1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Bên cạnh diễn đàn "Gian Nan Đường Đến Danh Hiệu", Với mong muốn góp thêm tiếng nói, cung cấp thêm thông tin để các Hội đồng thẩm định có cơ sở khi bình chọn để xét tặng danh hiệu cho nghệ sĩ; kể từ số này Báo SKTP sẽ có những bài viết đánh giá, phân tích về khả năng chuyên môn, đạo đức, độ nặng tên tuổi, mức cống hiến của từng người cho nghề và cho xã hội, những nghệ sĩ xứng đáng được phong tặng danh hiệu đợt này.

    NSƯT Minh Vương: Anh Kép sáng giá nhất của Thế hệ vàng Cải Lương Việt Nam

    Qua những đợt xét tặng danh hiệu vừa rồi, TP.Hồ Chí Minh có nhiều nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND như: Năm Châu, Ba Vân, Phùng Há, Bảy Nam, Út Trà Ôn, Diệp lang, Huỳnh Nga, Lương Đống, Phan Phan, Đinh Bằng Phi, Kim Cương, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Thanh Tòng, Ngọc Giàu, Viễn Châu, Trần Ngọc Giàu, Hồng Vân, Thanh Hải...

    Nhưng chỉ có Út Trà Ôn là kép chánh đứng trong vị trí này - một con số quá khiêm tốn so với sân khấu cải lương miền Nam và đặt biệt là tại TP.HCM, nơi luôn có nhiều kép chánh nổi tiếng về ca lẫn diễn. Út Trà Ôn đã nổi danh từ trước 1960, thuộc hàng tiền bối.

    Còn nghệ sĩ thuộc Thế hệ Vàng, từ 1960 đến nay chưa có ai là kép chánh được vào bảng "phong trần" cả. Nếu xét về những kép chánh thế hệ vàng đến nay vẫn còn hoạt động biểu diễn thì người ta chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong đó sáng giá, nổi bật nhất là NSƯT Minh Vương.
    NSƯT Minh Vương

    Khi nhắc đến Minh Vương thì 100% khán giả mến mộ cải lương từ trong nước đến bà con Việt kiều ở nước ngoài đều biết tiếng và yêu thích. Bởi sau khi đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ 1964 đến nay, Minh Vương đã có hàng trăm vai diễn thành công. Trong đó có nhiều vai để đời như: Nguyễn Trãi (vở Rạng ngọc Côn Sơn), Minh (Tô Ánh Nguyệt), Minh Luân (Đời Cô Lựu), Hai Phước (Pha Lê và Cát bụi)...

    Song song với sàn diễn, Minh Vương còn có đến mấy trăm vai diễn hát kép chánh ở truyền hình, video, audio... Minh Vương cũng đã đoạt nhiều giải thưởng đáng giá như: Giải Mai vàng, Danh ca vọng cổ, Nam diễn viên cải lương được yêu thích nhất...

    Bên cạnh các hoạt động về nghề, Minh Vương còn cùng Lệ Thủy lập ra Sân khấu vàng góp phần cho SKCL TP. Hồ Chí Minh sáng đèn và trên hết là gây quỹ để xây nhà tình nghĩa - tình thương cho bà con nghèo cả nước. Sau khi ghép thận thành công, hai năm trở lại đây sức khỏe Minh Vương đã bình ổn và anh vẫn thường xuyên gắn bó với sàn diễn, đi phục vụ bà con khắp nơi.

    Anh còn dành thời gian nhận làm giám khảo giải Chuông vàng vọng cổ, để tìm ra những nhân tố trẻ kế tục cho thế hệ đi trước của SKCL. Dù ở tuổi 65, sức khỏe chưa phải ở trong điều kiện tốt nhất nhưng Minh Vương vẫn còn có nhiều điều tâm đắc cần làm cho sân khấu cải lương.

    Như sắp tới Minh Vương cùng Lệ Thủy tái lập Sân khấu vàng để có thêm những căn nhà mới nữa cho bà con nghèo, hay dự định lập ra bảo tàng sân khấu cải lương...Tài năng, đức độ, có nhiều cống hiến cho đời, cho nghề như thế, NSƯT Minh Vương rất xứng đáng được Nhà nước phong tặng NSND đợt này!

    "Sầu Nữ" NSƯT Út Bạch Lan: "Danh ca xứng danh hàng triệu người ngưỡng mộ"

    NSƯT Út Bạch Lan là người được giới cải lương và báo chí tôn tặng nhiều mỹ danh nhất: Nữ hoàng vọng cổ, Đệ nhất đào thương, Nữ hoàng sầu muộn, Sầu nữ Út bạch Lan, Sầu Nữ liêu trai, Vương nữ sương chiều...

    Bà có giọng ca ngọt ngào, sâu lắng, dù hơn nữa thế kỷ trôi qua giọng ca đó vẫn lay động, quyến rũ, thấm đẫm tình người. Và điều đặc biệt là bà luôn đồng hành với thế hệ nghệ sĩ trẻ, luôn dìu dắt, chỉ dẫn các nghệ sĩ những kinh nghiệm trong ca diễn.
    NSƯT Út Bạch Lan

    Có thể nói, sau thế hệ NSND Phùng Há, NSƯT Út Bạch Lan là một trong những người tiếp tục xây dựng nền móng cho sân khấu cải lương miền Nam. Với vị trí là một danh ca, hàng ngàn bài ca cổ, hàng trăm vai diễn của bà đến nay vẫn là một lời hiệu triệu mạnh mẽ nhất để hướng đến việc xét tặng danh hiêu NSND cho bà.

    Những năm cuối của thập niên 1950, bà đã làm rạng rỡ sân khấu Kim Chưởng qua những vở Tuồng như: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng củ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Khi hoa anh đào nở...

    NSƯT Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, tại ấp Lộc Hóa, Xã Lộc Giang, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An. Thân phụ là ông Nguyễn Văn Chưa, làm nghề nài ngựa đua, qua đời năm 1966. Mẹ là bà Đặng thị Tư, thường gọi Út Bạch Lan là bé Út.

    Hồi năm 1945, mẹ bà cùng cảnh ngộ với mẹ của Văn Vĩ nên hai bà kết nghĩa chị em với nhau, sống chung và đi làm mướn độ nhật ở Chợ Lớn Mới (Chợ Bình Tây hiện giờ). Lúc đó nhạc sĩ Văn Vĩ (tên là Đinh Văn Dậm) vì đau ban trái không chữa được nên bị mù từ nhỏ, ông thầy thuốc đặt tên Văn Vĩ thay cho tên Dậm.

    Nhạc sĩ Văn Vĩ học đàn guitar cổ nhạc và đàn rất giỏi. Lúc đó bé Út 11 tuổi, Văn Vĩ 15 tuổi. Khi có dịp rảnh, Văn Vĩ dạy bé Út ca. Vốn có năng khiếu, bé Út nghe máy hát của hàng xóm, học thuộc nhiều bản vọng cổ khác.

    Mỗi sáng, bé Út được các bà chủ sạp sai đi mua thức ăn và được trả công bằng những thứ hàng của sạp như trứng vịt, rau cải, thịt...đủ để nuôi sống hai bà mẹ và người anh trai mù lòa. Ban đêm, hai người mẹ ngủ trong lô cốt, hai anh em ngủ trên sạp hàng.

    Bà kể lại:"Không biết anh Văn Vĩ biết đàn từ khi nào nhưng năm lên chín tuổi thì tiếng đàn của ông như thần sầu quỷ khóc. Đêm đêm trên sạp hàng trong chợ Bình Tây, Văn Vĩ dạy ca vọng cổ. Rồi bỗng một ngày, tôi rủ Văn Vĩ ra đường hát rong để xin tiền nuôi mẹ. Khi bài Dạ cổ hoài lang cất lên cùng tiếng đàn guitar trên hè phố, những đồng tiền xu rơi như mưa xuống chiếu..."

    Lúc ấy có một ông lão tốt bụng ngồi lại hỏi thăm, xong bảo: "Nhà ông ở gần chợ Bàu Sen, phía sau có một chái lá bỏ trống, hai cháu đưa hai người mẹ về đó ở". Về ở được mấy hôm, ông lại bảo: "Đi hát kiểu nầy nắng mưa cực lắm, để ông mở lớp cho hai cháu dạy đờn ca".

    Thế rồi ông viết tấm bảng nhỏ "Tại đây có dạy đờn ca vọng cổ", đóng lên cây sao trên hè phố trước nhà. Chẳng bao lâu, lớp dạy đờn ca vọng cổ của Văn Vĩ và bé Út thu nhận gần 30 học trò cùng lứa tuổi.

    Một hôm, cô Năm Cần Thơ tìm tới mời hai người lên Đài Phát thanh Pháp Á để thu bài Trọng thủy - Mỵ Châu rồi được ký luôn một hợp đồng làm việc cho đài. Nghệ sĩ Thành Công nói rằng: "Đã thành ca sĩ của đài rồi thì phải chọn một nghệ danh chớ không thể gọi là Út "lùn" hay bé Út được.

    Bên đài Quốc gia có ca sĩ Bạch Huệ, hay là ta đặt tên em là Bạch Lan", Bà nói: " Tên Bạch Lan cũng hay nhưng cho em xin lại chữ Út". Năm 1952, Út Bạch Lan theo đoàn Kim Khánh của ông Bầu Cang với những tuồng kiếm hiệp của Mộng Vân như: Trộm mắt Phật, Cây đèn thần, Cánh buồm đen. Sau đó bà về Sài Gòn, theo các nghệ sĩ như Thành Công, Chín Sớm, ca cổ nhạc ở Đài Phát thanh Quốc gia và Đài Pháp Á.

    Năm 1955, bà gia nhập đoàn Kim Thanh. Sau đó Út Bạch Lan về đầu quân cho đoàn Thanh Minh, hát thường trực tại rạp Thành Xương, thành công lớn qua các vở tuồng: Biên thùy nổi sóng, Người đẹp Bạch Hoa Thôn, Sơn nữ Phà Ca, Người thợ rừng, Thiên thần trên thiết mã, Hoa Mộc Lan, Chén cơm đô thành, Đất Việt của người Việt...

    Diễn cùng với Út Bạch Lan trên sân khấu Thanh Minh thời gian từ 1955 đế 1958 có các nghệ sĩ Út Trà Ôn, Năm Nghĩa, Hồng Giang, Minh Tấn, Quang Phục, Sáu Nhỏ, Vinh Sang, Hồ Kim Quang, Hề Châu, Hí, Hề Núi, Vằn Ngà.

    Năm 1958, Út Bạch Lan ký hợp đồng hát cho đoàn Kim Chưởng ca diễn với những vở tuồng: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng Nang Mộng Trinh, Nửa bản tình ca...

    Năm 1961, sau khi Út Bạch Lan lập gia đình, Út Bạch Lan lập đoàn hát lấy tên bảng hiệu Út Bạch Lan - Thành Được. Về biệt danh "Sầu nữ Út Bạch Lan", bà kể lại: "Một cuộc đời buồn, một giọng ca buồn, ca những bài buồn, chuyên đóng những vai buồn và khóc thật với nhân vật của mình.

    Những năm đầu của thập niên 1960, ký giả kịch trường Trần Tấn Quốc đã bình luân như vậy trong một bài viết có nhan đề "Sầu nữ Út Bạch Lan", rồi thành danh cho đến bây giờ. Tâm nguyện của tôi là theo nghiệp Tổ và tiếp tục dìu dắt, đồng hành với thế hệ nghệ sĩ trẻ".

    KHỐ GIA TRƯỜNG&NHƯ LAN
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (16-11-2014), Giang Tiên (18-11-2014), huynhminhloc (18-11-2014), Koala (18-11-2014), MEM (16-11-2014), romeo (17-11-2014), Thanh Hậu (22-11-2014)

  3. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Năm 2015 nhà nước tiếp tục xét phong NSND, NSUT. Vài tháng nữa là đến rồi, báo SK có nhưng bài viết như thế thật hay, quá tuyệt. Mong rằng lần xét phong nầy NS Hồng Nga được đặc cách cho danh hiệu NSUT.

    Nghe nói đầu năm 2015 cô Hồng Nga chuẩn bị ra mắt 1 live show từ thiện giúp đỡ NS nghèo, neo đơn... cũng nhằm KN 70 cô ăn cơm tổ nghiệp. Cả nhà mình tranh thủ mua vé ủng hộ nha!.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 5 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    DOHOANG (17-11-2014), Giang Tiên (18-11-2014), Koala (18-11-2014), MEM (17-11-2014), romeo (17-11-2014)

  5. Ketnoidamme
    Avatar của Ketnoidamme
    Nguyên văn bởi Duongtonhu
    Năm 2015 nhà nước tiếp tục xét phong NSND, NSUT. Vài tháng nữa là đến rồi, báo SK có nhưng bài viết như thế thật hay, quá tuyệt. Mong rằng lần xét phong nầy NS Hồng Nga được đặc cách cho danh hiệu NSUT.

    Nghe nói đầu năm 2015 cô Hồng Nga chuẩn bị ra mắt 1 live show từ thiện giúp đỡ NS nghèo, neo đơn... cũng nhầm KN 70 cô ăn cơm tổ nghiệp. Cả nhà mình tranh thủ mua vé ủng hộ nha!.
    tấm lòng Duongtonhu thật nhân từ và quảng đại , thiện tai thiện tai
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Ketnoidamme For This Useful Post:

    Koala (18-11-2014), romeo (18-11-2014)

ANH EM CHANNEL