Trang 5/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Xin chào Nguyenphuc. Chúc sức khoẻ. Bạn nguyenphuc ơi theo một số tài liệu thì bản vọng cổ nhịp 32 ở láy đàn nhịp thứ 4 của câu 2 là chữ . Nhưng bản đàn của danh cầm Năm Cơ (day hò 4) là chữ liu. Bạn giúp tôi giải đáp thắc mắc này dùm. Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), nguyenphuc (28-06-2014), romeo (25-06-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Hihihi... nói theo tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung thì "sinh ra ta là cha mẹ ta, hiểu được ta là Giang Tiên"... hihihi...
    Cảm ơn GT đã nói dùm cho NP nghen !
    Được như vậy GT mừng à. Ngưỡng mộ lắm mà chờ đợi ngày diện kiến xa xăm quá đi thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (05-07-2014), MEM (05-07-2014), nguyenphuc (05-07-2014), romeo (05-07-2014)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên
    Được như vậy GT mừng à. Ngưỡng mộ lắm mà chờ đợi ngày diện kiến xa xăm quá đi thôi.
    Hihihi... có thiệt hăm đây... hihihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (05-07-2014), MEM (05-07-2014), romeo (05-07-2014)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    ...Thậm chí có một số nhạc sĩ đi luôn một lèo (trong các câu chầu) nhưng ra XỀ tại nhịp thứ 3 rưỡi hoặc 4 rưỡi để "gạt" người ca (gọi là XỀ giả). Nếu người ca không lo giữ nhịp mà xớn xơ xớn xác bắt tại chữ XỀ giả đó ngỡ là nhịp thứ tư thì coi như "đi tàu suốt"...
    Cái vụ nhịp giả gạt người ca là mình hình như có bị nè. Mình ca beat canh mấy nhịp chính ko à, mà nhiều nhịp canh bị trớt quớt. Giờ mới hiểu có vụ lừa người nhịp yếu nữa. hichic

    NP dùng từ "đi tàu suốt" hay quá nhỉ?! hihi Mình ko khoái đi tàu suốt này mà vẫn bị lên tàu hoài. hic
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    nguyenphuc (05-07-2014), romeo (05-07-2014), THANHDAO (05-07-2014)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM
    Cái vụ nhịp giả gạt người ca là mình hình như có bị nè. Mình ca beat canh mấy nhịp chính ko à, mà nhiều nhịp canh bị trớt quớt. Giờ mới hiểu có vụ lừa người nhịp yếu nữa. hichic
    NP dùng từ "đi tàu suốt" hay quá nhỉ?! hihi Mình ko khoái đi tàu suốt này mà vẫn bị lên tàu hoài. hic
    Chuyện đàn phá, đàn gạt này trong giới chơi tài tử thường hay xảy ra lắm. Về nhịp trường canh thì người đàn giữ đúng, nhưng họ chẻ nhịp và đàn chữ để gạt, nếu người ca lơ đãng thì rất dễ "mất phương hướng". Có khi họ đàn đi luôn một lèo 8 nhịp từ sau song lang (nhịp thứ 24). Khi họ muốn phá là họ sắp chữ đàn độc, khúc mắc, nếu người ca không giữ nhịp thì không thể nào nghe ra để biết là tới đâu.
    Ngày xưa, đàn ca tài tử cũng giống như các thầy nghề võ, xứ này đi đấu với xứ kia để so tài cao thấp, nên người chơi tài tử thường phải khổ luyện để không bị "hạ" trước công chúng (khán thính giả). Với phương châm "HỒN AI NẤY GIỮ", người đàn và người ca phải "cứng cựa" mới dám đi chơi xa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (06-07-2014), Giang Tiên (06-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (05-07-2014), romeo (07-07-2014), THANHDAO (05-07-2014)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi ! cho tôi xin kí âm đủ 2 câu vọng cổ nhịp 32 của đàn kìm được không? Hiện tôi mới mua cây đàn kìm để về tự học. Bạn giúp tôi với . Chỉ nghiêng cứu lí thuyết thì đúng là khó hình dung những điều bạn chia sẽ. Xin cám ơn bạn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (14-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (06-07-2014), nguyenphuc (07-07-2014), romeo (07-07-2014)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi ! cho tôi xin kí âm đủ 2 câu vọng cổ nhịp 32 của đàn kìm được không? Hiện tôi mới mua cây đàn kìm để về tự học. Bạn giúp tôi với. Chỉ nghiêng cứu lí thuyết thì đúng là khó hình dung những điều bạn chia sẽ. Xin cám ơn bạn.
    Anh thaydat ơi,
    Nếu chỉ mới bắt đầu tập đàn kìm, theo em nghĩ nên có một người "thầy" trực tiếp để dẫn ngón thì mới có căn bản về ngón đàn kìm, chứ chỉ học "hàm thụ" theo kiểu "cách không đả huyệt" thì rất khó mà có kết quả tốt, ngón đàn không có nội công (công lực), tiếng đàn nghe không đổ hột. Hơn nữa bản đàn viết ra chỉ viết được những chữ đàn đơn giản mà thôi (giỏi lắm là khá hơn lòng lòng bản một chút), đàn theo đó thì nghe "i tờ" lắm. Đó là chưa kể trùng lặp rất nhiều. Keyboard của computer không có những chức năng để viết một bản đàn phức tạp với nhiều luyến láy, làm sao viết được (bằng keybard) những dấu lặng, vì đàn phải có khoan có nhặt chứ không thể cứ đều đều như gõ mõ tụng kinh. Và đàn như vậy cũng không thể theo dõi được kết quả học tập để "nâng cấp" bản đàn.
    Em đề nghị là anh nên thu lại mấy clip độc tấu vọng cổ (đàn kìm) của Ba Tu rồi nghe theo đó mà tập đàn. Lâu dần sẽ nhập tâm và ngón đàn của anh sẽ theo "rơ" của Ba Tu, hay hơn.
    Đàn phải như Nguyễn Du diễn tả trong truyện Kiều:
    Khi khoan như gió thoảng ngoài
    Khi mau (nhặt) sầm sập như trời đổ mưa

    Cách tiết tấu phải như vậy thì bản đàn mới có hồn.

    Học đàn theo "sách" thì chỉ giữ được căn bản về lòng bản mà thôi, không thể dùng đó mà "đi chơi" được.
    Làm thơ và đánh đàn (thi, nhạc) điều quan trọng nhất là phải có hồn. Lời thơ hay tiếng đàn mà không có hồn thì không thu hút được người nghe.
    Làm thơ có biết bao người làm được, nhưng có được bao nhiêu người nổi tiếng qua bao thời đại ?
    Đánh đàn có biết bao người đánh được, nhưng có được bao nhiêu người nổi tiếng qua bao thời đại ?
    Hồn thơ, hồn nhạc là ở chỗ đó.

    TB: Nếu có học đàn kìm thì nên học theo rơ đàn của Ba Tu. Đó là rơ đàn tài tử.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-07-2014), DOHOANG (07-07-2014), Giang Tiên (14-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), romeo (07-07-2014), THANHDAO (07-07-2014), thaydat (07-07-2014)

  15. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi! Trước tiên xin cảm ơn bạn về việc bạn đã tư vấn một cách tận tình. Như đã chia sẽ trước đây mình thấy đàn ca tài tử nghe hay quá qua cảm nhận. Hiện nay mình đã năm mươi mấy tuổi rồi công việc cơ quan cũng tương đối rãnh rỗi nên quyết định nghiên cứu tìm hiểu xem nó hay ở chổ nào một cách cụ thể ? Vì vậy nên vào các diễn đàn có liên quan đến bộ môn này để tìm hiểu để thấy được cái hay của nhạc cải lương tài tử mục đích là vậy chứ mục đích không phải dùng nó để "đi chơi"... Mình biết việc ấy không làm được vì tuổi tác hơn nữa đòi hỏi phải có thời gian tập luyện một cách bền bỉ, lâu dài và phải có năng khiếu nữa ....vì đây là nghệ thuật mà. Việc mua cây đàn để tập là để dễ hình dung những cái hay của nhạc cải lương tài tử mà bạn chia sẽ từ trước đến nay thội. Nói tóm lại mục đích của mình đúng như bạn chia sẽ Học đàn theo "sách" chỉ mong giữ được căn bản về lòng bản mà thôi, chứ không dùng đó để "đi chơi" cũng như thấy nó hay chỗ nào một cách cụ thể chứ không còn qua cảm nhận nữa. Vì vậy mong bạn cho bản đàn vọng cổ trong đó có vuốt nhấn rung...để dễ hình dung những điều mà bạn chia sẽ ở các bài trước. một lần nưa xin cảm ơn bạn nhiều.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (14-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), nguyenphuc (08-07-2014), romeo (07-07-2014)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Vì vậy mong bạn cho bản đàn vọng cổ trong đó có vuốt nhấn rung...để dễ hình dung những điều mà bạn chia sẽ ở các bài trước.
    Thưa anh thaydat,
    Thật tình mà nói, keyboard của computer không có những chức năng viết một bản đàn cổ nhạc hoàn hảo để nhìn vào đó mà đàn nghe tương đối được. Đâu có ký hiệu nào để viết những dấu lăng, nói gì đến các ký hiệu nhấn, vuốt, rung... Việc này em chịu thua, bất khả thi !
    Chỉ có cách trực tiếp mà thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-07-2014), Giang Tiên (14-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), romeo (08-07-2014), thaydat (09-07-2014)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi cho tôi hỏi thêm câu này nữa . Bản đàn dây hò tư của danh cầm Năm Cơ do nhạc sĩ Văn Sơn kí âm ở câu 1 note mi là chữ nhạc công( từ câu 2 trở đi anh Mây Trời mới kí âm). Sang câu 2 cũng note mi nhưng anh Mây Trời kí âm chữ xư. Tại sao cùng note mi mà kí âm 2 chữ nhạc khác nhau vậy? 2 chữ nhạc công và xư đâu phải nằm cùng cung trên cần đàn phải không? Bạn giải thích giúp cám ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (14-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), nguyenphuc (13-07-2014), romeo (12-07-2014)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi cho tôi hỏi thêm câu này nữa. Bản đàn dây hò tư của danh cầm Năm Cơ do nhạc sĩ Văn Sơn kí âm ở câu 1 note mi là chữ nhạc công (từ câu 2 trở đi anh Mây Trời mới kí âm). Sang câu 2 cũng note mi nhưng anh Mây Trời kí âm chữ xư. Tại sao cùng note mi mà kí âm 2 chữ nhạc khác nhau vậy? 2 chữ nhạc công và xư đâu phải nằm cùng cung trên cần đàn phải không? Bạn giải thích giúp cám ơn.
    Thưa anh thaydat,
    Đối với tân nhạc thì chữ đàn trên cần đàn (phím đàn) là cố định, không có sự thay đổi.
    Đối với cổ nhạc thì chữ đàn trên cần đàn (phím đàn) thay đổi theo cung bậc.
    Ví dụ ở cung (bậc) HÒ NHỨT thì phím chữ CỐNG, nhưng khi chuyển qua cung (bậc) HÒ TƯ thì nó trở thành chữ XỰ.
    Ký âm theo nick Mây Trời là đúng, nick Mây Trời am tường về nhạc lý tân nhạc hơn nhiều.
    Nốt MI ở tân nhạc phải ký âm theo cổ nhạc là XỰ mới chính xác. Bởi vì bây giờ ghi ta cổ nhạc dùng DÂY LAI, không còn dùng DÂY RẠCH GIÁ nữa. Cho nên bất cứ ký âm bài bản nào cũng phải theo DÂY LAI mà chuyển qua ký âm theo tân nhạc.
    Theo đó thì DÂY LAI chữ HÒ tương đương với TÂN NHẠC là nốt RÉ, vậy chữ XỰ (dây lai) tương đương với nốt MI bên tân nhạc.
    Phải thống nhất theo hệ thống ký âm và tương đương này thì mới không bị "lộn xộn".

    Tân nhạc theo khoa học tây phương, vì vậy mà nốt nhạc cố định, không thay đổi "danh xưng" trên phím đàn.
    Cổ nhạc theo triết học đông phương (kinh dịch), vì vậy mà chữ nhạc thay đổi (dịch) "danh xưng" trên phím đàn, tùy theo cung bậc.
    Cùng một phím đàn, nhưng ở 5 cung (bậc) Hò nhứt, Hò nhì, Hò ba, Hò tư, Hò 5... nó thay đổi "danh xưng" (tên chữ đàn) khác nhau.
    Ví dụ: cùng là buông dây số 2 đàn ghi ta (hoặc bấm phím thứ 3 dây lớn đàn kìm), ở cung Hò tư thì đó là chữ XỀ, nhưng khi chuyển qua cung Hò nhì thì đó là chữ HÒ. Vì chỗ này mà người không am tường nhạc lý gọi sai dây Hò nhì (dây kép cao) là DÂY XỀ.
    Cũng vậy, khi bấm phím thứ 7 dây số 2 đàn ghi ta (hoặc bấm phím 4 dây nhỏ đàn kìm), ở cung (bậc) Hò nhứt thì đó là chữ CỐNG (SI), nhưng khi chuyển qua cung Hò tư thì đó là chữ XỰ (MI).
    Nick Mây Trời ký âm rất chính xác.

    Tóm lại:
    - Trên cần đàn tân nhạc, tên nốt nhạc tại mỗi phím không thay đổi.
    - Trên cần đàn cổ nhạc, tên chữ đàn thay đổi theo cung (bậc).

    Cổ nhạc, ghi ta dây lai, đàn kìm dây bắc chinh; là dây cải lương, tức là dây đang sử dụng từ hơn nửa thế kỷ nay. Chữ đàn tương đương như sau:
    Dây 3 ghi ta chữ HÒ tương đương buông dây lớn đàn kìm (HÒ)
    Dây 2 ghi ta chữ XÊ tương đương phím thứ 1 dây nhỏ đàn kìm (XÊ)
    Dây 1 ghi ta chữ LIU tương đương phím thứ 3 dây nhỏ đàn kìm (LIU)
    Dây 4 ghi ta chữ XÀNG, là âm vực trầm của phím thứ 5 dây 3 đàn ghi ta, tương đương phím thứ 2 dây lớn đàn kìm (XÀNG)
    Dây 5 ghi ta chữ HÒ, là âm vực trầm của dây 3 đàn ghi ta, tương đương buông dây lớn đàn kìm (HÒ)
    Lấy HÒ làm gốc, suy ra các chữ đàn khác: XỰ, XANG, XÊ, CỐNG, LIU, Ú, XÁN v.v...
    Đối chiếu qua tân nhạc:
    HÒ tương đương RỀ
    XỰ tương đương MI
    XỰ LỢ tương đương FA
    XANG tương đương SOL
    tương đương LA
    CỐNG tương đương SI
    PHAN tương đương DO
    LIU tương đương
    vân vân...
    Nhìn cách đối chiếu đã phổ biến thống nhất từ hơn nửa thế kỷ nay thì nick Mây Trời ký âm bản vọng cổ đàn kìm dây Hò tư của nhạc sĩ Năm Cơ rất chính xác.

    Có như vậy thì khi hoà tấu giữa các nhạc cụ dây, hơi, gõ mới "ăn rập", nếu không sẽ bị "đâm hơi", lạc "tông" !

    Ghi chú thêm:
    - Văn Sơn ký âm theo Dây Rạch Giá và dây bắc chánh qua Mandoline (dùng cho trước năm 1950).
    - Mây Trời ký âm theo Dây Lai và dây bắc chinh qua Guitar tân nhạc (dùng cho hơn nửa thế kỷ nay).

    Anh thaydat có thể đàn theo bản ký âm của nick Mây Trời và dò theo audio Năm Cơ đàn kìm dây hò tư (mà nick Mây Trờ đã theo đó ký âm) thì cũng có kết quả.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (14-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), romeo (14-07-2014), thaydat (13-07-2014)

Trang 5/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL