Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. cubi35
    Avatar của cubi35
    Những Soạn Giả bộ môn Cải Lương/Vọng Cổ

    Soạn giả Vọng cổ, những người có nhiều công lao nhất cho bộ môn Vọng cổ lại là những người được biết đến ít nhất, họ mang tim óc nhân lực tạo dựng những tuồng Vọng Cổ, những bài ca Vọng Cổ sâu sắc, thấm thía, mang đến khán thính giả những giây phút giải trí đáng ghi nhớ cho một vở tuồng hay.

    Một số soạn giả soạn đặc biệt một vai trò, một vở tuồng cho một nghệ sĩ sân khấu, và cũng nhờ những vai trò đặc biệt này mà một nghệ sĩ được có tên tuổi gắn liền và nổi tiếng từ vai tuồng đo. Một vài thí dụ điển hình như:
    Đôi Soạn Giả Hà Triều-Hoa Phượng đã tạo tuồng "Khi Hoa Anh Đào Nở" với vai Điền Sơn viết riêng cho Thành Được. Cũng nhờ vai trò hợp sở năng này và tài bẩm sinh nên nghệ sĩ Thành Được đã nổi tiếng hơn nhiều sau đó.

    Soạn giả Thu An đã soạn "Hai Chiều Ly Biệt" làm Trường Xuân sáng chói trong vai Thành Cát Tư Hãn.

    Soạn giả Viễn Châu đã mang một Thanh Nga lên vương miện "tài sắc vẹn toàn" qua vai Sơn Nữ Phà Ca trong tuồng "Người Vợ Không Bao giờ Cưới".

    Hữu Phước có tiếng trong vai để đời Cậu Tư Kiên từ tuồng "Con gái chị Hằng", Út Trà Ôn vai ông Cò Quận chín 9, vở "Tuyệt Tình Ca" cũng soạn bởi hai soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng.

    Một số Soạn giả cận đại có tiếng trong danh sách như sau:
    Hà Triều, Hoa Phượng, Viễn Châu, Mộc Linh, Ngọc Điệp, Quy Sắc, Thiếu Linh, Hoàng Khâm, Thể Hà Vân, Kiên Giang Hà Huy Hà, Loan Thảo, Yên Ba, Hoàng Thị Nguyệt, Yến Linh, Năm Châu, Lê Khanh, Duy Lân, Trọng Nguyên, Thái Thụy Phong, Kinh Luân, Nguyễn Huỳnh, Phong Anh, Trần Hà, Yên Lang.

    Nói riêng về Soạn giả Viễn Châu, một số bài của ông như Xuân Đất Khách, Gánh Nước Đêm Trăng, Ông Lão chèo đò, Tình Anh Bán Chiếu, Tâm Sự Mộng Cầm, Cô Hàng Cà Phê, Lá Trầu Xanh v.v... rất được ưa chuộng. Đặc biệt bài Sầu Vương Ý Nhạc tân cổ giao duyên, SG Viễn Châu làm để tặng ông bầu Hoàng Văn Quýnh, biệt danh bầu Quýnh chủ gánh đoàn Sao Ngàn Nơi. Cuộc đời bất hạnh trong giai đoạn cuối của bầu Quýnh đã biến ông thành một ông lão mù lòa đờn dạo ở cầu Bến Lức để mưu sinh.

    Một số tuồng Vọng Cổ hay trên sân khấu Việt Nam trong vài chục năm trước 1975: Tấm Lòng Của Biển, Tuyệt Tình Ca, Khi Hoa Anh Đào Nở, Người Vợ Không Bao giờ Cưới, Quân Vương và Loạn Tướng, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Tiếng Trống Mê Linh, Hai Chiều Ly Biệt, Thuyền Ra Cửa Biển, Lỡ Bước Sang Ngang, Trần Minh Khố Chuối, Chuyện Tình An Lộc Sơn, Con Gái chị Hằng, Tiếng Khóc Giữa Rừng Khua, Chiều Về Trên Sông Lạnh, Tiếng Hạc Trong Trăng, Sân Khấu Về Khuya, Chiều Mưa Biên Giới và còn nhiều nữa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to cubi35 For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), MEM (04-03-2016), romeo (06-03-2016)

  3. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Ủa, vở cải lương " Sơn nữ Phà Ca" là vở tuồng đưa Thanh Nga sáng chói trên sân khấu cùng với giải Thanh Tâm thì đúng nhưng không phải của soạn giả Viễn Châu mà là của hai soạn giả Quy SắcKiên Giang được viết năm 1959. Sau đó thì thu âm lại cho Út Bạch Lan vai Phà Ca. Hai soạn giả Quy Sắc và Kiên Giang đã hứa làm sui với nhau. Tên hai người con của hai ông cũng được gọi theo hai nhân vật chính của vở diễn là Mộng Long (con trai soạn giả Quy Sắc) và Phà Ca (con gái soạn giả Kiên Giang). Lúc trước ông Quy Sắc là gia sư cho Thanh Nga, con gái một bà Bầu cải lương nên ông mới tìm tòi đến viết tuồng. Chứ vở tuồng này không thể của soạn giả Viễn Châu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 5 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), MEM (04-03-2016), romeo (06-03-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Ủa, tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới thu thanh vào dĩa đầu tiên là do Út Bạch Lan đóng vai Phà Ca mà.
    Đâu phải Thanh Nga.
    Sau đó mới tới Thanh Nga.
    Cũng như tuồng Nửa Đời Hương Phấn thu dĩa đầu tiên do Út Bạch Lan đóng vai Hương.
    Sau đó mới tới Thanh Nga (thu băng cassette)

    NGƯỜI VỢ KHÔNG BAO GIỜ CƯỚI
    Soạn giả: Quy Sắc - Kiên Giang
    Vai chính: Út Bạch Lan - Hữu Phước

    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), MEM (04-03-2016), romeo (06-03-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu
    Tên hai người con của hai ông cũng được gọi theo hai nhân vật chính của vở diễn là Mộng Long (con trai soạn giả Quy Sắc) và Phà Ca (con gái soạn giả Kiên Giang).
    Mộng Long, con trai của soạn giả Quy Sắc bây giờ là đạo diễn Nguyễn Mộng Long.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), MEM (04-03-2016), romeo (06-03-2016)

  9. chuongvang
    Avatar của chuongvang
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to chuongvang For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), MEM (05-03-2016), nguyenhoangtuan (05-03-2016), romeo (06-03-2016)

  11. chuongvang
    Avatar của chuongvang
    Nguyên văn bởi cubi35
    Những Soạn Giả bộ môn Cải Lương/Vọng Cổ

    Soạn giả Vọng cổ, những người có nhiều công lao nhất cho bộ môn Vọng cổ lại là những người được biết đến ít nhất, họ mang tim óc nhân lực tạo dựng những tuồng Vọng Cổ, những bài ca Vọng Cổ sâu sắc, thấm thía, mang đến khán thính giả những giây phút giải trí đáng ghi nhớ cho một vở tuồng hay.
    Một số soạn giả soạn đặc biệt một vai trò, một vở tuồng cho một nghệ sĩ sân khấu, và cũng nhờ những vai trò đặc biệt này mà một nghệ sĩ được có tên tuổi gắn liền và nổi tiếng từ vai tuồng đo. Một vài thí dụ điển hình như:
    Đôi Soạn Giả Hà Triều-Hoa Phượng đã tạo tuồng "Khi Hoa Anh Đào Nở" với vai Điền Sơn viết riêng cho Thành Được. Cũng nhờ vai trò hợp sở năng này và tài bẩm sinh nên nghệ sĩ Thành Được đã nổi tiếng hơn nhiều sau đó.
    Soạn giả Thu An đã soạn "Hai Chiều Ly Biệt" làm Trường Xuân sáng chói trong vai Thành Cát Tư Hãn.
    Soạn giả Viễn Châu đã mang một Thanh Nga lên vương miện "tài sắc vẹn toàn" qua vai Sơn Nữ Phà Ca trong tuồng "Người Vợ Không Bao giờ Cưới".
    Hữu Phước có tiếng trong vai để đời Cậu Tư Kiên từ tuồng "Con gái chị Hằng", Út Trà Ôn vai ông Cò Quận chín 9, vở "Tuyệt Tình Ca" cũng soạn bởi hai soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng.
    Một số Soạn giả cận đại có tiếng trong danh sách như sau:
    Hà Triều, Hoa Phượng, Viễn Châu, Mộc Linh, Ngọc Điệp, Quy Sắc, Thiếu Linh, Hoàng Khâm, Thể Hà Vân, Kiên Giang Hà Huy Hà, Loan Thảo, Yên Ba, Hoàng Thị Nguyệt, Yến Linh, Năm Châu, Lê Khanh, Duy Lân, Trọng Nguyên, Thái Thụy Phong, Kinh Luân, Nguyễn Huỳnh, Phong Anh, Trần Hà, Yên Lang.
    Nói riêng về Soạn giả Viễn Châu, một số bài của ông như Xuân Đất Khách, Gánh Nước Đêm Trăng, Ông Lão chèo đò, Tình Anh Bán Chiếu, Tâm Sự Mộng Cầm, Cô Hàng Cà Phê, Lá Trầu Xanh v.v... rất được ưa chuộng. Đặc biệt bài Sầu Vương Ý Nhạc tân cổ giao duyên, SG Viễn Châu làm để tặng ông bầu Hoàng Văn Quýnh, biệt danh bầu Quýnh chủ gánh đoàn Sao Ngàn Nơi. Cuộc đời bất hạnh trong giai đoạn cuối của bầu Quýnh đã biến ông thành một ông lão mù lòa đờn dạo ở cầu Bến Lức để mưu sinh.
    Một số tuồng Vọng Cổ hay trên sân khấu Việt Nam trong vài chục năm trước 1975: Tấm Lòng Của Biển, Tuyệt Tình Ca, Khi Hoa Anh Đào Nở, Người Vợ Không Bao giờ Cưới, Quân Vương và Loạn Tướng, Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Tiếng Trống Mê Linh, Hai Chiều Ly Biệt, Thuyền Ra Cửa Biển, Lỡ Bước Sang Ngang, Trần Minh Khố Chuối, Chuyện Tình An Lộc Sơn, Con Gái chị Hằng, Tiếng Khóc Giữa Rừng Khua, Chiều Về Trên Sông Lạnh, Tiếng Hạc Trong Trăng, Sân Khấu Về Khuya, Chiều Mưa Biên Giới và còn nhiều nữa.
    bài viết đầy lỗi!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to chuongvang For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), MEM (05-03-2016), nguyenhoangtuan (06-03-2016), romeo (06-03-2016)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Hic đúng là bữa giờ hỏng có đọc! Giờ đọc lại thấy tác giả hỏng biết phải do nhầm lẫn hay "điếc ko sợ súng" mà nói lộn tầm phèo hết! hic
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), chuongvang (06-03-2016), romeo (06-03-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi chuongvang
    Vào khoảng cuối năm 1957, khi Quy Sắc đang làm gia sư cho Thanh Nga, Kiên Giang gặp Quy Sắc đưa cho ông tập bản thảo kịch bản Đời Sơn Nữ để ông chỉnh sửa và chuyển thể cải lương.
    Sau khi xem xét, chỉnh sửa, gia cố, vở tuồng được đem ra trình làng với tên là Người Vợ Không Bao Giờ Cưới, ký tên Kiên Giang - Phúc Quyên.
    Phúc Quyên là tên con gái đầu lòng của Quy Sắc.
    Tuồng được trình diễn thành công, thu vào dĩa hát Hồng Hoa, đã đưa tên tuổi Út Bạch Lan lên đài danh vọng.
    Năm 1958 là năm đầu tiên của Giải Huy Chương Vàng Thanh Tâm do ký giả kịch trường Trần Tấn Quốc chủ xướng, Thanh Nga đóng vai Phà Ca của vở tuồng này và đã đoạt giải huy chương vàng Thanh Tâm đầu tiên, khi Thanh Nga mới 16 tuổi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), chuongvang (06-03-2016), MEM (05-03-2016), romeo (06-03-2016)

  17. chuongvang
    Avatar của chuongvang
    Nguyên văn bởi MEM
    Hic đúng là bữa giờ hỏng có đọc! Giờ đọc lại thấy tác giả hỏng biết phải do nhầm lẫn hay "điếc ko sợ súng" mà nói lộn tầm phèo hết! hic
    đầu năm hông có hic hic nha MEM, mà phải
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to chuongvang For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), MEM (06-03-2016), nguyenhoangtuan (06-03-2016), romeo (06-03-2016)

  19. chuongvang
    Avatar của chuongvang
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Vào khoảng cuối năm 1957, khi Quy Sắc đang làm gia sư cho Thanh Nga, Kiên Giang gặp Quy Sắc đưa cho ông tập bản thảo kịch bản Đời Sơn Nữ để ông chỉnh sửa và chuyển thể cải lương.
    Sau khi xem xét, chỉnh sửa, gia cố, vở tuồng được đem ra trình làng với tên là Người Vợ Không Bao Giờ Cưới, ký tên Kiên Giang - Phúc Quyên.
    Phúc Quyên là tên con gái đầu lòng của Quy Sắc.
    Tuồng được trình diễn thành công, thu vào dĩa hát Hồng Hoa, đã đưa tên tuổi Út Bạch Lan lên đài danh vọng.
    Năm 1958 là năm đầu tiên của Giải Huy Chương Vàng Thanh Tâm do ký giả kịch trường Trần Tấn Quốc chủ xướng, Thanh Nga đóng vai Phà Ca của vở tuồng này và đã đoạt giải huy chương vàng Thanh Tâm đầu tiên, khi Thanh Nga mới 16 tuổi.
    tặng thêm Nguyenphuc nè:

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 4 Users Say Thank You to chuongvang For This Useful Post:

    caophihung (06-03-2016), MEM (06-03-2016), nguyenhoangtuan (06-03-2016), romeo (06-03-2016)

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL