1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Tôi nhớ mãi suất diễn cuối cùng của bà trên sân khấu 4A Nhà văn hóa Thanh niên năm 1997 (chương trình Kỷ niệm Sài Gòn – TP. HCM 300 năm), khi VTV3 thực hiện chương trình giao lưu với những nghệ sĩ đóng vai mẹ thành công trên sân khấu nhân dịp 8-3. Chẳng ai có thể ngờ ở tuổi 84 bà vẫn ngồi bên bàn trang điểm, hóa trang cho nhân vật mẹ cô Diệu (vở Lá sầu riêng).

    Bà cười nói vui vẻ, hòa đồng mỗi khi cánh nhà báo chúng tôi lân la hỏi chuyện. Bà cười thật phúc hậu: “Biết đâu đây là suất diễn cuối cùng”. Thế rồi điều đó đã là sự thật. Sau này HTV tổ chức bốn suất diễn chương trình Những cánh chim không mỏi của NSƯT Kim Cương, bà chỉ ra sân khấu giao lưu với công chúng, chứ không diễn mẹ cô Diệu, mà trao vai diễn đó lại cho nữ NS Hồng Nga.

    Trong tôi vẫn còn nhớ như in nét diễn chân quê giản dị nhưng giàu cảm xúc của NSND Bảy Nam. Bà gần như không diễn, rất bình thản và giản dị đón lấy cảm xúc chân thật của tâm hồn mẫn cảm của cuộc sống. Vai bà mẹ đau khổ nhưng hết mực thương con, đương đầu với sóng gió để giựt dành hạnh phúc cho con.

    Tôi nhớ để diễn vai mẹ Diệu những năm đoàn kịch Kim Cương còn “đánh đông dẹp bắc” ở nhiều rạp và sân bãi ở TP. HCM cũng như các tỉnh thành từ miền Nam ra miền Trung, để siễn vai người tá điền nghèo khổ, quanh năm “lưng bán cho trời, mặt bán cho đất”, bà vào hậu trường rất sớm để ủi những nếp gấp của chiếc áo dài nhà quê.

    Tôi hỏi để làm gì, bà giải thích: “Mẹ cô Diệu nghèo, chỉ có chiếc áo dài ăn nói. Lâu lâu mới lấy ra mặc, thì phải có nếp gấp chứ”. Quả nhiên khi nghe bà Hội đồng truyền lệnh sang nhà “có công chuyện”, bà lôi trong giỏ xách chiếc áo dài có những nếp gấp. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả đều là sự chuẩn bị cho một vai diễn như bao vai diễn khác.

    Anh em trong đoàn kịch nói Kim Cương cứ bảo nhau: “Má bả là chiếc đồng hồ sinh học”. Quả nhiên, cứ hễ thấy bà vào hậu trường là đúng 6 giờ 15, đoàn đi lưu diễn xa, bà tập trung lên xe đúng 6 giờ. NS Diễm Kiều kể: “Ai đến trễ rất rét với má, chỉ nhìn thấy má cười thôi là đủ sợ, vì má bảy nghiêm túc với nghề và không chấp nhận những lý do xem thường nghề nghiệp”.

    Với bà đức tín xem trọng nghề nghiệp được đúc kết bằng một quá trình phấn đấu không mệt mỏi. Bà sinh năm 1913 tại Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình trí thức có 12 anh chị em gồm 9 trai, 3 gái. Cha của bà là một người mẫu mực nên ai trong làng cũng kính nễ.

    Ông đặt tên choc các con như một cái liễng kết nối 1 chí phấn đấu một đời người: “Công – Thành – Danh – Toại – Phỉ - Chí – Nam – Nhi – Bia –Truyền – Tạc – Để”. Chị của bà là nghệ sĩ Năm Phỉ, dù ít học nhưng thật sự là một tài danh. Từ con đường khai sáng nghiệp hát cho chính mình, rồi truyền ngọn lửa yêu nghề cho em gái, cô Năm Phỉ là tấm gương sáng đối với bà trên suốt quá trình phấn đấu cho nghề.

    Trong nhà có bốn người con gái: Năm PhỈ – Bảy Nam – Chín Bia – Mười Truyền, thì cả bốn đều theo nghề hát. Còn những anh em trai thì đều là hiệu trưởng, giáo sư trong ngành sư phạm. Ở Mỹ Tho thời đó, không ai không biết đến gia đình bà, vì ba chị em gái mỗi người một vẻ. Ban đầu bà là đào cải lương, có sở trường nghiêng hẳn về đào võ và giả kép.

    Sau đó bà lập gánh hát, làm bầu gánh ở tuổi 19, bà gom góp được một số vốn lập gánh hát. Bà may mắn được găp hai người nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng thời đó sang biểu diễn tại Sài Gòn là Trần Phi Long và Luân Hữu Vi. Bà đã tìm mọi cách làm quen và mời về gánh hát để hai ông dạy anh em trong nhóm cũng như dạy bà những vai diễn với điệu bộ trên sân khấu.

    Trước khi hai nghệ sĩ này về nước, họ đã bán lại tất cả những trang phục , giáo gươm, mã tấu, nói chung là đạo cụ nghề hát cho gánh Nam Hưng. Bà vất vả trong suốt con đường tự thân lập gánh. Vì còn quá trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, gánh hát đi từ thất bại đến cảnh suy sụp, rồi khai tử.

    Chưa vùng đất nào ở lục tỉnh miền Tây mà bà chưa đưa gánh Nam Hưng đến hát. Ngay cả những lúc khó khăn nhất, trong túi chỉ còn 2 đồng bạc, bà vẫn dám đưa gánh Nam Hưng bán giàn.
    Năm 1936, sau 5 năm lập gánh hao tâm tổn trí, vất vả gian nan, bảng hiệu Nam Hưng bị khai tử vì bà quá đuối sức. Cuộc đời nghệ sĩ của bà tưởng chừng đã chấp dứt nếu như không gặp được con người tài hoa, đó là ông Bầu Cương (tức là ông Nguyễn Ngọc Cương, người đầu tiên du học tại Pháp về ngành sân khấu của Việt Nam)sau này là chồng của bà.

    Lúc đó ông Tư Cương làm bầu gánh cải lương nổi tiếng khắp miền: Đại Phước Cương. Những ngày bà mang thai người con đầu lòng (NSƯT Kim Cương) bà vẫn phải lên sàn diễn từ Nam chí Bắc. Vì theo nghề hát, nên những lần bà sinh con đều không ở quê nhà. Và lần nào sinh con chỉ sau 18 ngày bà phải lên sân khấu vì các vở tuồng của bà không có người thay thế.

    Mỗi lần bà đi đứng khó khăn nhưng phải thủ bộ, múa võ, những nghệ sĩ trong đoàn như: NSND Năm Châu, NSND Ba Dân, NS Bảy Nhiêu, Năm Phỉ... đều lo lắng cho bà. Nhưng rồi bà cũng vượt qua với quyết tâm là tròn sứ mệnh của người nghệ sĩ.

    Đoàn hát nào cũng gặp luc thịnh suy. Khi chị của bà NS Năm Phỉ đứng ra lập gánh riêng mang tên Nam Phi, anh em đều tứ tán mỗi người một nơi. Bà quyết định đổi tên Tiểu Phước Cương. Đoàn hát ngày càng xuống dốc, nợ nần từ phía vì khán giả không xem. Bà không chịu thua, đưa đoàn đến đồn điền cao su thuộc công ty Terres Rouges (Đất đỏ) của người Pháp.

    Hơn một năm sống với công nhân cao su, hát phục vụ công nhân cao su bà đã ý thức được cảnh đời khốn khổ của dân mình. Giai đoạn này bà đã tập tành sáng tác vì phải tự viết tuồng để hát và đứng ra làm thầy tuồng, chỉ dẫn anh em trong đoàn tập dợt.

    Điều khiến tất cả giới nghệ sĩ sân khấu cả nước khâm phục tinh thần lao động nghệ thuật cao đẹp của NSND Bảy Nam, đó chính là nghị lực vượt qua những nghịch cảnh. Làm nghệ sĩ là phụ nữ hạn chế vây quanh số phận của họ.

    Một là phải giã từ hí viện sớm khi lập gia đình (vì phải thực hiện thiêng chức làm mẹ, làm vợ và mất đi phần nào số fan hâm mộ đã ưu ái nhan sắc, tài nghệ), hai là tuổi xuân qua đi, phải lui về đóng vai lão, vai mụ, vai phụ.

    Thế nhưng NSND Bảy Nam, bà vẫn ung dung đón nhận tất cả những định mệnh cay nghiệt của một nghệ sĩ vừa là bầu đoàn hát nhỏ, cuộc sống bà có đói rách, có phũ phàng nhưng bước chân lên thánh đường nghệ thuật thì bà không để ai khinh khi, xem rẽ. Những ngày tháng lèo lái gành hát Phước Cương, bà mang thai người con gái thứ hai, gần đến ngày sanh vẫn phải bôn ba đưa đoàn ra Hà Nội diễn.

    Năm đó đoàn đang hát tại một rạp nhỏ ở ngoại ô Hà Nội, bà ghé nganh nhà bảo sanh ở Ngã tư sở để khám thai. Không ngờ bác sĩ buộc bà phải ở lại để chờ sanh sớm. Đoàn hát vắng bà khán gải lưa thưa. Ngày sanh người con thứ hai (tức chị Kim Quang – người ngoại vụ số 1 của Đoàn Kịch nói Kim Cương sau này), khi rời nhà bảo sanh không một chiếc xe lôi nào dám chở.

    Vì người ta sợ chở bà đẻ sẽ gặp xui xèo. Vậy là chỉ sau vài ngày nằm cử, bà phải ôm con đi bộ chậm rãi về đoàn hát. Thấy cảnh khán giả thưa vắng, anh em không có tiền mua gạo nấu cơm hội, chỉ sau 9 ngày sanh, bà phải lên sân khấu. (Khi sanh người con trai út – Ngọc Thố tại Sài Gòn trong những ngày lửa đạn, cũng hơn 10 ngày bà phải lên sàn diễn.

    Cuộc đời của bà gắn với ngiệp hát, lúc thực hiện thiêng chức làm mẹ, bà cũng vài lần bế con lên sân khấu, trong đó lần hát phục vụ hoàng cung triều Nguyễn, bà bế Kim Cương lên sân khấu)

    Lúc đó nếu ba không hát thì không có tiền thuê xe đưa cả đoàn về Sài Gòn. Vì không có tiền để đưa về một chuyến, bà tính chuyện lưu diễn dọc theo con đường vào Nam, từ Thanh Hóa vào đến Nam Định, rồi vô Nghệ An mới tính chuyện về Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết.

    Lúc này phong trào Việt Minh nổi lên, tiến tới cách mạng tháng Tám. Bà chứng kiến tấn mắt bọn Nhật, Pháp thua trận, quân dân ta anh dũng cướp đồn giặc, làm nên cuộc cách mạng tháng Tám lịch sử. Giai đoạn này bà đã viết kịch bản Mắng Việt Gian rồi vở Lê Lợi khởi nghĩa, Mặt trận Cầu Bông, hưởng ứng theo phong trào đấu tranh của toàn dân và bà đã nhận được nhiều băng khen của Mặt trận Việt Minh lúc đó.

    Có những suất diễn ủng hộ Việt Minh, kêu gọi đồng bào đấu tranh bằng vũ khí để cướp chính quyền, bà được Việt Minh trang bị vũ khí thiệt để đưa lên sân khấu diễn. Giai đoạn này bà hăng hái lắm, khí thế chiến thắng của cách mạng đã thúc giục bà sáng tác, biểu diễn, đoàn gặt hái liên tục những lời khen ngợi của quan dân cách mạng.

    Khi quân đồng minh Anh kéo đến Phan Thiết đánh phá, nhân dân khắp nơi chạy loạn. Thời điểm này ông Nguyễn Ngọc Cương bị bệnh nặng. Gần tới giờ hấp hối mà chủ gánh hát dứt khoác đuổi gánh Phước Cương ra khỏi rạp vì sợ xui xẻo. Bà được một ân nhân giúp đỡ đưa gánh hát về tá túc trong chùa, chồng bà qua đời tại đây.

    (Còn tiếp)
    Quân Thạch
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Giang Tiên (05-11-2014), MEM (05-11-2014)

  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Chờ phần tiếp theo. Hay quá! Ngưỡng mộ bà!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (05-11-2014)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Bà đóng vai bà mẹ thì phải nói quá tuyệt vời!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (05-11-2014), Giang Tiên (05-11-2014)

ANH EM CHANNEL