Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Những bài vọng cổ vang bóng


    Một loạt bài của nhà báo Hoàng Kim phân tích về cái hay của những bài vọng cổ đi vào lòng người từ khi ra đời kéo dài hàng mấy chục năm cho tới nay. Ko biết bài loạt bài này kéo dài ko, vì nếu tính bài vọng cổ hay thì đúng là... hơi bị nhiều, chí ít cũng tới cả trăm bài chứ chẳng chơi. hihi

    Mời cả nhà cùng theo dõi và chia sẻ thêm cảm nhận của mình. Được nữa, viết thêm phân tích và cảm nhận của mình về những bài mà tác giả chưa viết (rồi gửi báo! hihi)


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Dương Thanh Ngọc (05-07-2019), linhhueforever (04-05-2015), romeo (04-05-2015), SauLucBinh (04-05-2015), Thanh Hậu (24-03-2016)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Những bài vọng cổ vang bóng: Lệ Thủy - Minh Vương 40 năm cùng Bánh bông lan không ngán

    NSND Lệ Thủy và NSƯT Minh Vương đã hát chung bài vọng cổ rất dễ thương là Bánh bông lan, với lời ca mộc mạc e ấp của một chàng trai thành thị cùng cô gái quê bán bánh.


    NSND Lệ Thủy và NSƯT Minh Vương hát bài Bánh bông lan - Ảnh: H.Kim

    Chàng trai nhân một chuyến đi về tỉnh lỵ miền Tây Nam bộ, ngồi xe đò ghé trạm, được cô bán bánh bông lan mời mua. Ăn xong thì mê bánh vì quá ngon, rồi mê luôn cô bán bánh hiền lành, chịu thương chịu khó. Thế là cứ đi hoài về tỉnh, cứ mua bánh hoài của cô ấy. Rồi nói xa nói gần, nào muốn học làm bánh, nào muốn ăn bánh cả đời, ý để cô hiểu là mình muốn “rinh” cô về nhà.

    Cô gái tinh ý và cũng hơi lém lỉnh, hễ anh chàng nói vô là cô ta nói dạt ra, nào là để em giới thiệu nhỏ bạn, nhỏ em gái, nhỏ cháu... Cuối cùng tức quá, anh chàng hạ giọng nói luôn một hơi là “tui... tui nhớ cô Hai”. Bản nhạc dứt, không biết cô nàng có nhận lời tỏ tình của anh chàng hay không, nhưng chính chỗ mập mờ đó mà khán giả tha hồ tưởng tượng về một tình yêu mới chớm. Hy vọng là cô nhận lời. Bởi anh chàng tội nghiệp quá đi, chân thành quá đi. Bài hát chỉ có vậy mà hớp hồn người nghe mấy chục năm trời.

    Bài ca “lời lẽ quê mùa gần chết”

    Nghệ sĩ Lệ Thủy kể: “Hồi tôi hát bài đó thu đĩa trong hãng đĩa VN thì tôi chừng 25 - 26 tuổi thôi. Tác giả Loan Thảo đưa cho tôi bài hát, tôi đã ngoảnh mặt đi, vì tôi ghét ảnh quá trời. Tôi nói với ảnh, sao mấy nghệ sĩ khác được hát những bài có lời ca sang trọng, còn tôi thì anh toàn viết cho mấy bài lời lẽ quê mùa gần chết, như Lý con sáo, Cây trúc xinh, Lý chim quyên... Tôi không ca nữa đâu. Loan Thảo cười: “Em tin anh đi. Anh viết cho em mấy bài này em ca sẽ “để đời” luôn đó. Giọng của em mộc mạc, em nên ca những bài cũng dễ thương mộc mạc như vậy”. Tôi thấy ảnh khuyên nên chịu ca. Ai ngờ đúng như ảnh nói, bài hát đã theo tôi suốt 40 năm, đi đâu, hát cái gì rồi khán giả cũng yêu cầu tôi và anh Minh Vương trở lại hát Bánh bông lan”.

    Hầu như khán giả mê cải lương đều thuộc bài đó. Trên sân khấu Lệ Thủy hát thì ở dưới khán phòng khán giả cũng nhép miệng hát theo. Thật vui. Mới đây Lệ Thủy đi hát ở Giồng Riềng (Kiên Giang) trong một chương trình dành cho nông dân, có một ông chủ nuôi tôm đã leo lên sân khấu song ca với Lệ Thủy bài Bánh bông lan, vì hôm đó không có Minh Vương. Mà ông ta có giọng ca y hệt Minh Vương, khiến Lệ Thủy ngạc nhiên quá trời, và cả khán phòng vỗ tay như sấm.

    Nhắc tuồng bằng... gò má!

    Hát bài này mấy chục năm dĩ nhiên là Lệ Thủy và Minh Vương thuộc như cháo, nhưng cũng có mấy lần nhầm lẫn một tí. Bởi bài hát có hai lời ca na ná nhau, rất dễ lộn. Lời trước là: “Bông lan cánh trắng nhụy vàng. Qua thương cô nàng khéo nướng bánh bông lan. Xe đò lục tỉnh thênh thang. Quen hơi, nhớ tiếng quá giang tìm dìa. Quá giang tìm dìa...”. Còn lời sau thì: “Bông lan má ấp miệng kề. Thương anh bởi câu hò lẫn tiếng hát đưa duyên. Con đò Vàm Cỏ lênh đênh. Quen môi, bén miếng bước lên tìm mình. Bước lên tìm mình...”. Có lần nghệ sĩ Minh Vương hát đảo ngược lại, cho nên sau này Lệ Thủy thường “ra hiệu” cho ông bằng cách kín đáo chỉ vô gò má mình, nghĩa là hát lời sau, còn nếu không dĩ nhiên hiểu là hát lời trước.

    Thông cảm cho Minh Vương vì giai đoạn ông bị suy thận sức khỏe xuống dốc thê thảm, nhưng vì nể tình khán giả mà ông đi hát, nên có khi tâm trí bị mệt mỏi bất thường. Sau này được thay thận, ông đã “ngon lành” hơn. Nhưng Lệ Thủy cẩn thận, cứ ra ám hiệu cho ông. Ngón tay bà nghiêng nghiêng trên má cứ như làm duyên, nhưng kỳ thực là đang “ném phao” cho Minh Vương, ai mà biết được. Bà cười: “Nghĩ cũng vui chứ bộ. Tôi với anh Minh Vương lẫn khán giả ăn bánh bông lan mấy chục năm mà hổng ngán, càng ăn càng thấy ngọt”.

    Còn vui nữa là có lần Lệ Thủy về Cần Thơ hát, chiều bà ra chợ mua bánh bông lan, thì cô bán hàng reo lên: “Ủa, chị! Trời ơi, má em thích chị dữ lắm nghen! Chị ăn bánh bông lan hả? Thôi chị lấy ăn đi, em hổng lấy tiền đâu!”. Lệ Thủy từ chối mãi không được đành lấy vài cái, rồi nói: “Thôi, nhiêu đây là tình cảm rồi. Còn lại là tôi mua, em không lấy tiền là tôi không trở lại nữa à!”. Cô bán bánh đành chịu. Và mấy lần nữa, Lệ Thủy cứ mua bánh bông lan là được khán giả yêu mến trao tặng, đúng như cái hồn của bài vọng cổ mà bà đã hát gần nửa thế kỷ.
    Hoàng Kim

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    linhhueforever (04-05-2015), romeo (04-05-2015), SauLucBinh (04-05-2015)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Một số phiên bản bài hát Bánh Bông Lan

    (đang cập nhật)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (04-05-2015), SauLucBinh (04-05-2015)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Ủa, mà bài này của Loan Thảo sao thấy có video để của Quế Chân - Viết Chung là sao ta?!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (04-05-2015), SauLucBinh (04-05-2015)

  9. MEM
    Avatar của MEM
    Những bài vọng cổ vang bóng -
    Kỳ 2: 'Hoa lan trắng' an ủi một cuộc đời



    NSƯT Út Bạch Lan hồi trẻ đã được mệnh danh là “Sầu nữ” bởi bà ca bài Hoa lan trắng nghe mà não ruột. Bài hát bắt nguồn từ cuộc đời quá buồn của bà, cộng thêm mối tình trắc trở với nghệ sĩ Thành Được, khiến nhạc sĩ Viễn Châu phải cầm bút viết tặng bà bài vọng cổ để đời.


    Thành Được và Út Bạch Lan - Ảnh: T.L


    Út Bạch Lan nói bây giờ bà đi hát ở đâu thì một hồi khán giả cũng yêu cầu hát bài Hoa lan trắng. Buồn muốn chết luôn, vậy mà khán giả vẫn nghe. Có lẽ trong đó chứa đựng nỗi niềm không chỉ riêng bà mà còn của nhiều thân phận phụ nữ khác nữa.

    Từ người ăn xin thành ngôi sao cải lương

    Bài này soạn giả Viễn Châu viết tặng Út Bạch Lan trong giai đoạn bà và chồng là nghệ sĩ Thành Được đang trục trặc với nhau, bà đau khổ vô cùng. Thật ra, cuộc đời Út Bạch Lan không chỉ khổ từ khi có chồng mà đã khổ từ lúc ấu thơ. Bà và danh cầm Văn Vĩ từng dắt díu nhau đi khắp các chợ ở Sài Gòn vừa đàn hát vừa ăn xin. Giọng hát ngọt ngào của cô bé nghèo và tiếng đàn tuyệt vời của cậu bé mù đã từ đó mà bay lên. Văn Vĩ trở thành “ngôi sao” trong làng nhạc cổ thì Út Bạch Lan cũng thành “ngôi sao” trên sân khấu cải lương.
    Rồi bà kết hôn với “ngôi sao” Thành Được, một kép đẹp lẫy lừng, ca hay diễn giỏi. Nhưng ông có tính đào hoa, nên Út Bạch Lan buồn khổ nhiều năm trời. Chuyện của bà trong giới cải lương ai cũng biết, và đến tai soạn giả Viễn Châu. Ông có tính thương nghệ sĩ như con cháu, và nghệ sĩ cũng coi ông như ba. Ông bèn viết một bài vọng cổ để an ủi Út Bạch Lan, tựa là Hoa lan trắng. Không ngờ, Út Bạch Lan ca bài này quá thấm thía đến nỗi người ta gọi luôn bà là “Sầu nữ”.

    Nhưng Út Bạch Lan dịu dàng nói: “Bây giờ tôi không muốn nói gì dính tới Thành Được nữa, vì hai người đã già rồi, mọi thứ hãy cho qua. Nghĩ lại thì hồi trẻ ai cũng có lỗi. Ổng thì trăng hoa, còn tôi thì nhỏ nhặt. Đã biết có chồng đẹp trai, lại tài danh, nhiều cô đeo đuổi, thì mình cũng nên chịu đựng một chút. Đằng này mình cũng ghen. Nhưng vì giữ cho cái tên Thành Được - Út Bạch Lan vẫn là một “liên danh” đẹp trên sân khấu nên tôi có phần nhỏ nhẹ hơn. Mà nói gì thì cũng không nên nói tốt cho bản thân, nhất là khi kể chuyện một hồi thể nào cũng hưng phấn rồi nói quá lên. Thôi, vợ chồng không tình cũng nghĩa, bỏ qua hết”.


    Tái ngộ chồng cũ nơi đất khách

    Và chính cái nghĩa này mà Thành Được đã mời bà sang Mỹ hát chung với ông như ngày xưa hai người từng là đào kép chánh đứng chung trên sân khấu. Thành Được sang Mỹ năm 1984, vài năm sau ông và bà đã có dịp tái ngộ đến mấy lần, lần gần nhất là 2007, khi đó cả hai cùng hát trích đoạn Nửa đời hương phấn lớp cuối khi cô Hương đi tu, anh Tùng đến tìm gặp nói lời xin lỗi.

    Út Bạch Lan nhớ lại: “Thật ra tôi không hề biết là hát chung với ổng, vì bà bầu khi mời không nói rõ. Chừng tới nơi thì mới biết là Thành Được có mặt. Mà thôi, cũng tội ổng, năm nay yếu lắm rồi, ổng 82 tuổi, tôi 81 tuổi, như đèn trước gió. Ổng chỉ mơ ước về VN mà đi không nổi. Ổng nói ổng muốn về VN hát một lần rồi chết cũng vui. Làm sao toại nguyện được! Chỉ cầu Phật cho ổng nếu có ra đi thì ra đi bình yên. Đối với tôi, mọi thứ đã là quá khứ, chỉ lấy tình thương mà đối đãi với nhau như lời Phật dạy”.

    Có lẽ do Út Bạch Lan đã đi chùa, theo phật từ mấy chục năm nay nên tâm bà an tịnh, nhẹ nhàng. Nhưng dù bà có bỏ qua quá khứ thì bài Hoa lan trắng vẫn còn để đời với giọng ca quá hay, nên đi đâu người ta cũng yêu cầu bà hát. Hơi ca bây giờ dù vẫn còn nỗi buồn chung của đời phụ nữ nhưng nghe hình như bớt buồn hơn xưa, bớt u sầu, phiền não. Bà cười: “Đời buồn thì ai cũng có, nhưng nếu mình có một hướng đi tích cực thì sẽ nhẹ nhàng hơn. Như tôi đi làm từ thiện, thấy nhiều số phận còn cay đắng hơn mình, từ đó không còn băn khoăn nữa. Khi mình hướng ra cộng đồng thì mình ít rơi vào trạng thái tiêu cực. Nói thiệt, có khi tôi muốn ca bài khác, tôi hỏi khán giả: “Nghe Hoa lan trắng hoài cô bác không ngán sao?”. Bà con trả lời: “Không ngán, không ngán!”. Vậy là mình phải hát Hoa lan trắng thôi”.

    Cuối cùng bà cảm niệm một điều: “Nghệ sĩ đừng coi rẻ tác giả và thầy đờn, vì chính họ đưa mình lên vị trí vinh quang. Họ viết đúng chất giọng, đúng tâm tư tình cảm thì mình ca mới bật lên. Hồi đó tôi và Thành Được thường được “ba Bảy Viễn Châu” viết bài cho hát, chúng tôi muốn sửa một chữ cũng phải hỏi ý kiến ông, chứ không dám tự tiện sửa. Đôi khi tác giả và nhạc sĩ như thầy của mình vậy. Mình có tôn sư trọng đạo như thế thì mình mới thành đạt”.

    Hoàng Kim
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    SauLucBinh (04-05-2015)

  11. MEM
    Avatar của MEM
    Một số phiên bản ca bài vọng cổ Hoa lan trắng

    (đang cập nhật)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (04-05-2015), SauLucBinh (04-05-2015)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Đoạn cuối bà nói hay quá!
    “Nghệ sĩ đừng coi rẻ tác giả và thầy đờn, vì chính họ đưa mình lên vị trí vinh quang. Họ viết đúng chất giọng, đúng tâm tư tình cảm thì mình ca mới bật lên. Hồi đó tôi và Thành Được thường được “ba Bảy Viễn Châu” viết bài cho hát, chúng tôi muốn sửa một chữ cũng phải hỏi ý kiến ông, chứ không dám tự tiện sửa. Đôi khi tác giả và nhạc sĩ như thầy của mình vậy. Mình có tôn sư trọng đạo như thế thì mình mới thành đạt”.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (04-05-2015), SauLucBinh (04-05-2015)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Bài Bánh bông lan thì có nghe nhiều nghệ sĩ, khán giả mộ điệu ca, còn bài Hoa lan trắng thì đúng là hơi ít nghe, chắc bài này khó ai ca qua sầu nữ Út Bạch Lan và hơi buồn. hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (04-05-2015)

  17. MEM
    Avatar của MEM
    Những bài vọng cổ vang bóng - Kỳ 3: Trương Chi Mỵ Nương


    Bài vọng cổ Trương Chi Mỵ Nương với nỗi buồn thê thiết đã rung động biết bao trái tim khán giả. Tiếng tiêu sầu của anh lái đò trên sông vắng đâu chỉ hớp hồn nàng tiểu thư khuê các, mà còn hớp hồn người mê vọng cổ suốt mấy thập niên.

    1
    NSƯT Mỹ Châu và NSƯT Thanh Tuấn - Ảnh: M.C

    Bài vọng cổ từ ly cà phê đen

    Đúng hơn, đây là bài tân cổ giao duyên. Chuyện tình buồn của Trương Chi Mỵ Nương đã được tác giả Mai Thiết Lĩnh viết thành bài tân nhạc rất hay, nhưng đến tay tác giả Quế Anh một lần nữa thì phần vọng cổ phối hợp vào tạo ra một “kịch bản” lung linh hơn.

    Trương Chi: Thưa tiểu thơ! Tôi là kẻ đêm đêm trỗi khúc tiêu buồn trên sông lạnh, lòng chỉ muốn gợi nỗi niềm riêng cho áng mây xa, cho vầng trăng sáng. Không ngờ khúc nhạc kia vọng đến cung son khiến cho tiểu thơ buồn thảm, dập đầu xin ơn trên tha thứ tội vô… tình.
    Mỵ Nương: Người đây là kẻ từng đêm trên sông sâu trỗi khúc nhạc buồn?
    Trương Chi: Vâng! Tôi là kẻ nghèo nàn cô độc, một con thuyền trôi dạt giữa sông trăng. Chỉ có khúc tiêu sầu bậu bạn gửi gắm tâm tình cho bãi gió ghềnh trăng. Đâu ngờ rằng, tiếng trúc bi thương vang vọng đến lầu vàng, làm não lòng người khuê các.

    NSƯT Thanh Tuấn và NSƯT Mỹ Châu cùng có chất giọng trầm, khi cùng hát với nhau đã tạo nên một hòa âm thật tuyệt, cộng với phần hát đệm của nghệ sĩ Chí Tâm cũng trầm buồn rung rung làm nên một kịch bản ngắn gọn mà ngọt ngào không thể tả.

    Thật ra Quế Anh chính là bút danh khác của soạn giả Loan Thảo, một bậc kỳ tài mà giới sân khấu cho rằng ông chỉ đứng sau soạn giả Viễn Châu. NSƯT Thanh Tuấn kể: “Lúc tôi hát bài này là năm 1973, khoảng 23 - 24 tuổi. Tôi được mời tới Hãng đĩa Việt Nam của cô Sáu Liên để hát thu âm. Nhưng bài hát thì… chưa có. Loan Thảo nói với tôi: “Mầy chờ một lát, tao đưa liền”. Thế là ông ra quán cà phê kêu một ly đen và đốt thuốc lá liên tục. Ông thường sáng tác như vậy đó. Cứ cà phê đen và thuốc lá một hồi là ra bài ca. Lát sau ông bước vô đưa tôi hai câu vọng cổ bài Trương Chi Mỵ Nương, bảo mầy ca trước đi, lát sau tao đưa hai câu cuối. Tôi với Mỹ Châu dợt đờn, rồi ca, xong Loan Thảo đưa tiếp hai câu nữa. Kinh khiếp cho sức sáng tạo của Loan Thảo”. Giới sân khấu cũng hay nói như vậy, “kinh khiếp”, nhưng quả là tài năng đáng nể.

    Khối tình Trương Chi chưa dễ tan

    Thanh Tuấn và Mỹ Châu dợt đờn chừng 2 lần là ca được ngay. Hai nghệ sĩ này nổi tiếng trong làng cải lương là hát chắc nhịp, riêng Mỹ Châu có thể gọi luôn là “siêu nhịp”. Cho nên Loan Thảo không cần cho dợt trước là vậy. Nhưng ông đã đo ni đóng giày cho Thanh Tuấn - Mỹ Châu từ lâu rồi, đã “nuôi” bài Trương Chi Mỵ Nương từ hồi nào, giờ chỉ cần bật ra. Giọng Thanh Tuấn trầm buồn, đôi khi ngân nga như sóng nước dễ liên tưởng đến không gian của Trương Chi với sông dài - trăng sáng - thuyền lênh đênh - tiếng tiêu bay quấn quít… Và khi gặp nàng tiểu thư thì anh lái đò không còn vô tư như trước nữa, mà choáng váng vì tiếng sét ái tình. Tiếng tiêu sầu càng thêm sầu, cho đến khi chàng gục chết. Nhiều khán giả nói với Thanh Tuấn: “Trong câu chuyện huyền thoại thì Mỵ Nương chết vì tiếng tiêu của Trương Chi, nhưng trong bài vọng cổ thì khán giả “chết” vì giọng ca Thanh Tuấn!”. Thật sự khó ai có thể thay thế giọng ca này để làm một Trương Chi bạc phận. Nhưng Thanh Tuấn thì không bạc phận tí nào, anh cứ ca bài này suốt mấy chục năm nay, lấy không biết bao nhiêu tràng pháo tay của khán giả.

    Nghệ sĩ Mỹ Châu đóng vai nàng Mỵ Nương mê tiếng sáo, mê nghệ thuật, nhưng không vượt qua được thói đời thường tình khi nhìn thấy gương mặt của Trương Chi. Nàng không chết vì thất tình, mà chết vì sự cầu toàn của chính bản thân mình. Một chút yếu đuối, một chút mơ màng, một chút sầu mộng, não lòng của cô tiểu thư mong manh dễ vỡ, được giọng ca Mỹ Châu truyền tải thật hay. Mỹ Châu vốn có đôi mắt buồn, hình như cũng giống nàng Mỵ Nương, cho nên Loan Thảo mới đo ni đóng giày. Nhưng Mỹ Châu từng nói: “Ngoài đời tôi không yếu đuối như Mỵ Nương đâu. Thật ra câu chuyện chỉ là ước lệ nhắc người ta nên tỉnh táo nhìn rõ những cái gọi là “đời thường” của người nghệ sĩ. Đừng thần thánh họ, tội nghiệp họ. Nghệ thuật là nơi họ phát tiết tinh hoa, nhưng khi trở lại đời thường thì họ cũng có những thói xấu, nếu yêu nghệ sĩ thì phải yêu họ trong nghệ thuật lẫn đời thường”.

    Thanh Tuấn bảo: “Hình như chỉ có Mỹ Châu là hát vai Mỵ Nương với tôi phù hợp nhất. Sau này không có Mỹ Châu, tôi vẫn hát chung với các cô đào trẻ, nhưng nói thật là chất giọng không hợp lắm, trừ Cẩm Tiên, giọng hơi trầm, có độ ngân đầy đặn, tôi thấy ăn ý”. Giờ mà nghe Trương Chi cất giọng mộc không cần đờn, không cần micro, mới hiểu tại sao người ta mê mẩn anh lái đò này đến vậy. Giọng Thanh Tuấn còn rất khỏe, ngân vang, như bay trên sóng nước. Khối tình Trương Chi chưa dễ tan trong lòng khán giả…

    Hoàng Kim
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (04-05-2015)

  19. MEM
    Avatar của MEM
    Một số phiên bản của Trương Chi - Mỵ Nương

    (đang cập nhật)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (04-05-2015)

Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL