chắc NP đàn, ca, hát....xướng cũng thuộc hàng cao thủ. Mong có duyên "tái nạm (tái ngộ)" cùng gánh AE nha Phúc.
    Dạ, không dám đâu anh Như ơi. Bên này đâu phải "cái nôi" của cổ nhạc tài tử và cải lương, nên không có "phong trào", thì làm sao mà sắc bén được. Chính ông Ba Tu được con bảo lãnh qua mà còn quay trở về mới có "đất dụng võ" kìa! Phượng Liên, Phương Hồng Thủy... gì gì cũng chịu chết! Hải Luận lâu lâu cũng trở về mới có môi trường "tác nghiệp"! Thì thằng em này mà "nhằm nhoà" gì nè... hi hi hi...
    Phởi dzị hông Giang Tiên úi ui !!!
    Hic... lâu quá không thấy chị Hồng Phượng vào đây bàn luận... hic...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (16-12-2014)

  21. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Đâu biết đâu nè. Mà coi bộ giờ nguyenphuc rành Tiếng Việt lắm rồi đó nghen. Không phải lo theo sau giải thích nữa. Nhưng mà cũng chưa biết ngày tháng năm nào gặp được nguyenphuc đây!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    giaonguyentuong (16-12-2014), nguyenphuc (22-03-2014)

Trang 6/7 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 6 7 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL