Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nguyenphuc ơi bạn chỉ cách đàn chữ "Xàng" trong các bài Văn thiên tường và phụng hoàng cải lương. Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (26-03-2015), romeo (26-03-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Chữ XÀNG cũng giống như chữ XANG, nhưng thấp hơn một bát độ, theo thang âm thì nó có dấu huyền thành ra XÀNG, chỉ vậy thôi.
    Chữ XANG và XÀNG trong các điệu buồn thì đàn XANG GIÀ và rung. Chỉ vậy thôi.
    XANG GIÀ là cao hơn XANG bình thường nhưng không tới nửa quãng. Do đó các nhạc cụ tân nhạc không đàn được chữ XANG GIÀ này (ngoại trừ đàn violon và đàn hạ uy di vì không có ngạch phím, nên có thể uyển chuyển được).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (26-03-2015)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hôm rồi, tôi nghe Nhạc Sĩ Minh Nhưt bên diễn đàn cổ nhac Việt Nam đàn(đàn guitar) chữ Xàng bài văn thiên tường khúc dựng nghe rất hay Hình như Bấm xang nhấn đưa hơi sau đó rung. Không biết cây đàn kìm có đàn chữ xàng như thế không ?Bạn chia sẽ dùm cám ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-03-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Đàn (cổ nhạc) nào thì cũng giống như nhau thôi.
    Đàn lâu năm, tay nghề cao thì kỹ thuật nhấn, rung cũng cao theo.
    Mới, thì đàn có khi chưa được chín chữ đàn lắm.
    Hình như bây giờ (ở VN) người ta đàn dây số 3 (guitar điện) dây trần thì phải.
    Dây trần nhấn, rung nghe mùi hơn dây bao.

    "Nói về cái hay trong ngón đờn của Năm Cơ, nhạc sĩ Minh Hữu, một tay đàn kìm có tiếng nhận xét: "Năm Cơ có cách đờn sắp chữ tài tình, chẻ nhịp sắc sảo, quăng bắt lôi cuốn, nhấn nhá sâu lắng. Thâm trầm nhất là chữ "XANG" ông nhấn nghe miên man, nức nở. Ông đờn điệu Bắc thì khoan thai, điệu Nam - Oán thì mùi mẫn".
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (28-03-2015), romeo (26-03-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Đúng rồi đó Nguyenphuc ạ. Bây giờ, người ta sử dụng dây số 3 đàn điện bằng dây trần . Đàn chữ xang ở dây 3 phím 5 nghe hay lắm. (sáng tạo này của NSUT Văn Giỏi).Còn chữ Xang dây bộc nhấn chữ xang này nghe không có hột bằng. Nói về ngón đàn danh cầm Năm Cơ (riêng bản kí âm vọng cổ dây hò 4 do nhạc sĩ Văn Sơn kí âm) có những khuôn đàn 32 chữ đàn ông đã nhấn đến 11 lần nghe rất du dương,sâu lắng. Tôi rất thích.nhưng không biết làm cách nào để kéo giản nhịp cho chậm theo rơ chơi nhịp 32 bây giờ.Bạn chỉ giúp cám ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-03-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Thưa chú thaydat,
    Bản đàn kìm của Năm Cơ mà chú có đó là đàn theo nhịp 32 thời thập niên 1960s.
    Lúc đó vì đàn thu dĩa cho nên lệ thuộc vào vòng quay của dĩa vì vậy phải đàn nhanh (thúc nhịp) mới kịp và đủ cho một mặt dĩa là 3 câu vọng cổ.
    Hiện nay không còn dĩa hát nữa nên không câu nệ thời gian, nên người ta đàn chậm hơn, nhưng cũng vẫn là nhịp 32 (32 trường canh cho một câu vọng cổ). Do đó chú thaydat cứ đàn bản đàn Năm Cơ giản nhịp ra thôi. Thay vì đàn thúc thì bây giờ đàn mở lơi ra.
    Tóm lại, thay vì đàn lăng xăng tay tim, thì bây giờ đàn khoan thai chậm rãi tay tim ra.
    .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (27-03-2015)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Cảm ơn bạn chia sẻ. Bản đàn này có những khuôn nhiều chữ đàn, đàn chậm lại thì được nhưng có những khuôn rất ít chữ đàn( một nhịp có 4 chữ đàn) mà đàn chậm nghe không được mà thêm chữ đàn thì mình không biết thêm như thế nào ? Khổ thật. Bạn chia sẽ giúp.Xin cảm ơn
    Ví dụ: Cống cống cống xê xê, lịu liu phan phan...2 nhịp đó
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (27-03-2015)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Thì cũng đàn chậm ra, nhấn nhá cho đổ hột, gân guốc chữ đàn.

    Trích:
    Tư Trang (soạn giả Trần Hữu Trang) chăm chú lắng nghe, tới chỗ Đỗ Thanh Hiền ngồi đờn, Tư Trang bảo:

    - Cháu đờn đúng chữ kìm đó, nhưng đừng chạy chữ lanh ngón quá, không hay.
    Đỗ Thanh Hiền nhìn Tư Trang, lắng nghe.
    Tư Trang chỉ vô cây đờn:

    - Chữ đờn kìm, cháu phải đờn chân phương lòng bản, chậm rãi nhịp điệu… Chỉ hai điều đó, phải kiên trì tập luyện mới rõ ràng tính năng cây đờn kìm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (28-03-2015), phongrau (29-03-2015), romeo (27-03-2015)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Cảm ơn sự chia sẻ nhiệt tình của nguyenphuc. Nhưng tôi đã thử một khuồn ( 4 chữ đàn của danh cầm Năm Cơ )với các khuôn đàn của các nhạc sĩ khác độc tấu theo nhịp 32 lơi như bây giờ rất khó:
    - Kéo giản nhịp quá nghe mất hay của nguyên bản.
    - Không thể canh nhịp cho khớp (nhịp bị chinh mặc dù tập đi tập lại).
    Bạn chia sẽ giúp. Cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    phongrau (29-03-2015), romeo (27-03-2015)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Bởi vậy như NP đã nói, bản đàn của Năm Cơ thời thập niên 60s đàn theo nhịp 32 thúc để thu vô dĩa vào thời đó, so với bây giờ thì nhanh quá, không còn thích hợp nữa, nhưng chú thaydat nói thích và tiếc. Nếu thích thì chỉ lấy những chỗ nào nhiều chữ đàn (giống như trích đoạn), không cần phải lấy hết nguyên bản từ đầu đến cuối.
    Ví dụ như cái áo đẹp mà chật quá rồi, có tiếc hay thích thì cũng không dùng được nữa.
    Định luật đào thải... đành phải chịu thôi.
    Nói vậy chứ thật ra cũng căng nhịp những chỗ ít chữ đàn được, giống như những chỗ bỏ trống (dấu lặng), người ta cũng canh nhịp được.
    Nhưng thôi, thời bây giờ, đàn vọng cổ nhịp 32 mở lơi, mình cũng theo thời cho chắc ăn.
    Có thể tập nhịp bằng cái đồng hồ. Ra tiệm lạc xoong kiếm cái đồng hồ treo tường loại có quả lắc, về chỉnh quả lắc chạy nhanh chậm theo ý mình để tập nhịp theo độ lắc của nó, coi như đó là cái máy tập nhịp Metronome của tân nhạc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-03-2015)

Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL