Trang 83/97 ĐầuĐầu ... 33 73 79 80 81 82 83 84 85 86 87 93 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Cầm Ca Tân Điệu của tác giả Trần Phong Sắc người tỉnh Tân An viết vào thời nền ca nhạc tài tử còn phôi thai, gồm đủ loại bài bản (vào thời đó), cũng như quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư viết sau này thì 4 bản oán tổ trong đàn ca tài tử có tên thống nhất là Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu.
    Nhưng khoảng mấy chục năm gần đây lại xuất hiện thêm tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu và Phụng Cầu Hoàng Duyên để thay thế cho tên Phụng Hoàng và Phụng Cầu.
    Khi ngành sân khấu cải lương phát triển, một vài soạn giả tiền phong muốn đưa thêm bản Phụng Hoàng (tài tử) vào cải lương (ngoài bản Tứ Đại đã vào cải lương trước đó), để thêm phần phong phú. Nhưng bản Phụng Hoàng có mấy dị bản, không biết soạn lời ca theo bản nào, ngay cả các thầy đàn cũng không thống nhất lòng bản với nhau. Vì vậy một soạn giả tiền phong soạn ra vở tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo (vào khoảng cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ trước) đã lấy bản Phụng Hoàng tài tử sửa lại một số chỗ dị biệt và sửa những câu dứt 7 nhịp thành 8 nhịp cho đào kép dễ ca. Soạn giả này chỉ lấy 12 câu đầu của bản Phụng Hoàng tài tử mà thôi.
    Tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo xuất hiện bản Phụng Hoàng 12 câu (đàn theo cải lương) gây sự chú ý cho giới thưởng ngoạn.
    Mãi đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng "vực dậy" bản Phụng Hoàng 12 câu nói trên đưa vào vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu lượt khán thính giả. Từ đó các soạn giả khác "phát huy" và Phụng Hoàng cải lương 12 câu đã đứng vững và tồn tại song song với Phụng Hoàng tài tử mà cũng là con đẻ của Phụng Hoàng tài tử.
    Nếu so sánh đối chiếu thì Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử (12 câu đầu) có cấu trúc lòng bản giống nhau, cải lương chỉ sửa lại những phần như đã nói trên đúng theo nghĩa "cải" là sửa "lương" là tốt", tức là sửa lại cho tốt hơn về nhịp nhàng, thang âm lòng bản.
    Thoạt kỳ thuỷ, bản Phụng Hoàng cải lương vô LIU như Phụng Hoàng tài tử, nhưng khi đào ca thì thường hay vô XÊ để không bị chìm hơi. Giống như bản vọng cổ có một thời thường vô XÊ (thay vì vô LÌU như hiện nay).
    Từ nay nhạc giới dùng tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu để chỉ bản Phụng Hoàng tài tử đã có từ khi thầy, tổ lưu truyền.
    Bản Phụng Hoàng Lai Nghi (và các bản oán tổ), giới tài tử thường đàn kìm với dây Tố Lan vì dây này nghe mùi mẫn, ai oán, thảm não...
    Dây Tố Lan ăn với dây Hò Nhì, cho nên khi hoà tấu, các nhạc cụ khác cũng phải đàn ở cung/bậc Hò nhì.
    Cách lên dây Tố Lan đàn kìm (để đàn bản oán) như sau:

    Dây lớn (tức là dây tồn):

    Buông dây là chữ HÒ
    Phím 1 là chữ XỪ
    Phím 2 là chữ XÀNG
    Phím 3 là chữ XỀ
    Phím 4 là chữ CỒNG
    Phím 5 là chữ LIU
    Phím 6 là chữ U
    Phím 7 là chữ XÁN
    Phím 8 là chữ XẾ

    Dây nhỏ (tức là dây tàn):

    Buông dây là chữ PHAN (OAN)
    Phím 1 là chữ LIU
    Phím 2 là chữ XỰ (già)
    Phím 3 là chữ XÁN
    Phím 4 là chữ XẾ
    Phím 5 là chữ PHAN (OAN) <-- âm vực cao
    Phím 6 là chữ LÍU (LIU đài)
    Phím 7 là chữ XỨ (già) <-- âm vực cao
    Phím 8 là chữ XÁN <-- âm vực cao

    Chơi tài tử mà không biết dây Tố Lan thì thật là một sự thiếu sót quan trọng, vì dây này dùng để đàn các bản oán, vừa hay vừa đúng điệu "dân chơi".

    (còn tiếp Phụng Hoàng Lai Nghi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-06-2015), Candyman (07-11-2022), DOHOANG (29-06-2015), Giang Tiên (06-06-2015), Koala (06-06-2015), Lục Tỉnh (13-06-2015), MEM (07-06-2015), romeo (08-06-2015), SauLucBinh (06-08-2015), thaydat (06-06-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bản PHLN các láy đàn thấy nó đảo tới đảo lui trong các câu học khó thuộc quá! Hèn chi ông Ba Tu đàn lộn câu 3 qua câu 9 là phải rồi NP ơi. Lúc NP học cách NP nhở là như thế nào?
    Phải học thuộc lòng lòng bản.
    Bất cứ thầy đờn nào cũng bắt buộc phải thuộc lòng lòng bản như cháo. Giống y như học chữ phải thuộc lòng bảng chữ cái để ráp vần, học toán phải thuộc bảng cửu chương, thuộc công thức toán học.
    Lòng bản thì bất di bất dịch, bất biến. Hoa lá cành thì thay đổi luôn luôn.
    Thuộc lòng bản, bỏ đờn lâu hàng chục năm, khi đàn lại chỉ cần thêm hoa lá update.
    Không thuộc lòng bản, nếu quên là quên bứt, quên mất, quên hẳn, không thể mò được. Cũng như không nhớ công thức toán học thì làm sao làm toán.
    Lòng bản chính là công thức cho người đờn, ca.
    Cỡ như Thiện Vũ, Ngọc Cần v.v... đều phải thuộc lòng lòng bản như cháo... cho nên nghe tới đâu là biết tới đó, mới biết được ai đờn đúng sai chữ nào, nhịp nào, câu nào.
    Lòng bản (bài bản lớn) càng ít chữ càng dễ thuộc. Vọng cổ (20 câu) thì phải thuộc từng khuông của từng câu (tức là cấu trúc).
    Bởi vậy mới gọi là tài tử (nhớ dai, thuộc lòng dai cũng là cái tài).
    Thầy đờn, ngoài việc thuộc lòng bản đờn, cũng cần nên thuộc bài ca mẫu đối chiếu bản đờn. Giả sử lỡ quên chữ đờn thì còn nhớ được bài ca. Giống như quên con đường đi nhưng còn nhớ được phương hướng để lần mò ra.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (31-01-2016)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình sẽ cố gắng chăm sóc con phụng này trước tết để qua năm mới dùng nó.Hôm nay, mình lại phải thăm đứa con nữa rồi.Tối về 8888 tiếp.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (01-02-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Mình sẽ cố gắng chăm sóc con phụng này trước tết để qua năm mới dùng nó.Hôm nay, mình lại phải thăm đứa con nữa rồi.Tối về 8888 tiếp.
    Bây giờ bản Phụng Hoàng cũng nhiều người, nhiều câu lạc bộ đờn ca tài tử chơi. Dần dần trở nên thông dụng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (01-02-2016)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nếu như người ta chơi nhịp nhanh thì bản đàn kiểu nhịp hoãn điệu như Ông Ba Tu này thì không thể hòa được lúc này phải xử trí như thế nào?
    Ỏ chỗ của mình bây giờ cũng có một vài em tập ca PHLN do Năm Máy đàn nhưng đàn theo lòng bản nhịp nhanh lắm không như ông Ba tu đàn đâu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (02-02-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Nếu như người ta chơi nhịp nhanh thì bản đàn kiểu nhịp hoãn điệu như Ông Ba Tu này thì không thể hòa được lúc này phải xử trí như thế nào?
    Ỏ chỗ của mình bây giờ cũng có một vài em tập ca PHLN do Năm Máy đàn nhưng đàn theo lòng bản nhịp nhanh lắm không như ông Ba tu đàn đâu.
    Bới vậy người đờn phải thuộc lòng lòng bản, để khi ai ca (hay đờn chung) nhanh thì mình chỉ thêm "hoa lá" ít thôi, ai đờn ca chậm thì mình thêm "hoa lá' nhiều. Tất cả đều từ lòng bản, do lòng bản mà ra. Nhanh thì thêm ít chữ, chậm thì thêm nhiều chữ. đó là hình thức mở lơi mở nhịp mở láy con cho các bản oán từ xưa tới nay. Bản vọng cổ cũng vậy, từ nhịp 32 thúc, thêm chữ đờn vào để đờn mở lơi (giãn nhịp) thành nhịp 32 lơi như bây giờ.
    Muốn đờn oán nhanh thì đờn theo rơ cải lương như các ban nhạc đờn cho các chương trình hội thi trên sân khấu và đài truyền hình.
    Ông Ba Tu đờn với mấy người đờn nhanh theo rơ cải lương, ổng cũng đờn nhanh vậy.
    Vì bây giờ người ta phục hồi rơ chơi tài tử nên ông Ba Tu đờn chậm cho đúng rơ. Nếu đờn cải lương thì ổng cũng đờn nhanh.
    Chú nhìn bản Phụng Hoàng cải lương nhịp thúc và nhịp lơi nè:
    Câu 1 thúc:
    (-) (-) (-) vô--> (XÊ)
    xê (XÊ) líu xừ xang (XÊ) xế xang xư (HÒ) xang xê líu (XỂ)
    Câu 1 lơi:
    (-) (-) (-) vô--> (XÊ)
    xê xê líu xự hò xự xang (XÊ) xế xang xự xảng xang xư (HÒ) là hò xự xang xê líu oán (XỂ)
    (mở thêm láy con tại chữ đờn màu xanh, đó là nguyên tắc mở nhịp).

    *Bài ca Phụng Hoàng trong tuồng Nửa Đời Hương Phấn nguyên thuỷ, Hà Triều Hoa Phượng đặt theo nhịp tư lơi, ít lời ca. Bây giờ đờn nhịp 8 thúc, NP nghe người ca cũng thêm lời vào cho dễ ca. Người ca cải lương không đủ hơi như người ca tài tử, bởi vậy nên họ mới thêm lời, soạn giả đặt lời ca cải lương cũng nhiều chữ. Trong khi bên tài tử, những bài ca hồi xưa trước năm 1900 bây giờ người ta cũng ca y như vậy, không thêm một chữ nào (thí dụ bàn Tứ Đại "Bá Lý Hề" chẳng hạn hoặc bài Nam Xuân Nam Ai "Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn" chẳng hạn), mà vẫn dư hơi. Cho nên nói: "dân cải lương chơi tài tử không được" cứ nghe Thanh Ngân, Thanh Kim Huệ (cải lương) ca Tứ Đại Oán, rồi nghe Kim Thanh, Thanh Tuyết (tài tử) ca Tứ Đại Oán thì biết. Hoặc nghe đờn, Ba Tu và Văn Hải thì biết.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (02-02-2016), thaydat (01-02-2016)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Nảy giờ NP đang đọc bài nội dung nói về "thạc sĩ" Huỳnh Khải.
    "Thạc sĩ" Huỳnh Khải chả biết cái con khỉ khô gì về cổ nhạc đờn ca tài tử nên nói chuyện trật lất, chứng tỏ không có kiến thức cơ bản về cổ nhạc tài tử, bị nhạc sĩ Nhị Tấn "sửa" trên internet tức là cho mọi người khắp thế giới thấy được cái bằng "thạc sĩ" dỏm ơi là dỏm. Thật đúng như bà Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM) nói, có nhiều người bằng cấp cùng mình, học vị nầy nọ mà viết và nói về cổ nhạc nam phần (đờn ca tài tử) trật lất hết.
    Thật khổ cho cái bằng "thạc sĩ" ở Việt Nam!
    Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người xưa đã dạy mà không chịu nghe.
    "Trình độ" cỡ Huỳnh Khải mà chẳng biết Bản Tổ cổ nhạc tài tử là gì thì chết sướng hơn.
    Đọc bài đó ở link sau đây:
    https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/n/nhi-tan/nhan-xet-ve-bo-cd-20-bai-ban-to-dhon-ca-tai-tu-nam-bo-viet-nam-cua-vien-am-nhac-viet-nam-2014
    Mình dân ngoại đạo ko có dám lạm bàn nhưng đúng là việc nhiều hội đồng để tên cho có tụ mà thành viên ko biết về nội dung mình chịu trách nhiệm cũng nan giải ghê, nhất là tài liệu để phổ biến cho mọi người tham khảo về bộ môn được UNESCO công nhận di sản văn hóa nữa. hic
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    nguyenphuc (01-02-2016), romeo (02-02-2016), thaydat (01-02-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM
    Mình dân ngoại đạo ko có dám lạm bàn nhưng đúng là việc nhiều hội đồng để tên cho có tụ mà thành viên ko biết về nội dung mình chịu trách nhiệm cũng nan giải ghê, nhất là tài liệu để phổ biến cho mọi người tham khảo về bộ môn được UNESCO công nhận di sản văn hóa nữa. hic
    Hồi xửa hồi xưa, cổ nhạc nam phần (đờn ca tài tử) đâu có "trường lớp" gì. Chỉ rước thầy về nhà dạy, vậy mà đã đào tạo ra nhiều thế hệ nhạc sư, thầy đờn.
    Do công lao của các vị tiền bối ấy mà Đờn Ca Tài Tử mới được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
    Bây giờ mấy người "thừa kế" mà làm cũng không xong. Người xưa dọn cổ sẵn, giờ chỉ ngồi ăn mà cũng không xong nữa... hic...
    Ngày nay có "trường lớp, học viện" cấp quốc gia, tốt nghiệp ra lãnh bằng cấp này nọ mà kiến thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chẳng được bao nhiêu.
    Ông nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, ông nhạc sĩ Nhị Tấn đâu có tốt nghiệp "học viện" nào, đâu có bằng cấp gì, mà kiến thức của các vị ấy "cùng mình". Còn các "tiến sĩ, thạc sĩ" (ngành cổ nhạc) bây giờ không đáng trình độ học trò của các vị ấy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (01-02-2016), romeo (02-02-2016)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Người đàn clip https://www.youtube.com/watch?v=jtsA1E3yREQ này giáp ranh với huyện của mình nè (cách mình khoảng 20 km) cũng ở quê. NP nghe (ở quê mình) bây giờ mọi người không chơi nhịp hoãn điệu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (02-02-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Người đàn clip https://www.youtube.com/watch?v=jtsA1E3yREQ này giáp ranh với huyện của mình nè (cách mình khoảng 20 km) cũng ở quê.
    Lại thêm một người (Văn Giếng) đờn không rành âm luật về hơi oán (kiểu Văn Lắm).
    Điều này chứng tỏ học không có thầy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (05-02-2016), romeo (02-02-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP nghe (ở quê mình) bây giờ mọi người không chơi nhịp hoãn điệu.
    Hoãn điệu khó đờn, phải nhịp cứng mới đờn được, nên ngưới ta đờn theo cải lương (như các ban nhạc đờn cho các cuộc hội thi).
    Đờn oán nhanh quá ca nghe đâu có hay, vì không luyến láy làn hơi được. Ca oán nhờ luyến láy hơi nghe mới đúng điệu.
    Đờn theo rơ cải lương quen rồi, căng nhịp không nổi, nên không đờn theo rơ tài tử được.
    Đờn rơ cải lương thì dễ ợt. Nếu chú muốn vậy thì NP viết bản đờn nhanh hơn, còn khoẻ nữa. Đờn theo cải lương thì không có nhấn nhá gì, vì nhanh quá thời gian đâu mà nhấn nhá, nên dễ đờn, mau "ăn tiền".
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (05-02-2016), romeo (02-02-2016)

Trang 83/97 ĐầuĐầu ... 33 73 79 80 81 82 83 84 85 86 87 93 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL