Chủ đề: Ca sĩ THANH LAN

  1. minhle
    Avatar của minhle

    Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1948 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Thuở nhỏ, Thanh Lan học tại trường trung học Marie Curie, sau đó cô theo học Đại học Văn khoa Sài Gòn và tốt nghiệp năm 1973. Sau 1975, Thanh Lan ở lại Việt Nam tiếp tục ca hát và đóng phim. Cuối năm 1993, cô sang định cư tại California, Hoa Kỳ.

    Âm nhạc

    Thanh Lan tham gia nghệ thuật từ rất sớm. Từ năm 9 tuổi, cô học dương cầm với các sơ ở trường Saint Paul, sau đó được vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn. Từ khi còn là nữ sinh của trường Marie Curie, Thanh Lan đã bắt đầu hát trên đài phát thanh trong ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức và tham gia trong ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà - đây cũng là một ban nhạc có khuynh hướng Việt hóa nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn.


    Thanh Lan trên bìa băng Nhạc trẻ 6 Sau ban Việt Nhi, Thanh Lan gia nhập đoàn văn nghệ học sinh sinh viên Nguồn Sống. Cô thường hát dân ca và nhạc tiền chiến và ghi tên học các lớp dân ca và đàn tranh tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Trong chương trình văn nghệ học đường quay hình trên đài truyền hình Sài Gòn, Thanh Lan xuất hiện trong tiết mục dân ca ba miền và liền sau đó đã được đài truyền hình liên tiếp mời tham gia chương trình nhạc tình ca. Đó là những năm 1967, 1968 khi Sài Gòn mới có những chương trình truyền hình đầu tiên.

    Ngay từ khi vào năm thứ nhất của Đại học Văn khoa, Thanh Lan bắt đầu trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô tham gia hát trong rất nhiều băng nhạc, hình ảnh Thanh Lan cũng hiện diện trên các bìa bản nhạc bày khắp nơi. Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam, Thanh Lan là một trong những khuôn mặt quen thuộc nhất với những ca khúc lời Pháp. Thanh Lan còn hát chung với nam ca sĩ Nhật Trường qua những tình khúc của Trần Thiện Thanh tạo thành cặp song ca ăn khách.
    Cô cũng đi lưu diễn ở một số nước trên thế giới. Năm 1973, tại Nhật Bản, cùng đi với hai nhạc sĩ Ngọc Chánh và Phạm Duy, Thanh Lan đã trình bày ca khúc Tuổi biết buồn được vào chung kết tại Đại hội âm nhạc quốc tế Yamaha tại Tokyo. Cô còn ở lại Tokyo để thu âm hai bài Ai no hio Kesanaide và Tuổi mộng mơ của Phạm Duy, được dịch sang tiếng Nhật là Yume o Miruno.

    Sau vài năm gián đoạn từ 1975, Thanh Lan lại tiếp tục hoạt động bên lĩnh vực ca nhạc, nổi tiếng với các bài hát như: Cô đi nuôi dạy trẻ, Đi qua vùng cỏ non, Phượng hồng, Em đi chùa Hương, Triệu đóa hoa hồng, Khi xưa ta bé (Bang bang), Trở về mái nhà xưa (Come back to Suriento), Búp bê không tình yêu, Giàn thiên lý đã xa, Samba Mambo, Trưng Vương khung cửa mùa thu. Cô tham gia hát nhiều nơi như Đoàn Kim Cương, đoàn Bông Hồng, đoàn Hương Miền Nam...

    Thanh Lan cũng tổ chức những buổi biểu diễn riêng như Tiếng hát Thanh Lan vào năm 1991 tại sân khấu 4A ngoài trời Nhà Văn hóa Thanh niên, Đêm nhạc Thanh Lan vào năm 1992 tại hội trường 1 Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Thanh Lan đã từng thu âm băng nhạc cho các hãng băng như: Sài Gòn Audio, Bến Thành Audio, Vafaco, Phương Nam phim, Trẻ, Phú Nhuận...

    Cuối năm 1993, Thanh Lan sang định cư tại Mỹ và tiếp tục tham gia các hoạt động văn nghê. Cô đi trình diễn ở các tiểu bang của Hoa Kỳ và hợp tác thu âm cùng rất nhiều hãng đĩa. Cô từng đứng ra thực hiện riêng cho mình các CD, VCD, DVD ca nhạc, trong số đó có nhiều nhạc phẩm do cô soạn lời Việt từ những nhạc phẩm Pháp nổi tiếng.

    Sân khấu

    Từ năm 18 tuổi, Thanh Lan đã diễn vai chính nhiều vở kịch truyền hình trong ban kịch Vũ Đức Duy. Năm 1973, ban kịch Vũ Đức Duy trình làng vở kịch Những người không chịu chết của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan trên truyền hình cũng như tại sân khấu rạp Thống Nhất và sân khấu Viện Đại học Đà Lạt với thành phần diễn viên: Thanh Lan, Vũ Đức Duy, Nguyễn Lập Chí, Lê Cung Bắc. Trong vở kịch này, Thanh Lan đóng vai cô gái hơi bị tâm thần con ông bảo vệ trong một thương xá tại Sài Gòn.

    Ngoài một số vở kịch vui của ban kịch Vũ Đức Duy, Thanh Lan đã nhận nhiều vai chính trong những vở bi kịch như Mắc lưới với ban kịch Linh Sơn, Chiếc độc bình Khang Hy, Người viễn khách thứ mười. Cô đã xuất hiện trong vở Chuyến tàu mang tên dục vọng tại sân khấu của Hội Việt Mỹ Sài Gòn.

    Sau 1975, Thanh Lan có tham gia đóng vai một nhân vật Mỹ trong một vở kịch ngắn trình diễn trên sân khấu đoàn ca nhạc điện ảnh Sài Gòn và tham gia thâu âm băng cassette chương trình hài kịch Đội lốt Việt kiều cùng với các nghệ sĩ Duy Phương, Tú Trinh, Nguyên Hạnh, Túy Phượng. Năm 1991, cô đã từ chối không tham gia vở kịch Tình nghệ sĩ do đạo diễn Hồng Phúc dàn dựng.

    Ở hải ngoại, Thanh Lan cũng đã diễn vai chính trên sân khấu California trong các vở kịch như: Lá sầu riêng, Lôi vũ, Lồng đèn đỏ, Đoạn tuyệt, Sân khấu về khuya, Phù dung tự. Những vở kịch này đã được lần lượt trình diễn tại các sân khấu của Orange County, San Jose, Houston, Atlantic City. Ngoài ra, Thanh Lan đã viết ba vở kịch vui: Công tử Bạc Liêu cùng diễn với Ái Vân tại vũ trường Ritz, Orange County và Baton Rouge, Chuyện vui này xuân cùng diễn với Mai Lệ Huyền tại vũ trường Majestic, Orange County và tại San Jose và Look Alike cùng diễn với Mạnh Đình tại Majestic, Orange County và tại Houston. Cô cũng đã từ chối hai vở Yêu và Tây Thi vì đang bận đi diễn xa. Cuối thập niên 1990, tại California các khán giả Việt Nam yêu kịch đã bầu Thanh Lan là nữ kịch sĩ xuất sắc.

    Điện ảnh

    Thanh Lan trên bìa băng Nuối tiếcSự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu vào năm 1970, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha do hãng phim Alpha sản xuất. Với vai diễn này, Thanh Lan đã đoạt giải nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật trước năm 1975. Cuối năm 1974, tại phòng khánh tiết khách sạn Continental, Thanh Lan đã nhận giải diễn viên đẹp nhất miền Nam Việt Nam do đạo diễn Lê Dân trao.

    Trước 1975, Thanh Lan đã tham gia đóng 8 bộ phim điện ảnh cùng với 2 phim truyền hình, trong đó có một phim do hãng phim Amino Nhật và đạo diễn Nhật quay vào tháng 3 năm 1975: Number ten blues. Về sau bộ phim này được đổi tên thành Goodbye Saigon, trong đó Thanh Lan thủ vai nữ chính bên cạnh hai diễn viên người Nhật.

    Năm 1984, khi đang chuẩn bị quay tiếp bộ phim Ván bài lật ngửa tập 4 Cơn hồng thủy và Bản tango số 3 thì nữ diễn viên chính Thúy An mang thai, không thể tiếp tục tham gia vai diễn Thùy Dung với nhiều cảnh hành động. Để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất phim trong năm 1984 của Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã quy định, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đành tìm chọn diễn viên khác thay thế. Ông đã mời nữ diễn viên Phạm Thúy Lan, nhưng Thúy Lan đang bận đóng phim Vụ án hồ Con Rùa của đạo diễn Trần Phương. Cuối cùng đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời Thanh Lan và cô đồng ý tham gia bộ phim này.

    Sau khi thực hiện xong tập 4 Cơn hồng thủy và Bản tango số 3, hãng phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa cũng như đoàn làm phim Ván bài lật ngửa nhận thấy rằng Thanh Lan có ngoại hình rất phù hợp với nhân vật Thùy Dung, cô được đánh giá cao về mặt diễn xuất cho nên cô đã được mời tiếp tục đảm nhận vai diễn Thùy Dung cho các tập còn lại của phim Ván bài lật ngửa thực hiện trong các năm 1985, 1986 và 1987.

    Trong năm 1986, sau khi quay xong tập 6 Lời cảnh cáo cuối cùng của phim Ván bài lật ngửa, Thanh Lan được đạo diễn Nguyễn Xuân Thành mời vào vai Diệu Hương cho phim Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc. Cô đã diễn xuất thành công vai Diệu Hương. Bộ phim Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc khi trình chiếu nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1987 đã ăn khách đứng hàng thứ hai sau phim Cao áp và nước lũ - tập 7 của Ván bài lật ngửa, đồng thời đây cũng là bộ phim Việt Nam ăn khách đạt doanh thu đứng hàng thứ ba trong năm 1987 sau các phim Cao áp và nước lũ, Trả lại tên cho em - tập 4 của phim Biệt động Sài Gòn.

    Năm 1987, sau khi hoàn thành vai diễn Thùy Dung trong Vòng hoa trước mộ - tập 8 của phim Ván bài lật ngửa, Thanh Lan tham gia phim Ngoại ô của đạo diễn Lê Văn Duy. Năm 1989, cô thể hiện vai Thục Nhàn trong tập 1 Số phận của phim Đằng sau một số phận do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện.

    Thanh Lan cũng đã lồng tiếng giọng Huế cho vai Nguyệt trong phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Người thể hiện vai này là diễn viên Minh Châu. Trong sự nghiệp điện ảnh, Thanh Lan từng từ chối ba phim: Chuyện tình của biển (1989), Tên phim dành cho khán giả (1992), Qua mùa giông bão - tập 3 của phim Nước mắt học trò (1993).

    Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm bộ phim điện ảnh đầu tay Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, với Nguyễn Chánh Tín và Lê Cung Bắc đóng vai chính. Nhưng chưa kịp thực hiện thì cô rời Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. Winnie the Pooh
    Avatar của Winnie the Pooh
    THANH LAN – Tiếng Ca Ngọt Lịm Mật Ong

    Tôi được xem Thanh Lan hát trong cuộc lễ tại trường Bộ Binh Thủ Đức, sau giai đoạn Huấn Nhục, các tân khóa sinh khóa 26 được trở thành sinh viên sĩ quan. Chương trình văn nghệ chỉ vỏn vẹn ba cô học trò của Nguyễn Đức là Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh và Thanh Lan. Hai cô Phương mặc áo dài bằng mousseline trắng, quần sa teng tuyết nhung trắng trông đẹp hơn Thanh Lan mặc chiếc áo dài trắng in những chùm rong biếc. Lẽ dễ hiểu là hai cô Phương có một thân hình nồng nàn, nẩy nở thật sung mãn những đường cong nét lượn. Còn Thanh Lan đã không có những cái lợi khí của mỹ nhân trên thân vóc, lại còn mặc áo màu lu câm, điểm trang son phấn vụng về, mái tóc cô cắt mành tương trước trán và xõa dài tới vai đóng khung một khuôn mặt nhẫn nhục và cam phận.

    Tuy thế, trong lúc hai cô Phương hát những bài phổ thông nghèo nàn giai điệu thì Thanh Lan hát bài “Chân Trời Tím”, một nhạc phẩm có phẩm chất nghệ thuật đôi chút. Lại nữa, tiếng hát cô nhuần nhuyễn hơn, cách ngân nga sành điệu hơn.

    Lần sau, khi khóa 26 đã mãn, tôi về Sài Gòn có đến dự chương trình văn nghệ trong sân trường Quốc Gia Hành Chánh. Thanh Lan lúc bấy giờ như cô Lọ Lem hóa thành giai nhân, như con chim cú tu lâu năm hóa chim linh phụng nhờ cách ăn mặc cực kỳ choáng lộn, nhờ các trang điểm rực rỡ với mái tóc cuốn những cái boucles anglaises rất công phu. Áo surat mềm mại và óng ả gồm nhiều màu tươi ấm: màu đỏ như son tươi, màu hoàng yến như hoa mướp hoa bí rợ, màu cam như ráng chiều, màu nâu như ngọc mã não; tất cả vẽ lên những đường nét kỷ hà học táo bạo, những bông hoa Hippy ngoạn mục. Hôm đó, cô hát toàn những nhạc phẩm có giá trị như “Chiều Tím” của Đan Thọ, “Mái Tóc Dạ Hương” của Nguyễn Hiền (phổ thơ Đinh Hùng), “Lá Rơi Bên Thềm” của Nguyễn Hiền và Lê Trọng Nguyễn, “Dưới Giàn Hoa Cũ” của Tuấn Khanh, “Hương Xưa” của Cung Tiến…

    Vốn là một giọng có đôi chút căn bản kỹ thuật, cho nên Thanh Lan dù hát những bản xoàng xĩnh hoặc những bản kém giá trị nghệ thuật mà vẫn tạo một chút gì ý nhị. Bài “Gặp Nhau” của Hoàng Thi Thơ trước đó có Thái Thanh, Tuyết Mai, Thúy Nga, Thu Hương, Lệ Thanh hát rồi, thế mà Thanh Lan vẫn tạo một phong cách riêng biệt ở phần diễn tả, ở phần luyến láy. Nhờ cô mà bản “Trăm Nhớ Ngàn Thương” của Lam Phương trở nên nổi tiếng và bán chạy như tôm tươi. “Trăng Thanh Bình” của Lam Phương vốn là bài hát cũ, từ đầu thập niên 60 đã bị rơi vào quên lãng, nhưng khi cô moi ra hát lại vẫn làm say mê khán thính giả. Thanh Lan lúc đó như một tinh đẩu đang sáng rực rỡ. Trên Tivi, cô xuất hiện với những chiếc áo đăng ten may theo kiểu mini với tay ráp Raglan, trở thành thần tượng của các sinh viên học sinh. Khi cuốn phim “Tiếng Hát Học Trò” do Thái Thúc Nha đạo diễn và do cô thủ vai chính được trình chiếu khắp miền Nam, cô bắt đầu bước lên chót vót đỉnh vinh quang; chính nhờ vai nầy cô đoạt giải nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất của Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc.

    Thanh Lan trở thành ca sĩ là do sự khuyến khích của bà mẹ. Cô trở thành minh tinh màn bạc là cũng nhờ bà, vì bà có họ hàng với đạo diễn Thái Thúc Nha (mà cũng là Giám Đốc hãng phim Alpha). Thật ra, Thái Thúc Nha không có kinh nghiệm nhiều ở nghề làm đạo diễn phim ảnh. Phim hỏng nhiều mặt, nhưng chính Thanh Lan cứu vãn tác phẩm điện ảnh này. Trong cô vốn tiềm tàng một diễn viên và một ca sĩ như trường hợp như Ann Blyth, Katryn Grayson, như Judy Garland, Liza Minnelli, July Andrews ở Hollywood.

    Lúc đầu, bà mẹ của Thanh Lan dắt cô đến nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi để cho cô thọ giáo, nhưng họ Nghiêm lại giới thiệu cô cho nhạc sĩ Nguyễn Đức. Trong lò Nguyễn Đức, Thanh Lan chịu thua thiệt với lớp Bích Vân, Ngọc Vân, Phước Vân, Hoàng Oanh, sau đó cô lu mờ trước lớp Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế… Thuở đó, cô không là cái gì cả với tấm nhan sắc lu mờ, làn da xanh xao, đôi mắt cận thị, giọng hát mềm mại khó so bì với cái giọng lảnh lót của các cô bạn đồng môn của mình.

    Nhưng dưới vẻ tươi sáng dịu hiền, Thanh Lan có bản năng tranh đấu mạnh, có tinh thần cầu tiến cao độ. Cô hiểu rằng lò Nguyễn Đức chỉ đào tạo những ca sĩ biết hát trúng nhịp, hát rõ lời và ngừng lại ở đây. Thần đồng Phương Lan xuất thân từ lò này hát thua xa những thần đồng như Mai Hương, Bạch Tuyết, Mai Hân, Bạch Yến, Bích Chiêu lớp đầu, thua xa các thần đồng Kim Chi, Tuyết Phương lớp kế, thua luôn thần đồng Phương Mai đi sau. Cho nên muốn vượt các cô Vân, các cô Phương lẫn Hoàng Oanh về kỹ thuật ca hát là phải tìm thầy khác.

    Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi đã o bế sửa chửa lại giọng hát cho Thanh Lan, chẳng bao lâu cô dàn trải làn hơi rất rựa ràng và ngân nga thật thành thạo. Cô bước lên đài vinh quang bằng óc sáng suốt, bằng chọn cách luyện giọng theo phương pháp chân truyền. Nhờ sớm luyện tập lại giọng hát mà giọng cô không còn thô tháp để khỏi ca hát bằng quái chiêu. Lại nữa, bên cạnh những bản nhạc tuy nổi tiếng mà kém phẩm chất, cô còn hát những bản có giá trị rất khó hát, nếu không sử dụng làn hơi thành thạo sẽ hát gãy. Cho nên trong các băng nhạc do Phạm Mạnh Cương thực hiện, cô có thể hát chung với Thái Thanh, Hà Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly… toàn là những giọng khá vững vàng về kỹ thuật.

    Hồi bên quê nhà, tôi đã gặp Thanh Lan một lần khi cô hát cho chương trình Văn Học Nghệ Thuật của Đài Truyền Hình Việt Nam. Lúc đó, cô ký giao kèo đóng phim “Yêu” do nhóm báo Sóng Thần bỏ tiền ra cho Đỗ Tiến Đức thực hiện. Đây là cuốn phim dựa theo quyển tiểu thuyết trứ danh của Chu Tử, và Chu Tử cũng được mời thủ một vai quan trọng trong phim (vai ông giáo Thức).

    Hôm đó, tôi theo nhà thơ Phổ Đức, người phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật đến đài truyền hình để thu hình thì Thanh Lan cùng người chồng đầu tiên là Dũng Long Biên (anh này là con của chủ tiệm chụp hình Long Biên) tới đài sớm nhất. Thuở đó, vào năm 1971 thì phải, tôi được Phổ Đức mời làm cố vấn về phần ca nhạc cùng là viết bài giới thiệu giọng hát ca sĩ. Kỳ đó, tôi chọn Thanh Lan để cô hát bài “Nửa Hồn Thương Đau” của Phạm Đình Chương.

    Bỗng đâu nhà văn nữ Trùng Dương (chủ nhiệm báo Sóng Thần) xồng xộc bước vào, mặt hầm hầm như bị quịt nợ đoạt chồng. Chị thét gọi Thanh Lan, mắt ném về Phổ Đức và tôi một cái nhìn sấm sét. Sau đó, dù không biết cớ sự ra sao, nhưng Phổ Đức và tôi cũng dả lả đến chào chị. Trùng Dương hằn học:
    - Đáng lẽ tôi đưa mấy người ra tòa, nhưng bởi có Thanh Lan năn nỉ nên tôi bỏ qua.
    Thì hóa ra Thanh Lan tạm bỏ ngang vụ đóng phim để đi thâu hình cho chương trình chúng tôi. Thật là xui cho chúng tôi trong vụ này! Thanh Lan đến đài truyền hình có ông chồng ghen tuông đi kè kè một bên, mắt gườm gườm nhìn mọi người, làm như ai cũng có thể cướp sống Thanh Lan. Đã vậy bà chủ nhiệm báo Sóng Thần tuy biết rằng chúng tôi không dè Thanh Lan bỏ ngang việc đóng phim để đi thu hình cho chương trình Văn Học Nghệ Thuật mà vẫn làm dữ để dằn mặt chúng tôi. Khi Trùng Dương đi rồi, Thanh Lan ngượng ngùng an ủi chúng tôi:
    - Quê quá hả?
    Hôm đó, Thanh Lan hát thâu play back bản “Nửa Hồn Thương Đau” của Phạm Đình Chương; tuy nhiên khi nhóp nhép cái miệng theo tiếng hát phát xuất từ băng nhạc, không hiểu sao cô bỗng xúc động với tình ý của bản nhạc nên khóc xối xả, nước mắt thấm ướt viền mắt trở thành đen ngòm. Một nhân viên trong đài khẻ bảo bên tai tôi:
    - Đúng là giọt lệ đen!

    Tuần sau, chương trình Văn Học Nghệ Thuật được chiếu trên Tivi với tiết mục đơn ca bản “Nửa Hồn Thương Đau” của Thanh Lan. Trên màn ảnh đen trắng, màu áo lụa tím hoa sim rất lãng mạn của cô trở thành màu bùn non hoặc màu đá huyền vũ, nhưng sợi dây chuyền bướm nạm hột chuỗi lấp lánh của cô xôn xao ánh sáng, nổi bật trên nền áo đen xỉn ấy. Và buồn cười thay, trên khuôn mặt kiều diễm của cô điểm vài giọt lệ đen.

    Phim “Yêu” hỏng nặng. Đỗ Tiến Đức chỉ là một đạo diễn tài tử, các diễn viên đóng bết bát chỉ trừ Lê Tuấn, Mai Trang và Thanh Lan. Mai Trang tên thật là Nguyễn Thị Quế vốn là vũ nữ các hộp đêm, được chị em đồng nghiệp gọi là Quế Bà Bà vì cô luôn tạo vẻ lạnh lùng kiêu bạc trên khuôn mặt. Cô ta là em của Trùng Dương, đẹp hơn Trùng Dương nhiều. Tuy chưa từng đóng kịch và chỉ đóng phim ở bước đầu qua vai Trang (cũng là vũ nữ trong truyện phim) mà cô ta trở thành minh tinh. Riêng vai chánh trong phim “Yêu”, Thanh Lan có thêm một viên gạch xây dựng đài vinh quang cho mình. Ít lâu, Thanh Lan và Mai Trang cùng đóng phim “Xóm Tôi” do Lê Dân đạo diễn, cũng thành công như trong phim “Yêu”.

    Và vào cuối năm 1973, tôi có đến tư thất của Thanh Lan để phỏng vấn cô. Lúc đó cô chưa lấy lại tinh thần sau chuyện ghen tương xô xát mà chồng cô đã gây ra “xì-căn-đan” nẩy lửa làm chấn động báo chí. Cô tiếp tôi bằng khuôn mặt không son phấn, bằng đôi mắt mang kiếng dầy cộm (cô bị cận thị nặng, nhưng khi lên sân khấu hay đi đóng phim, đi thâu hình cho Tivi, cô mang lentilles de contact). Trông cô xanh xao vàng vọt, nhưng nụ cười cầu tài vẫn niềm nở chiếu sáng khuôn mặt cô. Sau khi phỏng vấn xong, tôi kiếu từ. Cô tỏ vẻ ngạc nhiên:
    - Ủa lạ, sao anh không hề hỏi một câu về chuyện “xì-căn-đan” vừa qua?
    Tôi cười bảo:
    - Đã có mấy ông nhà báo khai thác chuyện đó nhiều rồi. Tôi có viết thêm nữa cũng là chuyện thừa.
    Thanh Lan buồn bã:
    - Hầu hết các ký giả đến đây đều hỏi Thanh Lan về chuyện đó. Mệt quá!

    Thanh Lan có giọng hát trong trẻo, lưu loát và ngọt ngào. Làn hơi cô không mạnh nhưng khá phong phú. Cách hát của cô khác hẳn các nữ ca sĩ cựu môn sinh của lò Nguyễn Đức. Đó là lối hát chân truyền qua lối dàn trải làn hơi đâu vào đó, qua lối ngân nga tự nhiên và dễ dàng. Chính cô là kẻ tiền phong trong việc “tầm tân sư học đạo”. Cho nên Phương Hồng Hạnh nối gót theo cô, tìm được ông tân sư Hoàng Thi Thơ để luyện giọng, nhờ đó mà cô ta hát có chiều hướng đi lên hàng ngũ Mai Hương, Tuyết Anh, Thể Tần ở đài phát thanh Sài Gòn. Đó là những giọng mỏng và lu mờ bạc nhược, nhưng nhờ kỹ thuật thâm hậu mà hát hay, xứng đáng là một ca sĩ thuần túy và có căn bản nghệ thuật. Riêng Thanh Lan có giọng phong phú hơn giọng Phương Hồng Hạnh, lại chọn những bài bản có giá trị nên giọng hát càng thêm nét cao sang. Nhưng về sau, vì muốn có nhiều khán thính giả nên cô hát thêm loại nhạc phổ thông dành cho quần chúng tạp nhạp. Tuy nhiên, vốn thông minh, cô tùy lúc tùy trường hợp mà hát. Ở những môi trường gồm người bình dân đông đảo, cô hát những bài mà Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Hương Lan thường hát. Còn ở chốn có nhiều kẻ sành điệu, cô hát những bài mà Thái Thanh, Hà Thanh, Mai Hương, Quỳnh Giao, Lệ Thu, Khánh Ly thích hát. Tiếng hát cô giống tiếng của Hà Thanh ở chỗ ngọt và gợi cảm, chứ không phải là thứ ngọt mà không đặc sắc, đồng dáng với những giọng ngọt khác của Tâm Đan, Mai Ly, Băng Tâm, Kim Chi, Ngân Hà, Bạch Quyên ở các phòng trà. Tuy nhiên giọng cô là giọng gợi nên hình dáng thiếu nữ mơn mởn vẻ sen ngó đào tơ, còn giọng Hà Thanh là giọng gợi nên hình ảnh thiếu phụ yêu kiều tình tứ.

    Có một dạo Thanh Lan hát nhấn từng chữ theo kiểu Thái Thanh đã từng hát, đã vậy cô còn hát những bài mà Thái Thanh đã từng hát trong đó có bài “Đường Chiều Lá Rụng” của Phạm Duy. Bài này khó hát, ai có kỹ thuật non kém dễ bị tuột giọng hát sai. Nhưng dù hát không tuột giọng, nhưng Thanh Lan thiếu cái chất đậm đà trong tiếng hát nên cô không lột tả đúng cái tình ý của bài hát. Về sau, vì tự tin mình đã có một số đông người ái mộ riêng nên Thanh Lan hát theo cái bản sắc của mình. Và cô đã thành công.

    Tiếng hát Thanh Lan thật ngọt ngào say sưa như mật ong. Chúng ta có thể liên tưởng đến một ngày đẹp trời, ong từng đàn bay về rừng tràm đơm bông trắng phau. Ong hút mật của nhụy tràm và xây tổ trên những nhánh tràm. Cũng thế, ong cũng đến vùng cây giá mọc theo bờ rạch tỉnh Kiên Giang để hút mật trong nhụy bông giá và xây tổ nơi đây. Cho nên tỉnh Kiên Giang khởi thủy có cái tên Rạch Giá.

    Các bạn thử mường tượng một cô tôn nữ xứ Huế vào thập niên 50, vào hôm đẹp trời hái những trái nhãn trong vườn, moi lấy hạt ra rồi lồng hạt sen vào. Từng trái nhãn trắng như mỡ cừu được lồng hạt sen màu vàng lạt ấy được cô cẩn thận đặt vào chiếc chén bằng sứ rồi chan mật ong trĩn ướt có màu hổ phách sóng sánh ánh sáng. Cô sắp món đó vào chiếc khay đem đến thư trai mời chồng. Lúc đó, chàng đang chép vào tập bìa bọc gấm lam những bài thơ tình yêu của các nhà thơ nữ vào giai đoạn La Belle Époque bên Pháp (thập niên 10) như Comtesse Anna de Noailles, như Renée Vivien, như Lucie Delarue Madrus. Chàng ăn món nhãn chan mật ong, đọc cho nàng nghe những bài thơ mà chàng dịch từ những bài thơ đẹp của các nữ sĩ ấy. Chu choa ơi, giọng chàng ngọt gấp mấy lần vị nhãn và vị mật ong! Và tuyệt vời thay, các bài thơ dịch sao mà bát ngát tấm lòng thơm sâu sắc của chàng đến thế!

    Và lùi xa vào dĩ vãng hơn nữa, vào thập niên 30, tại một miền quê vùng Tiền Giang miền Nam có một người cô phụ. Một sớm nọ, nàng bưng lên hai ly nước cam pha mật ong mời cha mẹ chồng uống cho trơn cổ ngọt giọng. Và sau đó, nàng phụ với mẹ chồng vò thuốc tễ bằng mật ong. Mùi mật ngọt ngào say sưa kia nhắc nhở nàng về người chồng của nàng hiện giờ theo bước thương hồ đi “ăn” ong và đi buôn than ở vùng Chắc Băng, Rạch Giá, U Minh, nơi có nhiều rừng tràm. Lâu lắm, chàng mới trở về với ghe than đước than tràm, với những vò những kiệu đầy mật ong, với những bát sáp ong trắng mịn như mỡ đông. Mỗi lần chồng nàng trở về, nàng được chồng tái diễn tuần trăng mật được vài tháng và rồi chàng lại ra đi…

    Nàng cô phụ đã qua đời vào năm 1973. Các cháu chắt nàng giờ đây đã trưởng thành. Họ được cha và ông nội họ kể lại chuyện “ăn” ong của ông cố họ, cho nên mỗi khi nghe giọng hát Thanh Lan, họ mường tượng những cánh rừng tràm đơm hoa trắng thơm ngạt ngào, những tổ ong có những kho chứa mật, cuộc tình duyên và tuần trăng mật hàng năm của ông cố bà cố họ.

    Nàng tôn nữ giờ đây là bà quả phụ già tuổi ngoài 70, đang sống với cô con gái lấy chồng Pháp tại một tỉnh thuộc vùng Champagne nước Pháp. Bà còn giữ tập thơ bọc gấm kia. Sau khi nghe giọng hát Thanh Lan diễn tả bài “Mùa Thu Cho Em” hay “Niệm Khúc Cuối” của Ngô Thụy Miên, bà mở tập bọc gấm ra đọc lại những bài thơ tình yêu của các nữ sĩ vào thời La Belle Époque cùng những bài thơ dịch của chồng mình. Và bà hình dung lại hình ảnh người chồng yêu dấu năm xưa, nhớ lại bát nhãn lồng hạt sen chan mật ong vào buổi sáng đẹp trời ngày hôm đó. Bên tai bà dường như từ cõi xa tít mù nào đồng vọng lại giọng cực kỳ ngọt ngào của chồng bà khi ông đọc những bài thơ do chính ông dịch ra.

    Trong cuốn băng hình của Trung Tâm Asia với chủ đề “Nhớ Sài Gòn”, Thanh Lan xuất hiện trong màn đơn ca bài “Đêm Khuya Trên Đường Catinat” của Trần văn Trạch. Cô mặc áo dài bằng lụa tím minh khô bông ướt, nhưng vì vóc lụa mềm nên khán thính giả có cảm tưởng đó là loại nhiễu. Ở vạt áo có vẽ những cụm hoa chen đủ màu hoàng kim, ngân nhũ, hoàng yến, hỏa hoàng, toàn những màu tươi và có cái kết hợp rực rỡ; tay áo có vẽ những nét ngân nhũ hình lông đuôi phụng. Còn trong băng nhạc cũng của Trung Tâm Asia với chủ đề “Gởi Người Một Niềm Vui”, Thanh Lan hát bản “Huế Xưa” của Lê Minh Bằng. Cô mặc áo dài lụa tím, gần ức có thêu mặt lưới xếp hình trái tim; ở hai tay áo cũng có thêu bằng ngân tuyến những tia sáng lún phún từ cườm tay trổ ra khuỷu tay. Ở bài đầu, Thanh Lan hát bằng giọng nhung mềm “tưa” ra một chút khàn khàn ở chót đuôi cực kỳ gợi cảm. Ở bài sau, cô hát bằng giọng Huế, tuy có truyền cảm nhưng không có vẻ Huế đặc sệt như Hương Lan. Khuôn mặt cô sau 20 năm mà vẫn không thay đổi. Nụ cười rộng miệng của cô lúc nào cũng trẻ trung và tươi sáng như nụ cười của nữ minh tinh Ann Blyth trong các phim ca nhạc của hãng M.G.M như: “Le Prince Étudiant”, “Rose Marie”, Kismet”.

    (Trích "Theo Chân Những Tiếng Hát" . Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ 1998)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  3. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG







    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. Akhuong
    Avatar của Akhuong
    - Anh Pooh là fan của ca sĩ Thanh Lan hả ?
    - Thanh Lan cũng là thần tượng của Ngôi sao ca nhạc Phương Thanh, nên PT cũng đã chấm nốt rùi cho giống thần tượng của mình.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. Winnie the Pooh
    Avatar của Winnie the Pooh
    Ca sỉ nào P cũng thích hết mà
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. lucbinhtim
    Avatar của lucbinhtim
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. Tiếng Hát Học Trò
    Avatar của Tiếng Hát Học Trò
    Năm 1984, khi đang chuẩn bị quay tiếp bộ phim Ván bài lật ngửa tập 4 Cơn hồng thủy và Bản tango số 3 thì nữ diễn viên chính Thúy An mang thai, không thể tiếp tục tham gia vai diễn Thùy Dung với nhiều cảnh hành động. Để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất phim trong năm 1984 của Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã quy định, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đành tìm chọn diễn viên khác thay thế. Ông đã mời nữ diễn viên Phạm Thúy Lan, nhưng Thúy Lan đang bận đóng phim Vụ án hồ Con Rùa của đạo diễn Trần Phương. Cuối cùng đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời Thanh Lan và cô đồng ý tham gia bộ phim này.

    Sau khi thực hiện xong tập 4 Cơn hồng thủy và Bản tango số 3, hãng phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa cũng như đoàn làm phim Ván bài lật ngửa nhận thấy rằng Thanh Lan có ngoại hình rất phù hợp với nhân vật Thùy Dung, cô được đánh giá cao về mặt diễn xuất cho nên cô đã được mời tiếp tục đảm nhận vai diễn Thùy Dung cho các tập còn lại của phim Ván bài lật ngửa thực hiện trong các năm 1985, 1986 và 1987.
    Vai Nguyễn Thành Luân thật ra lúc ban đầu hãng phim và đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã chọn nam tài tử điện ảnh Trần Quang vào vai Nguyễn Thành Luân để thay thế cho nhà văn Huỳnh Bá Thành, nhưng vì vừa ký hợp đồng với hãng phim xong Trần Quang đi vượt biên nên cuối cùng vai diễn này giao cho Nguyễn Chánh Tín đóng.

    Các bạn thử nghĩ xem giữa Trần Quang và Nguyễn Chánh Tín ai thể hiện vai Nguyễn Thành Luân sẽ hay hơn?, nếu như Trần Quang được chọn đóng chính thức vai Nguyễn Thành Luân thì liệu Trần Quang có phù hợp về ngoại hình không?.


    Nguyễn Chánh Tín


    Trần Quang


    Bây giờ nói về vai diễn Thùy Dung của phim Ván Bài Lật Ngửa nha!

    - Thúy An đã được chọn đóng vai Thùy Dung trong hai tập phim của Ván Bài Lật Ngửa, đó là tập 2 (Quân Cờ Di Động) và tập 3 (Phát Súng Trên Cao Nguyên)

    - Phạm Thúy Lan - cô diễn viên đã từng đóng vai bác sĩ Thu Trang trong phim Pho Tượng cùng với Nguyễn Chánh Tín, rồi vai Trà My trong phim Vụ Án Hồ Con Rùa cùng với Thương Tín và Thế Anh; cũng được mời vào vai Thùy Dung để thay thế Thúy An kẹt có bầu, nhưng vì vào thời điểm lúc đó Thúy Lan đang kẹt đóng phim Vụ Án Hồ Con Rùa.

    - Hà Xuyên cũng là diễn viên được mời đảm nhận vai Thùy Dung để thay cho Thúy An, nhưng cô lại kẹt đóng phim Biệt Động Sài Gòn.

    - Ứng cử viên cuối cùng được chọn chính thức cho vai diễn Thùy Dung trong phim Ván Bài Lật Ngửa thuộc về ca sĩ Thanh Lan.

    Theo các bạn, xem hình ảnh bốn cô diễn viên nêu trên để chọn mặt gởi vàng cho vai diễn Thùy Dung trong phim Ván Bài Lật Ngửa thì các bạn nhận thấy ai phù hợp nhất với vai Thùy Dung? (xét về ngoại hình nhân vật cũng như khả năng diễn xuất đảm nhận vai diễn), đặc biệt là trong hai cô Thúy Lan và Hà Xuyên nếu như họ tham gia được vai diễn Thùy Dung cho phim Ván Bài Lật Ngửa?.

    Thúy An và Hà Xuyên


    Thúy Lan



    Thúy Lan đóng trong phim Pho Tượng

    Thanh Lan
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL