Quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Cầm Ca Tân Điệu của tác giả Trần Phong Sắc người tỉnh Tân An viết vào thời nền ca nhạc tài tử còn phôi thai, gồm đủ loại bài bản (vào thời đó), cũng như quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư viết sau này thì 4 bản oán tổ trong đàn ca tài tử có tên thống nhất là Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu.
Nhưng khoảng mấy chục năm gần đây lại xuất hiện thêm tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu và Phụng Cầu Hoàng Duyên để thay thế cho tên Phụng Hoàng và Phụng Cầu.
Khi ngành sân khấu cải lương phát triển, một vài soạn giả tiền phong muốn đưa thêm bản Phụng Hoàng (tài tử) vào cải lương (ngoài bản Tứ Đại đã vào cải lương trước đó), để thêm phần phong phú. Nhưng bản Phụng Hoàng có mấy dị bản, không biết soạn lời ca theo bản nào, ngay cả các thầy đàn cũng không thống nhất lòng bản với nhau. Vì vậy một soạn giả tiền phong soạn ra vở tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo (vào khoảng cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ trước) đã lấy bản Phụng Hoàng tài tử sửa lại một số chỗ dị biệt và sửa những câu dứt 7 nhịp thành 8 nhịp cho đào kép dễ ca. Soạn giả này chỉ lấy 12 câu đầu của bản Phụng Hoàng tài tử mà thôi.
Tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo xuất hiện bản Phụng Hoàng 12 câu (đàn theo cải lương) gây sự chú ý cho giới thưởng ngoạn.
Mãi đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng "vực dậy" bản Phụng Hoàng 12 câu nói trên đưa vào vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu lượt khán thính giả. Từ đó các soạn giả khác "phát huy" và Phụng Hoàng cải lương 12 câu đã đứng vững và tồn tại song song với Phụng Hoàng tài tử mà cũng là con đẻ của Phụng Hoàng tài tử.
Nếu so sánh đối chiếu thì Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử (12 câu đầu) có cấu trúc lòng bản giống nhau, cải lương chỉ sửa lại những phần như đã nói trên đúng theo nghĩa "cải" là sửa "lương" là tốt", tức là sửa lại cho tốt hơn về nhịp nhàng, thang âm lòng bản.
Thoạt kỳ thuỷ, bản Phụng Hoàng cải lương vô LIU như Phụng Hoàng tài tử, nhưng khi đào ca thì thường hay vô XÊ để không bị chìm hơi. Giống như bản vọng cổ có một thời thường vô XÊ (thay vì vô LÌU như hiện nay).
Từ nay nhạc giới dùng tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu để chỉ bản Phụng Hoàng tài tử đã có từ khi thầy, tổ lưu truyền.
Bản Phụng Hoàng Lai Nghi (và các bản oán tổ), giới tài tử thường đàn kìm với dây Tố Lan vì dây này nghe mùi mẫn, ai oán, thảm não...
Dây Tố Lan ăn với dây Hò Nhì, cho nên khi hoà tấu, các nhạc cụ khác cũng phải đàn ở cung/bậc Hò nhì.
Cách lên dây Tố Lan đàn kìm (để đàn bản oán) như sau:
Dây lớn (tức là dây tồn):
Buông dây là chữ HÒ
Phím 1 là chữ XỪ
Phím 2 là chữ XÀNG
Phím 3 là chữ XỀ
Phím 4 là chữ CỒNG
Phím 5 là chữ LIU
Phím 6 là chữ U
Phím 7 là chữ XÁN
Phím 8 là chữ XẾ
Dây nhỏ (tức là dây tàn):
Buông dây là chữ PHAN (OAN)
Phím 1 là chữ LIU
Phím 2 là chữ XỰ (già)
Phím 3 là chữ XÁN
Phím 4 là chữ XẾ
Phím 5 là chữ PHAN (OAN) <-- âm vực cao
Phím 6 là chữ LÍU (LIU đài)
Phím 7 là chữ XỨ (già) <-- âm vực cao
Phím 8 là chữ XÁN <-- âm vực cao
Chơi tài tử mà không biết dây Tố Lan thì thật là một sự thiếu sót quan trọng, vì dây này dùng để đàn các bản oán, vừa hay vừa đúng điệu "dân chơi".
NP có thể nói rõ hơn, cụ thể hơn ví như 1 túi thì đàn được vọng cổ, vài bài bản nhỏ,một lớp nam, 1 lớp bắc...có như thế thì mình mới cho NP biết ông bạn của mình 1 túi hay 2 túi...
sáng nay, tôi có nói việc ACE trong diễn đàn mời vô CLS. Ông ấy nghe cũng phấn khởi lắm nhưng Khổ nổi ông ấy chưa có bộ vi tính bàn, chỉ có con ông ấy có được máy tính xách tay nhưng nó luôn mang theo bên mình để đi làm . Mặt khác ông ấy cũng dốt vi tính như tôi. Nhưng ông ấy nói sẽ mua máy tính bàn và bảo con ông ấy chỉ cách vào diễn đàn CLS để bàn thảo trực tiếp với ACE trong đây.
NP có thể nói rõ hơn, cụ thể hơn ví như 1 túi thì đàn được vọng cổ, vài bài bản nhỏ,một lớp nam, 1 lớp bắc...có như thế thì mình mới cho NP biết ông bạn của mình 1 túi hay 2 túi...
Đệ tử của Giang Tiên là cô đào Cẩm Trân " Thái Bình Công Chúa" đó, còn chảnh hay không thì không có biết chỉ nghe nguyenphuc kêu là đệ tử chảnh thôi. Sư phụ của chị là sư phụ hụt thôi, là Giang Tiên đó chứ ai đâu mà giới thiệu, hồi đó chị muốn học cách diễn vai Hoạn Thư nhưng chưa có học. Gì em cũng hỏi hết á, xong rồi làm cho đầu trên xóm dưới nghe hết trơn à.
Đệ tử của Giang Tiên là cô đào Cẩm Trân " Thái Bình Công Chúa" đó, còn chảnh hay không thì không có biết chỉ nghe nguyenphuc kêu là đệ tử chảnh thôi. Sư phụ của chị là sư phụ hụt thôi, là Giang Tiên đó chứ ai đâu mà giới thiệu, hồi đó chị muốn học cách diễn vai Hoạn Thư nhưng chưa có học. Gì em cũng hỏi hết á, xong rồi làm cho đầu trên xóm dưới nghe hết trơn à.
Giờ nguyenphuc mới rần rần được vậy á chị, chứ hồi xưa im im không hà. Cứ như bây giờ mà vui. Chắc lâu năm với web nên cũng thuộc đường thuộc ngõ rồi.