Trang 3/7 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 CuốiCuối

Chủ đề: Xuân Nữ nhạc

  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    XUÂN NỮ NHẠC
    Xuân Nữ nhạc được dùng làm nhạc nền cho hát bội và cải lương pha hát bội (tức cải lương tuồng Tàu).
    Cải lương thuần tuý cũng dùng Xuân Nữ nhạc làm nhạc nền (đờn màn).
    Xuân Nữ nhạc không viết lời ca như các bài bản tài tử cải lương, mà chỉ đờn đệm để thán, nói lối theo kiểu hát bội.
    Thời còn hoàng kim của hát bội thì Xuân Nữ nhạc đờn theo nhạc lễ (lòng bản của nhạc lễ). Khi hát bội thoái trào, thì các soạn giả chuyển qua hat bội pha cải lương, thường là tuồng tích từ truyện Tàu nên gọi là cải lương tuồng Tàu.
    Vì hát bội dàn đờn phải lấy dây theo cây kèn tiểu, giọbf quá cao, người hát phải bể giọng mới hát được. Cải lương thì đờn theo kiểu tài tử, muốn lấy dây cao thấp cỡ nào cũng được nên người hát không bị bể giọng, Vì vậy mà cải lương pha hát bội thích hợp cho các đào kép cải lương.
    Cải lương tuồng Tàu cũng dùng một số bài bản của hát bội như Hạ nhạc, Nam nhạc (Nam chạy).
    Dưới đây, mời anh chị nghe vở cải lương tuồng Tàu (cải lương pha hát bội) Chung Vô Diệm, có dùng dàn nhạc hát bội (kèn, trống...) và các bản nhạc hát bội như Xuân Nữ nhạc, Nam chạy, Hạ nhạc (Bài hạ lớp cống), và những bài bản cải lương thuần tuý.
    Nghe để thấy quá trình nghệ thuật sân khấu của ngành cổ nhạc Nam phần từng thời kỳ từ lúc khởi thuỷ đền hôm nay.
    XUÂN NỮ NHẠC
    (độc tấu đờn cò)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (03-12-2018), Mekong (08-10-2019), MEM (26-11-2018), nhipphong (25-10-2015), romeo (26-10-2015)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP vào google chuông vàng vọng cổ thu Vân, hay Hồng Nguyệt...sẽ nghe ca dây hò 5 (dây đào cao)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-10-2015)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP vào google chuông vàng vọng cổ thu Vân, hay Hồng Nguyệt...sẽ nghe ca dây hò 5 (dây đào cao)
    Chú nói tên bài ca là bài gì?
    Dây đào cao chưa chắc là dây hò năm. Mà là do họ vặn trục lên cao nhưng cũng vẫn là dây hò tư mà thôi.
    Chữ đờn dây hò năm hoàn toàn khác với chữ đờn dây hò tư, nghe là biết liền.
    Chính Văn Giỏi đờn (ghi ta) còn bó dây thun kìa!
    Hồi xưa, nhiều người đờn (ghi ta) dây hò nhì không được, nên bó dây thun đờn dây hò nhứt, tuột ngạch dây thun lên cao hai (02) ngạch phím.
    Nếu đờn vọng cổ dây hò năm bằng cây đờn ghi ta, chữ đờn toàn là bấm, không có buông dây nên rất khó đờn.
    NP có nghe Hồng Nguyệt, Thu Vân, Ngọc Đợi... ca trong Chuông Vàng Vọng Cổ, dàn đờn, nhất là cây guitar toàn đờn dây hò tư (nhưng lên cao theo giọng người ca).
    Vậy chú thaydat chỉ chỗ cho NP nghe bản gì, ai ca mà có đờn dây hò năm?
    Coi chừng đờn dây "hò năm" bó dây thun?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-10-2015)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bất chợt Không nhớ NP ơi. Ở buổi thi bông lúa vàng nào đó tôi nghe BGK nhận xét đại khái em ca dây đào cao... tương tự như vậy ở chuông vàng vọng cổ mình cũng nghe nhận xét như thế. Không phải lên dây cho cao đâu. Nguyên một dàn đàn đang đàn cho thí sinh ca đang đàn dây hò nhất hoặc dây hò nhì... khi một thí sinh ca tiếp theo dây đào cao thì dàn đàn 4 cây làm sao so dây cho kịp?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-10-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nhớ có một lần nghe thi bông lúa vàng hay chuông vàng vọng cổ gì đó mình lấy cây đàn so dây với dàn đàn cho thí sinh ca. Dây hò nhất dây hò tư của các thi sinh hát buổi thi đó mình đàn đều ăn dây nhưng đến một thí sinh tiếp theo ca nữ ca mình rao theo dây hò tư mà rao hoài nó không ăn, khi xuống vọng cổ cũng không ăn bấm thử lại thì xuống vọng cổ ăn ở chữ đàn xư dây hò tư. mình thấy dàn đàn vẫn sử dụng dây đàn trước đây đàn chứ không chỉnh dây lại gì cả.Nên mình nghỉ chắc là dây hò năm thôi(dây đào cao). Trong một lần nhận xét về giọng ca của Ngọc Đợi. Người ta đã nhận xét Ngọc ...dây đào cao....
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-10-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Nguyên một dàn đàn đang đàn cho thí sinh ca đang đàn dây hò nhất hoặc dây hò nhì... khi một thí sinh ca tiếp theo dây đào cao thì dàn đàn 4 cây làm sao so dây cho kịp?
    Lúc chuyển mục, dàn đờn đâu có được quay đứng một chỗ mà thấy họ không lên dây lại. Chớp một cái là ráp phim rồi.
    Mà chú nghe cây ghi ta đờn ở âm vực trung là XỀ BUÔNG hay XỀ BÓP?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-10-2015)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    ...
    Nguyên văn bởi thaydat
    Trong một lần nhận xét về giọng ca của Ngọc Đợi. Người ta đã nhận xét Ngọc ...dây đào cao....
    Mấy cha nội BGK cần phải đi học lớp nhạc lý căn bản. Dốt mà bày đặt làm giám khảo, về nhà đuổi gà cho vợ cho rồi.
    Cổ nhạc VN là nhạc ngũ âm, có 5 cung bậc theo thứ tự là Hò, xự, xang. xê, cống.
    Nếu lấy Hò làm Hò thì gọi là dây hò nhứt, nếu lấy Xự làm Hò thì gọi là hò nhì, nếu lấy Xang làm Hò thì gọi là hò ba, nếu lấy Xê làm Hò thì gọi là hò tư, nếu lấy Cống làm Hò thì gọi là hò năm. Còn cao hay thấp thì do lên căng dây đờn hay hạ chùng dây đờn. Đào ca ăn với ba (03) bậc dây là hò ba, hò tư và hò năm. Như vậy đối với dây (đào) hò ba thì hò tư cũng là dây đào cao vậy. BGK gì mà gà mờ quá vậy. BGK nói dây đào cao là dây đào nào, bậc mấy.
    Mỗi loại dây, mỗi bậc hò chữ đờn đều khác nhau, dù lên cao hay xuống thấp, nghe qua là biết đang đờn dây hò nào (bậc mấy).
    Giả sử cây đờn octavina đờn dây hò nhì cũng nói dây đào cao hay sao?
    Đúng là BGK đuổi gà!
    Cũng có mấy nhạc sĩ gà mờ dốt nhạc lý nên gọi dây hò nhì là dây xề (chỉ ra coi xề chỗ nào?), thật là tầm bậy.
    "Nhạc sĩ" tự phong GT còn nói dây hò năm là dây xề đào, thiệt là... hết ý kiến!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-10-2015)

  15. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi Khi song ca nam nữ nếu như nam ca dây hò nhì câu 1(xuống vọng cổ chữ đàn xê của dây hò tư)và khi nữ ca câu 2 ăn với hò = xư của dây hò tư như vậy nữ phải ca dây hò năm không?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-10-2015)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP ơi, khi song ca nam nữ nếu như nam ca dây hò nhì câu 1 (xuống vọng cổ chữ đàn xê của dây hò tư) và khi nữ ca câu 2 ăn với hò = xư của dây hò tư như vậy nữ phải ca dây hò năm không?
    Đúng vậy.
    Nếu ca như vậy thì nữ ca dây hò năm.
    Nhưng không gọi là chữ mà phải gọi là chữ U (của dây hò tư), vì chú nói dây hò nhì chữ hò ăn với chữ xê của dâu hò tư.
    Bởi, tính từ xê tới đó là u chứ không phải xư.
    Tính theo thang âm, gọi xư là không đúng (công liu u).
    Hò năm của ghi ta không có xề buông.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  19. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  21. thaydat
    Avatar của thaydat
    Ủa Đây là đoạn hòa tấu của NS Thanh Hải Và NSUT Ba Tu mà. Trời đã có nghe rồi! Vậy mà mình không biết là dây hò năm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

Trang 3/7 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL