Trang 4/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi cho tôi hỏi :Theo như nhạc sĩ Văn Sơn thì chữ đàn "XỂ " Từ XÊ nhấn lên 1 cung là nhấn lên CỐNG, nhấn lên 1 cung rưỡi là nhấn lên PHAN, nhấn lên 2 cung rưỡi là lên LÍU" theo ý trên thì chữ nhạc "XỂ " tức là phím thứ 6 dây tiểu nhấn lên 2 cung rưỡi ta được chữ nhạc Líu phím 8 dây tiểu.Từ đây suy ra "XỂ " bằng "LÍU".Thế thì XỂ cống xê chính là Liú cống xê và cũng chính là Xể xế xê. Không biết tôi suy luận như vậy có đúng không ? Rất mong bạn cho ý kiến xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    DOHOANG (07-06-2016), Giang Tiên (06-11-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), Mekong (20-01-2017), romeo (06-11-2014)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình đề nghị NP giúp như thế này xem có được hay không nha. Trước mắt NP tranh thủ viết thêm 2 khuông nữa để cho đủ câu 1 và sau đó chỉ viết 12 nhịp láy của các câu như 2 ,3 ,5 ,6 thôi.Theo mình biết chỉ có các láy đàn của các câu thì mới có thể không trùng còn các khuông trong câu này câu khác mà không trùng thì các nhạc sĩ nổi danh chưa chắc làm được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Mình đề nghị NP giúp như thế này xem có được hay không nha. Trước mắt NP tranh thủ viết thêm 2 khuông nữa để cho đủ câu 1 và sau đó chỉ viết 12 nhịp láy của các câu như 2 ,3 ,5 ,6 thôi.Theo mình biết chỉ có các láy đàn của các câu thì mới có thể không trùng còn các khuông trong câu này câu khác mà không trùng thì các nhạc sĩ nổi danh chưa chắc làm được.
    Thì như đã nói với chú đó. Không có cây đờn, tưởng tượng ra tiếng đờn rồi viết ký âm với dây không phổ thông rất dễ bị lộn xộn.
    Câu chầu lại càng rắc rối hơn nữa, vì câu chầu phải đờn sao nghe cho hay hơn trong lòng câu ca.
    Chỉ có 5 chữ đờn hò xự xang xê cống thôi, nhưng áp dụng trên mỗi loại dây (cung/bậc) thì khác hoàn toàn, do sự thay đổi vị trí phím và dây buông dây bóp.
    Thật ra, như chú bây giờ, dây hò năm (và cả hò nhì) biết qua để chơi mà thôi, chưa cần thiết lắm. Mà cần nhứt là phải đờn nhuần nhuyễn hai dây hò tư và hò nhứt là hai dây đào, kép thông dụng. Sau đó tới dây hò nhì (bây giờ cũng rất thông dụng và thịnh hành).
    Dây hò năm là để "biểu diễn" lòe thiên hạ. Dây hò ba hoàn toàn không cần thiết và nghe cũng không hay chút nào, còn tệ hơn dây hò nhứt nữa.
    Dây hò ba để cho mấy thầy, hoặc mấy người muốn "tranh hùng" với ông Ba Tu (vì cũng độc tấu 20 bản tổ và độc tấu đờn kìm dây hò ba).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Đúng như NP nói . Nhưng cần phải biết các loại dây và ít nhất những dây không thông dụng như hò 5 và hò 3. Hôm qua có qua diễn đàn cổ nhạc nam bộ có clip của Văn Của đàn. thằng cha quản lý diễn đàn Truyền Nguyễn chú thích " Lê Của độc tấu câu 5 , 6 dây xề" mà thực chất đàn dây hò nhứt dùng chận kéo vô để cho nó cao lên thêm bằng dây hò nhì vì như NP chỉ dây hò nhì không có xề buông. Trong khi clip đàn xề buông tá lã hột dưa. NP nghe thử clip này xem mình nghe có đúng không nha :http://conhacnambo.com/diendan/viewt...p=30896#p30896 Dân chơi cổ nhạc như vậy thì...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Văn Của (hoc trò của Thiện Vũ) tới giờ này mà con đờn "bó dây thun"... thiệt tình.
    Dây hò nhì (guitar) thịnh hành đã hơn nữa thế kỷ rồi, đâu phải mới mẻ gì mà đờn không được (đến nỗi phải bó dây thun) nè trời!
    Hihi... Văn Giỏi bày đầu ra cái vụ "dây xề", người ta nghĩ là danh cầm nên nói gì cũng đúng rồi bắt chước theo, tới giờ này vẫn còn nhầm lẫn.
    Đờn ca tài tử lên tới UNESCO rồi mà nói năng còn lộn xộn không đâu ra đâu.
    Kiến thức về cổ nhạc (tài tử và cải lương) không có mà đưa ra thế giới, chỉ làm trò cười.
    Bây giờ chú đã "nắm" được một số "cơ bản" rồi đó, chú nghe có ai có "trình độ" mà gọi dây hò nhì là "dây xề" hay không. Nếu gọi dây hò nhì là dây xề thì gọi dây hò nhứt, dây hò ba là dây gì...
    Chú thaydat ơi, NP vô diễn đàn conhacnambo không được vì không có nick bên đó. Nhưng nghe chú nói vậy cũng được rồi... hihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP thấy chưa có mấy ai chịu nghiên cứu đâu Truyền Nguyễn cũng là một tay biết đàn nữa đó mà dâu có biết đặc trưng của dây hò nhì là chữ nhạc xề không buông được đâu.Còn Văn Của là một trong những tay chơi đàn triển vọng hiện nay ở AnGiang đó mà cũng không đàn dây nào ra dây đó cứ dùng chận. Văn Của cũng đàn cho Thu Vân hay Hồng Nguyệt ca mà 2 giọng ca này ca cao lắm lúc đầu chưa tìm hiểu mình cũng tưởng Y đàn dây hò 5 ai dè cũng dùng bó dây thung....
    Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao mình hay hỏi đồng thời đề nghị NP viết cho tất cả các dây của bản vọng cổ đó. Không được nhiều câu thì ít nhất 1 câu hoặc 1 câu và láy đàn nhồi của 1 câu chưa thông dụng như NP nói ở trên
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình thích chia sẻ những điều biết được về nhạc tài tử cải lương do NP chỉ cho anh em ở quê mình biết lắm .Họ giống như mình nhưng chỉ học lóm không có thầy nên đâu biết gì về nhạc lí. Nhưng khổ nếu nói mà không minh họa được thì họ nói mình nói suông. cho nên mình cố gắng tập ít nhất những cái cần minh họa cho lí thuyết.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Mình thích chia sẻ những điều biết được về nhạc tài tử cải lương do NP chỉ cho anh em ở quê mình biết lắm .Họ giống như mình nhưng chỉ học lóm không có thầy nên đâu biết gì về nhạc lí. Nhưng khổ nếu nói mà không minh họa được thì họ nói mình nói suông. cho nên mình cố gắng tập ít nhất những cái cần minh họa cho lí thuyết.
    Vậy thì chú qua New Topic: Vọng Cổ Dây Hò Năm
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hôm nay uống cà phê với ông bạn.Có nói về dây lai. Tức là lên dây này lai giữa hệ thống mandoline Sòl Rê La Mí (Hò Xê Xự Cống) dây Rạch Giá,và dây tứ nguyệt. Ông ấy hỏi thêm dây tứ nguyệt lên như thế nào ? NP giải thích dùm tiện đây mình biết luôn vì đến đây mình bí thù lù.Ha Ha...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (04-06-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Hôm nay uống cà phê với ông bạn. Có nói về dây lai. Tức là lên dây này lai giữa hệ thống mandoline Sòl Rê La Mí (Hò Xê Xự Cống) dây Rạch Giá,và dây tứ nguyệt. Ông ấy hỏi thêm dây tứ nguyệt lên như thế nào ? NP giải thích dùm tiện đây mình biết luôn vì đến đây mình bí thù lù.Ha Ha...
    Dây Rạch Giá và dây Tứ Nguyệt trên cây đờn guitar phím lõm ra đời lúc còn phong trào ca sa lông và ca ra bộ. Nếu đờn vọng cổ cho nam ca thì lên dây Rạch Giá (ăn với dây bắc chánh của đờn kìm), hệ thống chữ đờn của dây Rạch Giá là Hò Xê Xự Cống (hồi đó không có dùng dây số 5 và dây số 6, vì theo đờn Mandoline). Nếu đờn vọng cổ cho nữ ca thì lên dây Tứ Nguyệt (ăn với dây oán của đờn kìm), hệ thống chữ đờn của dây Tứ Nguyệt Xề Liu Xê Líu. Hai loại dây nầy bây giờ trở thành lịch sử, không còn dùng nữa.
    Kể từ khi có phong trào ca ra bộ (liên ca nam nữ) và cải lương thì với hai hệ thống lên dây như vậy gặp trở ngại là không trở dây (chuyển cung) được. Do đó các nhạc sĩ tiền phong mới nghĩ ra cách lên dây sao cho thuận tiện khi trở dây mà không phải ngừng tay để vặn trục lên dây lại (vì trên sân chơi người ta đang ca thì làm sao ngừng tay lâu được). Và dây được sáng chế ra để phục vụ cho nhu cầu (cải lương) nói trên đó chính là Dây Lai theo hệ thống Xàng Liu Xê Líu như hiện nay. Dây này rất tiện lợi, không cần phải vặn trục lên dây lại mỗi lần chuyển cung (trở dây), cứ bấm ngón tay ở vị trí khác trên cần đờn là chuyển qua cung (bậc hò) khác ngay lập tức. Song song với cây đờn guitar phím lõm, các nhạc sĩ đờn kìm cũng sáng chế ra Dây Bắc Oán như hiện nay để đờn cải lương song hành với cây đờn guitar. Dây Bắc Oán khởi thủy nó có tên là Dây Bắc Chinh (thay vì nói Lai như guitar, thì nói Chinh ở đờn kìm). Chinh có nghĩa là lưng chừng giữa dây oán và dây bắc chánh, tức là đờn bắc cũng được mà đờn oán cũng được (chính qua chinh lại), cũng giống như Lai nghĩa là lai giữa nam và nữ (đào và kép) của guitar.
    Hai loại dây này (dây lai và dây bắc oán) là vô cùng hoàn hảo, không thể thay thế hay sửa đổi gì được nữa. Đã trải qua báy tám chục năm rồi nó vần tồn tại và sẽ mãi mãi tồn tại, không có ai có khả năng hay trình độ thay đổi được.
    Mấy loại dây khác như dây Ngân Giang, Dây Sài Gòn v.v... (guitar), dây Tố Lan, dây Sa Giang v.v... (kìm) là chỉ để đờn một vài bản đặc biệt nghe cho lạ tai chơi vậy thôi, không đa dụng như hai loại dây nói trên, hoặc chỉ để đờn tài tử mà không đờn cho sân khấu cải lương được.
    Cho nên người học đờn chỉ cần học Dây Lai (guitar) và Dây Bắc Oán (kìm) là đủ. Muốn đổi cung thì cũng tự đó mà ra.
    Mấy ông già xưa hoài cổ nên nhớ lại kỷ niệm thuở mấy ổng học đờn lung tung nhiều loại dây, lên dây phức tạp, mỗi loại dây có một cao độ khác nhau, nên mấy ổng (Ông Giáo Thinh) chế ra bản Ngũ Châu Minh Phổ, một bản mà chuyển cung 4 lần (4 loại dây), để đối lại với bản Tứ Bửu Liêu Thành của Ông Ba Chột (Bạc Liêu), cũng chuyển cung mấy lần.
    Cái nào đã trở thành lịch sử rồi thì thôi, quay trở lại làm chi cho thêm rắc rối. Bởi vậy bản Ngũ Châu Minh Phổ không phải ai cũng đờn được, mà phải chịu khó tập luyện. Chịu khó thì cũng được thôi. Có công mài sắt có ngày nên lẹm vá bao bố mà.
    Tóm lại, Dây Tứ Nguyệt đại khái cũng giống hầu hết như Dây Lai Đào hiện nay, chỉ khác là lên dây số 4 cao hơn một cung, thay vì với Dây Lai Đào là Xàng thì Dây Tứ Nguyệt là Xề (xề buông), chỉ có vậy thôi. Đơn giản như đang giỡn vậy mà!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (07-06-2016), romeo (04-06-2016)

  21. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP giải thích dùm phong trào ca sa lông? Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 4/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL