1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    NSƯT Thanh Nguyệt đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1965, là một trong những nghệ sĩ xuất sắc thuộc thế hệ vàng của sân khấu cải lương (1960-1990). Chị là một nghệ sĩ đa tài vừa diễn cải lương, diễn kịch, đóng phim. Sở trường của chị là những vai bi, những phụ nữ có số phận éo le, trắc trở, những bà mẹ nhân hậu phải chứng kiến những bi kịch của con mình. Chị cũng có thử sức qua một vài vai phản diện, lại càng bộc lộ thêm tài năng của một nghệ sĩ thanh sắc vẹn toàn.

    Cho tới hôm này chị vẫn thầm lặng miệt mài, tận tâm với nghề, sân khấu cải lương hẹp đi đất diễn thì mảnh đất phim truyện truyền hình màu mỡ đón mời chị góp phần thành công vào những tác phẩm có chị tham gia. Và mảnh đất mới này lại rất phù hợp với tài nghệ diễn xuất của chị. Thanh Nguyệt trở thành một nghệ sĩ sang giá của phim truyện truyền hình.

    KỲ 1:SINH RA TỪ VÙNG ĐẤT BẠC LIÊU

    Thanh Nguyệt tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt, sinh năm 1947 tại Bạc Liêu, vùng đất thiêng nơi có truyền thống nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương xuất sắc bậc nhất của cả nước, truyền thống đó đã khẳng định danh tiếng một số tài danh như bác Cao Văn Lầu, nhạc sĩ Hai Thơm, tác giả Yên Lang, v.v..

    Chị có khiếu ca hát từ thời còn bé, tham gia ban nhạc tài tử của Đài phát thanh Bạc Liêu, học với thầy Năm Nhu, Năm Nhỏ là người phụ trách ban nhạc của Đài. Năm 1960, vừa tròn 13 tuổi, chị được mời thu bài hát đầu tiên, đó là bài vọng cổ Lắng tiếng chuông ngân – là bài hát rất nổi tiếng thời đó do nghệ sĩ Thanh Nga, thần tượng của chị hát.

    Được hát bài ca của người nghệ sĩ mà mình yêu mến, chị coi như đó là một hạnh phúc không gì sánh bằng bởi chị không ngờ đó chính là bước ngoặt để sau này san khấu cải lương có một Thanh Nguyệt tài năng

    ƯỚC MƠ THÀNH NGHỆ SỸ

    Vì sinh kế, năm 1962 gia đình chị lên Sài Gòn lập nghiệp. Thấy chi có gương mặt đẹp, giọng ca hay, có người đã giới thiệu chị cho ông Bảy Cao – ông bầu đoàn cải lương Hoa Sen. Vậy là chị chánh thức bước lên sân khấu chuyên nghiệp từ năm ấy. Thần tượng của chị là nghệ sĩ Thanh Nga nên chị chọn chữ Thanh ghép với tên mình thành nghệ danh Thanh Nguyệt, nghệ danh này do chị tư đặt theo suy nghĩ của mình.

    Ở đoàn Hoa Sen, chị may mắn được nữ danh cầm đàn tranh Tuyết Mai nhận làm đệ tử. Nhạc sĩ Tuyết Mai là trường hợp hy hữu trong ban nhạc cải lương, đàn tranh mà giữ nhịp song loan chánh. Tại đoàn này được sự chỉ dẫn tận tâm của “thầy” Tuyết Mai, căn bản, nhịp nhàng của chị ngày càng vững chắc hơn.

    Hát chánh cho đoàn Hoa Sen lúc ấy là chị Ánh Hồng (HCV giải Thanh Tâm 1962), con gái của nhạc sĩ Bảy Vinh, một cây đờn tranh lão luyện, ca rất chắc nhịp và bài bản vững vàng. Noi theo đó mà nghệ sĩ Thanh Nguyệt nổ lực rèn luyện để trang bị cho mình một số vốn liếng vững chắc trong nghệ thuật ca.

    Cùng hát chánh với chị Ánh Hồng thời ấy còn có chị Kim Loan, tức NS Mộng Tuyền, ngoài ra còn có chị Thùy Lan, Thanh Nguyệt thường hát thế vai cho các chị mở ra triển vọng phía trước sẽ có một ngày không xa chị sẽ trở thành một nữ nghệ sĩ chánh sang giá. Khi NS Ánh Hồng về đoàn Kim Chưởng, NS Mộng Tuyền cũng sang đoàn cải lương khác, từ đó Thanh Nguyệt và Thùy Lan thay nhau hát chánh cho đoàn Hoa Sen.

    Năm 1963, trong vở Người mẹ Việt Nam, lần đầu tiên chị được đoàn phân vai chánh là vai Thu Hà, vai diễn của riêng chị chứ không phải hát thay vai người khác như những lần trước, cùng hát chánh với anh Điền Sơn, Đắc Thành, Tuấn Kiệt. Vào nghề tròn trịa một năm, từ một cô bé học diễn, Thanh Nguyệt đã trở thành đào chánh, một giấc mơ đẹp ngỡ ngàng mà chị và gia đình không ngờ tới.

