1. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu


    Chân dung tác giả Hà Nam Quang
    (ảnh sưu tầm)




    Có thể nói trong làng tác giả ca cổ phía Nam nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng, Hà Nam Quang là một trong những cây bút nữ tiêu biểu, đã đoạt nhiều giải thưởng trong khu vực với kịch bản cải lương và vọng cổ.



    Tác giả Hà Nam Quang tên thật là Hà Thị Mỹ Dung, sinh ra và lớn lên tại Nam Quy, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (1954). Là phụ nữ, nhưng chị đã có một quãng đời xê dịch hầu như khắp Nam bộ. Nhờ đó chị vừa viết, vừa tích lũy vốn sống để sáng tác.

    Sau năm 1975, Hà Nam Quang đã ca tài tử – cải lương khá sành điệu, trong những cuộc chơi đờn ca với những tài danh ở TPHCM. Hồi ấy, chị là phát thanh viên của Đài Truyền hình TPHCM, sau đó chuyển công tác về Đài Truyền hình Cần Thơ (1977). Hà Nam Quang bắt đầu sáng tác từ năm 1978, kịch bản cải lương đầu tay đã khá thành công là “Ngọn cờ Long Hưng” được Đài Truyền hình TPHCM và Đoàn Văn công TPHCM dàn dựng (1979) phục vụ kỷ niệm 40 năm Nam kỳ khởi nghĩa (1940-1980). Sau đó hàng loạt kịch bản nối tiếp ra đời : “Xuân về trên đỉnh Tùng Sơn”, “Nỗi oan”, “Tiếng sáo tương tư”, “Một vai hề”, “Chuyện muôn thuở”, “Quãng đời còn lại”... Hơn 100 bài vọng cổ của chị đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những bài quen thuộc như : “Như loài hoa ấy”, “Tình không muộn”, “Tôi còn thiếu nợ”... làm cho người mộ điệu nhớ đến tên Hà Nam Quang

    Về thể loại vọng cổ và bài bản tài tử, Hà Nam Quang đã xuất bản hai tuyển tập: “Tình muộn” (1997) và “Một mình với mùa thu” (2004). Gần 50 tác phẩm chọn đăng trong hai tuyển tập. Tuyển tập thứ II có nhiều bài bản tài tử – cải lương : Xuân tình, Phụng hoàng, Đảo ngũ cung, Ngựa ô Bắc, Ngựa ô Nam, Đoản khúc Lam Giang, các bài Lý, Xang xừ líu, Sương chiều, Tú Anh,... Duy chỉ có bản Liêu Giang “Về bên đền Bác” là đặc sắc nhất vì nội dung tương đối hoàn chỉnh, cấu trúc âm nhạc chuẩn xác, trọn vẹn và ca từ thích hợp với ngữ cảnh..., làm bật lên chủ đề ca ngợi đền thờ Bác Hồ ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

    Bản Liêu Giang chỉ sử dụng trong nhạc tài tử ở trình độ cao, ở sân khấu cải lương chưa thấy tác giả nào khai thác. Một thể điệu phong phú về hơi – điệu, tiết tấu đa dạng, nhịp thức luôn biến tấu với cấu trúc tổng phổ phức tạp. Dung lượng bài đơn giản, chỉ có 16 câu nhịp tư, nhưng cấu trúc nhịp ngoại – nội và hơi điệu phức tạp. Cho nên người đờn cả người ca phải vững trường canh, nhịp thức và chuẩn hơi điệu thì mới thể hiện được tính năng của bản Liêu Giang, mà người sáng tác phải càng sành điệu hơn thì mới viết một cách hoàn hảo.

    Chúng tôi được nghe tác giả Hà Nam Quang ca sành điệu nhiều loại bài bản và bản Liêu Giang là một trong những bài mà chị thường ca trong các cuộc chơi đờn ca tài tử. Không chỉ vững vàng về nhạc lý, mà chị ca nhuần nhuyễn, điệu nghệ khi nhả chữ buông hơi bỏ nhỏ và chẻ nhịp... Có lẽ từ đó mà chị sáng tác điệu Liêu Giang.

    Hiện nay Hà Nam Quang là hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang, vẫn đang sáng tác nơi quê nhà.
    Nguồn tin: BCT


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    MEM (25-06-2013), romeo (26-06-2013), Thanh Hậu (25-06-2013)

  3. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Có 1 tấm mần biến up vào Picassa. DTN up vào FB vào dán qua đây sao nhìn thấy lớn quá xá. ACE nào biết cách làm nhỏ hình lại kg? chĩnh dùm DTN nhé!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    romeo (26-06-2013), Thanh Hậu (25-06-2013)

ANH EM CHANNEL