Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
  1. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Những điều này Scarlet suy nghĩ lâu lắm rồi nhưng hôm nay tự dưng có hứng nên ngồi viết ra một mặt.

    Chia sẻ vào trang nhà cho vui.


    THƯỞNG THỨC NGHỆ THUẬT

    Tham gia CA HÁT và TÌM HIỂU về NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG được hơn 3 năm rồi.

    Một trong những điều mà tôi quan sát thấy mỗi ngày đó là sự đa dạng trong việc cảm nhận một vai diễn, một trích đoạn, một vở tuồng, v.v...

    Tại sao những ý kiến trái chiều, những cảm nhận khác nhau là điều luôn luôn hiện diện và nó đưa đến rất nhiều mâu thuẫn, thậm chí những tranh luận gay gắt. Ranh giới giữa cái hay và cái dở, cái đẹp và cái xấu rất mong manh. Điều đó xảy ra giữa khán giả với khán giả, giới chuyên môn với giới chuyên môn và cả khán giả với giới chuyên môn ???

    Cải Lương trong mắt nhiều người là một bộ môn nghệ thuật truyền thống mang tính bác học và nhân văn sâu sắc.

    Cải Lương cũng trong mắt nhiều người là bộ môn nghệ thuật lỗi thời, sến và dành cho giới bình dân.

    Khán giả cải lương có rất nhiều những người dân buôn gánh bán bưng ngoài chợ mà tôi vẫn hay nghe là hàng tôm hàng cá, những bác nông dân, những người nơi quê mùa thôn dã...(Số lượng này luôn chiếm số đông dù ở thời điểm nào)

    Khán giả cải lương cũng có rất nhiều những người có tri thức, có trình độ đại học, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, v.v...(Nhưng thật sự thì số lượng này hiện nay tôi thấy rất ít so với thời xưa và ngày càng giảm thiểu)

    Nếu như trước đây, cải lương rất thịnh ở Sài Gòn, thì bây giờ người Sài Gòn không còn được bao nhiêu người còn yêu thích cải lương mà hầu hết là khán giả miền Tây.

    Khán giả cải lương đủ mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng cải lương chỉ dành cho người già, có tuổi hoặc người xa quê.

    THEO QUAN ĐIỂM CỦA RIÊNG TÔI, TÔI TẠM THỜI LÝ GIẢI NHƯ THẾ NÀY:

    Thưởng thức nghệ thuật cũng như thưởng thức một món ăn vậy. Sự thưởng thức sẽ phân theo cấp độ...

    - Hoặc ngon dở gì cũng nuốt đánh ực ...(Điều này thường xảy ra ở những kẻ Phàm Phu kiểu như Trư Bát Giới mà thưởng thức đào tiên vậy)

    - Hoặc chỉ có thể cảm nhận là ngon hay dở theo cảm tính của mình mà không cảm giác được vị ngon đến từ đâu, lý do vì sao dở...(Đaị đa số là những người Thông Thường như vậy, bằng chứng là cùng 1 món ăn sẽ có người thì khen ngon khi hợp gu của họ, người thì chê dở khi không phải món khoái khẩu của họ, có người ăn thì cho là ngọt, người thì cho là lạt, kẻ lại cho mặn,...)

    - Rất ít người khi ăn một món ăn biết thưởng thức từ tốn và tinh tế, phân biệt được những hương vị khác nhau của món ăn, cảm nhận được vị ngon do những nguyên liệu gì, cảm nhận được vị dở do thiếu nguyên liệu gì. Họ biết thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau, cho dù có không phải món hợp khẩu họ vẫn có thể biết được thế nào là vị chuẩn, thế nào là chưa chuẩn. Những người này thông thường là những người có đam mê và tìm hiểu sâu về ẩm thực, đáng liệt vào danh sách của những người Sành Điệu về ẩm thực.

    - Số người cực kỳ hiếm, đó là những người khi thưởng một món ăn có thể tìm ra công thức chế biến của món ăn đó, hoặc thậm chí có khả năng sáng tạo những món ăn mới dựa trên những nguyên tắc nấu ăn cơ bản và thông thường. Những người này sẽ được liệt kê vào danh sách các Chuyên Gia Ẩm Thực kiểu như YAN JAN COOK.

    Nếu như trong ẨM THỰC một số nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về "Thẩm Mỹ Ăn Uống" của những người thưởng thức là Điều Kiện về Vật Chất, một chút Năng Khiếu - Sự Đam Mê Tìm Tòi

    thì

    Trong NGHỆ THUẬT lý do có nhiều mức độ cảm nhận khác nhau là do cả một quá trình cảm thụ từ bé đến lớn. Thẩm mỹ về NGHỆ THUẬT bị chi phối bởi sự tiếp cận với loại hình nghệ thuật đó thế nào, kinh nghiệm sống, năng khiếu, trình độ Văn Hóa, Kiến thức - Sự Đam Mê Học Hỏi

    Cùng giống như nhau ở chỗ...Sự Đam Mê, Học Hỏi rất quan trọng, tuy nhiên nếu như trong ẨM THỰC nó không đòi hỏi quá cao về Kinh Nghiệm Sống và Trình độ VH, KT thì trong Nghệ Thuật 2 điều này đặc biệt QUAN TRỌNG vì nó là nguyên nhân chính để dẫn đến sự phân tầng nhận thức và cảm nhận, phân tầng Trình độ Thẩm Mỹ của mỗi người.

    Tại sao có sự khác nhau này...
    Rất đơn giản:

    Cảm nhận THỨC ĂN thì Cảm Nhận của Vị Giác là Chính...Sự phân tích của Trí não chỉ là yếu tố phụ...

    Cảm nhận NGHỆ THUẬT lại là cảm nhận chính của Trí Não...Cao cấp hơn là sự cảm nhận của TÂM HỒN.

    Có một điều cũng rất THÚ VỊ đó là trong ẨM THỰC và NGHỆ THUẬT thì Đứa con tinh thần do mình tạo ra luôn là Số 1.

    Tại sao?

    Vì khi nấu ăn hay khi làm Nghệ Thuật (tôi đang nói về việc làm Nghệ Thuật Thuần Túy từ Đam Mê chứ không phải về việc làm Nghệ Thuật chạy theo thị hiếu) thì người đẻ ra đứa con tinh thần là những người đang đứng ở vị trí của họ, ở trình độ cảm thụ của họ để làm ra một sản phẩm theo ý của họ cho nên dĩ nhiên họ phải cảm nhận nó tốt nhất rồi.

    Điều đó không có gì là không tốt và không có gì sai nếu như người ta không quá CẢM TÍNH, DỄ DÃI với chính bản thân họ và đặc biệt là không CỰC ĐOAN, cần phải biết LẮNG NGHE GÓP Ý một cách CHẮT LỌC để HOÀN THIỆN BẢN THÂN.

    Bởi vậy, làm NGHỆ THUẬT mà không có cái TÔI thì rất khó vững LẬP TRƯỜNG khi mà có quá nhiều sự phân tầng trong việc thưởng thức và đánh giá. Điều này thì không khó vì lẽ thông thường thì con người ai cũng có cái TÔI rất lớn.

    Nhưng cái khó là cái TÔI đó cần phải kết hợp với một TÂM HỒN rộng mở và khoáng đạt (cái này cũng là một phần quan trọng cần có trong MÁU NGHỆ SĨ) để có thể cảm nhận cuộc sống, cảm nhận vai diễn và lắng nghe những góp ý chân tình và quý báu để hoàn thiện bản thân trong Nghệ Thuật.

    Những điều này tôi viết ra không dành riêng cho ai mà là cho tất cả những người có lòng đam mê nghệ thuật chân chính.

    (Thanh Xuân 4/10/2013)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:

    congminh1806 (05-10-2013), Duongtonhu (05-10-2013), Giang Tiên (04-10-2013), Koala (04-10-2013), MEM (05-10-2013), romeo (04-10-2013), Tống Thành Tâm (05-10-2013), thành luân (19-10-2013)

  3. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Anh Như hốt hoảng rồi hihihi...

    Em còn đang tính viết thêm 1 bài nữa với chủ đề là CẢI LƯƠNG - Những Cái Đẹp không có giới hạn nè hihihi,...Để khi nào rảnh rảnh, em viết tiếp post vô diễn đàn. kekekeke
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:

    linhhueforever (07-10-2013), thành luân (19-10-2013)

  5. romeo
    Avatar của romeo
    Ngưỡng mộ chị Mỹ quá ...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (05-10-2013), thành luân (19-10-2013)

  7. congminh1806
    Avatar của congminh1806
    To:Scarlet!
    Là một người đam mê nghệ thuật và là một trí thức trẻ,nên Bạn đã có cảm nhận sâu sắc về thực trạng của sân khấu hiện nay.Công Minh cũng là người đam mê nghệ thuật nên cũng muốn tâm tình chia sẻ cùng các bạn về 2 ý trong bài viết của Scarlet.
    1) Cải lương trong mắt nhiều người là một bộ môn nghệ thuật truyền thống mang tính bác học và nhân văn sâu sắc. Đó là một nhận định hoàn toàn chính xác, vì lịch sử sân khấu Cải lương đã sản sinh ra rất nhiều soạn giả tài năng như:VIỄN CHÂU ,LOAN THẢO ,HÀ TRIỀU,HOA PHƯỢNG vv....Các bậc tiền bối đã để lại cho đời những bài ca và những kịch bản đầy chất văn học, làm say đắm những người mộ điệu qua nhiều thế hệ. Còn về cải lương tuồng cổ, Minh vẫn nhớ như in gần 2 ngàn khán giả im phăng phắc khi xem trích đoạn LÝ THƯỜNG KIỆT đề thơ trên tường thành như nguyệt,LÝ ĐẠO THÀNH xử án THƯỢNG DƯƠNG,TÔ HIẾN THÀNH xử án Đông cung Thái tử. Khi tấm màn nhung kéo lại đã òa lên tiếng vỗ tay không dứt. Để làm được điều đó cả soạn giả, đạo diễn ,hội đồng nghệ thuật cùng các diễn viên đã miệt mài tập tuồng từ 6 cho đến 8 tháng trước khi công diễn đến mọi người, chứ không phải tập qua loa như bây giờ. có lẽ nhiều người sẽ nói đó là thời hoàng kim của sân khấu cải lương,điều đó đúng nhưng chưa đủ.Hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của xã hội đã giúp chúng ta tiếp cận được nhiều loại hình nghệ thuật, vậy mà lực lượng kế thừa và các nhà quản lý đã không theo kịp và có những phản ứng tích cực góp phần đưa Cải lương theo kịp với các loại hình nghệ thuật khác.
    - Ví dụ:đưa những làn điệu dân ca, các bài bản nhỏ đến các em học sinh tiểu học trong các giờ sinh hoạt văn nghệ để giúp các em làm quen với một bộ môn nghệ thuật dân tộc của nước nhà . Sự việc của bé Phương Mỹ Chi đã cho chúng ta thấy không phải là các em không thích dân ca, mà các em không biết dân ca là cái gì. Lớn lên khi không hiểu đượcthì các em sẽ cho là SẾN,LỖI THỜI ,BÌNH DÂN nghe rất là buồn mà không biết sao giải thích hết cho được. Mong sao các nhà quản lý tìm cách cho các em tiếp cận và yêu thích thì lúc đó việc Unessco chính thức công nhận cải lương tài tử là một bộ môn văn hóa phi vật thể càng có ý nghĩa hơn,mong lắm thay?Đôi lời tâm tình cùng các bạn YÊU CỔ NHẠC nói chung và các bạn trong CLB nói riêng .Thân chào!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 5 Users Say Thank You to congminh1806 For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-10-2013), huongle (06-10-2013), linhhueforever (07-10-2013), Scarlet (05-10-2013), thành luân (19-10-2013)

  9. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Cảm ơn Công Minh đã chia sẻ suy nghĩ và đồng cảm. Scarlet có 1 đứa em từ nhỏ ở nhà mình đã hát cải lương ru nó ngủ, mở cải lương cả ngày mà khi lớn lên nó cũng không thích cải lương hixhix
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:

    congminh1806 (06-10-2013), linhhueforever (07-10-2013), thành luân (19-10-2013)

  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    To congminh1806: Chào Công Minh, em định chỉnh lại comment của anh (chú) cho dễ đọc, nhưng phát hiện mới có số 1)..., tìm hoài hổng thấy số 2).... Ko biết số 2) ngắt ngay đoạn nào nữa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    thành luân (19-10-2013)

Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
ANH EM CHANNEL