1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Trong các láy đàn vọng cổ Các nhạc sĩ thường dùng chữ nhạc Tích. NP cho biết các chữ nhạc Tích này thường dùng chữ nhạc nào trong kí âm các chữ đàn?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (11-12-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Trong các láy đàn vọng cổ Các nhạc sĩ thường dùng chữ nhạc Tích. NP cho biết các chữ nhạc Tích này thường dùng chữ nhạc nào trong kí âm các chữ đàn?
    "Tích" là tiếng đàn điếc, có thể là bất cứ chữ đàn nào bị chặn điếc.
    Bản vọng cổ có vô số cách ứng tấu khác nhau của các nhạc sĩ, cho nên tuỳ theo nhạc sĩ, muốn cho chữ nào điếc thì chặn chữ đó. Hoặc có khi buông ngón tay bấm nhanh quá mà bị điếc... rồi người nghe ký âm nghe điếc thì ghi là "tích".




    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (11-12-2015), thaydat (10-12-2015)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP giúp nghe độc tấu đàn kìm 6 câu vọng cổ dây hò tư của danh cầm Năm Cơ rồi ghi lại các chữ nhạc điếc đó là chử nhạc gì (chữ nhạc ngũ cung). Ví dụ câu 1 dùng tích là chữ nhạc cống....
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (11-12-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Chú đừng học theo chữ đàn kìm của Năm Cơ nữa, xưa rồi, không còn thích hợp với trào lưu thưởng thức của giới một điệu bây giờ nữa. Ngay cả Văn Vĩ là đệ nhất danh cầm một thời mà bây giờ chữ đàn cũng bị lỗi thời rồi, không ai học theo nữa.
    Vả lại rơ đàn đó theo nhịp 32 thúc, làm chú sẽ quen với nhịp nhanh, đàn mở không được.
    Chữ ít (theo nhịp 32 thúc) nếu đàn mở ra thì nghe "cà nhệ cà nhệ"... không hay.
    Chú nên theo rơ đàn kìm của ông Ba Tu hoặc của Huỳnh Tuấn, thích hợp với bây giờ hơn.
    Căn bản thì theo xưa được, nhưng phong cách (rơ) chơi thì phải theo nay.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (11-12-2015), thaydat (10-12-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    "Chú nên theo rơ đàn kìm của ông Ba Tu hoặc của Huỳnh Tuấn, thích hợp với bây giờ hơn." Nhưng đâu có kí âm của 2 Nhạc sĩ này đâu mà tập đàn NP? Nhìn kí âm để đàn mà làm chưa xong nữa thì nghe họ đàn để đàn theo thì mình không thể (đâu đủ trình độ) làm việc này.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (15-12-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Vậy thì chú cứ đàn theo bản đàn (của nhạc sĩ nào) mà chú đã đàn được, nhưng không nhất thiết phải "rập khuông" 100% từng chữ đàn của nhạc sĩ đó. Cho nên những chữ rắc rối phức tạp thì bỏ đi, thay vào chữ khác theo ý mình.
    Ngay cả chính nhạc sĩ đó khi đàn lại còn không "rập khuông" thì huống gì mình chỉ "bắt chước" (lấy cái tinh thần) theo rơ đàn mà thôi.
    Bản đàn vọng cố cứ thay đổi hoài theo thời đại (update), không dừng lại một chỗ. Vì vậy mà không cần phải đàn y như cách tiết tấu của bản cũ (của một nhạc sĩ nào đó).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (15-12-2015), thaydat (14-12-2015)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Kiều My đàn kìm clip này nghe hay quá NP! https://www.youtube.com/watch?v=P1gB4BivUiw
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (17-01-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Kiều My đàn kìm clip này nghe hay quá NP!
    https://www.youtube.com/watch?v=P1gB4BivUiw
    Oh, CLIP NÀY NP đã nghe lâu rồi.
    Kiều My có học đàn kìm với Ba Tu nên rơ đàn kìm của Kiều My được lắm (hay hơn rơ đàn kìm của Ngọc Cần nhiều).
    Bởi vậy NP cũng đã đề nghị với chú là nếu đàn vọng cổ thì nên theo rơ đàn của Ba Tu mới thích hợp với thời đại bây giờ (update and upgrade). Rơ của Năm Cơ thuộc thế kỷ trước, nhịp 32 thúc, so với bây giờ đã lỗi thời (out of date and degredation).
    Nhưng, muốn đàn theo rơ Ba Tu thì trước hết phải tập nhiều cho đều, vì rơ này đờn chẻ (chẻ chữ và chẻ nhịp, tức là chẻ phách và chẻ trường canh). Nếu nhịp không đều thì... "vô phương" (no way).
    Rơ đàn này (Ba Tu) thuộc về "bậc thầy" rồi, nên cũng không phải dễ đối với người nhịp chưa vững.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (17-01-2016)

ANH EM CHANNEL