Trang 12/19 ĐầuĐầu ... 2 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ... CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn nguyenphuc ơi! Bạn chỉ cho tôi cách chuyển dây từ dây hò nhất sang hò tư và ngược lại (đàn vọng cổ). Khi chuyển từ dây hò nhất câu 1 sang câu 2 , 3 sang 4..v..v..dây hò tư (và ngược lại) thường thì đàn láy mấy nhịp? Nếu láy 4 nhịp dây hò nhất chữ đàn xề sang dây hò tư tiếp theo là chữ đàn của dây nấy (và ngược lại).... ? Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-04-2015), MEM (16-03-2015), romeo (16-03-2015), SauLucBinh (09-05-2015)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình không biết có phải audio ấy ông Năm Cơ đàn dây hò nhất không hay bản đàn độc tấu dây hò tư khác mà bản đàn này không giống audio dây hò tư mà NS Văn Sơn kí âm lại. Để mình tìm lại xem hình như ở diễn đàn cổ nhạc Việt Nam.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Theo NP biết thì Năm Cơ rất ít có độc tấu vọng cổ dây hò nhứt đờn kìm.
    Vì dây hò nhứt (đờn kìm) vọng cổ nghe không hay.
    Ai cũng vậy chứ không riêng gì nhạc sĩ Năm Cơ.
    Bây giờ, chính ông Ba Tu cũng vậy.
    Tại dây hò nhứt đờn nghe không hay chứ không phải tại người đờn dở.
    Hò nhứt (dờn kìm) mà chuyền nhiều chữ quá, nghe ra thì mượn chữ của guitar, ông Ba Tu cũng vậy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Uh! NP nhận xét mình thấy đúng. Chữ đàn dây hò nhất của ông Ba Tu mà mình đang tập nghe giống chữ đàn của cây guitar quá. Nghe không đã.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Sự khác nhau giữa Tân Nhạc (nhạc Tây) và Cổ Nhạc (nhạc ta).
    Theo nhạc Tây phương thì một bản nhạc của Mozart, của Beethoven của Chopin hay của một nhạc sĩ trứ danh nào khác sáng tác, thì một nhạc sĩ ở thế kỷ 18, 19, 20, 21, 22, hay sau nữa, ở Pháp, ở Đức, ở Mỹ, ở Tàu hay ở Nhựt, cũng đã, đang và sẽ, đánh ra bấy nhiêu nốt, ngừng lại bấy nhiêu lâu, không sai một ly, chỉ có khác nhau ở lối diễn tả hay "phiên dịch" (interpréter) cảm giác của tác giả.
    Còn theo cổ nhạc Việt Nam thì một bản Tứ đại, Nam xuân hay vọng cổ (thí dụ) của ông Chín Kỳ đàn, nếu được "thu băng" rồi đem ra phân tách kỹ từng nốt đàn và từng lúc im, thì thấy nó sẽ khác với bản Tứ đại, Nam xuân hay vọng cổ của một nhạc sĩ khác đàn (cùng một thứ đàn). Và ngay cùng một người đàn, nếu thu băng rồi phân tách kỹ lại từng nốt đàn thì bản Tứ đại, Nam xuân hay vọng cổ của ông Chín Kỳ đàn ngày hôm nay, có khác với bản Tứ đại, Nam xuân hay vọng cổ mà cũng chính ông Chín Kỳ này đàn ngày hôm trước, hoặc tuần lễ trước, hay ngày hôm sau, hoặc tuần lễ sau, bởi vì theo quan niệm của cổ nhạc Việt Nam thì người nhạc sĩ khi đàn là một "Instant Composer" sáng tác ngay tại chỗ (ứng tấu) một bản đàn theo điệu nào đó, trong khung hay theo mẫu nào đó, để diễn tả tâm hồn hiện tại của mình, tuỳ ý, tuỳ hứng, tuỳ lúc mà tư tưởng và cảm giác của mình thì thay đổi hằng ngày nên bản nhạc đánh ra nghe có khác, mặc dù chung chung biết nó theo điệu gì, mẫu nào. Bởi thế cho nên mới có cái tích "Bá Nha, Tử Kỳ", người này đàn, người kia nghe được, thì "đọc trong ruột" của người ấy mà biết được đang nghĩ đến cái gì.






    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Uh! NP nhận xét mình thấy đúng. Chữ đàn dây hò nhất của ông Ba Tu mà mình đang tập nghe giống chữ đàn của cây guitar quá. Nghe không đã.
    Chứ còn gì nữa.
    NP nghe ông Ba Tu đờn kìm vọng cổ dây hò nhứt chữ guitar nhiều quá mà không dám nói (vì sợ bị vạ miệng). Hôm nay sẵn đang bàn về đờn kìm vọng cổ dây hò nhứt nên vui miệng nói đại... hihi...
    Mà thật vậy, đờn kìm phải nghe hơi rặt của đờn kìm thì mới hay.
    Ngay như ông Ba Tu là đệ nhất danh cầm mà đờn dây hò nhứt chú còn nghe không đã, thì thử hỏi mấy tay đờn "thường thường bậc trung" làm sao nghe đã được.
    Cũng có khi có, nhưng là người "ẩn danh" nên chúng ta chưa biết.
    Nhưng chắc là khó tìm, vì "bản thân" dây hò nhứt đờn vọng cổ nghe không hay như đã nói trên (và cũng đã từng nói trước đây).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Có câu chầu câu 5 vọng cổ đờn kìm dây kép hò nhứt này trong dĩa Hồng Hoa (tên hãng dĩa hát máy), Năm Cơ hoà tấu 6 câu vọng cổ với Văn Vĩ, nghe "độc" và "đã" lắm. Để NP ghi lại cho chú thaydat, ráng tập theo (vì có nhiều chữ sống) hoà đờn với người khác nghe hay lắm (8 nhịp đi luôn):

    * Liu xàng cống (-) xê cống xê xừ cống (-) xê cống xê xừ phan, (XỨ) lỉu, o phan xề phạn (XỨ) xừ xứ xê xan xư hò xư (XAN), xề xề lỉu xứ (XỀ), xan xừ, xề lìu (LỊU) xử, xan xề xàn, xề xừ (LIU).
    Chú ráng tập cho thuần thục câu chầu này đi, nếu nghe "đã" rồi thì NP sẽ viết mấy câu như đã nói ở trên.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  15. thaydat
    Avatar của thaydat
    Chính vì đàn kìm phải nghe hơi rặt của nó mới đã. Vì thế mình rất mê chữ đàn vọng cổ của Ông Năm Cơ. Một trong những lí do mà NP nói mình thích chữ đàn của ông ấy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Chính vì đàn kìm phải nghe hơi rặt của nó mới đã. Vì thế mình rất mê chữ đàn vọng cổ của Ông Năm Cơ. Một trong những lí do mà NP nói mình thích chữ đàn của ông ấy.
    Uh huh... trước 75 người ta đờn kìm rặt hơi đờn kìm, nói chung, đờn nào ra đờn đó.
    Sau năm 75, nhạc sĩ Thanh Hải ngoài Bắc vô đờn tranh toàn là chữ guitar của Văn Giỏi (nhiều chữ) người yếu bóng vía nghe khớp không dám hoà với Thanh Hải, riêng NP nghe qua thì cười, nếu vậy thì đờn guitar cho rồi. Lại nữa Thanh Hải hoà với Văn Giỏi nghe không được, cũng không đúng cách chơi. Vì có ai mà hai cây đờn dây sắt hoà với nhau bào giờ. Luật chơi tài tử là hoà tấu phải là mỗi thứ chỉ một cây đờn là tơ đồng trúc. Tơ là dây tơ đàn kìm, đồng là dây sắt guitar hoặc tranh, trúc là tiêu sáo, trong tơ đồng còn có đờn kéo là cò gáo hoặc violon. Một dàn nhạc, có kìm thì không được có sến hay tỳ bà vì cùng là dây tơ, có guitar rồi thì không được có tranh vì cùng là dây sắt (đồng), có cò rồi thì không được có violon vì cùng là kéo cung. Bây giờ ngoài Bắc vô "chỉ đạo nghệ thuật" hoà tấu theo kiểu "đại hợp tấu" của nhạc Tây phương, dàn nhạc 7-8 cây đờn trùng dây tùm lum, nghe không đuợc, mà cũng không biết luật chơi tài tử.
    Cũng bây giờ, vì sợ bị guitar đờn lấn át nên người ta đờn kìm chuyền chữ, rốt cuộc nghe giống (mượn) chữ đờn guitar, mất tính đặc thù, "rặt hơi".
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP nghe thử Ông Năm Cơ đàn dầy hò mấy nghe : https://www.youtube.com/watch?v=e1SOlDwRvQs. Mình nghe giống dây hò nhất lắm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Oh... đó là Năm Cơ độc tấu đờn kìm bản vọng cổ dây hò năm.
    Dây hò năm, "bản chất" nó đã hay rồi, cho nên đờn bản vọng cổ nghe rất hay.
    Hơn nữa Năm Cơ có tiếng là danh cầm đờn kìm thời thập niên 60, và cũng là danh cầm vọng cổ dây hò năm.
    Chưa có ai đờn dây hò năm ngọt như Năm Cơ, ngoại trừ nhạc sĩ Năm Vĩnh là tay đờn dây hò năm rất "độc" và cũng là người khời đầu đờn bản vọng cổ đờn kìm dây hò năm (nên người ta tôn Năm Vĩnh là "ông tổ" của dây hò năm).
    Có rất nhiều bản (bài) ca vọng cổ mà Năm Cơ đệm đờn kìm dây hò năm rất là hay. Bây giờ không còn nữa, vì cộng sản vô ra lệnh lùng sục "thu gom" dĩa hát... đập bể hết rồi, vu khống rằng đó là "văn hoá đồi truỵ của Mỹ nguỵ"... Mà thời đó Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cố tình tiêu diệt văn hoá của miền nam nên sai bọn đoàn viên thanh niên cộng sản HCM đi từng nhà lùng sục kêu gọi phải nộp hết văn hoá phẩm miền nam cho chúng đem đi đốt hết (và đập bỏ)... ai không nộp thì bị buộc tội "phản động" bị bắt đi "cải tạo" mút mùa! Thời tranh tối tranh sáng nên ai cũng sợ chết, do đó nộp hết. Tiếc bấy công trình của những người có tâm huyết với nền văn hoá của tổ tiên.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

Trang 12/19 ĐầuĐầu ... 2 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL