NSƯT Thanh Nam đưa "Cơn mê cuối cùng" vào Nhà hát lớn TPHCM
Việc NSƯT Thanh Nam đưa Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang lên TPHCM công diễn "Cơn mê cuối cùng" tại Nhà hát TP làm nức lòng khán giả hâm mộ.
Vào lúc 19h30 thứ 7 ngày 5 tháng 12 năm 2015, tại Nhà hát Lớn TPHCM, đoàn Nghệ thuật Cải lương Nhân dân Kiên Giang sẽ tái ngộ khán giả Thành Phố Hồ Chí Minh sau hai năm kể từ 2013 Tái ngộ khán giả lần này sẽ là vở cải lương vừa tạo được dấu ấn trong lòng khán giả trong “Hội thi sân khấu Cải Lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015” vừa diễn ra tại Bạc Liêu. Vở diễn “Cơn mê cuối cùng” tác giả: Ngọc Linh, đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc, với sự tham gia của các diễn viên: NSƯT Thanh Nam vai Út Hơn; Chuông vàng vọng cổ Thu Vân vai Mận; Chuông vàng vọng cổ Bùi Trung Đẳng vai Dũng; Nghệ sỹ Y Phương vai Bà Hằng; NS Bình Trọng vai ông Khương; NS Kim Phụng vai Ba Nữa; NS Mã Đức vai Sáu Thôi; NS Hữ Duyên vai Mai Bình và các diễn viên khác của đoàn…Thiết kế Sân khấu: Lê Văn Định; Âm nhạc NSND Thanh Hải… Nói về lý cho “chơi sang”, đưa vở diễn vào Nhà hát lớn TP, Trưởng Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang - NSƯT Thanh Nam cho biết: “Vừa rồi kịch bản khi dự thi tại Bạc Liêu thì hiệu quả rất tốt, khán giả và đồng nghiệp hết sức khen ngợi nhưng kết quả chấm thi có những điểm không công bằng, nên muốn cho khán giả có cái nhìn công tâm hơn về công sức và thành quả lao động nghệ thuật của anh em trong đoàn. Hơn nữa anh em trong đoàn cũng muốn tái ngộ khán giả thân thương của TPHCM...”. Trong liên hoan vừa qua, tuy không đoạt Huy chương vở diễn, , Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang cũng đã có các diễn viên đoạt các giải thưởng: NSƯT Thanh Nam : Huy chương Bạc; Thu Vân : Huy Chương Vàng; Y Phương : Huy chương Bạc; Bùi Trung Đẳng: Huy chương Bạc. Nghệ sĩ Thanh Nam từng làm khán giả thích thú với các vai diễn : Hai Lúa, Bác Ba Phì…trên truyền hình trong những năm gần đây. Anh cho biết: “Lâu nay mình diễn hài cho người ta cười, nhưng đây là vở diễn mình làm hài mà người ta khóc”. Nội dung vở diễn “Cơn mê cuối cùng” xoay quanh gia đình ông Khương (Bình Trọng đóng), một người được dân Cù Lao xem trọng vì luôn làm việc thiện nhưng trong một lần say rượu, ông Khương nhầm Mận - đứa con gái mồ côi mà vợ chồng ông nhận nuôi - là người tình cũ, đã hãm hại cô. Cái thai hoang của Mận bị dân Cù Lao trút lên đầu Út Hơn là bộ đội phục viên bị tâm thần, em trai của bà Hằng. Nghiệt ngã hơn khi Mận lại yêu Dũng, con trai ông Hai Khương. Đến khi mọi chuyện phơi bày, Dũng bàng hoàng trước cái chết tức tưởi của mẹ, ngỡ ngàng về tội lỗi của cha. Dù trước đây ông Hai Khương làm trăm điều tốt nhưng chỉ một điều xấu đã bỗng tan biến... Dẫu vậy, cuối cùng thì Mận vẫn tha thứ cho ông Hai Khương và ông tiếp tục làm việc thiện để chuộc lại những gì mình gây ra Song Minh
mận có ánh mắt uất hận với cậu út lý do là dù cậu kgông phải là thủ phạm nhưng là nhân chứng cuả bi kịch này đẵ không ra tay ngăn cản hành vi cuả ông khương trong đêm định mệnh đó
Hihihi, mình biết mà. Thiệt tình là mình hiểu, chỉ là cách diễn đạt này phải tinh tế hơn nữa. Đây là điểm mấu chốt nhất để tạo toàn bộ sự nhầm lẫn cho khán giả nên cần cẩn thận. "Trách" và "Hận" khác nhau hoàn toàn, Mận biết cậu Út bị điên khùng mà.
mận đang nghi ngờ ông đang tỉnh hay đang giả vờ ngu ngơ, hơn nưã lúc giận con người ta thường hay mất trí khôn nên không biết mình hành động đúng hay say, nhưng khi bình tâm lại thì người ta sẽ hiểu rõ hơn đâu là đúng hay là sai
Chính xác. Đêm qua định dập em nó vụ cảnh trí mà mắt mở hỏng lên, cố lắm mới xem được hết bài. Cảnh miền tây thì thế thôi, đòi hỏi sao nữa GT?! GT huh?! hehehe...
Nhưng nói thì nói... sao vẫn thấy cảnh trí, bố cục... hao hao như Dòng Nhớ 2012.
- Cơn mê cuối cùng: Khó chịu nhất là 1 con rồng năm ngang ở bàn thờ. Mấy tàu dừa nước phải chi đừng vẽ mà chịu khó đốn 2 bụi làm thật luôn, phông cảnh dòng sông tối xuống xíu.
Nhưng bên cạnh đó cũng có cái dể thương là: Con xuồng nhỏ, đám lục bình, bụi bông Bụp.
mình xem vở diễn này thấy được rõ đâu là không gian và thời gian cuả bối cảnh vở diễn đa số số bây các vở diễn khôngcho ta thấy rõ được điều đó thế cho nên cảm xúc bị tuột
mình thấy cái hay cuả vở diễn này chính là sự hoà quyện giữa nụ̣ cườì , nước mắt, và tính trử tình cuả tình yêu đôi lưá cộng với sự ca diễn hay cuả người nghệ sĩ đã làm nên tác phẩm hay dù không phải là mới , vở diễn này so với kịch thì rõ ràng kich không thể nào hay bằng cải lương được
Đúng rồi bạn, lạm dụng cái nào quá cũng không nên. Kịch tính hoài thì khán giả thở không kịp, mà ủy mị quá cũng chịu không nổi. Quan trọng là phải xác định được bố cục chính ngay từ đầu và chọn đâu là đỉnh điểm, đâu là thứ, đâu là kết nối. Cảnh nào cần đạt tới hiệu ứng nào thì phải làm cho tới ý đồ đó, cảnh nào để thư giãn lại cũng phải đạt đến mục đích của nó. Rất vui được trao đổi với bạn.
P/S: nếu có nhã hứng "đàm đạo" về phim Mỹ thì mình sẵn lòng lắm, chỉ cần bạn thích, cứ chọn bất cứ phim nào bạn muốn, mình sẽ trao đổi riêng với bạn. Giao lưu kiểu này sẽ giúp chúng ta bổ sung được những thiếu sót của mình và tinh tế hơn trong nhận xét bạn hỉ.