Trang 4/7 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 CuốiCuối

Chủ đề: Xuân Nữ nhạc

  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    XUÂN NỮ NHẠC
    Xuân Nữ nhạc được dùng làm nhạc nền cho hát bội và cải lương pha hát bội (tức cải lương tuồng Tàu).
    Cải lương thuần tuý cũng dùng Xuân Nữ nhạc làm nhạc nền (đờn màn).
    Xuân Nữ nhạc không viết lời ca như các bài bản tài tử cải lương, mà chỉ đờn đệm để thán, nói lối theo kiểu hát bội.
    Thời còn hoàng kim của hát bội thì Xuân Nữ nhạc đờn theo nhạc lễ (lòng bản của nhạc lễ). Khi hát bội thoái trào, thì các soạn giả chuyển qua hat bội pha cải lương, thường là tuồng tích từ truyện Tàu nên gọi là cải lương tuồng Tàu.
    Vì hát bội dàn đờn phải lấy dây theo cây kèn tiểu, giọbf quá cao, người hát phải bể giọng mới hát được. Cải lương thì đờn theo kiểu tài tử, muốn lấy dây cao thấp cỡ nào cũng được nên người hát không bị bể giọng, Vì vậy mà cải lương pha hát bội thích hợp cho các đào kép cải lương.
    Cải lương tuồng Tàu cũng dùng một số bài bản của hát bội như Hạ nhạc, Nam nhạc (Nam chạy).
    Dưới đây, mời anh chị nghe vở cải lương tuồng Tàu (cải lương pha hát bội) Chung Vô Diệm, có dùng dàn nhạc hát bội (kèn, trống...) và các bản nhạc hát bội như Xuân Nữ nhạc, Nam chạy, Hạ nhạc (Bài hạ lớp cống), và những bài bản cải lương thuần tuý.
    Nghe để thấy quá trình nghệ thuật sân khấu của ngành cổ nhạc Nam phần từng thời kỳ từ lúc khởi thuỷ đền hôm nay.
    XUÂN NỮ NHẠC
    (độc tấu đờn cò)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (03-12-2018), Mekong (08-10-2019), MEM (26-11-2018), nhipphong (25-10-2015), romeo (26-10-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    VỌNG CỔ HÒ NĂM
    Ủa, đây là đoạn hòa tấu của nhạc sĩ Thanh Hải và nhạc sĩ ưu tú Ba Tu mà.
    Trời, đã có nghe rồi! Vậy mà mình không biết là dây hò năm.
    Hi hi... không riêng gì chú thaydat, mà những ai không biết hết các loại dây đờn kìm thì nghe cũng không phân biệt được y như chú thaydat vậy đó.
    Đờn kìm, ngoài 5 loại dây theo 5 cung bậc, còn một số loại dây đặc biệt khác, trong đó có dây Tố Lan mà chú thaydat đã biết... dây Quả Phụ thì bây giờ không nghe ai đờn, dây Sa Giang thì Tư Còn (Bình Dương) có đờn, mà đờn nghe dở ẹt...
    Người biết đờn, chỉ cần nghe cái "air" sơ qua là biết dây gì rồi.
    Bây giờ chú thaydat có muốn nghe Ba Tu độc tấu vọng cổ dây hò năm đờn kìm không?
    (Năm Cơ, Năm Vinh cũng có để lại audio đờn kìm vọng cổ dây hò năm).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    VỌNG CỔ HÒ NĂM
    Ủa, đây là đoạn hòa tấu của nhạc sĩ Thanh Hải và nhạc sĩ ưu tú Ba Tu mà.
    Trời, đã có nghe rồi! Vậy mà mình không biết là dây hò năm.
    Bởi vậy chú không phân biệt được đâu là dây hò năm, đâu là dây hò tư lên dây căng cao ngang với bậc hò năm (mà có người gọi là dây đào cao... hihi...)
    Nhiều người đờn guitar dây hò năm không được, họ vặn trục căng dây lên cao ngang với đờn kìm hò năm để hoà tấu. Có người thì bó dây thun chặn lên hai (02) nấc phím.
    Ngày xưa cũng có người đờn guitar dây hò nhì không được, khi hoà tấu với đờn kìm hò nhì, họ cũng bó dây thun chặn lên hai (02) nấc phím. Cái nầy không phải ít (ngày xưa).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hi hi... ai mà vào diễn đàn CLS này chơi thì sẽ biết được nhiều vấn đề về đờn ca tài tử, cải lương... mà chắc chắn các diễn đàn khác không có ai phân tích tỉ mỉ...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hình như NS Văn Hải đàn cho Ngọc Đợi ca ông ấy cũng dùng chặn đưa vào 2 phím. NP ơi Nguyên dàn đàn khi nữ ca dây hò năm cây guitar làm như vậy nhanh còn các cây đàn khác ( tranh, vĩ cầm. kìm hoặc sến) thì họ so như thế nào?
    Trong clip liên tấu đàn kìm có Tấn Khoa cũng đàn dây hò năm đó NP nghe thấy sao?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP cố kí âm bài xuân nữ đàn màn dây hò năm đi. 5.6 câu thôi. Tập được bài đàn ấy chắc sẽ tập đàn vọng cổ dây hò năm được và nghe chắc hay.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Trong clip liên tấu đàn kìm có Tấn Khoa cũng đàn dây hò năm đó NP nghe thấy sao?
    Nhìn chung thì Tấn Khoa đờn (vọng cổ) dây hò nhì và hò năm nghe được, không tệ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP ơi Nguyên dàn đàn khi nữ ca dây hò năm cây guitar làm như vậy nhanh còn các cây đàn khác (tranh, vĩ cầm. kìm hoặc sến) thì họ so như thế nào?
    Không có làm gì khác cả (không phải so dây lại, cũng không bó dây thun), mà chỉ cần dời chữ HÒ sang vị trí khác (đàn có phím thì bấm nấc phím khác). Đại khái như đờn vọng cổ hò nhứt và hò tư vậy, chỉ bấm (chữ HÒ) ở ngạch phím chỗ khác cho thích ứng mà thôi.
    Thí dụ đang đờn cải lương trên sân khấu thì làm sao so dây lại.
    Hồi xưa 5 loại dây đã bất tiện, sau đó chế ra dây "thống nhất", khỏi cần vặn trục so dây lại thì con so cái gì nữa???
    Thí dụ, dây "thống nhất" với guitar thì có dây lai, với đàn kìm thì có dây bắc oán (dây bắc chinh)...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP cố kí âm bài xuân nữ đàn màn dây hò năm đi. 5.6 câu thôi. Tập được bài đàn ấy chắc sẽ tập đàn vọng cổ dây hò năm được và nghe chắc hay.
    Hôm đó chú nói 4 câu thôi.
    Nay nói 5, 6 câu...
    Mai mốt chắc sẽ tăng lên tới... hết bản... hic...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    nguyenhoangtuan (31-10-2015), romeo (30-10-2015)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NS Văn Hải đàn cho Ngọc Đợi ca, ông ấy cũng dùng chặn đưa vào 2 phím.
    Đối với guitar, đờn (vọng cổ) hò nhứt thì chữ xề buông, khi qua dây hò nhì thì chữ xề bóp (bấm).
    Cũng vậy, hò tư thì chữ xề buông, khi qua hò năm thì chữ xề bóp (bấm). Bởi vậy giới đờn ca mới có từ "xề buông, xề bóp"... (nhớ là bóp dây đàn nha, đừng bóp chỗ khác... hihi...).
    Mấy ông không đờn xề bóp được nên mới dùng chặn ngạch phím, tendeur lên 2 nấc.
    Ngày nay dùng chặn, ngày xưa bẻ chiếc đũa làm 2 đoạn, bó dây thun 2 đầu, chặn ngạch phím giống như cái chặn ngày nay (ngày nay nhái theo ngày xưa, nhưng chế biến lại).
    Hi hi... Văn Hải dùng chặn đưa lên 2 phím, nên gọi là dây đào cao là phải rồi! (vẫn là xề buông).
    NP thấy trong một youtube nào quên rồi, Văn Giỏi cũng có dùng chặn... hihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-10-2015)

  21. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình cũng người phàm mà lòng tham không đáy. Khi có được cái này thì đòi cái khác. Lúc trước 4 câu nhưng sau tăng lên là lẽ đương nhiên. Nhưng quan trọng tới thời điểm này không có được một câu làm thuốc . Vậy mới chết chứ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenhoangtuan (31-10-2015), romeo (30-10-2015)

Trang 4/7 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL