Trang 3/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Xin chào Nguyenphuc. Chúc sức khoẻ. Bạn nguyenphuc ơi theo một số tài liệu thì bản vọng cổ nhịp 32 ở láy đàn nhịp thứ 4 của câu 2 là chữ . Nhưng bản đàn của danh cầm Năm Cơ (day hò 4) là chữ liu. Bạn giúp tôi giải đáp thắc mắc này dùm. Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), nguyenphuc (28-06-2014), romeo (25-06-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi, tôi còn thắc mắc nữa cho hỏi thêm nghe! Trong bản vọng cổ rất nhiều chữ đàn đồng âm trong láy đàn ví dụ như liu liu tồn cống xê.....hoặc lìu tồn la hò xề xản xang...hay xề xế..cồng cống... V..V..? Liu tồn la hò cách thể hiện chữ nhạc trên(cách đàn 4 chữ nhạc ấy) ở cây đàn kìm như thế nào? Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (04-07-2014), MEM (03-07-2014), romeo (02-07-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi, tôi còn thắc mắc nữa cho hỏi thêm nghe! Trong bản vọng cổ rất nhiều chữ đàn đồng âm trong láy đàn ví dụ như liu liu tồn cống xê.....hoặc lìu tồn la hò xề xản xang...hay xề xế..cồng cống... V..V..? Liu tồn la hò cách thể hiện chữ nhạc trên(cách đàn 4 chữ nhạc ấy) ở cây đàn kìm như thế nào? Xin cảm ơn.
    Thưa anh thaydat,
    Thành thật mà nói, nền cổ nhạc tài tử cải lương mình không phải xuất xứ từ các khuôn phép sư phạm, mà là phần lớn do giới bình dân lao động, dân gian ít học sáng tác. Do đó không thống nhất về cách ký âm, mà tùy tiện do mỗi "thầy đàn" (thậm chí cho tới bây giờ cũng vậy). Cho nên bây giờ muốn hệ thống hoá lại cũng không phải việc làm một sớm một chiều mà xong ngay. Có những chữ đàn được viết trong các lòng bản đàn mà không có tên trên cần đàn. Nếu chúng ta học trực tiếp bằng cách học ngón có danh sư thì sẽ được chỉ dẫn rõ những chữ đàn đó nằm ở đâu, còn tự học thì tối mò như đám rừng. Học đàn cổ nhạc cho tới nơi tới chốn cũng nhiêu khê lắm lắm !
    Ngoài những chữ như Tồn, Tan, La, Ho... còn có thêm những chữ Tích, Tịch... nhiều khi cũng nhức cái đầu.
    Trở lại vấn đề, những chữ đàn nói trên thường là tượng thanh hơn là tượng hình. Tượng hình là có trên cần đàn (phím đàn), tượng thanh là chỉ tượng trưng cho âm thanh thôi. Đó thường là những chữ đàn buông dây, và để tránh trùng lặp với những chữ đàn có trên cần đàn nên người ta đặt thêm ra để phân biệt chữ nào buông dây chữ nào bấm dây. Riêng về hai chữ Tích và Tịch thì hôm nào đó NP đã có phân tích rồi. Tích, Tịch là chữ đàn chận dây cho kêu điếc (không ngân dài). Nó không chỉ định chữ đàn nào nhất định. Tích có khi là XÁN điếc (như bản Chiêu Quân), có khi là LÍU điếc (như bản Nam Xuân)... Tịch có khi là CỘNG điếc (như các bản bắc) có khi là XỰ điếc v.v...
    Ví dụ bản Phú Lục có câu: Tồn tan (TỊCH) tồn cộng (-) nếu viết theo bây giờ thì sẽ là: Tồn liu (CỘNG) tồn cộng (-) <-- viết như thế này thì đâu có ai thắc mắc.
    Bây giờ bàn về các chữ Tồn, Tan, La... mà anh thaydat thắc mắc..
    Đàn kìm có 2 dây, dây lớn gọi là dây TỒN, dây nhỏ gọi là dây TAN(G).
    Ví dụ ở dây HÒ Tư (dây Đào) cho dễ.
    Nếu lòng bản viết là Liu Liu TỒN Liu thì ta đàn (thể hiện) là 23 - 23 - 1 - 23 (23 là bấm nấc thứ 3 dây nhỏ; 1 là buông dây lớn).
    Nếu lòng bản viết là Liu Tồn La Hò thì thể hiện là: 23 - 1 - 23 - 15 (15 là bấn phím thứ 5 dây lớn), thật ra đó là Liu Tồn Liu Liu mà thôi, nhưng không viết trùng lặp, vì viết trùng lặp thì người tự học sẽ bấm chỉ có một chỗ (chữ Liu). Viết vậy để biết tuy cùng chữ Liu nhưng bấm khác phím.
    Liu Tồn La Hò thì cũng giống như Liu Tồn Liu Liu vừa mới nói trên (23 - 1 - 23 - 15)
    Xề xế... cồng cống, là 2 âm vực thấp cao (mà người xưa gọi là "song thinh").
    Xề xế thể hiện: 14 - 26
    Cồng cống thể hiện: 14 - 26 (nhấn lên 1 quảng).

    Thật sự ra, nếu đã có căn bản khá rồi thì cũng không nhất thiết phải đàn theo sát từng chữ trong lòng bản, vì như các anh chị nhận thấy, đâu có thầy đàn nào đàn chữ đàn giống y như thầy đàn khác đâu. Mà do sự biến hoá theo từng thể điệu và hơi giọng của từng loại bài bản.

    Vì sợ bị đụng chạm, hoặc bị nói là ăn cắp lòng bản của người khác rồi sửa lại nên người ta không chỉnh sửa những chữ đàn rắc rối phức tạp của các thầy đàn khác cho người hậu học dễ học, nên có sao để vậy, vì thế mới có nhiều dị bản làm cho chúng ta là hậu sinh phải thắc mắc. Chứ nếu "có quyền" sửa thì chỉnh lại có hệ thống gần như "thống nhất" hơn và khoa học hơn, hợp lý hơn thì sẽ dễ hiểu hơn và ít bị thắc mắc hơn. Điều này không khó, mà khó vì không ai làm và không ai chủ trương làm. Do đó mà cổ nhạc tài tử cải lương không thể tự học theo ký âm được mà mãi mãi phải học có thầy bằng cách "sang ngón, dẫn ngón" là vậy.

    Không biết cách giải thích của NP có rõ ràng dể hiểu hay không nữa... hic... hic... vì NP biết sao nói vậy mà !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (03-07-2014), DOHOANG (06-07-2014), Giang Tiên (04-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (03-07-2014), romeo (03-07-2014), thaydat (03-07-2014)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    NP thử viết 2 khuôn vọng cổ đơn giản đàn kìm (2 khuôn đầu tiên câu 1), anh thaydat, thực hiện thử coi sao nghen (dây Hò Tư - Đào).

    (vô vọng cổ) --> (HÒ)

    * ... hò (HÒ) xán xang xự xảng xang xư (XỀ) liu cộng xề xề liu liu xự (XẢNG) xảng xang xư xề liu xán xề (LIU)
    * xứ xề liu xán xề (LIU) xứ u liu công líu công xê () liu tồn xang xự xảng xang xư (HÒ) tồn hò xự xang xê cống () <--- song lang

    Ghi chú:
    - màu xanh: chữ đàn ngay nhịp chân trái (nhịp 64)
    - màu đỏ: chữ đàn ngay nhịp chân phải (nhịp 32)

    Chữ đàn trên ký âm bằng chữ số:

    * 23 - 23 - 25 (nhấn) - 25 - 24 (nhấn) - 25 (nhấn) - 25 - 24 (nhấn) 13 - 23 - 14 - 13 - 13 (búng) 23 - 15 - 24 (nhấn) - 25 (nhấn) - 25 (nhấn) 25 -24 (nhấn) 13 - 23 - 25 - 13 - 23

    * 24 (nhấn) - 13 - 23 - 25 - 13 - 23 - 24 (nhấn) 24 -23 - 14 - 23 - 14 - 13 - 13 (búng) - 23 - 1 - 25 - 24 (nhấn) - 25 (nhấn) - 25 - 24 (nhấn) 15 - 1 - 15 - 24 (nhấn) - 25 - 26 - 26 (nhấn) - 26 <--- song loan

    Hi hi hi... bản đàn này đơn giản cho người mới học, tập đàn cho quen cách bỏ ngón. Bản đàn mắc (khó) không thể ký âm theo kiểu này được, mà phải viết bằng tay với các ghi chú tiết tấu bằng tay, do keyboard không thể làm được... hic !
    Cách ký âm theo tân nhạc như chú Văn Sơn (mà nick Mây Trời đã thực hiện ký âm) thì là nốt chết như ghi ta phím phẳng, nên đàn theo cách ấy không ra hơi cổ nhạc, mà giống như Piano đàn cổ nhạc vậy, do ký âm tân nhạc cũng không có các ký âm về nhấn, rung, búng, vuốt, chận, vừa nhấn vừa rung, nhấn sâu nhấn cạn, nhấn sâu rồi trả lại cạn, nhấn dấu sắc nhấn dấu hỏi ngã, vuốt có khải dây vuốt không có khải dây v.v... biến hoá vô cùng...

    Nhạc bát độ (tân nhạc) và nhạc ngũ âm (cổ nhạc) khác nhau. Cũng như văn minh khoa học Tây phương và văn minh triết học Đông phương khác nhau vậy. Nếu đem cái này ứng dụng cho cái kia thì... e rằng... khập khiễng, cưỡng ép.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 8 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (03-07-2014), DOHOANG (06-07-2014), Giang Tiên (04-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (03-07-2014), romeo (03-07-2014), THANHDAO (04-07-2014), thaydat (03-07-2014)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hay quá thật bái phục bạn. Còn ý Trong bản vọng cổ rất nhiều chữ đàn đồng âm trong láy đàn tại sao lại có đặc điểm này?Tác dụng?Nhân đây bạn nói thêm về nhấn, rung, búng, vuốt, chận, vừa nhấn vừa rung, nhấn sâu nhấn cạn, nhấn sâu rồi trả lại cạn, nhấn dấu sắc nhấn dấu hỏi ngã, vuốt có khải dây vuốt không có khải dây v.v...và tác dụng của nó.Xin cảm ơn bạn nhiều.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 6 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (04-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (03-07-2014), nguyenphuc (03-07-2014), romeo (03-07-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bản vọng cổ rất nhiều chữ đàn đồng âm trong láy đàn tại sao lại có đặc điểm này? Tác dụng?
    Về "thắc mắc" này, xin anh thaydat cho ví dụ cụ thể hoặc dẫn chứng điển hình để em hiểu rõ câu hỏi của anh mà góp ý tương đối chính xác hơn.
    Xin các anh chị thông cảm cho em vì tiếng Việt em không thể nào thông thạo và uyên bác bằng các anh chị, cho nên có những khi em đọc mà không hiểu hết ý.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (04-07-2014), Giang Tiên (04-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (04-07-2014), romeo (03-07-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn nói thêm về nhấn, rung, búng, vuốt, chận, vừa nhấn vừa rung, nhấn sâu nhấn cạn, nhấn sâu rồi trả lại cạn, nhấn dấu sắc nhấn dấu hỏi ngã, vuốt có khải dây vuốt không có khải dây v.v...và tác dụng của nó. Xin cảm ơn bạn nhiều.
    Thưa anh thaydat,
    Vấn đề này thuộc về kỹ thuật đàn (kỹ thuật tiết tấu), phải có minh hoạ, và thường là phải giải thích trực tiếp (mặt đối mặt), chứ không thể chỉ viết cho tài liệu "hàm thụ" mà diễn ý hoặc diễn tả được. Em cũng không nghĩ ra được cách nào giải đáp thoả đáng cho anh phần này. Mong được sự thông cảm của anh.

    Một cách đại khái thì đây cũng là một trong những kỹ thuật luyến láy chữ đàn cho đa dạng về âm thanh và âm sắc mà thôi.
    * Nhấn: thường áp dụng để tăng cao độ của âm thanh, hoặc trong trường hợp trên cần đàn không có phím đàn tương ứng với chữ đàn cần thiết. Ví dụ như phím 26 là chữ XẾ, không có phím chữ CỐNG, vì vậy muốn đàn chữ CỐNG phải bấm phim 26 và nhấn lên 1 quãng để có chữ CỐNG...
    * Rung: thường áp dụng cho chữ XANG để tăng độ mùi cho các bản buồn, ai, oán
    * Búng: thường áp dụng cho những chữ đàn mà không muốn cho nó ngân dài (như liu cộng xề xề chẳng hạn), phải búng vì chữ đàn ấy (phím ấy) không thể chặn được.
    * Vuốt: là một cách khác của "bấm nguội" như có nói ở các bài trước. Bấm nguội là khải dây buông rồi bấm phím tương ứng với chữ đàn cần phải có; vuốt là khải chữ đàn phải bấm bậc phím rồi vuốt xuống chữ đàn cần phải có. Ví dụ muốn đàm chữ LỊU thì bấm phím chữ LIU rồi vuốt vuốt phím chữ XỰ thì ra chữ LỊU. Cái này có nơi gọi là HÒ đưa hơi XỰ (ví dụ trong bản Tứ Đại Oán chẳng hạn).
    * Chận (hay chặn), như vừa nói trên, và cũng đã nói trong một vài bài trước.
    * Vừa nhấn vừa rung: cũng thường áp dụng cho CHỮ XANG mùi trong các bản buồn, ai, oán.
    * Nhấn sâu, nhấn cạn: thường áp dụng cho 1 phím mà trong đó có 2-3 chữ đàn. Ví dụ phím 28 là chữ LÍU (liu đài), không còn phím có chữ đàn cao hơn nữa. Vậy muốn đàn chữ Ú chữ XỨ thì phải nhấn thêm ra. Nhấn cạn thì ra chữ Ú, nhấn sâu thêm nữa thì ra chữ XỨ...
    * Nhấn sâu rồi trả cạn: thường áp dụng để luyến láy tiếng đàn cho thêm đa dạng, như chữ XANG nhấn sâu rồi trả cạn sẽ ra chữ XẢNG chẳng hạn.
    * Nhấn dấu sắc: cũng là hình thức luyến láy cho thêm âm sắc, ví dụ như câu đàn xán xang xự xảng xang xư xề, thì 4 chữ màu đó này chúng ta chỉ bấm có 1 chỗ phím XANG mà thôi nhưng do cách nhấn mà xang thành xán, xang thành xảng...
    * Nhấn dấu hỏi dấu ngã: cũng đại khái như trên (hỏi ngã là nói về chính tả của tiếng Việt, nhưng trong âm thanh của tiếng nhạc thì cũng chỉ một mà thôi). Đại khái do nhấn nhá mà chữ đàn có thể biến hoá từ âm (thanh) này thành âm (thanh) khác... cho thêm phần đa dạng trong kỹ thuật luyến láy của người đánh đàn (nhạc sĩ).
    * Vuốt có khải dây và vuốt không khải dây thì tác dụng cũng gần giống nhau, nhưng vuốt có khải dây là muốn lặp lại chữ đàn cần thiết cho trùm nhịp. Ví dụ bản Nam Ai (2 nhịp dầu câu 4 chẳng hạn):
    - Xứ u ủ (-) liu phan xàng (-) <-- vuốt không khải dây
    - Xứ u ủ (XẾ) liu phan xàng (-) <--- vuốt có khải dây cho trùm nhịp ngoại, dễ ca...
    Đối chiếu lời ca:
    Xứ u ủ (-) liu phan xàng (-)
    Xin hãy (-) rộng lòng (-)
    Xứ u ủ (XẾ) liu phan xàng (-)
    Xin tha (THỨ) cho em nhờ (-)

    Mấy cái vụ này nếu chỉ đọc bài viết không thì hơi khó hiểu, khó hình dung ra và cũng hơi khó thực hiện. Vì vậy (như em đã nói trên) phải có minh hoạ và trực tiếp (mặt đối mặt) thì mới dễ hiểu hơn và dễ thực hiện hơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (04-07-2014), DOHOANG (06-07-2014), Giang Tiên (04-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (04-07-2014), romeo (05-07-2014), Thanh Hậu (03-07-2014), THANHDAO (04-07-2014), thaydat (04-07-2014)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc


    Đàn kìm
    (Nguyệt cầm)
    -----o0o-----




    Thùng đàn tròn: tượng trưng thái cực
    Hai dây: tượng trưng lưỡng nghi
    Bốn trục: tượng trưng tứ tượng (ngày xưa 4 trục)
    Tám dây: tượng trưng bát quái.

    * Bây giờ thấy người ta chế thêm phím gắn trên mặt thùng đàn: thứ nhất sai ý nghĩa, thứ hai chứng tỏ không đủ công lực nhấn chữ đàn từ phím thứ 8.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 8 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (04-07-2014), DOHOANG (06-07-2014), Giang Tiên (04-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (05-07-2014), romeo (05-07-2014), Thanh Hậu (12-07-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  17. THANHDAO
    Avatar của THANHDAO
    Sáng sớm vô trang này đọc hay quá trời, mặc dù ko rành về những bản đàn này nhưng qua những câu trả lời của Nguyễn Phúc giải thích với bạn thaydat thì ít nhiều Đ cũng tích cóp đc chút kiến thức...

    Mọi người khen NP là đúng rồi, bạn giỏi quá trời mà cái gì cũng trả lời đc. Mà Đ thấy bạn thaydat cũng giỏi đó nghen, cũng phải là đg học thì mới hỏi đc những câu...mà nói thiệt Đ đọc xong "hiểu chết liền" á, hí hí
    Dù ko hiểu biết gì nhưng Đ vẫn đọc ko sót chữ nào và đã có thêm tí xíu kiến thức về chữ đàn câu VC câu 1 và VC câu 2hihi...Đào cám ơn bạn thaydat đã có những câu hỏi hay và rất cám ơn bạn NP cũng đã có những câu trả lời quá ư là hay luôn, câu trả lời dài quá trời mà đọc ko ngán, hihi

    Nhưng...NP ơi, cho Đ hỏi này chút, Trong 6 câu vọng cổ thì bản đàn câu Chầu nào cũng có thể đi một lèo đến nhịp thứ 8 mà ko cần về nhịp Xề 4, đúng ko? Vì Đào có nghe bản đàn ( ko nhớ của ai) từ câu 5 qua câu 6 cũng đi một lèo vậy á, canh nhịp 4 để hát chết mồ luôn mà ko thấy..cũng may tới nhip 8 nghe đc, hihihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 6 Users Say Thank You to THANHDAO For This Useful Post:

    DOHOANG (06-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (05-07-2014), nguyenphuc (04-07-2014), romeo (05-07-2014), thaydat (04-07-2014)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi THANHDAO
    NP ơi, cho Đ hỏi này chút, trong 6 câu vọng cổ thì bản đàn câu Chầu nào cũng có thể đi một lèo đến nhịp thứ 8 mà ko cần về nhịp Xề 4, đúng ko? Vì Đào có nghe bản đàn (ko nhớ của ai) từ câu 5 qua câu 6 cũng đi một lèo vậy á, canh nhịp 4 để hát chết mồ luôn mà ko thấy... cũng may tới nhip 8 nghe đc, hihihi
    Dạ thưa chị,
    Cái vụ câu chầu này lúc bản vọng cổ từ nhịp 16 mở dang nhịp lơi ra thành nhịp 32, thì nhạc sĩ Văn Còn (danh cầm dây Rạch Giá đã quá cố) chế ra câu cầu đàn một lèo luôn 8 nhịp mà không ghé về XỀ tại nhịp thứ tư. Đã vậy mà mỗi nhịp đều đàn chẻ bảy rưỡi (trừ nhịp thứ 8 là phải về đúng căn bản) làm cho người ca gần muốn "mất phương hướng". Nhưng đó chỉ là câu chầu không ca nên cũng không ảnh hưởng người ca bao nhiêu. nhạc sỉ lúc đó biểu diễn ngón đàn, chữ đàn và kỹ thuật luyến láy độc đáo cho thính giả thưởng lãm. Những câu chầu độc đáo của nhạc sĩ Văn Còn sau nầy chuyển qua dây Lai, các nhạc sĩ Văn Vĩ, Nam Cơ, Bảy Bá cũng vẫn còn sử dụng. Thậm chí nhạc sĩ Ngọc Sáu (đàn cò) mà cũng vẫn sử dụng câu chầu của câu 5 trong đàn cò.
    Thường thì chỉ có các câu chầu của câu 2 (dứt câu 1 qua câu 2), của câu 3 (dứt câu 2 qua câu 3) và của câu 5 (dứt câu 4 qua câu 5) là đi luôn một lèo 8 nhịp và đàn nhịp độc, khúc mắc... Ít khi có 6 câu đi luôn một lèo nên câu chầu của câu 4 (dứt câu 3 qua 4) không tính. Riêng câu chầu của câu 6 (dứt 5 qua 6) thì ít có ai đi luôn một lèo, mà hầu hết đều ghé về XỀ tại nhịp thứ tư. Nhưng nếu có nhạc sĩ nào đàn luôn một lèo thì cũng không ai bắt bẻ.
    Thậm chí có một số nhạc sĩ đi luôn một lèo (trong các câu chầu) nhưng ra XỀ tại nhịp thứ 3 rưỡi hoặc 4 rưỡi để "gạt" người ca (gọi là XỀ giả). Nếu người ca không lo giữ nhịp mà xớn xơ xớn xác bắt tại chữ XỀ giả đó ngỡ là nhịp thứ tư thì coi như "đi tàu suốt".
    NP nghe Văn Giỏi và Ba Tu thi thoảng cũng có đàn kiểu này ở một vài câu chầu, hình như là câu chầu của câu 2 (dứt 1 qua 2) trong bài Lá Bàng Rơi do Phượng Liên ca.
    Hu hu hu... nghe nhiều quá đôi khi "lộn sòng", râu ông này cắm cằm bà kia, bản nọ xọ bản kia... báo hại các anh chị tìm để nghe đối chiếu có khi "trớt quớt". Nhưng hy vọng là không đến nỗi nhớ lộn nhiều... hu hu hu...
    Tiếc thay, bây giờ không thể tìm lại những bản đàn vọng cổ của nhạc sĩ Văn Còn hoặc những bản độc tấu vọng cổ đàn thùng của nhạc sĩ Văn Vĩ để minh hoạ các câu chầu đi một lèo 8 nhịp này.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (04-07-2014), DOHOANG (06-07-2014), Giang Tiên (04-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (05-07-2014), romeo (05-07-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi THANHDAO
    Mọi người khen NP là đúng rồi, bạn giỏi quá trời mà cái gì cũng trả lời đc. Mà Đ thấy bạn thaydat cũng giỏi đó nghen, cũng phải là đg học thì mới hỏi đc những câu...mà nói thiệt Đ đọc xong "hiểu chết liền" á, hí hí
    Dù ko hiểu biết gì nhưng Đ vẫn đọc ko sót chữ nào và đã có thêm tí xíu kiến thức về chữ đàn câu VC câu 1 và VC câu 2hihi...Đào cám ơn bạn thaydat đã có những câu hỏi hay và rất cám ơn bạn NP cũng đã có những câu trả lời quá ư là hay luôn, câu trả lời dài quá trời mà đọc ko ngán, hihi
    Dạ, chị Đào (và Giang Tiên) mà khen hoài là em trốn luôn đó nghen... hihihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (04-07-2014), Giang Tiên (04-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (05-07-2014), romeo (05-07-2014), THANHDAO (04-07-2014)

Trang 3/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL