1. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai
    Nguyễn Phương hân hạnh được gặp lại nữ nghệ sĩ Bích Thuận, người nghệ sĩ cải lương cao niên nhất trong Hội nghệ sĩ Ái hữu Paris nhân dịp Hội tổ chức một tiệc thân hữu đón tiếp vợ chồng Nguyễn Phương khi chúng tôi đến Paris vào ngày 12 tháng 11 năm 2006.


    Cô Bích Thuận năm nay đã 84 tuổi, cô vẫn còn giữ được giọng ca thanh thoát và một dung nhan sắc sảo như thuở cô còn hát trên sân khấu những thập niên 50, 60. Các nữ nghệ sĩ cải lương đồng thời với cô, những nữ nghệ sĩ đã vào lứa tuổi trên dưới 80, không có ai còn giữ được một dung nhan kiều diễm bền vững với thời gian như nữ nghệ sĩ Bích Thuận.

    Cô gái đất quan họ
    Bích Thuận, quê ở tỉnh Bắc Ninh, quê hương của những điệu hát quan họ. Lúc lên 10 tuổi, cô Bích Thuận và em gái là Tường Vi gia nhập gánh hát Đồng Âu Nhật Tân Ban của ông Bầu Tài ở Hà Nội. Sau đó, Bích Thuận gia nhập đoàn hát Tố Như và nổi danh là nghệ sĩ danh ca thinh sắc lưỡng toàn, đồng thời với các ngôi sao sân khấu miền Bắc như Bích Hợp, Kim Chung, Khánh Hợi, Túy Định...

    Năm 1948, khi đoàn hát Tố Như vào Nam lưu diễn, cô Bích Thuận ở lại miền Nam và lập gánh hát Bích Thuận. Hai năm sau cô giải tán đoàn hát Bích Thuận để đầu quân vô gánh hát Phụng Hảo của cô Phùng Há, và sau đó đi hát cho gánh hát Nam Phi của cô Năm Phỉ và Bảy Nam.

    Sau năm 1954, Bích Thuận lại gia nhập gánh hát Phụng Hảo 3, hát chung sân khấu với các nữ diễn viên tài danh người miền Nam như Phùng Há, Kim Thoa, Thanh Tùng, Ngọc Hải. Cô Bích Thuận và cô Phùng Há cùng hát chia vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình. Cô Tư Thanh Tùng trong vai Điêu Thuyền, kép Năm Định trong vai Đổng Trác.

    Tôi còn giữ được nhiều ảnh chụp cô Bích Thuận năm 1956 trong tuồng Mộng Hoa Vương của soạn giả Tư Trang. Cô Bích Thuận đóng vai võ tướng Triệu Tuấn, người si mê Mộng Hoa Vương nhưng không dược yêu lại.

    Nam nghệ sĩ Thanh Phong trong vai sứ thần Ngô Trung Cảnh, vai hát để đời của cố nghệ sĩ Tư Ut; cô Phùng Há trong vai Mộng Hoa Vương, cô Kim Lan trong vai tướng cướp Bạch Cúc, Kim Cương trong vai nữ tướng Hồng Liên…

    Những vai diễn để đời
    Thời đó, tuồng Mộng Hoa Vương với các diễn viên tài danh vừa kể là một vở tuồng ăn khách, lấy nước mắt khán giả nhờ vào mối tình tay ba: Mộng Hoa Vương, sứ thần Ngô Trung Cảnh và võ tướng Triệu Tuấn. Kết cuộc của vở Mộng Hoa Vương, vì tranh tình mà võ tướng Triệu Tuấn so tài với Ngô Trung Cảnh, đâm chết Ngô Trung Cảnh.

    Triệu Tuấn - Bích Thuận tưởng đã giết chết kẻ tình địch thì sẽ cướp được tình yêu của Mộng Hoa Vương. Không ngờ Mộng Hoa Vương bỏ cả ngai vàng, chở xác người yêu xuống thuyền ra khơi trở về cố quốc của Ngô Trung Cảnh. Một cuộc tranh tình mà ba trái tim đều tan vở.

    Cô Bích Thuận vì là người Bắc nên ca những bài bản lớn cổ nhạc của miền Nam như Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng không hay bằng các diễn viên miền Nam, nhưng bù lại thì cô Bích Thuận ca những bài hát quảng, ca những bài bản nhỏ có âm hưởng và nhịp điệu như tân nhạc của soạn giả Mộng Vân thì rất hay.

    Bích Thuận có điệu múa theo bộ hát Quảng, hát tuồng Tàu cũng đẹp không thua cô Phùng Há nên Bích Thuận thành công dễ dàng trong các vai tướng võ trong tuồng Tàu như vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình; vai An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận, vai tiểu tướng Phùng Mậu trong tuồng Phùng Mậu hạ san; vai vua Trần Khắc Chung trong tuồng Sương Gió Chiêm Thành.

    Nữ nghệ sĩ đa tài
    Trước năm 1975, cô Bích Thuận được mời làm giáo sư Trường Quốc Gia Am Nhạc và Kịch Nghệ Saigon, cô là một nghệ sĩ đa tài trong các bộ môn cải lương, kịch nói, ngâm thơ ba miền, ca tân nhạc và giỏi về các vũ đạo tuồng Tàu theo lối hát Quảng.

    Xin mời quý thính giả nghe giọng hát của cô Bích Thuận trong vai Lữ Bố tuồng Phụng Nghi Đình, nghệ sĩ Kiều Lệ Mai trong vai Điêu Thuyền và nghệ sĩ Inh Đức trong vai TuTư Đồ Vương Doãn diễn tại Paris. (xin theo dõi trong phần âm thanh phía trên)

    Thưa quý thính giả, vừa rồi là tiếng hát của nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận, 84 tuổi, tiếng hát giọng kim vẫn còn trong trẻo, khoẻ khoắn trong khi đó thì những người bạn nghệ sĩ đồng thời với cô, không kể những người đã khuất, người còn sống thì nói không ra hơi, không rõ lời.

    Tiếp tục các sinh hoạt nghệ thuật ở hải ngoại
    Sau khi định cư ở Pháp vào đầu thập niên 80, Bích Thuận và phu quân, người được giới nghệ sĩ thân mật gọi là Tonton Hiếu, hai ông bà luôn luôn là những khách mời trân trọng nhứt trong các buỗi hợp mặt văn nghệ, những buỗi giới thiệu ra mắt sách, thơ, văn... cô Bích Thuận đến những nơi có kiều bào định cư ở Hải Ngoại để trình diễn những trích đoạn tuồng cải lương nổi tiếng xưa của cô trên các sân khấu Phụng Hảo, Kim Chung….

    Cô ngâm thơ Tao đàn, ngâm sa mạc, ca quan họ, hát ả đào. Có khi cô thủ diễn lại vai Lữ Bố trong trích đoạn Lữ Bố Hí Điêu Thuyền với nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai làm Điêu Thuyền, Minh Đức trong vai Tư Đồ Vương Doãn…

    Ngày 13 tháng 6 năm 1999, Hội Đông Y giới Việt Nam Tự Do và các môn sinh của cô Bích Thuận tổ chức vinh danh cho cô tại phòng khánh tiết Trung Tâm Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nằm trong quận 7 Paris.

    Gần đây một số Hội đoàn trên đất nước Hoa Kỳ làm lễ vinh danh cho 50 năm sự nghiệp trình diễn văn nghệ của cô Bích Thuận. Cô Bích Thuận đã hát Quan Họ trong màn trẩy hội du xuân vùng Kinh Bắc, cô thủ vai Thúy Kiều trong lớp tâm sự với Thúc Sinh do nghệ sĩ Hoàng Long thủ diễn., cô cũng thủ diễn vai Trưng Trắc, múa song kiếm gợi lại hình ảnh của nghệ sĩ đàn em Thanh Nga trong tuồng Tiếng Tiếng Trống Mê Linh.

    Thưa qúy thính giả, nữa thế kỷ trôi qua, nữ nghệ sĩ Bích Thuận vẫn còn chói sáng một tài năng hiếm có về nhiều bộ môn nghệ thuật ca ngâm diễn xuất. Cô không những không mòn mỏi trong nghệ thuật ca diễn dầu cho tuổi đời chồng chất, Bích Thuận là hạt nhân đoàn kết của các nghệ sĩ cải lương ở Paris và ở Hải ngoại.

    Cô Bích Thuận có đạo Gia Tô, là người theo đạo Thiên Chúa mà vẫn luôn luôn có mặt trong các dịp cúng TỔ cải lương, khi còn ở trong nước cũng như mấy mươi năm ở hải ngoại. Cô nói " Niềm tin Chúa thì mình vẫn giữ trong lòng, còn theo nghề hát thì Tôn Sư Trọng Đạo là một đạo đức nghề nghiệp,người nghệ sĩ vẫn phải tôn trọng chứ."
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Tuyetmai For This Useful Post:

    DOHOANG (14-05-2012), MEM (09-07-2015), romeo (17-10-2012), Thanh Hậu (11-05-2012)

  3. chuvoicon
    Avatar của chuvoicon
    » Tin Tức » Chân dung nghệ sĩ

    Bích Thuận, nghệ sĩ tiền phong sân khấu cải lương

    Thứ bảy - 03/03/2012 03:26

      Bích Thuận, nghệ sĩ tiền phong sân khấu cải lương

      Nghệ sĩ cải lương dù đang còn ở trong nước hay đã định cư nơi hải ngoại, đều rất lấy làm hãnh diện có được một nghệ sĩ bậc thầy, một nghệ sĩ lão thành tiêu biểu cho nghệ thuật sân cải lương Việt Nam : Nữ nghệ sĩ Bích Thuận. Bích Thuận cũng là tấm gương sáng cho nghệ sĩ đàn em về tinh thần học hỏi trau giồi nghề nghiệp, về tinh thần tương thân tương ái và đoàn kết trong giới nghệ sĩ với nhau và tinh thần biết ơn và tôn trọng khán giả.
      Soạn giả Nguyễn Phương hân hạnh được gặp lại nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận, người nghệ sĩ cải lương cao niên nhất trong Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Paris nhân dịp Hội tổ chức một tiệc thân hữu đón tiếp vợ chồng Nguyễn Phương khi chúng tôi đến Paris vào ngày 12 tháng 11 năm 2006. Vào thời ấy, giọng ca Bích Thuận nổi bật trong vai Lữ Bố tuồng Phụng Nghi Đình, hát trên sân khấu Maubert Mutualité Paris.



      Lúc đó Cô Bích Thuận đã 84 tuổi, cô vẫn còn giữ được giọng ca thanh thoát và một dung nhan sắc sảo như thuở cô còn hát trên sân khấu những thập niên 50, 60. Các nữ nghệ sĩ cải lương đồng thời với cô, những nữ nghệ sĩ đã vào lứa tuổi trên 80, không có ai còn giữ được một dung nhan kiều diễm bền vững với thời gian như nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận.



      Nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận, quê ở tỉnh Bắc Ninh, quê hương của những điệu hát quan họ. Lúc lên 10 tuổi, cô Bích Thuận và em gái là Tường Vi gia nhập gánh hát Đồng Ấu Nhật Tân Ban của ông Bầu Tài ở Hà Nội. Thời đó ở Hà Nội có phong trào hát cải lương theo điệu nhạc tài tử Nam Kỳ, có người gọi là gánh hát cải lương hát theo điệu Saigon nghĩa là trong tuồng có ca vọng cổ Bạc Liêu, ca các bài cổ nhạc Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Nam Xuân, Nam Ai, Đảo Ngũ Cung, Xàng Xê, Phụng Hoàng, và các bài cổ nhạc ngắn, nói lối và ngâm thơ theo điệu Tao Đàn Saigon.



      Các đoàn cải lương hát điệu Saigon mới được thành lập gồm nhiều học viên nghệ thuật trẻ tuổi từ 10 tuổi đến 15 tuổi. Các ông bầu gánh hát Đồng Ấu phỏng theo cách tổ chức của các gánh hát Tiều từ bên Tàu sang Việt Nam trình diễn ở Hà Nội, các học viên trẻ gia nhập đoàn hát của họ phải được cha mẹ làm giấy ký kết cho con học hát nơi đoàn hát đó ( vì các em đều ở tuổi vị thành niên) Trong khi học hát, bầu gánh bao ăn, ở, may cho y phục và khi nào hát được trên sân khấu, học viên sẽ được phát lương tháng. Tờ cam kết có thời hạn hai năm kể từ ngày học viên hát được và có lãnh lương. Nếu chưa mãn hạn cam kết mà học viên bỏ sang gánh hát khác thì cha mẹ phải bồi thường công nuôi nấng, dạy dỗ của bầu gánh và của các nghệ sĩ đàn anh chăm sóc sân khấu đó. Thông thường giá tiền bồi thường thiệt hại cho bầu gánh nặng gấp nhiều lần hơn số tiền họ đã bỏ ra để nuôi dạy học viên trẻ, vì vậy khi một học viên trẻ được đào luyện ở đoàn Đồng Ấu nào thì thường hát ở đoàn hát đó ít nhất năm, ba năm.



      Trong thời kỳ mới đi học hát của cô Bích Thuận, tại Hà Nội có ba gánh hát Đồng Ấu nỗi danh, đó là gánh hát Nhật Tân Ban của ông bầu Tài, gánh hát Quảng Lạc Ban của ông bầu kiêm họa sĩ Trần Phền, gánh hát Đồng Ấu Sán Nhiên Đài của ông bầu kiêm kép Sáu Cương. Ba ông bầu gánh Đồng Âu này chung đậu một số tiền lớn để mua chuộc các nghệ sĩ Nam Kỳ trong đoàn hát Nghĩa Hiệp Ban để họ ở lại Hà Nội dạy cho các đoàn hát mang bảng hiệu hát cải lương ca theo điệu nhạc tài tử Nam Kỳ.



      Nữ nghệ sĩ Bích Thuận chỉ qua sáu tháng học ca cổ nhạc và học hát là đã đóng vai đào chánh trên sân khấu đoàn Nhật Tân Ban. Theo lời cô Bích Thuận kể lại, kỷ niệm trong đời đi hát của cô là khi học ca theo điệu nhạc tài tử Nam Kỳ, cô ca vẫn đúng theo bài bản, nhịp điệu nhưng không thể nào bắt chước được giọng Nam Kỳ. Cô ca vọng cổ trong đoàn hát Nhật Tân Ban hay đoàn Tố Như mà đa số diễn viên hát giọng Bắc, cô thấy hòa hợp và diễn xuất được tự nhiên. Khi vô Saigon hát, dầu chỉnh sửa thế nào cũng không giấu được âm hưởng Bắc trong giọng nói và câu ca. Cô chọn lối hát Quảng, hát tuồng Tàu và nổi danh qua các vai Lữ Bố, An Lộc Sơn, Triệu Tử Long.



      Sau khi hết hợp đồng với đoàn Đồng Ấu Nhật Tân Ban, nữ nghệ sĩ Bích Thuận gia nhập đoàn hát Tố Như và nổi danh là nghệ sĩ danh ca thinh sắc lưỡng toàn, đồng thời với các ngôi sao sân khấu miền Bắc như Bích Hợp, Kim Chung, Khánh Hợi, Túy Định. . .



      Năm 1948, khi đoàn hát Tố Như vào Nam lưu diễn, cô Bích Thuận ở lại miền Nam và lập gánh hát Bích Thuận. Hai năm sau cô giải tán đoàn hát Bích Thuận để đầu quân vô gánh hát Phụng Hảo của cô Phùng Há, và sau đó đi hát cho gánh hát Nam Phi của cô Năm Phỉ và Bảy Nam.



      Sau năm 1954, Bích Thuận lại gia nhập gánh hát Phụng Hảo 3, hát chung sân khấu với các nữ diễn viên tài danh người miền Nam như Phùng Há, Kim Thoa, Thanh Tùng, Ngọc Hải. Cô Bích Thuận và cô Phùng Há cùng hát chia vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình. Cô Tư Thanh Tùng trong vai Điêu Thuyền, kép Năm Định trong vai Đổng Trác. Trong tuồng Trường Hận, cô Bích Thuận chia vai với cô Phùng Há hát vai võ tướng An Lộc Sơn hoặc vai ông vua si tình Đường Minh Hoàng. Trong tuồng Mộng Hoa Vương, Bích Thuận để lại một ấn tượng sâu sắc cho sân khấu Saigòn trong vai võ tướng Triệu Tuấn, người si mê Mộng Hoa Vương và là tình địch của sứ thần Ngô Trung Cảnh.



      Thời đó, tuồng Mộng Hoa Vương với các diễn viên tài danh vừa kể là một vở tuồng ăn khách, lấy nước mắt khán giả nhờ vào mối tình tay ba : Mộng Hoa Vương, sứ thần Ngô Trung Cảnh và võ tướng Triệu Tuấn. Kết cuộc của vở Mộng Hoa Vương, vì tranh tình mà võ tướng Triệu Tuấn so tài với Ngô Trung Cảnh, đâm chết Ngô Trung Cảnh. Triệu Tuấn - Bích Thuận tưởng đã giết chết kẻ tình địch thì sẽ cướp được tình yêu của Mộng Hoa Vương. Không ngờ Mộng Hoa Vương bỏ cả ngai vàng, chở xác người yêu xuống thuyền ra khơi trở về cố quốc của Ngô Trung Cảnh. Một cuộc tranh tình mà ba trái tim đều tan vỡ.



      Tôi còn giữ được nhiều ảnh chụp cô Bích Thuận năm 1956 trong tuồng Mộng Hoa Vương của soạn giả Tư Trang. Cô Bích Thuận đóng vai võ tướng Triệu Tuấn, người si mê Mộng Hoa Vương nhưng không được yêu lại. Nam nghệ sĩ Thanh Phong trong vai sứ thần Ngô Trung Cảnh, vai hát để đời của cố nghệ sĩ Tư Út; cô Phùng Há trong vai Mộng Hoa Vương, cô Kim Lan trong vai tướng cướp Bạch Cúc, Kim Cương trong vai nữ tướng Hồng Liên….



      Cô Bích Thuận vì là người Bắc nên ca những bài bản lớn cổ nhạc của miền Nam như Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Phụng Hoàng không hay bằng các diễn viên miền Nam, nhưng bù lại thì cô Bích Thuận ca những bài hát quảng, ca những bài bản nhỏ có âm hưởng và nhịp điệu như tân nhạc của soạn giả Mộng Vân thì rất hay. Bích Thuận có điệu múa theo bộ hát Quảng, hát tuồng Tàu cũng đẹp không thua cô Phùng Há nên Bích Thuận thành công dễ dàng trong các vai tướng võ trong tuồng Tàu như vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình; vai An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận, vai tiểu tướng Phùng Mậu trong tuồng Phùng Mậu hạ san; vai vua Trần Khắc Chung trong tuồng Sương Gió Chiêm Thành.



      Trước năm 1975, cô Bích Thuận được mời làm giáo sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon, cô là một nghệ sĩ đa tài trong các bộ môn cải lương, kịch nói, ngâm thơ ba miền, ca tân nhạc và giỏi về các vũ đạo tuồng Tàu theo lối hát Quảng.



      Sau khi định cư ở Pháp vào đầu thập niên 80, Bích Thuận và phu quân, người được giới nghệ sĩ thân mật gọi là Tonton Hiếu, hai ông bà luôn luôn là những khách mời trân trọng nhứt trong các buỗi hợp mặt văn nghệ, những buỗi giới thiệu ra mắt sách, thơ, văn. . . cô Bích Thuận đến những nơi có kiều bào định cư ở Hải Ngoại để trình diễn những trích đoạn tuồng cải lương nổi tiếng xưa của cô trên các sân khấu Phụng Hảo, Kim Chung…. Cô ngâm thơ Tao đàn, ngâm sa mạc, ca quan họ, hát ả đào. Có khi cô thủ diễn lại vai Lữ Bố trong trích đoạn Lữ Bố Hí Điêu Thuyền với nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai làm Điêu Thuyền, Minh Đức trong vai Tư Đồ Vương Doãn….



      Ngày 13 tháng 6 năm 1999, Hội Đông Y giới Việt Nam Tự Do và các môn sinh của cô Bích Thuận tổ chức vinh danh cho cô tại phòng khánh tiết Trung TâmVăn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO ) nằm trong quận 7 Paris. Gần đây một số Hội đoàn trên đất nước Hoa Kỳ làm lễ vinh danh cho 50 năm sự nghiệp trình diễn văn nghệ của cô Bích Thuận. Cô Bích Thuận đã hát Quan Họ trong màn trẩy hội du xuân vùng Kinh Bắc, cô thủ vai Thúy Kiều trong lớp tâm sự với Thúc Sinh do nghệ sĩ Hoàng Long thủ diễn., cô cũng thủ diễn vai Trưng Trắc, múa song kiếm gợi lại hình ảnh của nghệ sĩ đàn em Thanh Nga trong tuồng Tiếng Tiếng Trống Mê Linh.



      Năm 2009, người bạn đời của nữ nghệ sĩ lão thành tài danh Bích Thuận là ông Tonton Hiếu về cõi vĩnh hằng, bạn bè nghệ sĩ Paris và các nghệ sĩ đàn em ở Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu và Việt Nam đã gủi thư, e mail, điện thoại chia sẻ nỗi đau đớn mất mát to lớn này với nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận.



      Nửa thế kỷ trôi qua, nữ nghệ sĩ Bích Thuận vẫn còn chói sáng một tài năng hiếm có về nhiều bộ môn nghệ thuật ca ngâm diễn xuất. Cô không những không mòn mỏi trong nghệ thuật ca diễn dầu cho tuổi đời chồng chất, Bích Thuận là hạt nhân đoàn kết của các nghệ sĩ cải lương ở Paris và ở Hải ngoại. Cô Bích Thuận có đạo Gia Tô, là người theo đạo Thiên Chúa mà vẫn luôn luôn có mặt trong các dịp cúng Tổ cải lương, khi còn ở trong nước cũng như mấy mươi năm ở hải ngoại. Cô nói « Niềm tin Chúa thì mình vẫn giữ trong lòng, còn theo nghề hát thì Tôn Sư Trọng Đạo là một đạo đức nghề nghiệp, người nghệ sĩ vẫn phải tôn trọng chứ.»



      Nghệ sĩ cải lương chúng tôi dù đang còn ở trong nước hay đã định cư nơi hải ngoại, chúng tôi rất lấy làm hãnh diện có được một nghệ sĩ bậc thầy, một nghệ sĩ lão thành tiêu biểu cho nghệ thuật sân cải lương Việt Nam. Nữ nghệ sĩ Bích Thuận cũng là tấm gương sáng cho nghệ sĩ đàn em về tinh thần học hỏi trau giồi nghề nghiệp, về tinh thần tương thân tương ái và đoàn kết trong giới nghệ sĩ với nhau và tinh thần biết ơn và tôn trọng khán giả.

      SG nguyễn Phương
      Theo: ngocanh
      Nguồn tin: RFI
      Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

    • The Following 4 Users Say Thank You to chuvoicon For This Useful Post:

      DOHOANG (14-05-2012), MEM (09-07-2015), romeo (17-10-2012), Thanh Hậu (11-05-2012)

    • chuvoicon
      Avatar của chuvoicon
      BÍCH THUẬN – BÍCH SƠN – TÚY PHƯỢNG

      Posted on 08.10.2010 by quephuong2010
      TÚY PHƯỢNG (1939 – 11/2001)

      TỪ HOA HẬU ĐÔNG PHƯƠNG

      ĐẾN NỮ HOÀNG NHẠC TWIST

      Nữ nghệ sĩ Túy Phượng, ái nữ của cố nữ kịch sĩ Túy Hoa. Túy Phượng tên thật là Nguyễn Thị Kim Phụng, sinh năm 1939 tại Bạc Liêu. cùng tuổi với các nữ tài tử : Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Vui và nữ nghệ sĩ Bích Sơn. Túy Phượng là con của Túy Hoa nhưng được Anh Lân hết lòng thương yêu và bồi đắp trên bước đường nghệ thuật trình diễn. Túy Phượng giống mẹ như đúc, nhưng nõn nà và bốc lửa hơn mẹ. Vóc mình cô nhỏ nhắn, cân đối, tay chân xinh xắn. Khuôm mặt cô kết hợp bởi những đường nét cong và mềm và thanh tú. Đó là một vẻ đẹp chanh cốm, mũm mĩm làm say lòng người . Cô đoạt giải Hoa Hậu Đông phương trong đó có Kiều Chinh tham dự. Tuổi thơ của Túy Phượng thật là gian nan vất vã phải cùng mẹ Túy Hoa bôn ba khắp nơi. Năm 1945, hai mẹ con do tránh chiến tranh và bom đạn đã sang Cam Bốt sinh sống. Bà Túy Hoa đã theo nghề ca hát để nuôi con, bà hát trong ban nhạc Tony Murena ở vũ trường Rex tại Nam Vang. Trong một lần tình cờ khi gánh Mộng Vân sang diễn cải lương tại Nam Vang, nhớ quê hương và được bầu gánh mời ký hợp đồng, Túy Hoa đã bồng con theo gánh về nước. Vào nghề : Thoại kịch – Ca nhạc & Diễn viên điện ảnh Về lại Sài Gòn, Túy Phượng được mẹ cho theo học trường nhà trắng Tân Định rồi Chí Thanh học hiệu, Đông Tây học đường…. Có gien ca nhạc trong người, Túy Phượng cũng đam mê nghiệp cầm ca như Mẹ. Năm 15 tuổi, cô chính thức gia nhập làng nghệ sĩ. Với sự dìu dắt của mẹ Túy Hoa và dượng Anh Lân lúc này là bầu gánh Dân Nam.Túy Phượng dần dần khẳng định vị trí của mình tại đoàn nhà. Ở tuổi 14,15 Tuý Phượng đã được khán giả yêu thích qua những vai nhí nhảnh, hồn nhiên, đến tuổi 16,17, khi nghề nghiệp đã định hình, diễn xuất có chiều sâu, thì Túy Phượng thu hút người xem trong những vai thương cảm. Hồi đó, Tuý Phượng diễn với các NS Kim Cương, Thẩm Thuý Hằng, má Tuý Hoa, ba Anh Lân và các anh Vân Hùng, Ngọc Đức. Đáng nhớ nhất là những vai diễn nội tâm sấu sắc nhất trong vở “Trà Hoa Nữ”, “Người mẹ tội lỗi”, “ Đứa con chị bếp”, “ Ảo ảnh”, “ Yêu trong bóng tối”, “ Nhạc lòng năm cũ”, “ Áo người trinh nữ”. Trong cuộc bình chọn diễn viên được yêu thích từ một tờ báo của ông Trần Tấn Quốc tổ chức, Tuý Phượng và Vân Hùng đã được khán giả bầu chọn là “đôi diễn viên trẻ tài năng được yêu thích nhất”. Đây là vinh dự lớn trong nghề của Tuý Phượng vì nhà báo Trần Tấn Quốc, người chủ chương bình chọn này rất có uy tính trong báo chí và kịch trường. Ông Trần Tấn Quốc cũng là người sáng lập ra giải Thanh Tâm để chọn ra những huy chương vàng của SKCL, mà mở đầu là NSƯT Thanh Nga. Sáng chói từ cuộc thi Hoa hậu Đông Phương của hãng phim Đông Phương vào năm 1957, lúc Túy Phượng vừa tròn 17 tuổi. Biệt danh “Hoa hậu Đông Phương” gắn liền với cô từ đó. Có một chuyện vui là vì mọi chi phí, tiền thưởng do hãng xe Lambretta bảo trợ hết, nên chữ Lambretta được vẽ kèm trong tấm banner Thi Hoa Hậu. Kết quả ca sĩ Túy Phượng đoạt chức hoa hậu, và sau đó thiên hạ gọi Túy Phượng là “Hoa Hậu Lambretta,”, ít ai gọi là “Hoa Hậu Đông Phương”. Điện ảnh đã làm cho cô được chú ý ngay từ giai đoạn này. Trong năm 1958, Túy Phượng tham gia liên tục các phim như Cúc trong “Tình quê ý nhạc” của hãng Mỹ Vân, Công chúa trong ‘Thạch Sanh Lý Thông” của Văn Thế Phim, Thị Lụa trong “Bích Câu Kỳ Ngộ” của hãng Alpha… Tuý Phượng đóng rất nhiều phim, trong đó có phim hợp tác với điện ảnh Philippine như “Ánh sáng đô thành”. Nữ hoàng nhạc TWIST Sau này Túy Phượng được nghệ sĩ Bích Thuận nhận làm mẹ đỡ đầu. Cô lại được nữ ca sĩ Mộc Lan luyện giọng. Giọng hát của cô không có gì đặc biệt. Cô lại hát bằng cách phát âm người miền Nam như Túy Hoa, Ngọc Hà. Tuy nhiên đây là một giọng có kỹ thuật cao, ngân nga rất vững. Những bản slow chẳng hạn như bản Sương Thu của Văn Phụng được cô diễn tả rất nghề, làm thỏa mãn khách sành điệu. Ở bản Mộng Đẹp Ngày Xanh của Hoàng Trọng, dù gặp chỗ lên cao vượt ngoài âm vực của giọng hát cô, vậy mà cô hát vẫn không gãy, vẫn ngọt ngào làm cho nhiều người thán phục. Cũng như giọng Mai Hương, Hồng Phúc, giọng Túy Phượng không thích hợp với sân khấu mà chỉ thích hợp trên làn sóng điện mà thôi. Nhưng khi cô xuất hiện trên sân khấu, chính thân hình nhỏ nhắn và bốc lửa của cô cùng khuôn mặt mũm mĩm của cô chài bẫy khán thính giả nhiều hơn là giọng hát. Năm 1959, Sài Gòn xuất hiện phòng trà Hòa Bình. Túy Phượng mặc chiếc robe bằng nhung đen xẻ đùi và hở ngực hở vai khá rộng. Cô mang găng tay bằng nhung đen dài đến khuỷu tay, đeo những món nữ trang lấp lánh và cài vương miện trên tóc. Cô hát bài “Mambo Italiano” rất bừng bừng phấn khởi, như rải cơn bão lửa khắp phòng trà Hoà Bình. Về sau, khoảng 1961-63, Túy Phượng xoay qua hát nhạc Twist và trở thành “Nữ Hoàng Nhạc Twist”. Nhưng cô chỉ nổi tiếng trong một thời gian ngắn ở lãnh vực mới này. Rất tiếc, Túy Phượng có biệt tài trình diễn nhạc hay, nhưng khán thính giả chỉ say mê cô qua sắc đẹp chói chang, qua những điệu hát rậm rật mà không tìm được cái nội lực chân truyền cùng kỹ thuật thâm hậu trong giọng hát của cô. Cho nên cô phải dùng nhạc Twist để làm quỷ làm yêu, trổ nhiều quái chiêu để thu phục nhiều khán giả. Túy Phượng đóng kịch rất hay. Sau khi Kim Cương, Vân Hùng và Túy Hồng tách rời khỏi ban Dân Nam thì cô thay thế Kim Cương thủ những vai thương cảm nòng cốt của vỡ kịch. Tùng Lâm, Túy Phượng và Tùng Giang hợp với nhau thành một ban hợp ca (nằm trong đoàn Dân Nam) lấy tên là “ban tam ca Muôn Phương”, ăn mặc theo kiểu Nam Mỹ và hát nhạc châu Mỹ La Tinh được dịch lời Việt. Nghệ sĩ Tùng Lâm chơi guitar, Tùng Giang chơi congo, còn Túy Phượng lắc tamburan. Sau năm 1975, Tuý Phượng vẫn tiếp tục con đường nghệ thuật trên sân khấu kịch “Tân Dân Nam”, Tuý Phượng còn là ca sĩ, một thời nổi tiếng “Nữ hoàng Twist”, nên thời điểm miền Nam giải phóng giọng ca của chị nổi bật trong các đoàn “Ca múa nhạc Hậu Giang”, “Tiếng Ca Minh Hải” lưu diễn khắp miền đất nước. Tuý Phượng cũng là 1 giọng ca trình diễn ở sân khấu nhà hát Hoà Bình ở Sài Gòn sớm nhất, cùng với Cẩm Vân, Thu Cúc, Bảo Yến, Nhã Phương, Thanh Hoa, Hồng Hạnh. Nụ cười của Tuý Phượng vẫn tròn đầy, từ nằm 1995, sau những ngày đau buồn chịu tang mẹ là NS Tuý Hoa, người ta không thấy NS Tuý Phượng lưu diễn nữa. Chị vẫn hoạt động nhưng là nhận những vở diễn trong các vở kịch video. Trong lỉnh vực hài, Tuý Phượng thừa hưởng cái “gien” của mẹ, nên cũng rất duyên dáng đem đến khán giả những trận cười thoải mái. Tuý Phượng từng được yêu thích qua băng hài “Đắc Kỷ ho gà”, “Hai Nhái khoái vợ bé”, “Con Tấm – Con Cám” gợi nhớ một thời chị diễn hài kịch cùng mẹ là Tuý Hoa và những “Cây Cười” Thanh Việt, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Thanh Hoài, Hoàng Mai, Khả Năng, Bé “Bự” trên nhiều sân khấu. Túy Phượng qua đời tại Sàigòn, ngày 13-11-2001. Đám tang của nữ nghệ sĩ Túy Phượng, chồng đứng ra tổ chức và hỏa thiêu ở Bình Hưng Hòa. Lê Minh NỮ NGHỆ SĨ BÍCH THUẬN

      Trong giới cải lương thường gọi nữ nghệ sĩ Bích Thuận là “Má Bích,” bà đi vào nghệ thuật bằng con đường rất dài, đã có một quá khứ vàng son ở sau lưng, và hầu như khán giả cải lương ít khi nghĩ rằng Bích Thuận xuất thân từ đất Bắc. Thật thế, Má Bích vào nghề nổi danh ở đất Thăng Long, rồi đến đầu thập niên 1950 bà và đào Kim Chung vào Nam đi hát, sau đó Kim Chung về Bắc, còn nghệ sĩ Bích Thuận ở lại tiếp tục cộng tác với các đoàn hát ở Sài Gòn. Do vậy mà năm 1954 có phong trào di cư, trong khi Kim Chung cùng đoàn “Tiếng Chuông Vàng Bắc Việt” thu dọn khăn gói di cư vào Nam, thì Bích Thuận đã có mặt ở Sài Gòn đã từ lâu rồi và đang hát cho gánh Phụng Hảo. Lúc gánh Kim Chung đóng trụ ở rạp Aristo Sài Gòn, người ta tưởng đâu Bích Thuận sẽ về hát cho Kim Chung sẽ thích hợp hơn, bởi khán giả người di cư từng biết qua thành tích nghệ thuật của bà. Nhưng không, Bích Thuận vẫn cộng các với các gánh cải lương miền Nam, với đài phát thanh và lập đoàn hát riêng cho người cháu Bích Sơn vừa mới lớn lên vào nghề có đất dụng võ. (Nhờ đi theo Má Bích nên kiều nữ Bích Sơn và Bích Thủy cũng có mặt ở miền Nam trước 1954.) Sau năm Mậu Thân 1968, trong lúc cải lương kiệt quệ, thì bên phía điện ảnh lên như diều, đào kép cải lương một số nhảy sang đóng phim và nữ nghệ sĩ Bích Thuận cũng được mời. Năm 1971 bà góp mặt trong hai cuốn phim “Mãnh Lực Ðồng Tiền” và “Sám Hối.” Cả hai vai đều là gái già hồi xuân, rất lẳng, rất nồng nhiệt, Bích Thuận đã làm sống động vai trò của mình. Lúc bấy giờ người ta thấy Má Bích sửa sắc đẹp, trông lộng lẫy hẳn ra, lắm lúc nhìn còn… măng tơ hơn cả hai cô cháu Bích Sơn, Bích Thủy mới ngộ chớ… Ðồng thời với nét đẹp… hồi xuân, má Bích Thuận còn lãnh đóng nhiều vai gợi tình, hấp dẫn với những cái hôn nẩy lửa và những kiểu y phục hớ hênh thấy phát lạnh. Hiện nay Bích Thuận đã hơn 80 niên kỷ và đang định cư ở miền Bắc California. Có một năm, nữ nghệ sĩ Bích Thuận có ghé Houston, tiểu bang Texas để cho ra mắt tập hồi ký do bà viết : “Từ Vân Hò đến UNESCO” ghi lại cuộc đời trình diễn thăng trầm của người nghệ sĩ tài ba trải dài suốt bốn thập niên 1940 – 1970. Bích Thuận sinh trưởng tại Bắc Ninh,quê huơng của những điệu hát quan họ. Vào nghề thật sớm, lúc 10 tuổi,Bích Thuần cùng với nguời em gái là Tường Vi gia nhập gánh đồng ấu Nhật Tân Ban. Sau,hai chị em cộng tác với đoàn Tố Như lúc đó đang làm mưa làm gió khắp Nam Bắc với Kim Chung, Khánh Hợi là đào chánh. Tại đây, mãi về sau nhờ sự giúp đỡ của soạn giả Phạm Ngọc Khôi, Bích Thuận mới được đóng vai Thúc Sinh trong Kim Vân Kiều mà Kim Chung là Kiều Nương. Từ vai diễn nảy Bích Thuận luôn luôn đóng kép cặp với Kim Chung. Khi đoàn Tố Như vào Nam lưu diễn trở về Bắc đem theo Túy Hoa thì Bích Thuận đã ở lại Sài Gòn luôn và lập gánh hát mang tên bà : đoàn Bích Thuận năm 1948. Một thời gian mỏi mệt trong việc điều hành đoàn hát, bà sang Pháp nghỉ ngơi. Đến năm 1951, Bích Thuận cộng tác với gánh Phụng Hảo của cô Bảy Phùng Há rồi sang gánh Nam Phỉ, Kim Chung và đoàn Thăng Long Huỳnh Thái của nam danh tài Huỳnh Thài cùng với hai người cháu là Bích Sơn (huy chương vàng giải triển vọng Thanh Tâm năm 1960 và Bích Thủy (tốt nghiệp thủ khoa trường Quóc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ). Những vai thành công trên sân Khấu của Bích Thuận rất nhiều : - Vai Mạc trong ” Gánh Hàng Hoa “, An Lộc Sơn trong vở ” Truồng Hận “, Tiểu Tướng Phùng Mậu trong “Phùng Mậu Hạ San”, vai Thúy Liễu trong ” Hoa Rơi Cửa Phật”, Túy Nguyệt trong “Hai bóng Hoa Rừng”, Liên Hoa Hoàng Hậu trong vở “Phấn Hậu Cung”, Tuyên Phi Đặng thị Huệ trong vở “Bội Lan Hương” phỏng theo ” Bà Chúa Chè” của nhà văn Phan Trần Chúc, cô Chúc trong vở “Vụ Án Giết Chồng” đóng chung với Phong Trần Tiến, Trần Khắc Chung trong “Sương Gió Chiêm Thành” của Vạn Lý & Viễn Châu, vai tiểu thư trong “Trăng Nhớ Bến Tầm Dương” đóng chung với Huỳnh Thái, Ngọc Toàn, Ba Hội, Bích Sơn, Bích THủy, bé Kim Hương… Trong thập niên 40,Bích Thuận là nghệ sĩ gốc Bắc duy nhất có đông đảo khán giả trong Nam. Mãi đến những năm cuối 50, Bích Hợp mới thay Bích Thuận giữ ngôi vị độc tôn trong lòng khán giả mộ điệu miền Nam.
      Bích Thuận có thu nhiều dĩa tân nhạc như “Ai Về Sông Tương”, “Trách Người Ra Đi”. Phải nói là giọng ca tân nhạc của Bích Thuận rất hay. Ngoài ra Bích Thuận cũng có tham gia điện ảnh với các bộ phim : Mãnh Lực Đồng Tiền, Sám Hối, Sau Giờ Giới Nghiêm. Trước năm 1975, nghệ sĩ Bích Thuận là giáo sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc Và Kịch Nghệ tại Sài Gòn. Bà là một nghệ sĩ đa tài trong các bộ môn, từ hát cải lương, ngâm thơ, kịch đến điện ảnh. Bà được tổ chức UNESCO thuộc Liên Hiệp Quốc tuyên dương vì đã hoạt động cho Văn Hóa Việt Nam suốt 50 năm. KIỀU NỮ BÍCH SƠN

      Bích Sơn là cháu của nghệ sĩ tài danh Bích Thuận ở đoàn hát Kim Chung. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, lại được dì dẫn đắt, nên khoảng năm 1955-1956, Bích Sơn đã có những vai diễn sinh động trên sấn khấu Kim Chung. Nét đẹp cô gái miền Bắc của Bích Sơn người ta nhớ nhất là mái tóc dài như suối phủ bờ vai, cặp mắt mơ mộng với nụ cười ẩn chứa nổi buồn man mác trên đầy đặn, bầu bỉnh như búp bê. Giọng ca Bích Sơn truyền cảm, và đặc biệt là cô ngâm thơ rất hay. Qua những bài thơ trữ tình như : “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” của Kiên Giang, giọng ngâm của Bích Sơn thật cuốn hút, chất chứa những rung cảm. Bởi vậy, nét đẹp của Bích Sơn nổi danh “Kiều nữ”, còn giọng ca ngâm của cô hấp dẫn bao khán giả đương thời. Sau những vai mở đầu nghiệp diễn ở đoàn hát Kim Chung, Bích Sơn nổi bật trên sân khấu đoàn cải lương Thuý Nga trong vở “Khi hoa anh đào nở” của đôi tác giả Hà Triều – Hoa Phượng, qua vai cô gái Nhật. Vẽ đẹp của Bích Sơn thích hợp với một mỹ nhân Phù Tang, giọng hát trầm bổng nhịp nhàng với tiếng đàn samisen thấm vào lòng khán giả. Vở tuồng “Khi hoa anh đào nở” đã thắp sáng tên tuổi của Bích Sơn. Tiếp đến là giải Thanh Tâm năm 1960 trao cho Bích Sơn chính là bệ phóng đưa cô lên tâm cao nghệ thuật. Sau sân khấu đoàn Thuý Nga, kiều nữ Bích Sơn qua những đoàn khác : Trăng mùa thu, rồi Thanh Minh – Thanh Nga. Cô có nhiều vai diễn ấn tượng trong vở “Tâm tình cô gái thượng”, “Tóc em chưa úa trăng thề”, “Mối duyên thiên lý”, “Hoa mùa gió loạn”,… Kiều nữ Bích Sơn còn là một diễn viên diện ảnh nổi tiếng, vai diễn người mẹ của cô trong phim “Bụi Đời” của đạo diễn Lê Mộng Hoàng là một dấu ấn đẹp trong điện ảnh. Sau ngày đất nước chuyển đổi đời, Bích Sơn hát ở đoàn Thanh Minh với những vai sắc nét : Nữ Tướng Thánh Thiên trong “Tiếng trống Mê Linh”, Cố Mẫu “Thái Hậu Dương Vân Nga”, Nhũ Mẫu trong “Truyền tuyết về tình yêu”,… Tuổi đã cao, nghề đang đi vào xế chiều, Cô đã rời cánh màn nhung để ra nước ngoài đoàn tự gia đình, nhưng khán giả vẫn còn nhớ hình ảnh một Kiều nữ ngày nào trên sân khấu cải lương với giọng ca trầm và đôi mắt đẹp buồn diệu vợi. Bạch Vương
      Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

    • The Following 4 Users Say Thank You to chuvoicon For This Useful Post:

      DOHOANG (14-05-2012), MEM (09-07-2015), romeo (17-10-2012), Thanh Hậu (11-05-2012)

    • chuvoicon
      Avatar của chuvoicon
      Nữ nghệ sĩ Bích Thuận Tôi có dịp đến thăm Paris trong thời gian gần đây và hân hạnh đựơc gặp Nữ Nghệ Sĩ bích Thuận trong buổi ra mắt CD nhạc “Lá Rơi Bên Thềm” của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Trước đây Tôi có xem cô trình diễn ở Hoa Thịnh Đốn. :::Tuyết Mai::: Nữ Nghệ Sĩ Bích Thuận Trong căn phòng ấm cúng ở Paris Tôi có dịp trò chuyện tâm tình cũng như được nghe Cô ca hát nhiều thể loại dân ca, tân nhạc, cổ nhạc khác nhau. Mặc dầu đã nhiều tuổi, Nữ Nghệ Sĩ Bích Thuận vẫn còn tươi đẹp và lộng lẫy trong chiếc aó dài kim tuyến rực rỡ. Cô vẫn còn vóc dáng thon thả, thanh tú, nụ cười xinh tươi và điệu bộ duyên dáng như thần tượng trong lòng khán giả ái mộ ngày nào. Góp vui trong chương trình văn nghệ hôm ra mắt CD, Cô Bích Thuận hát bài “Em Như Cô Gái Hãy Còn Xuân” , mọi người cười rộ lên khi nghe Cô giới thiệu sẽ hát bản nhạc này. Cô dí dỏm nói: "Tội gì mà mình không nghĩ mình là cô gái hãy còn Xuân!”. Vẫn giọng hát trong trẻo của ngày nào, Cô hát tiếp một bài dân ca và một bài vọng cổ Miền Nam. Vọng cổ là tiếng lòng, là âm nhạc của người Miền Nam, Cô Bích Thuận là người miền Bắc mà hát vọng cổ, nên mấy câu vọng cổ của cô rất đặc biệt, gợi người ta nhớ lại những ngày tháng cũ trên sân khấu của đoàn ca kịch Bích Thuận, Kim Chung. Khán giả vỗ tay tán thường nồng nhiệt mỗi khi cô xuống câu vọng cổ lai Bắc. Trong một buổi trình diễn khác ở Hoa Thịnh Đốn, Nữ Nghệ sĩ Bích Thuận trình diễn nhiều thể điệu khác nhau. Cô bắt đầu với bài vọng cổ Miền Nam “Nỗi lòng người xa xứ”, đã đem đến cho khán giả nỗi buồn man mát xa quê . Cô chuyển qua hát ả đào “ Tâm tình người kỹ nữ” với nỗi buồn thắm thiết cho thân phận con người. Xong cô thay đổi không khí với tân nhạc, nhịp điệu vui tươi chacha “Yêu Em Dài Lâu”. Cô vừa hát vừa nhún nhảy tươi trẻ như cô gái đôi mươi…Sau đó cô trở lại sân khấu với y phục của cô gái quê Bắc Ninh, với yếm thắm và khăn mỏ quạ, cô hát dân ca Quan Họ. Nhìn Bích Thuận trình diễn trên sân khấu, người ta có cảm tưởng như chứng kiến cảnh một cô gái quê ở tuổi đôi mươi đang nhí nhảnh đối đáp với một anh trai làng . Cô diễn xuất thật tự nhiên, sống thực, khó mà có thể tưởng tượng được hình ảnh đó, giọng hát đó từ một nghệ sĩ trên bảy mươi tuổi ! Rồi cô diễn tiếp luôn một màn Hồ Quảng “Kiều Với Thúc Sinh” và sau cùng là màn cải lương lịch sử hùng tráng “Trưng Vương Khởi Nghĩa” … Cô đã cho khán giả thấy tài năng thiên phú của Cô. Thể điệu nào, tân nhạc vui tươi hay cổ nhạc sầu não, dân ca hay hồ quảng, ả đào… cô đều ca, đều diễn thật có hồn , thật xuất sắc, khán giả dù khó tính đến dâu cũng không thể chê Cô chỗ nào được. Trong tập hồi ký “Bích Thuận: từ làng Vân Hồ đến UNESCO” do Tổ Hợp Miền Đông xuất bản, Cô Bích Thuận kể lại những đoạn đời nghệ sĩ cô đi qua , đẹp như một chuyện thần tiên. Cô sinh quán tại Làng Ngọc Thủy, Huyện Gia Lâm, Tỉnh Bắc Ninh. - Cô là Giáo Sư Viện Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ Saigon (1965 – 1975). - Giám đốc Đoàn Ca Kịch Cải Lương Bích Thuận từ ( 1950-1975) - Đã thực hiện và đóng trên mười bộ phim dài. - Năm 1988 Nữ Nghệ Sĩ Bích Thuận tham dự và trình diễn dịp lễ phong thánh cho 117 vị Anh Hùng Tử Đạo VN được cử hành tại Quảng trường Thánh Phero-Toma, Tòa Thánh Vatican. Dịp này Cô Bích Thuận được vinh dự tiếp kiến Đức giáo Hoàng Gioan Phaolo Đệ II . - Năm 1983 Bích Thuận có tên trong Dictionary of International Biography (Nhân Vật quốc tế), Cambridge, Anh Quốc. - 1988 Bích Thuận có tên trong 5000 Personaltities of The World. - 1999 Bích Thuận được môn sinh tổ chức mừng kỷ niệm 50 phục vụ văn hóa và nghệ thuật, tại Trung Tâm Văn Học Liên Hiệp Quốc (UNESCO) Paris, Pháp Quốc. Tại Paris Cô Bích Thuận đã tâm tình, cô đã trình diễn trên sân khấu gần sáu mươi năm. Cô được học hỏi, tập luyện các bộ môn nghệ thuật như ca múa, diễn xuất từ năm mười tuổi. Vỡ tuồng đầu tiên cô trình diễn là “Thời thế tạo anh hùng” trong đó cô đóng vai chủ quán. Cô cũng cho biết cô không thích đóng vai “nữ” lắm. Cô chỉ thích đóng vai nam, vai Lữ Bố hay Thúc Sinh chẳng hạn. Cũng nhờ những vai “nam” mà cô nổi tiếng nhanh . Cô thích đóng kịch vai “nam” , chứ ngoài đời cô là cô gái Bắc Ninh , cũng có gia đình, có con như bao nhiêu người phụ nữ khác. Mặc dầu thích vai “nam” nhưng khi đóng những vai nữ cô cũng rất thành công, như vai Điêu Thuyền, Kiều… Trả lời một câu hỏi khác làm sao để được khán giả ái mộ trên sân khấu, cô Bích Thuận trả lời :”Mình phải yêu khán giả với hết trái tim, hết đầu óc của mình. Khi bước ra sân khấu, cái tình thương của mình được truyền cho khán giả, khán giả sẽ mến mình. Sự giao cảm này, tạo nên những tình cảm mến thương huyền diệu giữa mình và khán giả.” Cô Bích Thuận thú nhận, nhìn khán giả là cô cảm thấy vui sướng vô cùng, như “cá gặp nước” như ”rồng gặp mây”. Đáp một câu hỏi khác, làm sao cô vừa làm nghệ thuật, mà vừa làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình. Cô Bích Thuận đáp, cô hết lòng yêu nghệ thuật, hết lòng làm nghệ thuật nhưng phải là một người đàn bà gương mẫu trong gia đình như mọi người đàn bà khác. Nhiều người hiểu lầm giới nghệ sĩ là lêu lỏng, chơi bời…không phải như vậy. Nghệ thuật rất là cao quý, mình phục vụ nghệ thuật là một lẽ, nhưng phải là người đàn bà hoàn toàn trong gia đình. Được hỏi bí quyết nào giúp cô trẻ đẹp mãi, cô Bích Thuận cho biết cô luôn tập thể thao để giữ eo co, hơn nữa theo cô vấn đề tươi trẻ là ở tâm hồn mình, muốn khỏe mạnh, trẻ đẹp mãi, tâm mình cần có sự bình an, thanh thản, không giận hờn ai, oán ghét ai. Cô sống nhờ lòng yêu mến khán giả và khán giả yêu mến cô. Trong suồt thời gian nói chuyện tâm tình Cô Bích Thuận lúc nào cũng cười nói rất vui tươi. Cô vừa trả lời vừa ra điệu bộ rất tự nhiên, duyên dáng, đôi khi pha trò với một vài câu dí dỏm, khôi hài , tạo một không khí thật thân mật, làm cho người ta dễ cảm mến. Có nhìn thấy Cô Bích Thuận trình diễn trên sân khấu với những vai hùng dũng, vai đào thương, trong những tuồng giả sử… khán giả sẽ thấy những động tác của Cô không thừa, không thiếu. Cô có thể diễn tả được trọn vẹn mọi vai trò, không phải chỉ nhập vai khi khóc, khi cười trong vai đào thương hay đào lẳng, mà Nữ nghệ sĩ Bích Thuận khi bước ra sân khấu là cô làm chủ sàn diễn, thu hút khán giả bằng nét sáng tạo thật độc đáo của riêng cô. Cô Bích Thuận cho biết, cho đến nay cô vẫn giữ được nét trẻ đẹp với thời gian là vì cô mê khán giả lắm nên cô cố giữ gìn sức khỏe để có thể tiếp tục ca hát , giúp vui khán giả ngày nào hay ngày đó. Quả thật vậy, ở điệu hát nào, đóng vai trò nào, Cô Bích Thuận cũng là một nghệ sĩ rất điêu luyện, tài sắc vẹn toàn. Cô đã đạt đến tuyệt đỉnh thành công ở quốc nội cũng như trên trường quốc tế. Với gần sáu mươi năm liên tục phục vụ Văn Hóa Dân Tộc và Nghệ Thuật Quốc Tế Cô Bích Thuận là một bông hoa hiếm quý, xứng đáng với danh hiệu đồng bào VN tặng cho cô "Nữ Hoàng Sân Khấu’ .
      Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

    • The Following 4 Users Say Thank You to chuvoicon For This Useful Post:

      DOHOANG (14-05-2012), MEM (09-07-2015), romeo (17-10-2012), Thanh Hậu (11-05-2012)

    ANH EM CHANNEL