1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn nguyenphuc ơi bạn chỉ dùm cách chuyển bản đàn vọng cổ từ nhịp 32 thúc sang nhịp 32 lơi. Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (22-12-2014), romeo (20-12-2014)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn nguyenphuc ơi bạn chỉ dùm cách chuyển bản đàn vọng cổ từ nhịp 32 thúc sang nhịp 32 lơi. Xin cảm ơn.
    Thưa chú thaydat,
    Vì cũng là nhịp 32 thì muốn đàn lơi ra chỉ cần căng nhịp trường canh mở dang ra cho chậm hơn vậy thôi.
    Ngày xưa, sở dĩ đàn thúc (nhanh) là vì vòng quay (tours) của dĩa hát nhựa chỉ có bao nhiêu đó thôi, nếu đàn chậm thì không kịp thu vào dĩa, do đó phải đàn thúc cho kịp. Rồi tới băng nhựa cassette cũng có độ dài (thời gian) cố định, nếu đàn chậm thì cũng không thu kịp theo thời lượng ấn định.Bởi vậy mới có tình trạng trên sân khấu cải lương, trong dĩa hát hay băng cassette thì đàn ca nhanh, còn bên ngoài trong giới đàn ca tài tử thì đàn và ca chậm, vì không câu nệ thời gian, do đó mà có (ví dụ) Văn Thiên Tường tài tử thì đàn lơi trường canh hoãn điệu (16 láy con), trong khi đó thì Văn Thiên Tường cải lương thì đàn thúc trường canh trung điệu (8 láy con). Một số bài bản khác cũng vậy, bản vọng cổ cũng không ngoại lệ.
    Ngày nay không còn dùng dĩa đá, dĩa nhựa và băng cassette nữa, nên không còn bị lệ thuộc thời gian, cho nên mọi người đều có khuynh hướng đàn lơi. Hơn nữa, người ta lại "phát động" phong trào "đàn ca tài tử" để... "về nguồn". Mà đàn ca tài tử là đàn lơi (như giải thích trên).
    Bản vọng cổ cũng được đàn lơi hơn xưa.
    Tóm lại, dù bản vọng cổ được đàn lơi hơn, nhưng cũng là 32 trường canh một câu, nên chúng ta chỉ đàn mở dang ra cho chậm hơn là được (không mở láy con). Chỗ nào (trường canh nào) ít chữ đàn thì chúng ta thêm vào chút chút cho không bị trống bị nguôi là được rồi.
    Trăm hay không bằng quen tay, làm hoài rồi cũng quen thôi.

    Bàn luận thêm:
    Như đã nói trên, ngày xưa còn dùng dĩa hát (dĩa đá hoặc dĩa nhựa), số vòng quay (tours) cố định, nếu đàn hoặc ca vọng cổ thì một dĩa chỉ thu được 6 câu cả hai mặt (một mặt 3 câu). Lúc đầu chỉ có ca vọng cổ thuần tuý thì mỗi mặt thu được 3 câu (bao gồm có nói lối đầu câu 1 và đầu câu 4). Về sau, người ta làm ra Tân Cổ Giao Duyên (hoặc có ca gác bài bản) thì phải bỏ bớt số câu vọng cổ nên chỉ còn câu 1-2 và 5-6 để thích ứng với số vòng quay dĩa nhựa. Vì vậy mà vọng cổ xưa như Tôn Tẩn Giả Điên, Tình Anh Bán Chiếu, Tần Quỳnh Khóc Bạn, Đội Gạo Đường Xa, Tình Đen Bạc v.v... thì đủ 6 câu. Sau này có Tân Cổ Giao Duyên thì thay nói lối bằng một đoạn Tân nhạc (hoặc ca gác một bài bản), thì phải cắt bỏ bớt câu 3 và câu 4, chỉ còn lại 1-2 và 5-6 như chúng ta đã biết. Theo đà đó, người ta gần như bỏ luôn câu 3 và câu 4.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (22-12-2014), romeo (22-12-2014), thaydat (22-12-2014)

ANH EM CHANNEL