Trang 3/12 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi phongrau
    Nguyenphuc có ký âm pháp theo tân nhạc thì hay quá, cho Râu xin nhé, Râu đang tập bên organ. Cám ơn Nguyenphuc nhé!
    Anh Phong "nghiên cứu" thử bài này coi như thế nào nha:


    VỌNG CỔ DÂY KÉP - CÂU 1



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (31-03-2015), BichNuong (01-04-2015), DOHOANG (31-03-2015), Giang Tiên (31-03-2015), linhhueforever (31-03-2015), MEM (01-04-2015), phongrau (30-03-2015), romeo (30-03-2015), SauLucBinh (11-04-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi SauLucBinh
    Link này Sáu nghe hok được.
    Ủa, NP check lại nghe rất tốt mà.
    Đúng là tay đàn organ (Hữu Phước) mà Anh Sáu nói vừa nói đó.
    Nhưng nghe mọi người bình luận hình như không phải khiếm thị, chỉ mang mắt kiếng đen thôi.
    Link này khác với link của youtube mà Anh Sáu đã dẫn.

    Nếu Anh Sáu đọc và hiểu được ký âm theo tân nhạc (dòng nhạc và nốt nhạc), thì NP sẽ viết cho Anh Sáu bản vọng cổ vỡ lòng, đơn giản để Anh Sáu tập lấy làm căn bản, khi thành thục rồi sẽ nâng cao hơn, như khẩu ngữ của giới đàn tài tử thường nói "học chân phương, đàn hoa lá", nghĩa là lúc học thì học chữ đàn căn bản, sau này khi ra đi chơi thì thêm thắt cho hoa lá cánh, bay bướm hơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  5. SauLucBinh
    Avatar của SauLucBinh
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Ủa, NP check lại nghe rất tốt mà.
    Đúng là tay đàn organ (Hữu Phước) mà Anh Sáu nói vừa nói đó.
    Nhưng nghe mọi người bình luận hình như không phải khiếm thị, chỉ mang mắt kiếng đen thôi.
    Link này khác với link của youtube mà Anh Sáu đã dẫn.

    Nếu Anh Sáu đọc và hiểu được ký âm theo tân nhạc (dòng nhạc và nốt nhạc), thì NP sẽ viết cho Anh Sáu bản vọng cổ vỡ lòng, đơn giản để Anh Sáu tập lấy làm căn bản, khi thành thục rồi sẽ nâng cao hơn, như khẩu ngữ của giới đàn tài tử thường nói "học chân phương, đàn hoa lá", nghĩa là lúc học thì học chữ đàn căn bản, sau này khi ra đi chơi thì thêm thắt cho hoa lá cánh, bay bướm hơn.
    Chưa được NguyenPhuc ơi. Để Sáu tập Lật -Trườn - Bò dòi mới tập Ngồi được. Hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to SauLucBinh For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), nguyenphuc (05-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Vậy thì học bản đàn bằng số. Ví dụ (vọng cổ dây kép hò nhất):

    Quy ước:
    Dây 1 là số 1, dây 1 phím 2 là số 12, phím 5 là số 15, phím 7 là số 17... phím 10 là số 110, phím 12 là số 112
    Dây 2 là số 2, dây 2 phím 2 là số 22, phím 3 là số 23, phím 5 là số 25.. phím 10 là số 210, phím 12 là số 212
    Dây 3 là số 3, phím 2 là số 32, phím 5 là số 35... phím 10 là số 310, phím 12 là số 312
    Dây 4 là số 4, phím 2 là số 42, phím 5 là số 45, phím 7 là số 47
    Dây 5 là số 5, phím 5 là số 55...


    CÂU 1:

    35 - o - 35 - 35 - 2 - 21 - 1 - 15 - 22 - 1 - 23 - 3 - 43 - 35 - 45 - 3 - 47 - 35 - 38 - 25 - 1 - 15 - 23 - 3 - 33 - 45 - 43 - 35 (HÒ)

    1 - 15 - 13 - 1 - 15 - 17 - 18 -
    38 - 18 - 17 - 15 - 28 - 15 - 26 - 25 - 1 - 22 - 15 - 12 - 1 - 15 - 23 - 35 - 4 - 35 - 22 - 23 - 1 - 15 - 26 - 25 (XÊ) <- song lang

    Ghi chú:
    - màu xanh là nhịp chân trái
    - màu đỏ là nhịp chân phải (nhịp trường canh)

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), linhhueforever (08-04-2015), MEM (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015), SauLucBinh (05-04-2015)

  9. SauLucBinh
    Avatar của SauLucBinh
    Cái này được nè NguyenPhuc, bữa giờ Sáu mò và học theo clip và bạn bè chỉ thêm nên Sáu thấy học theo quy ước Số là dể hiểu nhất.
    Giống như câu 1 hổm rài Sáu cũng học theo quy ước vầy: 3.5- 3.5-4.0- 3.5/ 1.2- 1.0-1.0/ 3.5-1.0-2.3-2.2/ 3.0-3.3-3.5- 3.0-3.5-3.8-2.5/1.0-1.5-2.3/3.0-3.3-4.5-4.3-3.5....

    Cái dấu "/" là Sáu tự ngắt để dể học. Hihi
    Sáu quy ước vậy đúng hok NguyenPhuc?
    À mà còn Ngón nữa. Sáu thấy chưa
    có rành nên Sáu tập theo "Dây - Phím" trước cho đỡ rối.
    NguyenPhuc cho Sáu hỏi thêm là nếu học theo kiểu vầy có giống như là Học Vẹt ko ta? Thứ 2 là cái quy ước theo số vầy là người học thấy cái nào dể hiểu thì tự quy ước hay sao? Hay bắt buộc là phải quy ước "Ngón - Dây- phím"? Cảm ơn NguyễnPhuc nhiều nhiều...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to SauLucBinh For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), MEM (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  11. BichNuong
    Avatar của BichNuong
    Chào anh nguyenphuc: cám ơn quá khen nhưng tôi cũng chỉ amateur thôi. Tôi khởi đầu là học đàn piano với các dì phước nên phải học nhạc lý để đọc được ký âm mà đàn. Nhưng rồi cũng không học được bao lâu thì bận học văn hóa và nhất là chán vì trong tu viện nên chỉ dạy những bài classic khô khan chứ không dạy những bản nhạc ngoài đời. Sau này lớn hơn thì tôi mới thích đàn nên mua đàn organ về nhà tự học theo vốn nhạc lý ít ỏi sẵn có và đàn được một số bản nhạc mình thích với hợp âm đơn giản thôi vì cũng chỉ đàn cho mình nghe. Nhờ anh đăng lên đây tôi mới biết là có bản vọng cổ theo ký âm pháp tân nhạc dành cho organ nên có in ra để khi rảnh sẽ tập đàn.
    Tôi hoàn toàn không biết gì về cổ nhạc hay guitar để giúp bài bản vọng cổ như anh gợi ý mà chỉ nhờ anh giúp thôi. Được biết anh hiện sống ở Mỹ chắc cũng rất bận rộn, vậy mà anh rất nhiệt tình và dành nhiều thời gian để chỉ dẫn anh em, rất cám ơn anh.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 5 Users Say Thank You to BichNuong For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), MEM (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015), SauLucBinh (05-04-2015)

  13. BichNuong
    Avatar của BichNuong
    linhhue: chị không phải là nhạc sĩ nên đó giờ em không biết thì giờ cũng không biết luôn rồi, nhạc sĩ là phải biết sáng tác nhạc kìa.
    Mem: cám ơn lời mời của em nhưng xa xôi quá chị cũng không biết là tới khi nào mới về được nên không thể nói trước. Nhưng nếu có dịp thì chị cũng muốn làm khán giả cái đã rồi thì năng khiếu mình được tới đâu thì vui chơi với anh em tới đó chứ chị đâu biết gì về cổ nhạc đâu mà đàn hát hoành tráng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to BichNuong For This Useful Post:

    linhhueforever (08-04-2015), MEM (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015), SauLucBinh (05-04-2015)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    BichNuong: Dạ, cái gì cũng phải chờ duyên đó chị! Chúc chị ở bển công việc tốt để khi có dịp về VN thì vui chơi thỏa thích nhe chị! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  17. MEM
    Avatar của MEM
    Nguyên văn bởi nguyenphuc

    Thư giản, cùng nghe đàn organ độc tấu
    ĐOẢN KHÚC LAM GIANG VỌNG CỔ 5-6 DÂY ĐÀO


    Cái này nghe được bình thường mà ta!? Sáu xài trình duyệt gì mà ko nghe được?!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015), SauLucBinh (06-04-2015)

  19. SauLucBinh
    Avatar của SauLucBinh
    Nguyên văn bởi MEM
    Cái này nghe được bình thường mà ta!? Sáu xài trình duyệt gì mà ko nghe được?!
    Da do trinh duyet thoi anh. Nhung bai nay em nghe nhieu lan roi. Hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to SauLucBinh For This Useful Post:

    phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi SauLucBinh
    Sáu thấy học theo quy ước Số là dể hiểu nhất.
    Thật ra học đàn cổ nhạc với ký âm bằng số cũng có cái bất tiện là khó xác định được phách của từng chữ đàn (note nhạc). Nếu không có thầy dẫn ngón và kiểm tra thì đàn khó mà đúng với cách tiết tấu như người soạn ra bản đàn. Đó là chưa nói tới việc đàn không đúng nhịp (trường canh). Đàn, quan trọng là những chỗ luyến láy và cách tiết tấu, ngắt, ngưng, nghỉ phải đúng chỗ, nói rõ hơn là về trường độ các notes nhạc và các dấu lặng. Nếu không thì bản đàn nghe đều đều như gõ mõ tụng kinh, mà giới đàn tài tử gọi là "nhịp tầm bo". Bản đàn nghe hay phải như cụ Nguyễn Du mô ta trong truyện Kiều:
    Khi khoan như gió thoảng ngoài
    Lúc mau sầm sập như trời đổ mưa
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), MEM (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015), SauLucBinh (06-04-2015)

Trang 3/12 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL