Trang 1/5 1 2 3 4 5 CuốiCuối
  1. romeo
    Avatar của romeo

    Nữ đệ nhất danh ca – nghệ nhân dân gian Bạch Huệ:
    Như một kiếp “con tằm”




    Trong giới ca nhạc Tài tử, cô Bạch Huệ là một nghệ nhân chính hiệu, một trong những danh ca thuộc lọai “đại thụ” của làng nhạc tài tử còn sót lại. Cô có những thành công nổi bật trong giới: Danh hiệu đệ nhất danh ca năm 1951, Nghệ nhân dân gian 2007, Xuất sắc ca hơi Oán, dạy học trò nhiều nhất, tuổi gần bát tuần hơi giọng vẫn còn phong độ… Đến nay, cô vẫn còn tiếp tục họat động ở địa hạt này, như một kiếp con tằm phải trả nợ dâu.

    HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ

    Nghệ Nhân Dân Gian (NNDG) Bạch Huệ sinh ra (1933) trong một gia đình âm nhạc nổi tiếng ở TP. Cần Thơ, cha là danh cầm Sáu Từng là thầy đờn cho các gánh Tân Hí Ban, Tái Đồng Ban, Phụng Hảo (cô Bảy Phùng Há), nhiều hãng dĩa và đài phát thanh; anh trai nhạc sĩ Huỳnh Anh, là tác giả các ca khúc nổi tiếng trước 1975 như Mưa rừng, Mười năm tình cũ... Thân phụ cô thường hay rủ bạn về nhà tổ chức chơi đờn ca Tài tử (ĐCTT), nên cô đã nhiễm và say mê loại hình này từ nhỏ, mười tuổi cô xin cha học ca nhưng phụ thân từ chối. Ông cho rằng nữ không nên theo nghề ca hát, ông sợ con sẽ khổ. Vốn đam mê và được thiên phú chất giọng thanh trong, làn hơi cao vút nên dù cha không cho nhưng cô vẫn lén học những nghệ nhân hàng xóm. Ban đầu cô chỉ học bản Tứ Đại Oán và 6 câu Vọng cổ nhịp 16, rồi theo các ban Tài tử khác đi ca đây đó. Sau đó cô theo cha lên Sài Gòn sinh sống và được giới thiệu vào ca trên Đài Pháp Á (lúc mới 13 tuổi).

    Một hôm, cô đang ca trên Đài, có người biết được ''gài'' cho cha cô mở đài nghe và hỏi ''Ông nghe cô gái này ca hay không vậy?" Cha cô không nhận ra con mình đang ca, ông đáp ''Cô này ca được đó chứ''... Mãi cho đến khi 18 tuổi, Bạch Huệ vào phục vụ - chạy bàn cho một nhà hàng ở khu dân sinh Sài Gòn; lúc đó nhà hàng này có ban Tài tử Văn Vĩ - Năm Cơ (đờn), cô Ba Trà Vinh và cô Ba Bến Tre ca; cô xin tham gia ca một bài và được mọi người chú ý. Thấy vậy, bà chủ nhà hàng bảo cô khỏi phải chạy bàn mà chỉ ca phục vụ cho nhà hàng thôi, lương vẫn lãnh đủ và còn được tiền khách boa nữa.

    Một hôm, nhạc sĩ Sáu Từng (thân phụ cô Bạch Huệ) vào nhà hàng chơi đờn ca với ban Tài tử Văn Vĩ (Sáu Từng lớn tuổi hơn Văn Vĩ), khi thấy cô Bạch Huệ ca Tứ Đại Oán và Vọng cổ nhịp 16 một cách điệu nghệ như một nghệ nhân điêu luyện, ông trố mắt ngạc nhiên. Trong ban Tài tử ai cũng biết là nhạc sĩ Sáu Từng không muốn con gái mình theo nghề ca hát, nhưng giờ đây ''gạo đã nấu thành cơm rồi'' không thể khác được. Mấy nghệ nhân trong ban Tài tử lại nói thêm vào ''Có gì đâu anh Sáu ơi, ''Hổ phụ sinh hổ tử'' là lẽ dĩ nhiên rồi''...

    TUỔI 18 BƯỚC LÊN ĐÀI DANH VỌNG

    Vào đầu thập niên 50, ông bầu Ba Bản vừa là bầu gánh hát Thủ Đô, vừa mở một hãng dĩa có tên là Hoành Sơn; ông mời nghệ sĩ Tám Thưa và Minh Chí ca chánh và biên tập, cô Bạch Huệ và Thành Công ca cặp.

    Trong thời gian này, cô Bạch Huệ và Thành Công đã tạo nên tên tuổi vang dội trong giới ca kịch như một hiện tượng mới. Cô thu rất nhiều tuồng cải lương và ca lẻ, nhưng cô chỉ còn nhớ hai tuồng: Lâm Sanh - Xuân Nương và Thoại Khanh – Châu Tuấn, với bài ca lẻ ''Ngọc vùi cung lạnh''... Lúc đó tờ báo Tiếng Dội của ông Trần Tấn Quốc có chuyên trang kịch trường, thường xuyên giới thiệu giọng ca của cô Bạch Huệ và nghệ sĩ Thành Công. Cuối năm đó (1951) báo tiếng Dội tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến độc giả bầu chọn giọng ca. Kết quả, cô Bạch Huệ được bầu chọn danh hiệu Nữ Đệ Nhất Danh Ca, lúc vừa tròn 18 tuổi; và nghệ sĩ Thành Công là Nam Đệ Nhất Danh Ca.

    Sau khi được tặng danh hiệu Đệ Nhất Danh Ca, nhiều gánh hát mời cô Bạch Huệ cộng tác. Gánh đầu tiên là Hoài Dung - Hoài Mỹ, kế đó là gánh Song Kiều. Cô chỉ còn nhớ là theo cải lương khoảng 2 năm và tham gia hát các tuồng như: Công chúa cá - Phò mã cùi, Chiếc nhẫn kim cương, Mười lăm năm ly hận... Cô Bạch Huệ cho biết cô theo cải lương là để biết đó biết đây, chứ thật ra cô thấy mình không có duyên với sân khấu nên sau đó rời SK cải lương trở lại ca cho Đài phát thanh và hãng dĩa.

    Khoảng sau năm 1954 cho đến ngày GP, cô chuyên ca cho Đài PT Sài Gòn và một số hãng dĩa ở Sài Gòn. Cô tham gia thu âm trong những tuồng nổi tiếng như: Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Tô Ánh Nguyệt, Phàn Lê Huê, Nguyễn Thái Học, Muôn dặm tìm chồng ... mà cô từng hát chánh cùng các NS: Thành Công, Út Bạch Lan, cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre...; đến nay, nhiều người còn nhớ mến giọng ca của cô qua các bài: Kinh Kha sang Tần, Đôi mắt...; hay khi cô ca chung với NS út Trà Ôn những bài: Tình yêu thôn dã, Lưu Bình - Dương Lễ...

    Một đặc điểm đáng ghi nhận là khi đã nổi danh, cô Bạch Huệ vẫn tự rèn luyện giọng ca và bài bản để hoàn thiện là một nghệ nhân Tài tử chính hiệu. Từ ngữ chính hiệu trong giới được hiểu là am tường tất cả các hơi điệu của nhạc Tài tử, thuộc lòng các thể điệu ở những nhóm: 6 Bắc, 3 Nam, 7 Bài Cò, 4 Oán, 8 bản Ngự, Tứ Bửu, Ngũ Châu, Thập Thủ, Vọng cổ nhịp 4, 8, 16, 32... và phong cách chững chạc về lòng câu lòng chữ. Có nhiều người chỉ biết một số bài bản nhưng không trọn vẹn, ca thì chỉ ca đúng nhịp trường canh rơi vào nhịp cuối câu, còn trong lòng các câu thì không chú ý nên bị lai tạp, không đúng phong cách Tài tử và không thể xưng danh là ''chính hiệu''.


    Nữ nghệ sĩ Bạch Huệ biểu diễn bản “Dạ cổ hoài lang”
    với phần đệm đàn của danh cầm Văn Giỏi,
    nhân kỷ niệm 90 năm bản Dạ cổ hoài lang

    Một điểm đặc biệt nữa là cô biết tạo cho mình một nét riêng, đó là ca xuất sắc hơi giọng Oán. Cô ca đúng phong cách Tài tử, ví dụ các thể điệu Oán nhịp thức mỗi câu là 8 nhịp, nếu ca nhịp nội thì chữ cuối rơi ngày nhịp thứ 8, còn ca nhịp ngoại thì rơi chữ cuối ngay 7,5, tức còn 0,5 là ngâm giọng cho đến nhịp thứ 8. Kỹ thuật này bên Tài tử gọi là ''hơ...'' giọng để biểu đạt đặc trưng chất Oán. Không chỉ ''hơ'' ngâm giọng thuần tuý, mà cô tiết chế làn hơi trầm xuống rồi ngâm nên nghe âm sắc rất êm dịu và mùi mẫn.

    HƠN 35 NĂM LÀM THẦY

    Những năm đầu GP, phong trào ĐCTT dường như chìm mất, cô Bạch Huệ chuyển qua bán cà phê ở Chợ Cũ để sinh sống. Thỉnh thoảng Cô được ông Bảy Môn gọi đi ca phục vụ đám tang, đám giỗ chung với danh cầm Văn Vĩ, Bảy Hàm... Khi phong trào ĐCTT dần dần được khôi phục trở lại, cô vừa bán cà phê vừa tham gia ca hát như một cái nghiệp, bất kể có hay không có thù lao. Nhưng không bao lâu thì cái nghiệp ấy trở thành cái nghề, cô đã sang trang đời mình: làm ''thầy'' và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ Nhân Dân Gian.

    Đầu tiên, cô được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mời dạy lớp ĐCTT thể nghiệm của Hội âm nhạc Việt Nam. Cô dạy ca, các nhạc sĩ Năm Vinh, Sáu Tửng, Mười Phú, Tư Huyện thì dạy đờn; với giáo trình trung cấp. Kế đó, Nhà Nghệ thuật Quần chúng (nay là TTVH TP.HCM) và NVH Thanh niên mời cô dạy ca cho nhiều khoá, được Trường NTSK2 thỉnh giảng một khoá nâng cao ca nhạc Tài tử (học trò cô là NS Kim Loan hiện là giảng viên của trướng SK&ĐA). Tiếng lành đồn xa, NNDG Bạch Huệ được các tỉnh miền Tây mời về dạy ca. Và rất nhiều học trò của cô đã được giải thưởng cao trong các cuộc Liên hoan ĐCTT; riêng cô được các cấp tặng nhiều Bằng và giấy khen đã có thành tích đào tạo nguồn nhân lực cho phong trào. Gần đây, NNDG Bạch Huệ tham gia giảng dạy cho CLB ĐCTT của TTVH TP.HCM (NS Hoàng Tấn tổ chức), với rất đông học viên tham dự.

    Ngoài công việc giám khảo, đặc biệt từ mười năm nay, cô còn làm chủ nhiệm CLB ĐCTT quận Phú Nhuận, mỗi tháng sinh hoạt một lần, mặc dù nhà cô ở cách khá xa Phú Nhuận. NNDG Bạch Huệ suốt một đời với nghiệp ca cầm, đã để lại trong kho tàng nghệ thuật dân tộc bằng giọng ca trong biết bao băng dĩa hát, đào tạo biết bao học trò qua các thế hệ. Tài sản của cô chỉ là danh hiệu và Bằng - Giấy khen, cô vẫn sống trong một phòng thuê chật hẹp (1,5m x 4m) ở đường Lê Văn Lương - Q7. Cô ca hơi giọng vẫn còn phong độ ở độ tuổi bát tuần, và những khi bạn ĐCTT gọi đi đờn ca hoặc dạy ca đâu đó là cô sẵn sàng không chút do dự. Cuộc đời cô như một kiếp tằm phải nhả cho đời đến những đường tơ cùng tận...

    Đỗ Dũng

    (Theo Báo sân khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Trong thời gian này, cô Bạch Huệ và Thành Công đã tạo nên tên tuổi vang dội trong giới ca kịch như một hiện tượng mới. Cô thu rất nhiều tuồng cải lương và ca lẻ, nhưng cô chỉ còn nhớ hai tuồng: Lâm Sanh - Xuân Nương và Thoại Khanh – Châu Tuấn, với bài ca lẻ ''Ngọc vùi cung lạnh''... Lúc đó tờ báo Tiếng Dội của ông Trần Tấn Quốc có chuyên trang kịch trường, thường xuyên giới thiệu giọng ca của cô Bạch Huệ và nghệ sĩ Thành Công. Cuối năm đó (1951) báo tiếng Dội tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến độc giả bầu chọn giọng ca. Kết quả, cô Bạch Huệ được bầu chọn danh hiệu Nữ Đệ Nhất Danh Ca, lúc vừa tròn 18 tuổi; và nghệ sĩ Thành Công là Nam Đệ Nhất Danh Ca.

    Khoảng sau năm 1954 cho đến ngày GP, cô chuyên ca cho Đài PT Sài Gòn và một số hãng dĩa ở Sài Gòn. Cô tham gia thu âm trong những tuồng nổi tiếng như: Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Tô Ánh Nguyệt, Phàn Lê Huê, Nguyễn Thái Học, Muôn dặm tìm chồng ... mà cô từng hát chánh cùng các NS: Thành Công, Út Bạch Lan, cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre...; đến nay, nhiều người còn nhớ mến giọng ca của cô qua các bài: Kinh Kha sang Tần, Đôi mắt...; hay khi cô ca chung với NS út Trà Ôn những bài: Tình yêu thôn dã, Lưu Bình - Dương Lễ...
    Lúc trước hình như anh Tư hay ai có cho 1 bài của Thành Công & Bạch Huệ thì phải? Nghe ko biết ai luôn! Để kiếm lại post lên chia sẻ với mọi người.

    Trước giờ chỉ nghe các bài bản tài tử do cô ca lúc gần đây thôi. Chắc Koala học cô Bạch Huệ có nhiều nè, có gì post lên cho bà con nghe nhe.

    Trên đây có đề cập nhiều bài cô Bạch Huệ thu với Út Trà Ôn, ko biết có ai có ko ta? Còn những vở cô thu nữa??
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Mời anh em nghe lại 2 đệ nhất danh ca Thành Công và Bạch Huệ qua bài Xuân đất khách đã up trên trang nhà.

    Nghe thấy cách ca chắc của những năm đầu hát vọng cổ, nghe rất chân phương, lạ ghê luôn!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  7. Koala
    Avatar của Koala
    Koala chưa hỏi xin cô nên không có bản thu nào, chỉ thích nghe cô ca trực tiếp. Bài báo nói rất đúng, hơi ca oán của cô là độc nhất vô nhị, và cả hơi hạ nữa. Ngoài ra cô ca rất chính xác các thể loại tài tử, bắc ra bắc, nam ra nam... Nhiều thầy đàn cùng hòa đàn cho cô ca mà ai đờn sai 1 chữ 1 nhịp cô đều biết.

    cHP cũng có học cô Bạch Huệ nè
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 5 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  9. MEM
    Avatar của MEM
    Vậy bữa nào xin đi em! Cô có dễ nói chuyện ko, mình đại diện lại xin thông tin và tư liệu của cô để phổ biến nhắm có được ko em? Nhất là các bài, tuồng xưa của cô!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  11. Koala
    Avatar của Koala
    Ai chứ cô Huệ thì... hên xui, hehehehe. Để hôm nào e hỏi thử
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  13. cailuong04
    Avatar của cailuong04




    Đây là tuồng Lâm Sanh Xuân Nương do NS Bạch Huệ- NS Thành CÔng diễn đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 6 Users Say Thank You to cailuong04 For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Thanks anh Tư! Thanh Hương phải đệ nhất danh ca cùng thời với UBL ko anh?
    Cô Bạch Huệ nổi tiếng quá, Kim Chưởng và Thanh Hương còn đóng phụ cho cô Bạch Huệ nữa kìa!

    Anh Tư có audio tuồng này ko???
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  17. cailuong04
    Avatar của cailuong04
    MEM ui, tạm thời thì anh Tư chưa có tuồng này, hic, nhưng biết đâu trong thời gian tới sẽ có vì có nhờ người nhà ở VN đi "siu tầm" hihiihih. NS Thanh Hương được trao tặng ĐỆ NHẤT ĐÀO THƯƠNG năm 1960. Nhớ NS Út Bạch Lan có lần tâm sự "SÂn khấu hồi đó không có vai chính vai phụ, NS nhường nhịn lẫn nhau. Lần này tui đóng công chúa, Thanh Hương đóng tỳ nữ, lần khác thì đổi vai cho nhau..." Nếu MEM nghe lại mấy tuồng xưa thì thấy UBL-Thanh Hương hay đóng chung với nhau , và vai diễn thì luôn san sẻ.
    Thì Bạch Huệ là danh ca thời đó, nên đài Pháp Á (?) lăng xê giọng ca em bé bán vé số lấy tên là Bạch Lan, sau này là Út Bạch Lan
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 5 Users Say Thank You to cailuong04 For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

  19. Koala
    Avatar của Koala
    Nguyên văn bởi cailuong04
    Thì Bạch Huệ là danh ca thời đó, nên đài Pháp Á (?) lăng xê giọng ca em bé bán vé số lấy tên là Bạch Lan, sau này là Út Bạch Lan
    Có nghe đến vụ này, nhưng hồi đó cứ hay ngờ ngợ hổng biết Bạch Huệ này có phải đại sư phụ hông ta, tại thấy cô tư ca bài bản tài tử là chủ yếu, ít ca cải lương lắm
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:

    Thanh Hậu (02-06-2013)

Trang 1/5 1 2 3 4 5 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL