Trang 1/6 1 2 3 4 5 ... CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Xin chào Nguyenphuc. Chúc sức khoẻ. Bạn nguyenphuc ơi theo một số tài liệu thì bản vọng cổ nhịp 32 ở láy đàn nhịp thứ 4 của câu 2 là chữ . Nhưng bản đàn của danh cầm Năm Cơ (day hò 4) là chữ liu. Bạn giúp tôi giải đáp thắc mắc này dùm. Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), nguyenphuc (28-06-2014), romeo (25-06-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Xin chào Nguyenphuc. Chúc sức khoẻ. Bạn nguyenphuc ơi theo một số tài liệu thì bản vọng cổ nhịp 32 ở láy đàn nhịp thứ 4 của câu 2 là chữ . Nhưng bản đàn của danh cầm Năm Cơ (day hò 4) là chữ liu. Bạn giúp tôi giải đáp thắc mắc này dùm. Xin cảm ơn.
    Oh, cái này anh thaydat nên trưng dẫn tài liệu thì mới có thể góp ý được.
    Cũng như những "thắc mắc" trước, đều có trưng dẫn tài liệu để làm cơ sở.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (24-06-2014), romeo (25-06-2014), THANHDAO (04-07-2014), thaydat (24-06-2014)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Trên diễn đàn cổ nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Văn Sơn có đưa kí âm bằng note nhạc và kí âm chữ nhạc ngủ cung. Vì trình độ vi tính hạn chế nên không đưa nguyên bản của nhạc sĩ được .Sau đây tôi xin viết lại kí âm chữ nhạc ngũ cung của bản đàn ấy (từ nhip 1 đến nhịp thứ 4) của câu 2: Công công công xê () lịu-y liu phan (phan) xê-phan xê-phan phan-ú (phan) y phan xê phan (liu). Xin gởi Nguyenphuc tham khảo để có chia sẻ thắc mắc giúp.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 7 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (24-06-2014), nguyenphuc (28-06-2014), romeo (25-06-2014), THANHDAO (04-07-2014), Thuong Tran (02-07-2014)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Trên diễn đàn cổ nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Văn Sơn có đưa kí âm bằng note nhạc và kí âm chữ nhạc ngủ cung. Vì trình độ vi tính hạn chế nên không đưa nguyên bản của nhạc sĩ được .Sau đây tôi xin viết lại kí âm chữ nhạc ngũ cung của bản đàn ấy (từ nhip 1 đến nhịp thứ 4) của câu 2: Công công công xê () lịu-y liu phan (phan) xê-phan xê-phan phan-ú (phan) y phan xê phan (liu). Xin gởi Nguyenphuc tham khảo để có chia sẻ thắc mắc giúp.
    Mỗi câu vọng cổ nhịp 32 có 8 khuôn (khung), mỗi khuôn có 4 nhịp (tức 4 trường canh), trừ những câu có nói lối hoặc gác bài bản thì còn 16 nhịp.
    Theo như anh thaydat nói 4 nhịp đầu của câu 2 (từ nhịp thứ 1 đến nhịp thứ 4), tức là nối tiếp liền theo sau khi dứt câu 1 phải không ạ ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), romeo (28-06-2014), THANHDAO (04-07-2014), thaydat (27-06-2014)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Khuôn thứ nhất của câu 2 vọng cổ nhịp 32, chữ đàn cuối khuôn thứ nhất (tức nhịp thứ 4) của câu 2 là chữ XỀ.
    Anh thaydat có thể nghe độc tấu hay hoà tấu, hoặc đàn ca để check tại nhịp này thì sẽ rõ.
    Cấu trúc 8 khuôn (khung) của câu 2 vọng cổ nhịp 32 như sau:
    Khuôn 1:
    1 - 2 - 3 - 4 (XỀ)
    Khuôn 2:
    5 - 6 - 7 - 8 (XANG)
    Khuôn 3:
    9 - 10 - 11 - 12 (XANG)
    Khuôn 4:
    13 - 14 - 15 - 16 (HÒ)
    Khuôn 5:
    17 - 18 - 19 - 20 (HÒ)
    Khuôn 6:
    21 - 22 - 23 - 24 (XÊ) <-- song lang
    Khuôn 7:
    25 - 26 - 27 - 28 (XÊ)
    Khuôn 8:
    29 - 30 - 31 - 32 (XANG) <-- dứt câu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (06-07-2014), Giang Tiên (27-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (27-06-2014), romeo (28-06-2014), THANHDAO (04-07-2014), thaydat (27-06-2014)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    Đúng rồi đó bạn 4 nhịp đầu của câu 2 tức là nối tiếp khi dứt câu 1 đó. Như lí thuyết bài vọng cổ nhịp 32 ở khuôn 1 như bạn nói là chữ xề . Cũng ở khuôn ấy nhưng kí âm bản đàn của danh cầm Năm Cơ (dây hò 4)là chữ liu. Như đã dẫn ở trên Công công công xê () lịu-y liu phan (phan) xê-phan xê-phan phan-ú (phan) y phan xê phan (liu) Ý tôi muốn bạn chia sẻ lí do nào mà danh cầm Năm Cơ lại dùng chữ đàn liu mà không dùng xề đúng như cấu trúc cơ bản của bản vọng cổ nhịp 32?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 6 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (27-06-2014), nguyenphuc (28-06-2014), romeo (28-06-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Rat tiec la NP khong nghe duoc tieng dan cua nhac si Nam Co o cho nhip thu 4 cau 2 nhu anh thaydat noi, va cung khong thay duoc long ban dan (ky am) cua nhac si Nam Co de lay lam co so hau co the gop y cho chinh xac.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (27-06-2014), romeo (28-06-2014), THANHDAO (04-07-2014), thaydat (27-06-2014)

  15. thaydat
    Avatar của thaydat
    Tiếc quá vì trình độ vi tính quá hạn chế nên không thể úp bản độc tấu đàn kìm của danh cầm Năm cơ dây hò 4 cho bạn nghe được , và cũng không úp được chữ đàn nâng cao của nhạc sĩ Văn Sơn trên diễn đàn cổ nhạc việt nam cho bạn tham khảo được. Nếu như bạn có thiện chí chia sẽ giúp bạn hãy vào diễn đàn cổ nhạc việt nam trang học đàn với nhac sĩ Văn Sơn sẽ thấy mục tìm hiểu chữ đàn nâng cao trong đó sẽ thấy kí âm sáu câu vọng cổ của danh cầm Năm Cơ. Còn bài đàn vào trang đọc tấu...dầu sao cũng cám ơn bạn quan tâm thắc măc của tôi.Chào thân ái.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    giaonguyentuong (17-12-2014), nguyenphuc (28-06-2014), romeo (28-06-2014), THANHDAO (04-07-2014)

  17. MEM
    Avatar của MEM
    Về chép thì dễ thôi anh thaydat ơi, anh copy hình về rồi dán vào chỗ anh comment là được. Em copy đại ko biết phải đúng cái anh đang nói ko?


    Còn up audio thì anh bấm vào chữ UPLOAD phía trên cùng bên phải, CHỌN audio cần up, rồi điền thông tin audio đó, sau đó UPLOAD file đã chọn, xong bấm HOÀN THÀNH là được. Khi BQT duyệt sẽ nghe trực tiếp ở trang chủ hoặc đem link vào nghe trực tiếp ở diễn đàn cũng được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 7 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (27-06-2014), DOHOANG (06-07-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), nguyenphuc (28-06-2014), romeo (28-06-2014), THANHDAO (04-07-2014), thaydat (28-06-2014)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Nếu như bạn có thiện chí chia sẽ giúp bạn hãy vào diễn đàn cổ nhạc việt nam trang học đàn với nhac sĩ Văn Sơn sẽ thấy mục tìm hiểu chữ đàn nâng cao trong đó sẽ thấy kí âm sáu câu vọng cổ của danh cầm Năm Cơ.
    Còn bài đàn vào trang đọc tấu.


    Thưa anh thaydat,
    Theo hướng dẫn của anh, em đã vào trang anh chỉ; đã nghe audio nhạc sĩ Nam Cơ đàn kìm dây Hò Tư bản Vọng cổ (đào) nhịp 32, và cũng đã xem qua phần ký âm của nick Mây Trời thì đúng là tại nhịp trường canh thứ 4 của câu 2 (chỗ em chỉ mũi tên) nhạc sĩ Năm Cơ đàn chữ LIU.
    Phần nầy em xin giải thích như sau:
    Lúc bản Vọng cổ nhịp 32 thịnh hành thì cây đàn ghi ta (phím lõm) đang sử dụng dây Rạch Giá. Các danh cầm tài tử lúc đó đàn các câu chầu (mà nhiều người gọi là láy) thường đi luôn 8 nhịp chứ không phân ra 2 khuôn riêng biệt. Thậm chí tại nhịp thứ 4 rất nhiều nhạc sĩ đàn chẻ bảy rưỡi (ký âm tân nhạc là dấu lặng), mà đàn chẻ thì tại nhịp thứ 4 đâu có chữ đàn gì (dấu lặng). Trong bản đàn kìm này, nhạc sĩ Năm Cơ đã đàn theo cách đó tức là đi luôn một hơi 8 nhịp cho tới nhịp thứ 8 là chữ XANG mà không ghé về XỀ tại nhịp thứ 4.
    Nếu anh thaydat (và các anh chị) có nghe lại những bản đàn Vọng cổ độc tấu của nhạc sĩ Văn Vĩ (và một số bài ca 6 câu Vọng cổ) thời thập niên 60-70 thì sẽ nghe rất nhiều bản đàn mà các nhạc sĩ đàn câu chầu đi luôn một hơi 8 nhịp, thậm chí đàn chẻ tại nhịp thứ 4.
    Ví dụ như bản Vọng cổ Tarzan Nổi Giận (Văn Hường ca), Tựa Tuồng Sân Khấu (Văn Hường ca), Võ Đông Sơ (Minh Cảnh ca)... nhiều lắm, em không nhớ hết.
    Ba bản Vọng cổ này nghe ở câu chầu của câu 5, nhạc sĩ Văn Vĩ đàn luôn một hơi 8 nhịp, không ghé về XỀ ở nhịp thứ 4.
    Có nhiều câu chầu của câu 2, nhạc sĩ Văn Còn (danh cầm dây Rạch Giá), Năm Cơ, Văn Vĩ... cũng đàn luôn một hơi 8 nhịp, không ghé về XỀ tại nhịp thứ 4. Bất chợt em không nhớ ra bản Vọng cổ nào do nghệ sĩ nào ca để dẫn chứng ra đây. Anh thaydat (và các anh chị) có thể tìm nghe những bài ca bài đàn thời thập niên 60-70 (như đã nói trên) sẽ rõ.
    Hình như bản Vọng cổ Võ Đông Sơ (Minh Cảnh ca, Văn Vĩ đọc tấu ghi ta điện), câu chầu của câu 2 cũng đàn luôn một hơi 8 nhịp, không ghé về XỀ tại nhịp thứ 4.

    Ghi chú: giới tài tử gọi câu đàn từ dứt câu trước chuyển qua câu kế tiếp là CÂU CHẦU (chầu có nghĩa là ở trước). Cũng có nhiều người gọi là LÁY, vì đoạn đó người nhạc sĩ thường biểu diễn luyến LÁY, tiết tấu, chạy ngón nghe cho hay, do đoạn đó không có ca nên đàn mắc mỏ nhịp độc cũng không ảnh hưởng đến người ca. Khi vô lòng câu ca thì đàn khuôn trở lại cho người ca ít bị rớt nhịp (trừ trường hợp nhạc sĩ muốn phá người ca).
    Không biết cách giải thích của em có (những) điểm nào chưa rõ ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (28-06-2014), DOHOANG (06-07-2014), Dungnoixanhau (24-11-2015), Giang Tiên (28-06-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), MEM (28-06-2014), phonglantim13 (28-06-2014), romeo (28-06-2014), thaydat (28-06-2014), Thuong Tran (02-07-2014)

Trang 1/6 1 2 3 4 5 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL