Chủ đề: Xin chỉ giúp

  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Tôi có thắc mắc nầy rất mong ACE, SP trong diễn đàn chỉ giúp.Trong tuồng cải lương Anh Hùng Xạ Điêu có đoạn Phụng Hoàng sau: PHỤNG HOÀNG
    ở giữa biển cả ….
    mênh mông trên chiếc thuyền nhỏ bé
    Chỉ có nuớc reo và gió thổi
    Trọn tấm lòng vời vợi nỗi niềm đơn côi
    Giữa cảnh rừng gươm
    Một đêm cha dừng chân- mai tiếp nối phong trần
    Bổng có tiếng khóc từ đâu vọng lại ..
    Cha vội vã đi tìm- thì tiếng khóc đó chính là con .

    Đoạn nầy mấy câu? Từ câu mấy đến câu mấy trong lớp phụng hoàng? Xin thành thật cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    DOHOANG (27-02-2015), Giang Tiên (06-03-2015), huongle (27-02-2015), linhhueforever (27-02-2015), MEM (27-02-2015), romeo (05-03-2015)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Koala và anh em rành Phụng Hoàng vào coi và trả lời giúp anh Thaydat nè em già?! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    huongle (27-02-2015), linhhueforever (27-02-2015), romeo (05-03-2015), thaydat (27-02-2015)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    PHỤNG HOÀNG
    (Anh Hùng Xạ Điêu)

    Ở giữa biển cả ….
    1. (-) (-) (-) mênh (mông)
    (-) (-) trên (chiếc) thuyền nhỏ (bé)
    2. (-) chỉ có nuớc (reo) và gió (thổi) (-)
    (-) trọn tấm (lòng) vời (vợi) nỗi niềm đơn (côi)

    11. (-) (-) (-) Giữa cảnh rừng (gươm)
    (-) một đêm cha dừng (chân) mai (tiếp) nối phong (trần)
    12. (-) Bỗng có tiếng (khóc) từ đâu vọng (lại) (-)
    Cha (vội) vã đi (tìm) thì tiếng (khóc) đó chính là (con)

    Hoặc như sau đây cũng được:

    Ở giữa biển cả ….
    1. (-) (-) (-) mênh (mông)
    (-) (-) trên (chiếc) thuyền nhỏ (bé)
    2. (-) chỉ có nuớc (reo) và gió (thổi) (-)
    (-) trọn tấm (lòng) vời (vợi) nỗi niềm đơn (côi)

    3. (-) (-) (-) Giữa cảnh rừng (gươm)
    (-) một đêm cha dừng (chân) mai (tiếp) nối phong (trần)
    4. (-) Bỗng có tiếng (khóc) từ đâu vọng (lại) (-)
    Cha (vội) vã đi (tìm) thì tiếng (khóc) đó chính là (con)

    Giải thích:
    Theo như lời ca "vọng lại" thì là câu 12 (chữ XỰ). Trong cải lương, nhiều khi soạn giả đặt tắt (nhảy đoạn), cũng giống như bản vọng cổ câu 1 câu 2 rồi nhảy đoạn bỏ câu 3 và câ 4, rồi đặt tiếp câu 5 và 6. Cũng có nhiều bản Đảo Ngũ Cung và Nam Ai trong cải lương đặt lời nhảy đoạn như vậy, ví dụ như 1-2-3-4 rồi 7-8 là hết một lớp Nam Ai hoặc Đảo.

    Tuy nhiên, với lời ca bản Phụng Hoàng như trên, chúng ta không cần đàn câu 1, 2, 11,12 chi cho mất công, mà cứ đàn 4 câu đầu liên tục 1,2,3,4 mà không sai gì cả. Trong bản oán, những câu mà tại nhịp thứ 3, chữ XẾ và chữ XỰ lẫn lộn qua lại không sao cả, vì nhồi lại XANG thì nghe cũng ăn đàn như thường. Ngay cả nhịp thứ 3 câu 12 đúng căn bản là chữ XỰ, nhưng bây giờ nghe nhiều người vẫn đàn chữ XẾ (như câu 2), có sao đâu.
    Trong Lớp Dựng Văn Thiên Tường cũng vậy, chỗ XỰ mà người ta đặt lời ca XẾ cũng vẫn ăn đàn.
    Cho nên căn cứ vào lời ca như chú thaydat đưa lên có dấu nặng (vọng lại), phân tích theo căn bản thì đó là câu 12. Nhưng khi đàn, cứ việc đàn câu đó là câu 4, nghĩa là với lời ca trên thì cứ đàn 4 câu liên tục từ 1 đến 4 là xong ngay. Bảo đảm 100% không sai gì cả.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (05-03-2015), Giang Tiên (06-03-2015), romeo (05-03-2015), thaydat (05-03-2015)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi sao tôi nghe hình như là nhịp tư lơi.vậy bản phụng hoàng xưa có chơi nhịp tư không? Tôi nhịp theo người ca (nghệ sĩ Thành Được) thì thế này:
    Phải, mười tám năm trước .. sau khi lành bệnh – cha đi lang thang như một kẻ lạc lòai – mà cha tưởng chừng như mình …

    PHỤNG HOÀNG
    * ở giữa biển (cả)….
    mênh ( mông) trên chiếc thuyền nhỏ ( )
    * Chỉ có nuớc (reo) và gió thổi ( -)
    Trọn tấm (lòng) vời vợi nỗi niềm đơn (côi)
    *( -) Giữa cảnh rừng (gươm)
    Một đêm cha dừng ( - ) chân mai tiếp nối phong ( trần)
    * Bổng có tiếng (khóc) từ đâu vọng lại ..(-)
    Cha vội vã đi (tìm) thì tiếng khóc đó chính là (con)

    Ghi chú: Trong ngoặc đậm và gạch dưới là song lang.
    Bạn chia sẽ vấn đề này giúp xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-03-2015), romeo (05-03-2015)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi sao tôi nghe hình như là nhịp tư lơi.vậy bản phụng hoàng xưa có chơi nhịp tư không? Tôi nhịp theo người ca (nghệ sĩ Thành Được) thì thế này:
    Phải, mười tám năm trước .. sau khi lành bệnh – cha đi lang thang như một kẻ lạc lòai – mà cha tưởng chừng như mình …

    PHỤNG HOÀNG
    * ở giữa biển (cả)….
    mênh (mông) trên chiếc thuyền nhỏ ()
    * Chỉ có nuớc (reo) và gió thổi ( -)
    Trọn tấm (lòng) vời vợi nỗi niềm đơn (côi)
    *( -) Giữa cảnh rừng (gươm)
    Một đêm cha dừng ( - ) chân mai tiếp nối phong (trần)
    * Bổng có tiếng (khóc) từ đâu vọng lại ..(-)
    Cha vội vã đi (tìm) thì tiếng khóc đó chính là (con)

    Ghi chú: Trong ngoặc đậm và gạch dưới là song lang.
    Bạn chia sẽ vấn đề này giúp xin cảm ơn.
    Ngày xưa, tổ sư (cụ Nguyễn Quang Đại) đặt 4 bản oán nhịp tư lơi (thời đó không có bản nào nhịp tám cả). Sau này, khi thấy bản vọng cổ mở nhịp ra từ nhịp 8 rồi 16 rồi 32 thì giới tài tử cũng mở mấy bản oán ra thành nhịp tám. Những bản dài, hơi oán, hiện tại chỉ tới nhịp tám mà thôi, như bản Xuân Nữ, nếu tính theo trường canh trung điệu thì thành nhịp 16 lận đó, nhưng cũng tính là nhịp tám trường canh hoãn điệu thôi.
    Trở về bản Phụng Hoàng cải lương. Lúc bản Phung Hoàng tài tử được cải biên một lớp thành Phụng Hoàng cải lương thì đàn theo nhịp tư lơi. Nhưng vào thời từ 1960 về sau thì nó đã trở thành nhịp 8 thúc rồi. Thời đó bản vọng cổ nhịp 32 cũng nhanh hơn bây giờ nhiều. Sở dĩ phải đàn (và ca) nhanh như vậy là vì thời đó hát dĩa than hoặc dĩa nhựa, số vòng quay và thời gian có hạn, nên phải đàn thúc mới kịp và đủ. Nếu chú thaydat có nghe lại những dĩa hát cũ (phát hành vào thời đó) thì sẽ nhận thấy ngay.
    Bản Phụng Hoàng trong tuồng Nửa Đời Hương Phấn (phiên bản 1) mà Út Bạch Lan đóng vai chính (Hương) đàn nhịp 8 thúc, khi tuồng nầy làm phiên bản 2 do Thanh Nga đóng vai Hương thì đàn bản nầy (Phụng Hoàng) hơi lơi hơn chút xíu, tới phiên bản 3 do Bạch Tuyết đóng vai Hương thì đàn lại lơi thêm chút nữa, nhưng vẫn nhanh hơn bây giờ nhiều (vì bây giờ không còn câu nệ số vòng quay của dĩa hát bằng than hoặc bằng nhựa nữa, nên đàn chậm cũng không trở ngại gì).
    Bản Phụng Hoàng trong tuồng Anh Hùng Xạ Điêu nầy có sau tuồng Nửa Đời Hương Phấn nện không nhanh hơn bản Phụng Hoàng Nửa Đời Hương Phấn mà Út Bạch Lan đóng vai chính đâu. Nó không phải là nhịp tư lơi, mà là nhịp 8 thúc như đã nói trên nhưng đàn nhanh hơn bây giờ. Tính về lái đàn thì nó là nhịp 8 chứ không phải nhịp tư (lơi). Nếu nhịp tư lơi còn nhanh hơn nữa và lời ca phải đặt ngắn hơn nữa mới ca kịp.
    Có thể nói, trường canh trung điệu hiện bây giờ chậm gần muốn gấp đôi trường canh trung điệu thời thập niên 1960. Chú thaydat nghe thử bản vọng cổ Tình Đen Bạc do Hữu Phước ca, nhịp 32 và nghe bạn vọng cổ hiện bây giờ cũng nhịp 32 để so sánh về trường độ sẽ nhận ra ngay. Do đó bản Phụng Hoàng thời đó (Anh Hùng Xạ Điêu) mà đem so sánh với bản Phụng Hoàng hiện bây giờ thì thấy nó nhanh và tưởng là nhịp tư lơi là vậy.
    Tóm lại, bản Phụng Hoàng mà Thành Được ca trong tuồng Anh Hùng Xạ Điêu là nhịp 8 thúc, cũng giống như bản Phụng Hoàng trong tuồng Nửa Đời Hương Phấn hồi thời đó mà thôi.
    Khi nghe đàn ca ngày xưa thì phải theo trường độ của thời đó (ngày xưa).
    Cũng như bản Văn Thiên Tường thời còn là nhịp tư lơi thì rất là nhanh, lời ca cũng rất ngắn. Nhịp nào lời ca nấy mới ăn khớp.

    Bàn luận thêm:

    * Một đêm cha dừng ( - ) chân mai tiếp nối phong (trần) <-- Thành Được ca nhịp trống chỗ nầy là ca chẻ, người ta cũng thường ca chẻ như vậy tại những nhịp không bắt buộc phải ca nội, nhất là Phượng Liên.

    * Đàn mở lơi thì thêm chữ đàn vào lòng bản đàn (để kéo lơi ra), đàn thùc thì bỏ bớt chữ đàn và trường độ thúc lại sẽ nhanh như hồi xưa.
    Thử nhìn để so sánh vài nhịp đản thúc và lơi của bản Phụng Hoàng (cải lương) ngày xưa và hiện nay:

    Thúc:
    1. ( - ) ( - ) ( - ) (XÊ)
    xê (XÊ) líu xừ xang (XÊ) ...

    Lơi:
    1. ( - ) ( - ) ( - ) (XÊ)
    xê (XÊ) cống líu xự hò xự xang (XÊ) ...

    Bởi vậy lòng bản là theo căn bản thầy tổ đặt, lúc nào cũng ít chữ, rồi do người đàn thêm chữ vào muốn thúc hay lơi là do mình thêm ít hay nhiều mà thôi.
    Nếu muốn thúc nhiều (đàn nhanh) thì bỏ hẳn nhịp chân trái đi, chỉ giữ nhịp chân phải là nhịp trường canh mà thôi. Sở dĩ thêm nhịp chân trái là muốn đàn cho lơi ra, cho chậm hơn mà thôi, không có nhịp chân trái cũng không ảnh hưởng gì tới bản đàn cả.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-03-2015), romeo (06-03-2015), thaydat (06-03-2015)

  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Dữ chưa, giờ nguyenphuc mới xuất hiện đó, làm thaydat kiếm muốn chết luôn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    romeo (09-03-2015), thaydat (06-03-2015)

ANH EM CHANNEL