    Chị nhớ ơn nghề, nhớ ơn Tổ nghiệp đã cho chị cái diễm phúc ấy. Cuối năm 1963, đoàn Hoa Sen lưu diễn tại Nha Trang “đụng” với đoàn Kim Chưởng – một đại ban lừng danh thuở ấy. Thanh Nguyệt đã lọt vào mắt xanh của bà bầu Kim Chưởng, một nghệ sĩ tài danh, một bà bầu nổi tiếng với sân khấu nghiêm túc, kỹ luật.

    Bà bầu Kim Chưởng đang tìm người thay thế NS Ngọc Hương ra lập đoàng Hương Mùa Thu và NS Ánh Hồng rời đoàn Kim Chưởng về hát cho đoàn Kim Chung. Cùng một lúc phải thay thế hai nghệ sĩ trẻ xuân sắc vừa đoạt giải Thanh Tâm là một việc không hề đơn giản. May mắn là NS Kim Chưởng đã chọn được NS Phượng Liên từ đoàn Tuấn Kiệt về và Thanh Nguyệt từ đoàn Hoa Sen qua.

    Ở đoàn Kim Chưởng, ngoài việc hát chung với NS Phượng Liên, chị còn được dịp thi thố tài năng với một dàn diễn viên trẻ tài năng như Diệp Lang, Phương Quang, Dũng Thanh Lâm, kép độc lừng danh Trường Xuân. Chị có mặt hầu hết trong các vở nổi tiếng của đoàn Kim Chưởng thời ấy như Người gọi đò bên song, Mùa trăng nhiều nước mắt, Hắc long huyết hận …

    Trong vở Song long thần chưởng (Thần điêu đại hiệp), chị đóng vai Tiểu Long Nữ, hát tết 1964 tại rạp Nguyễn Văn Hảo (rạp Công Nhân hiện nay). Chị có may mắn được hát chánh song song với nghệ sĩ Phượng Liên, thời gian sau, NS Phượng Liên vì lý do sức khỏe ít hát hơn, nên Thanh Nguyệt thường xuyên được đoàn đưa hát chánh qua các vở Nhà sư và tướng cướp, Mặt trời đêm,.v.v…

    Chính nhờ ở sân khấu Kim Chưởng mà chỉ hai năm sau, năm 1965, Thanh Nguyệt đã được ban tuyển chọn giải Thanh Tâm chấm trao Huy Chương Vàng, cùng nhận giải với chị năm ấy còn có NS Bo Bo Hoàng. Với chị, sân khấu Kim Chưởng là sân khấu mang nhiều kỷ niệm tốt đẹp, dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật.

    Chị có những đồng nghiệp tốt, những đàn anh đàn chị, bạn bè sống hòa thuận, thương mến nhau như một đại gia đình. Riêng với nghệ sĩ Kim Chưởng, đó là người thầy, người mẹ đã góp công rất lớn cho sự nghiệp của chị, nhất là đã vun đắp cho chị đủ khả năng để được nhận giải Thanh Tâm, giúp chị có vinh dự đứng vào hàng ngũ thế hệ vàng của sân khấu cải lương.

    Chính từ nền tảng vững chắc ở đoàn Kim Chưởng mà sau này chị lien tiếp gặt hát được nhiều thành công ở các sân khấu khác cũng như đủ sức để chuyển qua đóng kịch, đóng phim mà không tụt hậu lại phía sau, chị vẫn giữ được “tuổi xuân” trong nghề, ấy là nhờ Kim Chưởng. Tên tuổi Thanh Nguyệt gắn liền với “trường phái” Kim Chưởng, góp phần khẳng định một “thương hiệu” đào tạo xuất sắc của sân khấu cải lương.

    Chị thầm ước ao ngày này “ước gì có được vài người như cô Bảy Kim Chưởng”. Nghệ sĩ trẻ đi các đoàn hát khác, khi về Kim Chưởng cộng tác được tôi luyện nâng tầm lên rất nhiều, những vụn vặt lừa thừa còn vướng víu chút nghiệp dư sẽ được cô Bảy và ê kíp trau chuốt, chỉnh sửa. Không ít trong các ngôi sao sân khấu đã thanh danh rất trẻ từ sân khấu Kim Chưởng.

    Những Trường Xuân, Diệp Lang, Phương Quang, Dũng Thanh Lâm, Đức Lợi, Trương Ánh Loan, Phượng Liên, Ngọc Hương, Ánh Hồng, Thanh Nguyệt, Thanh Kim Lệ, Kiều Lệ Tâm, Hoàng Ấn… là những bằng chứng sống cho sự ươm mầm tài năng lỗi lạc bậc thầy như cô Bảy Kim Chưởng.

    Sau giai đoạn thành công rực rỡ, năm 1967, NS Thanh Nguyệt có sự thay đổi quan trọng khi chị được Công ty Kim Chung mời về cộng tác, mở ra một chặng đường mới chinh phục đỉnh cao nghệ thuật mới…
    Nguồn tin:Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    linhhueforever (16-04-2014), MEM (15-04-2014), romeo (15-04-2014), Thanh Hậu (16-04-2014)

  3. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Cô Thanh Nguyệt thì hiện tại đang ám ảnh Bà Mẹ trên đảo Síp vì cô Thanh Nguyệt diễn tuyệt vời quá! Xem gần 10 lẫn mỗi buổi ăn trưa mà vẫn không chán, nhất là con mắt, nhìn vào đôi mắt cái mà muốn rơi lệ theo
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    linhhueforever (16-04-2014), romeo (16-04-2014)

ANH EM CHANNEL