1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Tôi có một thắc mắc là câu vọng cổ nhịp 32 giữa câu 4 và 6 với câu 15 và 16 khác nhau hay giống nhau. Khi ca có người nói: Tôi ca câu 4,6 cũng bản ấy trích trong tuồng cải lương...(Mộng cầm ơi en đừng nói tiếng từ ly....) có người nói tôi ca câu 15, 16. Thực hư như thế nào xin ACE trong diễn đàn chỉ giúp .Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    MEM (08-09-2015), romeo (08-09-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hok thấy ai trả lời, thôi để NP "ăn cơm hớt" chút.
    Thứ nhất: phải biết chính xác là soạn giả viết tuồng chỗ đó soạn giả viết câu 4, 6 hay câu 15, 16.
    Thứ hai: nhìn cấu trúc của các câu vọng cổ được nêu trên sau đây để biết giống nhau hay khác nhau:
    Cấu trúc câu 4 vọng cổ nhịp 32:
    4 Hò – 8 Xề – 12 Xề – 16 Xê
    20 Xang – 24 Xê (SL) – 28 Xang – 32 Hò
    Cấu trúc câu 6 vọng cổ nhịp 32:
    4 Xề – 8 Xê – 12 Xang – 16 Xê
    20 Xang – 24 Xề (SL) – 28 Xê – 32 Liu

    Cấu trúc câu 15 vọng cổ nhịp 32:
    4 Xề - 8 Xang - 12 Xang - 16 Xê
    20 Xang - 24 Xê (SL) - 28 Xang - 32 Hò

    Cấu trúc câu 16 vọng cổ nhịp 32:
    4 Hò – 8 Xê – 12 Xang – 16 Xê
    20 Xang – 24 Xề (SL) – 28 Xê – 32 Liu

    Nhưng cách hay nhất và tốt nhất là: người ca thường ấm ớ hội tề lại tỏ ra là quán chúng... thôi thì họ nói sao thì đàn vậy cho "dĩ hoà vi quý"... chắc ăn. Thay vì họ nói câu 4, 6, mà giả sử như họ nói câu 4, 20 thì mình cũng đàn câu 4, 20 cho họ vui, và cuộc đàn ca khỏi đâm ca cãi cọ, mất "đàn kết".
    Có mấy ai thuộc hết 20 câu vọng cổ nhịp 32 đâu mà bàn luận tới câu 15, 16.
    Biết được 6 câu là quá hay rồi, đòi hỏi chi nhiều!

    Nói cái này làm NP nhớ tới truyện Tiết Nhơn Quý Chinh Đông: đó là trận Long Môn và trận Bát Tự Trường Xà.
    Không biết lập trận Long Môn, bèn lập trận Trường Xà, con rắn dài thêm 8 chân (nói là con rồng) để gạt người không rành "trận mạc".
    Không biết câu 15, 16 nên nói là câu 4, 6 để "hù" người không rành 20 câu vọng cổ. Soạn giả chính tông không ai viết "nhảy lớp" kỳ cục như vậy, ngoại trừ soạn giả gà mờ "tự biên tự chế" thì khỏi phải bình loạn.
    Trong "giang hồ", gặp mấy vụ này hoài chứ gì!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    hoangduyvu (09-09-2015), MEM (09-09-2015), romeo (09-09-2015)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Có ACE nào có lời đoạn trích Tuồng cải lương Hàn Mạc Tử có 2 câu vọng cổ mà nội dung vào vọng cổ là :" Mộng Cầm ơi nếu sợ 2 tiếng từ ly thì hãy về đi..." giúp cho NP xem đó là câu mấy .Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    MEM (09-09-2015), romeo (09-09-2015)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Anh nghe phiên bản ai hát vậy anh? Mà chắc phiên bản nào cũng có quá hả ta?!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    nguyenphuc (09-09-2015), romeo (09-09-2015)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Cái quan trọng là bản gốc (original) soạn giả viết 2 câu đó là 2 câu gì, chứ chép đi chép lại thì tam sao thất bản biết cái nào chính xác cái nào "tự chế"... hic
    Nhưng mà, 2 cặp đó, về ca thì nghe giống y như nhau, chỉ có đàn là khác.
    Vì đàn thì phải có câu chầu (12 nhịp), ca thì bỏ 12 nhịp đó nên phần 20 nhịp còn lại giống nhau.
    Vì giống nhau nên mới có sự ngộ nhận.
    Nói tóm lại, lời ca của 2 cặp đó đàn 4, 6 cũng ăn mà đàn 15, 16 cũng ăn, vì như trên đã nói, phần 20 nhịp sau của mỗi câu gống y như nhau (mà lời ca thì chỉ có 20 nhịp cuối câu thôi).
    Túm gọn lại, nói theo "kinh điển" thì đó là câu 15, 16; nói theo "đụng đâu nói đó" thì đó là câu 4, 6 cũng không ai bắt bớ tù rạc gì.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (09-09-2015), romeo (09-09-2015), thaydat (09-09-2015)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi. Nếu nghe ca thì hết câu đầu đến láy 4 nhịp tiếp theo tôi nghe dứt chữ hò chứ không phải dứt chữ xề. Đem đối chiếu với các láy đàn của NP đưa lên tôi nghĩ chắc đây là câu 15&16. ACE nào có clip đoạn này đưa cho NP nghe dùm tôi không biết đưa clip lên đây cho NP nghe.Xin cảm ơn nhiều.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (09-09-2015)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Thì đó, đâu có thằng cha soạn giả nào dốt nát đến nỗi đặt "nhảy lớp" là câu 4, 6.
    Mà soạn giả có "trình độ" nào cũng đặt câu đó là câu 15. 16 cả.
    Trong tuồng Bên cầu dệt lụa cũng có 2 câu đó (chỗ Thanh Sang ca).
    Bởi vậy soạn giả Nguyễn Phương nói: "Mấy thằng tự xưng là soạn giả trong bưng trong rừng ra, vai mang xà cột, lận K.54 chữ nghĩa không đầy lá mít, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, câu cú lộn mèo, chắp vá... rồi vì ỷ có súng nên nói chuyện trên trời. Người miền nam là kẻ bị xâm lược bị thống trị nên bọn họ nói sao cũng phải nghe, không dám cãi. Con chó nói con mèo cũng phải vâng...nên câu 15, 16 mà nói câu 4, 6... Nam ai, Đảo ngũ cung... đặt nhảy lớp, tào lao..."
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    nguyenhoangtuan (09-09-2015), romeo (09-09-2015)

ANH EM CHANNEL