Trang 93/97 ĐầuĐầu ... 43 83 89 90 91 92 93 94 95 96 97 CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Cầm Ca Tân Điệu của tác giả Trần Phong Sắc người tỉnh Tân An viết vào thời nền ca nhạc tài tử còn phôi thai, gồm đủ loại bài bản (vào thời đó), cũng như quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư viết sau này thì 4 bản oán tổ trong đàn ca tài tử có tên thống nhất là Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu.
    Nhưng khoảng mấy chục năm gần đây lại xuất hiện thêm tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu và Phụng Cầu Hoàng Duyên để thay thế cho tên Phụng Hoàng và Phụng Cầu.
    Khi ngành sân khấu cải lương phát triển, một vài soạn giả tiền phong muốn đưa thêm bản Phụng Hoàng (tài tử) vào cải lương (ngoài bản Tứ Đại đã vào cải lương trước đó), để thêm phần phong phú. Nhưng bản Phụng Hoàng có mấy dị bản, không biết soạn lời ca theo bản nào, ngay cả các thầy đàn cũng không thống nhất lòng bản với nhau. Vì vậy một soạn giả tiền phong soạn ra vở tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo (vào khoảng cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ trước) đã lấy bản Phụng Hoàng tài tử sửa lại một số chỗ dị biệt và sửa những câu dứt 7 nhịp thành 8 nhịp cho đào kép dễ ca. Soạn giả này chỉ lấy 12 câu đầu của bản Phụng Hoàng tài tử mà thôi.
    Tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo xuất hiện bản Phụng Hoàng 12 câu (đàn theo cải lương) gây sự chú ý cho giới thưởng ngoạn.
    Mãi đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng "vực dậy" bản Phụng Hoàng 12 câu nói trên đưa vào vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu lượt khán thính giả. Từ đó các soạn giả khác "phát huy" và Phụng Hoàng cải lương 12 câu đã đứng vững và tồn tại song song với Phụng Hoàng tài tử mà cũng là con đẻ của Phụng Hoàng tài tử.
    Nếu so sánh đối chiếu thì Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử (12 câu đầu) có cấu trúc lòng bản giống nhau, cải lương chỉ sửa lại những phần như đã nói trên đúng theo nghĩa "cải" là sửa "lương" là tốt", tức là sửa lại cho tốt hơn về nhịp nhàng, thang âm lòng bản.
    Thoạt kỳ thuỷ, bản Phụng Hoàng cải lương vô LIU như Phụng Hoàng tài tử, nhưng khi đào ca thì thường hay vô XÊ để không bị chìm hơi. Giống như bản vọng cổ có một thời thường vô XÊ (thay vì vô LÌU như hiện nay).
    Từ nay nhạc giới dùng tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu để chỉ bản Phụng Hoàng tài tử đã có từ khi thầy, tổ lưu truyền.
    Bản Phụng Hoàng Lai Nghi (và các bản oán tổ), giới tài tử thường đàn kìm với dây Tố Lan vì dây này nghe mùi mẫn, ai oán, thảm não...
    Dây Tố Lan ăn với dây Hò Nhì, cho nên khi hoà tấu, các nhạc cụ khác cũng phải đàn ở cung/bậc Hò nhì.
    Cách lên dây Tố Lan đàn kìm (để đàn bản oán) như sau:

    Dây lớn (tức là dây tồn):

    Buông dây là chữ HÒ
    Phím 1 là chữ XỪ
    Phím 2 là chữ XÀNG
    Phím 3 là chữ XỀ
    Phím 4 là chữ CỒNG
    Phím 5 là chữ LIU
    Phím 6 là chữ U
    Phím 7 là chữ XÁN
    Phím 8 là chữ XẾ

    Dây nhỏ (tức là dây tàn):

    Buông dây là chữ PHAN (OAN)
    Phím 1 là chữ LIU
    Phím 2 là chữ XỰ (già)
    Phím 3 là chữ XÁN
    Phím 4 là chữ XẾ
    Phím 5 là chữ PHAN (OAN) <-- âm vực cao
    Phím 6 là chữ LÍU (LIU đài)
    Phím 7 là chữ XỨ (già) <-- âm vực cao
    Phím 8 là chữ XÁN <-- âm vực cao

    Chơi tài tử mà không biết dây Tố Lan thì thật là một sự thiếu sót quan trọng, vì dây này dùng để đàn các bản oán, vừa hay vừa đúng điệu "dân chơi".

    (còn tiếp Phụng Hoàng Lai Nghi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-06-2015), Candyman (07-11-2022), DOHOANG (29-06-2015), Giang Tiên (06-06-2015), Koala (06-06-2015), Lục Tỉnh (13-06-2015), MEM (07-06-2015), romeo (08-06-2015), SauLucBinh (06-08-2015), thaydat (06-06-2015)

  3. romeo
    Avatar của romeo
    Vậy thì Nguyenphuc dạy anh British English đi, vì anh làm cho công ty của Đức và sếp anh cũng là người Đức luôn ah!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    huongle (14-02-2016), MEM (14-02-2016)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Gì chứ vụ nhớ thì đúng là NP tài thật! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    huongle (14-02-2016), nguyenphuc (15-02-2016), romeo (14-02-2016)

  7. romeo
    Avatar của romeo
    Con ngưỡng mộ em ấy luôn ah thầy!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    huongle (14-02-2016), nguyenphuc (15-02-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM
    Gì chứ vụ nhớ thì đúng là NP tài thật! hihi
    Dạ thưa anh MEM của em,
    Nhờ cái vụ nhớ dai mà em học đờn mới được.
    Nhớ mới thuộc lòng bản của từng bản một,
    Chỉ có 5 âm Hò Xự Xang Xê Cống, mà bản nào cũng với 5 âm đó, nếu không thuộc lòng bản như cháo thì đờn rất dễ bị lộn câu này qua câu kia, hoặc đờn bản Cổ Bản thì không biết đường ra.
    Phải thuộc lòng từng bản, để khi nghe ngưới ta đờn lướt qua là phải biết sai chỗ nào đúng chỗ nào. Nếu không thuộc thì cái nào như cái nấy, chỗ sai cũng không biết, chỗ "dị bản" cũng không biết thì làm sao nhận xét được ai đúng hay sai, ai đờn khác (dị bản) chỗ nào.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (16-02-2016), romeo (15-02-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi romeo
    Vậy thì Nguyenphuc dạy anh British English đi, vì anh làm cho công ty của Đức và sếp anh cũng là người Đức luôn ah!
    Thưa anh Ro,
    Giữa British English và American English có nhiều khác biệt lắm.
    Không riêng gì phát âm mà cả về văn phạm (grammar) và ngữ vựng (vocabulary) nữa. Nhưng ngữ vựng thì ít.
    Nhất là cách đọc (phát âm), Mỹ đọc khác Anh nhiều lắm. Các trường học Mỹ đều dạy học sinh đọc theo cách Mỹ, cách viết câu văn cũng theo cách Mỹ.
    Ở VN nên học tiếng Anh theo "Tiếng Anh quốc tế" và theo cách phát âm quốc tế là tiếng Anh chuẩn (English Standard).
    Thế kỷ 19, nước Anh đi chiếm thuộc địa nhiều nơi trên thế giới, truyền bá ngôn ngữ của họ khắp nơi, nên tiếng Anh trở thành "tiếng Anh quốc tế". Cho nên học nói và viết theo như vậy thì rất dễ giao dịch khắp thế giới.
    Tiếng Anh theo giọng Mỹ là có tính cách địa phương, người nước khác có khi nghe không được, cách viết văn cũng có khác.
    Người Việt mình trong nước qua Mỹ nếu học tiếng Anh không phải với teacher người Mỹ thì qua Mỹ, người Mỹ nói họ nghe không được (nhưng từ từ lâu ngày thì quen và điều chỉnh cách nói theo Mỹ). Em có người bạn có bằng đại học ngoại ngữ ở VN, đi dạy Anh văn ở VN, mà qua Mỹ (định cư do cha mẹ bảo lãnh) lúc mới qua không nghe Mỹ nói được (bây giờ thì good rồi).
    Cũng như cùng là Tiếng Việt nhưng người Nam không thể nghe hiểu hết tiếng miền Trung (nhất là các tỉnh Bình Trị Thiển) của người dân trong quê, và người Bắc cũng không hiểu hết tiếng miền Nam của dân gian. Không hiểu đã đành mà nghe giọng nói cũng không được. Chính bà Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen (Saigon) cũng nói: "Bây giờ người ta chủ trương dạy tiếng Hà Nội, dùng tiếng Hà Nội làm tiếng thống nhất để dạy trong trường học từ Mẫu giáo tới Đại học, cho nên rất nhiều người dù có học cũng không hiểu được tiếng Saigon tức tiếng miền Nam".
    Bây giờ người Bắc cai trị người Nam (thống trị) nên xếp ngôn ngữ Saigon vào loại "phương ngữ" tức là tiếng nói của địa phương, tương đương vói tiếng nói của người dân tộc, không hơn không kém.
    Dài dòng như vậy để anh Ro thấy là tiếng Mỹ là tiếng Anh địa phương, ứng dụng ở Mỹ thì rất OK, nhưng nếu không phải người Mỹ và không sinh sống ở Mỹ thì nên học tiếng Anh chuẩn tốt hơn.
    Nhưng nước Mỹ coi như bá chủ hoàn cầu nên người ta không dám chê tiếng Mỹ là tiếng địa phương.
    Ở đời mà, thằng nói ngọng làm vua thì tiếng nói của nó cũng là tiếng nói của vua nghĩa là của cả nước, cả nước phải nói theo.
    Báo chí Hà Nội dẫy đầy chữ viết nói ngọng! Đó là tiếng Việt phổ thông!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (16-02-2016), MEM (16-02-2016), romeo (15-02-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Sáng nay, chủ nhựt, trới mát mẻ, mấy người bạn rủ đi phố cổ uống cà phê "gu" Pháp Café Du Monde:






    Quán cà phê weekend đắc khách, phải xếp hàng dài chờ. Ai không có thời gian thì xếp hàng ngắn bên window "to go", bưng ra công viên bờ sông gần đó ngồi băng đá nhâm nhi, nhìn phong cảnh và "ông đi qua bà đi lại".
    Trong quán có một lady người VN làm tiếp viên hơn 20 năm. Nhìn đồng hương, trong câu chuyện thăm hỏi xã giao, dì cho biết làm ở đây lương không cao, $7.25/giờ nhưng công việc nhàn hạ, gần nhà. Hơn nữa tiền "tip" cao. Khách "quốc tế" (nhiều tiểu bang khác đến đây vì khí hậu ôn hoà, mùa này mát mẻ) hào phóng. Một bàn 2,3 khách mà tiền "tip" $5.00 - $10.00. Mỗi ngày kiếm được khoảng $100.00 tiền "tip". Mỗi tháng làm 20 ngày, ngày 8 tiếng, chỉ tiền "tip" không là đã $2,000.00/tháng rồi. Tiền lương trừ các khoản insurance, tax, social security, benefits các cái... cũng còn Net pay gần $2,000.00. Coi như mỗi tháng kiếm được gần $4,000.00. Như vậy là lợi tức khá cao. Bởi vậy mà hơn 20 năm, dì vẫn gắn bó với quán này.
    Được biết dì vốn là một thiếu nữ quê làm rẫy ở Đồng Nai, năm 1985 có ông sĩ quan VNCH đi tù về, vợ bỏ lấy bộ đội. Cô bác thấy hoàn cảnh ông sĩ quan đó thương cảm nên làm mai mối cho dì và tiến tới hôn nhân. Năm 1992 dì theo chồng đi H.O định cư ở tiểu bang này và làm cho quán cà phê Café Du Monde đến nay. Xuất thân ở nông thôn miền Nam nên dì rất thật thà chất phác...
    Dì có với ông chồng H.O ba người con, 2 trai 1 gái, đã thành đạt, hiện nay là một bác sĩ, một dược sĩ và một là Sheriff (cảnh sát trưởng) ở một thành phố khác cùng tiểu bang. Dì nói: "Mấy đứa kêu dì nghỉ làm, nhưng dì nói công việc nhàn hạ, đi làm cho khuây khoả, ở nhà buồn, với lại không muốn con cái bận tâm chu cấp..."
    Thế hệ thứ nhứt người VN tị nạn ở Mỹ tương đối vất vả vì không có học hành tốt nghiệp ở Mỹ, hầu hết làm lao động phổ thông. Nhưng với tính cần cù chăm chỉ ở VN nên gia đình nào cũng dành dụm "đầu tư cho con cái" tức thế hệ thứ hai, hầu hết thành công ở xứ người, như gia đình dì tiếp viên nói trên.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (16-02-2016), MEM (16-02-2016), romeo (15-02-2016)

  15. romeo
    Avatar của romeo
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Thưa anh Ro,
    Giữa British English và American English có nhiều khác biệt lắm.
    Không riêng gì phát âm mà cả về văn phạm (grammar) và ngữ vựng (vocabulary) nữa. Nhưng ngữ vựng thì ít.
    Nhất là cách đọc (phát âm), Mỹ đọc khác Anh nhiều lắm. Các trường học Mỹ đều dạy học sinh đọc theo cách Mỹ, cách viết câu văn cũng theo cách Mỹ.
    Ở VN nên học tiếng Anh theo "Tiếng Anh quốc tế" và theo cách phát âm quốc tế là tiếng Anh chuẩn (English Standard).
    Thế kỷ 19, nước Anh đi chiếm thuộc địa nhiều nơi trên thế giới, truyền bá ngôn ngữ của họ khắp nơi, nên tiếng Anh trở thành "tiếng Anh quốc tế". Cho nên học nói và viết theo như vậy thì rất dễ giao dịch khắp thế giới.
    Tiếng Anh theo giọng Mỹ là có tính cách địa phương, người nước khác có khi nghe không được, cách viết văn cũng có khác.
    Người Việt mình trong nước qua Mỹ nếu học tiếng Anh không phải với teacher người Mỹ thì qua Mỹ, người Mỹ nói họ nghe không được (nhưng từ từ lâu ngày thì quen và điều chỉnh cách nói theo Mỹ). Em có người bạn có bằng đại học ngoại ngữ ở VN, đi dạy Anh văn ở VN, mà qua Mỹ (định cư do cha mẹ bảo lãnh) lúc mới qua không nghe Mỹ nói được (bây giờ thì good rồi).
    Cũng như cùng là Tiếng Việt nhưng người Nam không thể nghe hiểu hết tiếng miền Trung (nhất là các tỉnh Bình Trị Thiển) của người dân trong quê, và người Bắc cũng không hiểu hết tiếng miền Nam của dân gian. Không hiểu đã đành mà nghe giọng nói cũng không được. Chính bà Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen (Saigon) cũng nói: "Bây giờ người ta chủ trương dạy tiếng Hà Nội, dùng tiếng Hà Nội làm tiếng thống nhất để dạy trong trường học từ Mẫu giáo tới Đại học, cho nên rất nhiều người dù có học cũng không hiểu được tiếng Saigon tức tiếng miền Nam".
    Bây giờ người Bắc cai trị người Nam (thống trị) nên xếp ngôn ngữ Saigon vào loại "phương ngữ" tức là tiếng nói của địa phương, tương đương vói tiếng nói của người dân tộc, không hơn không kém.
    Dài dòng như vậy để anh Ro thấy là tiếng Mỹ là tiếng Anh địa phương, ứng dụng ở Mỹ thì rất OK, nhưng nếu không phải người Mỹ và không sinh sống ở Mỹ thì nên học tiếng Anh chuẩn tốt hơn.
    Nhưng nước Mỹ coi như bá chủ hoàn cầu nên người ta không dám chê tiếng Mỹ là tiếng địa phương.
    Ở đời mà, thằng nói ngọng làm vua thì tiếng nói của nó cũng là tiếng nói của vua nghĩa là của cả nước, cả nước phải nói theo.
    Báo chí Hà Nội dẫy đầy chữ viết nói ngọng! Đó là tiếng Việt phổ thông!
    Vậy Nguyenphuc có nhận lời dạy anh không vậy?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (16-02-2016), MEM (16-02-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi romeo
    Vậy Nguyenphuc có nhận lời dạy anh không vậy?
    Anh Ro ơi,
    Ở cách xa như vầy thì đâu có làm gì được. Ngoại ngữ là phải trực tiếp, vì trong đó có nói là quan trọng.
    Sao anh không đến mấy trường ngoại ngữ do người Anh giảng dạy sẽ có kết quả cụ thể hơn?
    Nội cái chuyện đờn online của chú thaydat mà còn "trần thân" đây nè. Nếu ở gần, trực tiếp sủa từng ngón bấm, từng chữ đờn, từng nhịp trường canh... thì một bản học không bao lâu. Ở xa như vậy... không biết làm cách nào... hic...
    Đành chịu phép pótay.com thôi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    huongle (16-02-2016), MEM (16-02-2016), nguyenhoangtuan (17-02-2016), romeo (16-02-2016)

  19. romeo
    Avatar của romeo
    Biết đâu sau này anh qua Mỹ sống thì sao
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    huongle (16-02-2016), MEM (17-02-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bên ấy chuẩn bị tết Nguyên Đán ra sao? Đưa một vài hình ảnh cho ACE xem đi.
    Nguyên văn bởi thaydat
    Hôm trước mình thấy mấy cây quýt...ở nhà NĐBN đẹp thật. NP đưa hình ảnh cảnh đón tết lên cho anh em xem khung cảnh tết bên ấy thế nào?
    NP không có camera lớn, nếu chỉ chụp hình gần và nhỏ thì ở bên đó chú thaydat khó hình dung được không khí và khung cảnh Tết VN ở Mỹ như thế nào. Vậy để NP mượn hai cái youtube này của cộng đồng quay, để chú xem được toàn cảnh, dễ hình dung hơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    huongle (16-02-2016), MEM (17-02-2016), romeo (16-02-2016)

Trang 93/97 ĐầuĐầu ... 43 83 89 90 91 92 93 94 95 96 97 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL