Trang 4/12 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi phongrau
    Nguyenphuc có ký âm pháp theo tân nhạc thì hay quá, cho Râu xin nhé, Râu đang tập bên organ. Cám ơn Nguyenphuc nhé!
    Anh Phong "nghiên cứu" thử bài này coi như thế nào nha:


    VỌNG CỔ DÂY KÉP - CÂU 1



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (31-03-2015), BichNuong (01-04-2015), DOHOANG (31-03-2015), Giang Tiên (31-03-2015), linhhueforever (31-03-2015), MEM (01-04-2015), phongrau (30-03-2015), romeo (30-03-2015), SauLucBinh (11-04-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi SauLucBinh
    Sáu thấy học theo quy ước Số là dể hiểu nhất.
    Thật ra học đàn cổ nhạc với ký âm bằng số cũng có cái bất tiện là khó xác định được phách của từng chữ đàn (note nhạc). Nếu không có thầy dẫn ngón và kiểm tra thì đàn khó mà đúng với cách tiết tấu như người soạn ra bản đàn. Đó là chưa nói tới việc đàn không đúng nhịp (trường canh). Đàn, quan trọng và  những chỗ luyến láy và cách tiết tấu, ngắt, nhưng, nghỉ phải đúng chỗ, nói rõ hơn là về trường độ các notes nhạc và các dấu lặng. Nếu không thì bản đàn nghe đều đều như gõ mõ tụng kinh, mà giới đàn tài tử gọi là "nhịp tầm bo". Bản đàn nghe hay phải như cụ Nguyễn Du mô ta trong truyện Kiều:
    Khi khoan như gió thoảng ngoài
    Lúc mau sầm sập như trời đổ mưa
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi SauLucBinh
    Sáu thấy học theo quy ước Số là dể hiểu nhất.
    Nếu học theo kiểu vầy có giống như là Học Vẹt ko ta?
    Cái quy ước theo số vầy là người học thấy cái nào dể hiểu thì tự quy ước hay sao? Hay bắt buộc là phải quy ước "Ngón - Dây- phím"?
    Đúng, học đàn với ký âm bằng số là "học vẹt", nếu quên là quên tuốt luốt hết. Dù cho đã học năm ba năm nhưng bỏ lâu là quên hết, hoặc nhớ lam nham không chơi được. Học lòng bản (có thầy dạy "học chân phương, đàn hoa lá") khi đã nhập tâm rồi thì dù bỏ đàn mấy chục năm cũng không quên, vì đã thuộc lòng bản chân phương rồi, chỉ đàn "hoa lá cành" nữa là xong, và chữ đàn "hoa lá" cũng mới thêm, không phải chỉ một bản đàn tới đàn lui hoài.
    Tân nhạc thì đàn theo note nhạc, gọi là đàn "chết chữ", cứ y như bản nhạc do nhạc sĩ soạn ra mà đàn, trăm người đàn như một, y chang nhau. Nhưng cổ nhạc thì khác, cùng một lòng bản mà mỗi người đàn "hoa lá" không ai giống ai, ngay cả chính một người đàn đi đàn lại cũng không giống, nhưng hoà tấu thì rất "ăn". Càng đàn càng ra chữ mới, không gây nhàm chán cho người nghe.
    Ngày xưa các thầy, tổ đã nghĩ ra rồi, nên không viết bàn đàn chi tiết "hoa lá cành", mà chỉ viết lòng bản chân phương thôi, để cho học trò và đời sau tuỳ theo năng khiếu, tuỳ theo thiên tư mà thêm thắt "hoa lá cành" cho sinh động. Vì thế mà cổ nhạc không bao giờ dừng lại ở một cách đàn và không bao giờ chết là vậy. Tân nhạc có những bản nhạc sống được một thời rồi chết, nhưng cổ nhạc có những bản rất xưa cũng vẫn sống mãi với thời gian (như chúng ta đã biết).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    dinhanhba (06-04-2015), Giang Tiên (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    .
    Nguyên văn bởi BichNuong
    Mem: cám ơn lời mời của em nhưng xa xôi quá chị cũng không biết là tới khi nào mới về được nên không thể nói trước.
    Oh! Vậy ra chị BichNuong cũng đang sống ở nước ngoài ? Nhưng mà nước nào vậy chị ?
    Đọc những đối thoại trong đây được biết chị BichNuong lớn tuổi hơn em nhiều, vậy xin chị đừng gọi em là anh nữa, làm em tổn thọ, em bắt đền chị đó... hi hi...
    Nguyên văn bởi BichNuong
    Chào anh nguyenphuc: cám ơn quá khen nhưng tôi cũng chỉ amateur thôi. Tôi khởi đầu là học đàn piano với các dì phước nên phải học nhạc lý để đọc được ký âm mà đàn. Nhưng rồi cũng không học được bao lâu thì bận học văn hóa và nhất là chán vì trong tu viện nên chỉ dạy những bài classic khô khan chứ không dạy những bản nhạc ngoài đời. Sau này lớn hơn thì tôi mới thích đàn nên mua đàn organ về nhà tự học theo vốn nhạc lý ít ỏi sẵn có và đàn được một số bản nhạc mình thích với hợp âm đơn giản thôi vì cũng chỉ đàn cho mình nghe. Nhờ anh đăng lên đây tôi mới biết là có bản vọng cổ theo ký âm pháp tân nhạc dành cho organ nên có in ra để khi rảnh sẽ tập đàn.
    Tôi hoàn toàn không biết gì về cổ nhạc hay guitar để giúp bài bản vọng cổ như anh gợi ý mà chỉ nhờ anh giúp thôi. Được biết anh hiện sống ở Mỹ chắc cũng rất bận rộn, vậy mà anh rất nhiệt tình và dành nhiều thời gian để chỉ dẫn anh em, rất cám ơn anh.
    Thưa chị BichNuong,
    Em cũng có người bạn ở trong tu viện ở Panama city, Florida. Nơi đây bãi biển rất đẹp, thu hút rất nhiều khách du lịch từ những tiểu bang lân cận.
    Phải chi các anh chị trong đây (diễn đàn cailuongso.com) chịu khó học nhạc lý để đọc được bản nhạc thì sẽ học đàn rất nhanh và bản nào học xong cũng đàn hoà tấu và đệm cho người ca được ngay, vì thông nhạc lý (theo ký âm tân nhạc) thì đàn đúng tiết tấu, đúng nhịp, trăm lần như một, không sai chạy.
    Nếu như chị BichNuong có ý muốn "nghiên cứu" một số bài bản cổ nhạc thì em có thể sưu tập một ít bản kính tặng chị để đàn giải khuây.
    Em chỉ học nhạc lý lúc còn ngồi ghế nhà trường (tiết music). Ở Mỹ, học sinh được học nhạc lý từ lúc còn ở Elementary, không biết ở VN thì sao.
    Về nhạc lý thì em chắc cũng không hơn gì chị đâu. Khả năng chỉ đủ ký âm những bài bản cổ nhạc mà em đàn được. Cũng có thể thẩm âm để ký âm lại một số bản đàn (cổ nhạc) mà các nhạc sĩ đang trình tấu. Về nhạc lý tân nhạc thì em học ở nhà trường, về cổ nhạc thì em "học chân phương, đàn hoa lá" như đã nói chuyện với anh SauLucBinh.
    Thưa chị BichNuong, thật ra bản đàn vọng cổ (câu 1) theo ký âm trên đây cũng chỉ là bản đàn vỡ lòng, căn bản mà thôi. Đàn theo đó nếu đi ra ngoài chơi (đàn ca) thì cũng không tươi ngón, lả lướt bằng người ta.
    Nếu chị thẩm âm được, thì nên tìm nghe những bản đàn của các nhạc sĩ tài danh rồi ký âm lại và theo đó đàn thì sẽ hay hơn gấp nhiều lần, và có thể coi như giống 100% bản đàn origin.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), SauLucBinh (06-04-2015)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Chị BichNuong ơi, chị đừng tập bản Vọng cổ câu 1 trên kia trước, vì không hay đâu.
    Tặng chị bản này hay hơn nè:


    PHI VÂN ĐIỆP KHÚC - DÂY ĐÀO


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015), SauLucBinh (06-04-2015)

  11. SauLucBinh
    Avatar của SauLucBinh
    Rồi xong, học Vẹt là phải bỏ rồi. Tại tâm lý cái nào dể thì học trước. Hehe
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to SauLucBinh For This Useful Post:

    phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi SauLucBinh
    Rồi xong, học Vẹt là phải bỏ rồi. Tại tâm lý cái nào dể thì học trước. Hehe
    Nhưng muốn học (hàm thụ) nhanh thì chỉ có cách đó thôi (học đàn theo ký âm bằng số). Nhiều người cũng phải học cách này và chịu khó thì cũng có kết quả rất khả quan. Nhưng cũng nên nghiên cứu lòng bản để biết chỗ nào chữ đàn gì. Nhờ nhớ chữ đàn mà không quên tuốt luốt.
    Chẳng hạn học vọng cổ bằng ký âm số, nhưng phải học cấu trúc căn bản của bản vọng cổ để biết mỗi câu vọng cổ có mấy khuông, mỗi khuông có mấy nhịp, chữ đàn dứt của mỗi khuông là chữ gì. Chỉ thuộc như vậy thôi là tự đàn phăng ra được.
    Còn nếu theo thầy thì "cơm ghe bè bạn" không phải là ít.
    Nghề chơi cũng lắm công phu mà.
    Nhưng: Có chí thì nên. Ở đời chẳng có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Nếu cái gì cũng nản thì không làm được việc gì hết.
    Nếu muốn tự học là phải:
    Một là phải giỏi nhạc lý ngũ âm (hò xự xang xê cống, thang âm, cung bậc, điệu thức...)
    Hai là phải giỏi nhạc lý tân nhạc (solfege, do re mi fa sol la si...)
    Hai việc trên không làm được thì chỉ còn một cách duy nhất là học theo cách ký âm bằng số mà thôi.
    Ký âm nào cũng chỉ là phương pháp, tuỳ theo khả năng của mình mà chọn phương pháp thích hợp. Chỉ có vậy thôi.
    Ký âm bằng những chữ số là người ta đặt ra cho những người không nắm vững nhạc lý ngũ âm cũng như nhạc lý tân nhạc.
    Bây giờ anh Sáu phải học cách lên dây (so dây) trước, rồi tập bấm ngón. Số nào trên thì bấm ngón trỏ, giữa thì bấm ngón giữa, dưới thì bấm ngón áp út. Chỉ ba ngón là đủ rồi. Đàn guitar thì cần đàn nằm lọt lòng trong hổ khẩu (nằm lọt giữa ngón cái và ngón trỏ). Chỉ riêng đàn kìm là cần đàn nằm trên lóng thứ nhất của ngón tay cái.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (06-04-2015), phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  15. SauLucBinh
    Avatar của SauLucBinh
    Cảm ơn NguyenPhuc rất nhiều vì đã chia sẽ những kiến thức cơ bản cũng như bước khởi đầu để học tốt hơn. Sáu sẽ cố gắng...
    Ps: Hôm qua đi học bữa đầu tiên học lên dây mới biết là cây đờn của Sáu bị lạc nhịp. haiza...bởi kiến thức về nhạc ko có, mua đàn mờ cũng ko biết xem đàn...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to SauLucBinh For This Useful Post:

    phongrau (06-04-2015), romeo (06-04-2015)

  17. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Mấy anh em nhà mình có phước ghê nha. Kỳ này gặp được thầy hay rồi, ráng mà giữ thầy đó. Hihihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    nguyenphuc (06-04-2015), phongrau (07-04-2015), romeo (07-04-2015), SauLucBinh (07-04-2015)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hi hi... dụ khị tui đó hả ?
    Tui thăng giáng bất thường lắm... hi hi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    phongrau (07-04-2015), romeo (07-04-2015)

  21. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Biết dùng chữ "tui" luôn hả, nghe dễ thương ghê.
    Ráng đi, làm thầy giỏi mai này về GT thưởng cho.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    phongrau (07-04-2015), romeo (07-04-2015), SauLucBinh (07-04-2015)

Trang 4/12 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL