1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Nghệ sĩ Kim Phương: 50 năm với nghiệp Tổ Là một trong những nghệ sĩ thế hệ vàng của sân khấu cải lương, đến nay Kim Phương đã có 50 gắn bó với nghiệp Tổ. Kim Phương khởi nghiệp từ năm 14 tuổi và chỉ 4 năm sau chị trở thành cô đào chánh sáng giá ở một số đoàn tỉnh. Sau 1975, Kim Phương cộng tác cho một số đoàn ở Thanh phố Hồ Chí Minh như: Thanh Nga, Sài Gòn 1, Phước Chung, Trần Hữu Trang, Sân khấu tài năng.

    Và 10 năm sau đó chị chuyển qua hát các vai tính cách. Thời điểm thăng hoa nhất của Kim Phương là khi chị hát ở đoàn Sân khấu tài năng và Nhà hát Trần Hữu Trang với nhiều vai diễn ấn tượng, như: bà Thủy (vở Kẻ ngoại tình), bà Nhã (Giấc mộng không tên), Kit-ti (Chim Việt cành Nam), Tươi (Cho trọn cuộc đời), Xà nương (Động ảo tình)... Trong đó vai bà Thủy đã giúp cho Kim Phương đoạt huy chương vàng ở Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990, vai bà Nhã đoạt huy chương bạc ở Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995.
    Nghệ sĩ Kim Phương

    Kim Phương có nhiều duyên may không những ở sàn diễn mà còn ở video, truyền hình. Sau nhiều năm được mời chỉnh lý, biên tập một số kịch bản, Kim Phương đã có quá trình làm trợ lý cho nhiều đạo diễn tên tuổi như: Huỳnh Nga, Đoàn Bá, Trần Minh Ngọc, Lê Văn Tĩnh, Ca Lê Hồng... chị đã học hỏi và tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm dàn dựng vở.

    Là một đạo diễn tay ngang nhưng đến nay Kim Phương đã dựng trên trăm vở Cải lương cả sàn diễn lẫn truyền hình cho rất nhiều đài, từ trung ương đến các tỉnh. Một số vở do Kim Phương dựng đạt thành công cao tại các kỳ liên hoan sân khấu truyền hình toàn quốc như.

    Mùa gió độc (dựng cho Đài truyền hình Long An, đoạt huy chương vàng, Hoa đất (dựng cho HTV, đoạt huy chương vàng), Bông điên điển (Đài Cần Thơ, đoạt huy chương bạc), vua hai ngôi (Đài Bình Phước, đoạt huy chương bạc). Đây là điểm cộng để hội đồng thẩm định xét tới để đề nghị phong danh hiệu NSƯT cho chị trong đợt phong tặng danh hiệu lần thứ tám sắp tới đây.

    Hiện Kim Phương là đạo diễn thường trực cho HTV trong các chương trình cải lương như Cải lương truyền hình, Phim truyện cải lương, Chuông vàng vọng cổ, Ngân mãi chuông vàng. Mỗi năm chị dựng từ 3 đến 6 vở, chương trình cải lương cho HTV và các đài địa phương.

    Gần đây, Kim Phương còn bén duyên với điện ảnh. Chị đã đóng trên 20 bộ phim (phim nhựa và phim truyền hình). toàn diễn các vai tính cách, vai ác, phản diện... Trong đó có hai vai được người xem phim đánh giá cao: má Ba (Cổng mặt trời), bà Cả Kim (Tại tội).

    Kim Phương cũng là một trong những nghệ sĩ thường xuyên làm việc thiện để giúp bà con bị thiên tai, các bệnh nhân nhiễm chất độc da cam, các trẻ em mồ côi, khuyết tật, gây quỹ xây nhà tình nghĩa, tình thương... Tuy đã tuổi về hưu nhưng Kim Phương vẫn là trụ cột của Đoàn Trần Hữu Trang 2.

    Nơi chị đã hoạt động liên tục suốt 20 năm qua, tham gia hầu hết các vở diễn của đoàn dù mới hay cũ, sẵn sàng làm nền để hỗ trợ cho các diễn viên trẻ phát triển nghề nghiệp. 50 năm bền bỉ với nghiệp Tổ, có nhiều đóng góp thiết thực cho sân khấu cải lương và xã hội, Kim Phương rất xừng đáng được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT trong đợt thứ 8 sắp tới đây.

    NS Trường Sơn "Bậc thầy truyền nghề Tuồng Cổ"
    NS Trường Sơn

    Hơn 40 năm gắn bó với nghề, có thể nói NS Trường Sơn là hậu duệ sáng giá nhất của gia tộc gìn giữ nghề hát mà khởi xứng là nhạc phụ của ông - cố nghệ sĩ Minh Tơ. Đến nay, công lao đóng góp của nghệ sĩ Trường Sơn dành cho sự nghiệp cha truyền con nối, đồng thời truyền dạy cho thế hệ trẻ tiếp bước sáng tạo bộ môn cải lương tuồng cổ, thì công trạng của NS Trường Sơn rất to lớn.

    Trao đổi về vấn đề nhiệt huyết gắn kết các thế hệ, mà theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, sau NSND Thanh Tòng, thì ông là "phó soái" của lãnh vực này. NS Trường Sơn đã từng tâm sự: "Vấn đề sân khấu cổ truyền dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, thì Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch đã xây dựng quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn trong đó có nghệ thuật truyền thống.

    Việc quy hoạch, định hướng, sắp xếp các đơn vị nghệ thuật truyền thống theo tôi phải luôn đảm bảo hài hòa và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Trên thế giới, nhiều nước cũng đã duy trì các đoàn nghệ thuật truyền thống như một vốn quý:"Quý hồ tinh bất quý hồ đa", người ta cho phép các đoàn nghệ thuật truyền thống tồn tại để bảo tồn, bảo tàng và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Tôi kỳ vọng vào lớp trẻ, các em rất chịu khó học hỏi và trau dồi kỹ năng biểu diễn".

    Có thể nói đến sân khấu Đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ và sau này trên các sân khấu chuyên nghiệp khác, NS Trường Sơn đã dìu dắt rất nhiều nghệ sĩ trẻ, đến nay họ đã được công nhận danh hiệu NSƯT như: Vũ Linh, Thanh Thanh Tâm, Thanh Ngân, Thoại Mỹ, Hữu Quốc, Quế Trân, Tấn Giao, Phượng Hằng.

    Hễ bất kỳ sàn diễn nào có biểu diễn cải lương tuồng cổ, thì NS Trường Sơn đều truyền đạt những kinh nghiệm quý của nghề, từ vũ đạo, võ thuật cho đến cách ca diễn cho thế hệ diễn viên trẻ. Và khi NS Vũ Luân lập đoàn xã hội hóa trực thuộc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, ông đã yểm trợ hết mình, đứng ra đạo diễn nhiều tác phẩm tham gia Liên hoan sân khấu xã hộ hóa TPHCM.

    Liên hoan Sân khấu mùa thu và các cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu toàn quốc, cho các diễn viên tham gia tranh tài như: Vũ Luân, Trinh Trinh, Tú Sương, Lê Thanh Thảo, Điền Trung...Và với giải HCV Trần Hữu Trang ông đã dìu dẳt, truyền nghề cho nhiều thí sinh tham dự, trong số đó có nhiều nghệ sĩ là học trò của ông đã đoạt HCV như: Vũ Luân, Trinh Trinh, Tú Sương, Lê Thanh Thảo...

    Ông thường xuyên giúp đỡ các đơn vị nghệ thuật sân khấu xã hội hóa biểu diễn cải lương sáng đèn phục vụ công chúng. Vì theo ông, để phát triển nghệ thuật dân tộc cần sự chung tay của cả xã hội. Bản thân ông đã theo dõi, hiểu và chân thành chia sẻ những khó khăn của người nghệ sĩ trẻ và những người làm nghề trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, để dồn hết tâm huyết cho bộ môn này.

    Theo ông, thì thực trạng sân khấu khó khăn cần đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục như: Triển khai thực hiện đề án sân khấu học đường đưa nghệ thuật truyền thống đến với học sinh; tổ chức các cuộc liên hoan nghệ thuật truyền thống; đưa nghệ thuật truyền thống vào các chương trình giao lưu văn hóa quốc tế.

    Các tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài; dàn dựng các tác phẩm nghệ thuật truyền thống chất lượng cao; tổ chức các trại sáng tác và các chương trình tập huấn chuyên môn cho các biên đạo, đạo diễn, nhạc công... Để giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống, thì các thế hệ nghệ sĩ phải cố gắng, nổ lực rất nhiều.

    Ông nhấn mạnh: "Nước ta còn nghèo, nguồn ngân sách dành cho văn hóa nói chung và nghệ thuật truyền thống nói riêng còn hạn chế, không đáp ứng đủ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và phát triển nghê thuật sân khấu truyền thống. Mà đã là con hiếu thảo thì không nên chê cha mẹ nghèo.

    Mà phải cố gắng vượt qua để khích lê các nghệ sĩ trong nền kinh tế thị trường cần bình tĩnh trước sự hội nhập tràn lan của nhiều bộ môn giải trí, mà cùng nhau tâm huyết, động viên diễn viên trẻ tìm đến và gắn bó với nghệ thuật truyền thống. Bên cạnh đó, thị hiếu của công chúng hiện nay luôn chạy theo cái mới, ngoại lai.

    Nếp sống công nghiệp hóa, hiện đại hoá không có nhiều thời gian để công chúng dành cho nghệ thuật truyền thống. Việc phát triển bộ môn này còn phụ thuộc rất nhiều ở sự vào cuộc của truyền thông nhằm quảng bá để thổi lòng yêu, gìn giữ, nâng cao, thu hút khán giả đến với nghệ thuật truyền thông như lòng tự hào, tự tôn của dân tộc".

    Tấm lòng và công đức của NS Trường Sơn rất lớn, ông nỗ lực không ngừng nghỉ để dạy bảo con cháu, truyền ngọn lửa yêu nghề cho họ tiếp tục cùng ông đồng hành trên con đường nghệ thuật đầy gian nan này

    Thực hiện:KHỐ GIA TRƯỜNG&THANH HIỆP
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (21-11-2014), DOHOANG (21-11-2014), Giang Tiên (21-11-2014), huongle (21-11-2014), Koala (21-11-2014), linhhueforever (29-11-2014), MEM (21-11-2014), romeo (21-11-2014)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    2 trường hợp này thấy quá đúng nè!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (21-11-2014), romeo (21-11-2014)

  5. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Lại là chuyện cũ rích :

    Những nghệ sĩ nhiều năm cống hiến cho SK, miệt mài lao động nghệ thuật, vai diễn của họ tuy chỉ là giàn bao nhưng không thể thiếu trong bất kỳ vở diễn nào. Họ đã tiếp lửa cho biết bao nhiêu là đào kép chánh để họ tỏa sáng trong từng vở tuồng, từng vai diễn.

    Ấy vậy mà công lao của họ ít được nhìn nhận, ít nhất trên khía cạnh quản lý nhà nước. Họ lớn tuổi, không còn cơ hội xuất hiện trong các đợt hội diễn, liên hoan, hoặc nếu có xuất hiện thì vai diễn khá phụ, không có nhiều đất diễn để cái Hội đồng Giám khảo gì đó có thể nhìn ra được tài năng của họ. Như vậy thì làm sao mà có huy chương này, huy chương nọ để mà trình, mà nộp khi xét tặng danh hiệu đây ?

    Chả bù cho vài nghệ sĩ trẻ, thừa sắc đẹp, nhưng tài năng thì vẫn còn thiêu thiếu một cái gì đó. Họ còn trẻ mà, lại đẹp nữa, nên đương nhiên được xuất hiện trong hết đợt liên này đến kỳ hội diễn khác. Huy chương thì đương nhiên phải có, vì họ là đào kép chánh, xuất hiện nhiều nên chí ít cũng có một cái huy chương gì đó thôi. Và họ đạt được cái điều mà họ muốn : Có cái để mà nộp, mà trình.

    Nhưng trong lòng khán giả mộ điệu, những người nghệ sĩ giàn bao thầm lặng kia mới đúng là người được vinh danh, được ca tụng.

    Còn một vài những anh chị nghệ sĩ tre trẻ kia, đạt danh hiệu để mà làm gì khi mà khán giả không chấp nhận họ, không thèm nghe họ ca (trong số đó có tui) ?

    Buồn lắm thay.

    Hy vọng đợt xét tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ năm tới, sẽ có cái nhìn xác đáng hơn trong việc đánh giá tài năng thật sự cũng như quá trình cống hiến của người nghệ sĩ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 7 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (21-11-2014), Giang Tiên (21-11-2014), Koala (21-11-2014), linhhueforever (29-11-2014), MEM (21-11-2014), romeo (21-11-2014), Thanh Hậu (22-11-2014)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Nghệ sĩ lão thành sắp về vườn như Dohoang đang bức xúc hoàn cảnh của mình nè! keke
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (21-11-2014), linhhueforever (29-11-2014), romeo (21-11-2014), Thanh Hậu (22-11-2014), xuanphu (28-11-2014)

  9. xuanphu
    Avatar của xuanphu
    Còn nhớ nghệ sỹ Kim Phương đóng chung với nghệ sỹ Ngọc Huyền một tuồng phục trang kiểu Nhật...xem lâu lắm nhưng rất hay..Anh Hoàng hay các bạn có nhớ tên tuồng cải lương đó không ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to xuanphu For This Useful Post:

    linhhueforever (29-11-2014), romeo (28-11-2014)

  11. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Anh cũng có xem tuồng này, mà thật sự không nhớ tên tuồng. Anh em nào nhớ giúp dùm nhé.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    linhhueforever (29-11-2014), romeo (28-11-2014)

ANH EM CHANNEL