1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    CÓ THỂ NÓI TRONG GIỚI NS CẢI LƯƠNG XƯA NAY, NS MINH CẢNH ĐƯỢC XEM LÀ NGƯỜI CÓ LÀN HƠI DÀI VÀ ĐẦY, CHẤT GIỌNG THANH TRONG VỀ ÂM SẮC, CŨNG CÓ THỂ XEM NS MINH CẢNH LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐẠI BIỂU NHẤT “NGỌN CỜ ĐẦU” VỀ SÁNG TẠO KỸ THUẬT CA VỌNG CỔ HƠI DÀI, LÀN HƠI, CHẤT GIỌNG CỦA ÔNG ĐÃ ĐỂ LẠI ẢNH HƯỞNG SÂU RỘNG VỚI NHIỀU GIỌNG CA CHUYÊN VÀ KHÔNG CHUYÊN CỦA THẾ HỆ SAU, BỞI LỐI NGÂN HƠI DÀI NHƯNG ÂM GIỌNG KHÔNG GIÁN ĐOẠN MÀ CÀNG THANH TRONG HƠN.



    ĐƯỜNG VÀO NGHỆ THUẬT
    NS Minh Cảnh vào nghề cũng khá đặc biệt hơn so với nhiều đồng nghiệp cùng thời. Thời thanh niên, ông đã mê võ nghệ và ca vọng cổ , nên về võ ông rất giỏi quyền roi; ca vọng cổ thì ông tự luyện tập cho mình một phong cách riêng, không chịu ảnh hưởng bất cứ NS tài danh nào trước đó.

    Khi NS Minh Cảnh vào Cải lương chuyên nghiệp, ông cũng không đi từng bước như quân sĩ, dàn bao, kép tư, kép ba…; mà ông chỉ hát kép nhì và chánh. Ban đầu, ông thường ca salon trước khi gánh mở màn vở chính, vì bầu gánh lúc đó thích kiểu ca lạ của ông dễ thu hút khách. Tuy nhiên, một số đồng nghiệp thường sử dụng kỹ thuật ca chân phương theo lối tài tử thì không thích phong cách ca ngâm của NS Minh Cảnh, thậm chí chỉ trích ông ca không thuần chất giọng cổ Nam bộ, âm giọng lại ca nhạc Huế, pha tân nhạc, hơi-giọng như hò cấy lúa vì làn hơi dài…

    Quy luật tất yếu, cái mới nào ra đời bao giờ cũng bị cái củ kiểm soát và thậm chí kìm hãm; nhưng khi cái mới đủ sức phát triển thì tồn tại và vươn lên; ngược lại, nếu chịu không nổi sức ép cái củ thì sẽ bị triệt tiêu. NS Minh Cảnh đã chứng minh được điều đó để vươn đến sự kiến tạo một kỹ thuật ca ngâm riêng, nếu không muốn nói là ông đã xây dựng một trường phái ca ngâm “Minh Cảnh” cũng chẳng sai.

    Ông mới vừa hình thành tương đối định hình lối ca hơi dài, có một số NS ủng hộ; trong đó. Có NS Văn Được và nhạc sỹ Ngọc Sáu, và hai người này tiến cử NS Minh Cảnh với ông bầu Long ở gánh Kim Chung (1960). Vốn có làn hơi chất giọng thiên phú, nhưng nhịp thức ở một số thể điệu lúc này của NS Minh Cảnh vẫn còn rất hạn chế. Sau đó,ông qua Quận 8 tìm nhạc sỹ Bảy Trạch để bổ túc thêm nhiều thể điệu Cải lương.

    Trân sân khấu gánh Kim Chung từ 1960 đến 1963, NS Minh Cảnh đóng hầu hết là vai chánh, một số vai nhì khá nhiều vở. Nhờ lợi thế về võ thuật, vóc dáng gọn nên thân pháp nhanh lẹ, được ứng dụng vào những vở kiếm hiệp thì ông biểu diễn những cú bay lượn rất ngoạn mục. Vì thế, hầu như các vở màu sắc, kiếm hiệp là NS Minh Cảnh thủ vai chánh, nổi bậc những vở: Người NS mù đất Hà Tiên, Phù kiều trường hận, Tiếng cười bao Tự, Tuyết phủ chiều đông, Chiều thu sầu ly biệt, Lưỡi kiếm thần, Bẻ kiếm lên trời, Bích Vân cung kỳ án, Bức họa da người…

    Và từ năm 1961 thì NS Minh Cảnh nổi danh ca vọng cổ ở hãng đĩa Asia, mở đầu là bài Vọng cổ “Tu là cội phúc “, kế đến là bài “Sầu vương ý nhạc” (cả hai bài của soạn giã Viễn châu), và hai bài này đã tạo một dấu ấn về kỹ thuật ca vọng cổ mới mẻ nhất từ trước đó, với làn hơi dài, giọng thanh cao, trẻ trung…Riêng bài “Sầu Vương ý Nhạc” đã tạo nên tên tuổi một danh ca trẻ “Minh Cảnh” lúc bấy giờ.

    Hầu như ngoài dân gian, nhất là phong trào Đờn ca Tài tử lúc đó ở đâu cũng có người bắt chước lối ca của NS Minh Cảnh: “Em ở nơi nào em ở đâu. Lời ca tức tưởi giữa cung sầu. Quê nghèo áo nhuộm màu sương khói. Một kiếp phong trần mấy biển dâu…”

    HƠI DÀI THANH TRONG
    Từ sau năm 1961, hầu như ngoài “Hoàng đế đĩa nhựa-Tấn Tài” thì NS Minh Cảnh là một trong những giọng ca thu đĩa với số lượng khá nhiều ở các hãng như: Asia, Hồng Hoa, Việt Nam, Continal…Từ năm 1965 đến 1975 thì giọng ca NS Minh Cảnh luôn văng vẳng trên đài phát thanh Sài Gòn, Cần Thơ, Quân đội; đặc biệt, ông nổi danh giai đoạn này là những bài Tân cổ giao duyên, cho đến bây giờ khi nghe lại băng cassette hay đĩa hát người nghe vẫn dành cho giọng ca NS Minh Cảnh đầy sự ngưỡng mộ.

    Với một thập niêm thu đĩa và ca đài, NS Minh Cảnh đã để lại rất nhiều bài Vọng Cổ và Tân cổ giao duyên rất ấn tượng. Trong đó, những bài nổi tiếng như: Tu là cội phúc, Sầu vương ý nhạc, Võ Đông sơ – Bạch Thu Hà, Người em Vỹ dạ, Em bé đánh giày, Lưu Bình Dương Lễ, Đời mưa gió, Lòng dạ đàn bà, Chuyến xe lam chiều, Trái sầu riêng (ca với Mỹ Châu), Ni cô và kiếm sỹ (ca chung Diệu Hiền), Người điên yêu trăng, Tàu đêm năm củ (ca với Phượng Liên), Duyên quê (ca với Lệ Thủy), Chuyến tàu hoàng hôn (ca với Lệ Thủy), Trăng sáng vườn chè (ca với Lệ Thủy), Mưa trên phố Huế (ca với Lệ Thủy), Quán nữa khuya (ca với Chí Tâm)….; một số vở như: Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa thu trên Bạch Hà sơn, Dốc sương mù….

    Thiên phú cho NS Minh Cảnh một làn hơi dài hiếm có. Độ dài khi ca ngâm, xử lý kỹ thuật,ngân-rung không bị đứt quảng hay bị “sét” giọng, tức là không có nhiều họa âm ồn đan xen; cũng không bị “non” âm, tức là đuối hơi, đặc biệt là không nhấn nhá một thanh điệu nào (dấu) riêng biệt. Nói gọn, làn hơi của NS Minh Cảnh dài và đầy; khi kéo dài hơi cung cấp cho kỹ thuật ngân giọng thì luồng hơi của ông dồi dào như sức nước trên nguồn chảy xuống thành dòng một cách thông thoáng, mà không bị cản trở vì lý do nào khác như: tắt, xát, ù, rè, dẹp….; mà trong âm học gọi là khí lực mạnh (strong sounds).

    NS Minh Cảnh có một chất giọng cũng khá đặc biệt, là loại giọng “trung tính”, tức không nghiêng về thổ, đồng, kim; mà giọng ông pha lẫn giữa đồng và kim. Đồng ngân vang và độ mạnh là đặc trưng, kim thì thanh thoát và trong veo, cao vút nhưng không mạnh và ngân vang bằng đồng. Hai giọng pha lại thì ngân vang dài, cao vút và thanh trong, đó chính là giọng trung tính ( neuter sounds). Chất đồng – kim của NS Minh Cảnh, mà trong giới thường gọi là “Đồng lai kim” hoặc “Đồng pha kim”. Nhờ hai tố chất này mà hơi – giọng mà làn hơi tạo nên âm giọng khỏe mạnh, cường độ, trường độ của các ca từ biểu đạt rất tuyệt vời. Nghĩa là về trường độ thì ông buông hơi ngân giọng kéo dài như ý muốn, người nghe vẫn cảm nhận là hơi ông vẫn còn dư nếu cần thiết phải kéo thêm nữa.

    Nhưng trong kỹ thuật buông hơi dài mà vẫn biểu đạt được cảm xúc của ca từ, buồn và mùi rười rượi: “Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức. Tôi còn nhớ mãi những lời ca não ruột của em bé ngây thơ hát dạo ở ven đường…” (trích trong bài sầu vương ý nhạc) . Các ca từ không bị ngắt quảng, cũng không bị mờ âm như kiểu ca “tụng”, mà từng âm rõ ràng có thẩm âm thanh trong cho người nghe xúc cảm. Nổi bậc là kỹ thuật buông hơi mà không ngắt giọng còn được biểu đạt trường độ hoàn mỹ ở chỗ âm lực đầy đặn, ông thường ém hơi để dồn đẩy lực trước khi ca hơi dài: “Hò…hơ…qua chợ Đông Ba, ai về Gia Hội, ai về thành nội, ai đợi Văn Lâu, giọt mưa còn đọng nổi sầu, sông Hương muôn thuở còn sâu ân….tình. Thượng Tứ chiều nay ai có đợi mình. Chiếc nón bài thơ em nghiêng nghiêng che mặt, e ấp cuối đầu má đỏ hây hây…”

    NS Minh Cảnh không chỉ dừng lại kỹ thuật ca hơi dài ở thể loại Vọng cổ, mà một số thể điệu Cải lương ông cũng diễn tả sở trường hơi dài-giọng trong của mình, cụ thể ở thể điệu Xàng xê lớp xề trong vở “ Đêm lạnh chùa hoang”: “Nhưng Sơn đệ ơi, anh còn biết phải làm sao khi em vừa buông tay kiếm, thì ân tình kia dẫu có nặng bằng non thì nợ núi sông còn thâm sâu hơn biển rộng sông….dài”. Đỉnh điểm hay nhất của giọng ca Minh Cảnh từ trước tới nay có lẻ là vở Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, không những anh ca vọng cổ hơi dài rất hay mà trong các thể điệu như Khóc hoàng thiên, chuồn chuồn, Xang xừ líu, Văn thiên thiên tường (lớp dựng), Nam ai…Minh Cảnh có nhiều sáng tạo trong cách “diễn trong ca” rất điêu nghệ , được khán thính giả rất hài lòng và yêu thích.

    Sau 1975, giọng ca của NS Minh Cảnh vẫn với phong cách và kỹ thuật ca hơi dài, nhưng ông tiết chế nét trẻ trung của ngày trước; mặt khác, có lẻ do nội dung ca từ của bài ca nên ông giọng, xử lý hơi ở vài trường hợp nhấn trọng âm nên trường độ không ngân dài như xưa, mà trở thành cường độ ở những điểm nhấn, khiến âm giọng có phần sâu lắng, bộc lộ tâm trạng, nổi niềm của người ca với nội dung ca từ; mà một số người cho rắng giọng ông lắng đi, bớt phần trẻ trung của ngày trước. Có thể thấy qua một số bài sau 1975 như: Bông điệp Sài Gòn, vui bước chân ta, Áo bà ba kỷ niệm ngày thu…giọng ca của Minh Cảnh tuy không còn trẻ trung nhưng điêu luyện và sâu lắng, ngọt ngào hơn.

    Đỗ Dũng

    (Theo Đỗ Dũng - BSKTP)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Nguyễn Ngọc Điệp (26-09-2012), Thanh Hậu (26-09-2012)

  3. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Minh Cảnh ngày xưa mấy tuồng ông ca lượn trên nhịp thật tuyệt vời, rất mê nghe ông ca theo lối đó.. Trong tuồng Con Tấm Con Cám là rất thích, mọi người ra trang chủ nghe tuồng này sẽ thấy !!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    Nguyễn Ngọc Điệp (26-09-2012)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Kiếm cái hình đẹp thời trẻ thay bài cho chú Minh Cảnh đẹp lung linh cái coi. Ngày xưa chụp hình nhìn hay hay.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Nguyễn Ngọc Điệp (26-09-2012), Thanh Hậu (26-09-2012)

  7. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Chú Mem thấy ngày xưa chụp hình hay và đẹp thế nào ạ, chú nói con nghe ý của chú Mem với ạ, hihi.. Con cũng cực kì thích hình ảnh của ngày xưa của nghệ sĩ, phong cách đẹp quá !!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    MEM (26-09-2012), Nguyễn Ngọc Điệp (26-09-2012)

  9. MEM
    Avatar của MEM
    Nè con xem nè. Nhìn hay hay!


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    Nguyễn Ngọc Điệp (26-09-2012)

  11. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Con thấy bình thường như hình cô Lệ Thủy, Mỹ Châu thời còn nhỏ thôi mà tấm này được cái nhìn Minh Cảnh rất nhỏ tuổi.. chú Mem thấy hay hay là cách chụp hình, kiểu dáng nghệ sĩ hay tuổi nghệ sĩ ạ

    Tấm này nhìn MC dễ thương quá, còn trẻ vầy mà đã hát được rồi thì quá giỏi, ngày xưa thật hay !!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL