Chủ đề: Liên Nam Cổ Khúc

  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    LIÊN NAM CỔ KHÚC

    Liên Nam Cổ Khúc
    do hai ông Chín Chiêu và Sáu Thoàng ở Cần Đước, Gò Công (là học trò của ông Nguyễn Quang Đại tức cụ Ba Đợi) lập nên. Chữ Cổ ở đây có nghĩa là cái trống, nên khi hoà tấu thường kèm theo có tiếng trống ở đầu bài và ở Lớp Trống Xuân.
    Liên Nam Cổ Khúc là sự cắt xén các lớp đặc biệt của ba bài Nam rồi ghép lại với nhau, đó là các lớp Mái Ai 2, Trống Xuân 2 và Song Cước 2.
    Mỗi lớp đều có 2 câu gối để chuyển mạch (trở hơi).
    Liên Nam Cổ Khúc gồm có 29 câu, về căn bản nhịp nhàng thì cũng giống như ba bài Nam (tức là nhịp tư trường canh trung điệu), được chia làm 3 lớp, như sau:
    Lớp 1: từ câu 1 đến câu 10, hơi Ai (Lớp Mái 2)
    Lớp 2: từ câu 11 đến câu 20, hơi Xuân (Lớp Trống 2)
    Lớp 3: từ câu 21 đến câu 29, hơi Ai (Song Cước 2)
    Gối 2 câu cuối của Mái Ai 1.
    Gối 2 câu Phản Xuân, câu Phản thứ nhì trở Xuân qua Trống Xuân.
    Gối 2 câu Phản Xuân của Nam Ai, câu thứ nhì chuyển hơi Ai hò nhứt để qua Song Cước.
    Nhạc sĩ Huỳnh Khải có đặt lời Giang Mạn Tình Oan (Hà Thu ca) 30 câu vì dùng Song Cước 8 câu. Lớp 1 (Mái Ai 2), Lớp 2 (Trống Xuân 2) thì giống Trống Xuân 1.
    Liên Nam Cổ Khúc này cũng đã được hai nhạc sĩ Ba Tùng và Út Tỵ hoà tấu trong lần liên hoan đờn ca tài tử toàn quốc tại Bạc Liêu (giải huy chương vàng).
    Liên Nam Cổ Khúc không được giới tài tử công nhận, vì các thầy đờn lớn tuổi nói rằng đây chì là sự cắt xén lắp ghép Ba Nam (do hai ông Chín Chiêu và Sáu Thoàng chế biến ra) chớ có gì mới lạ đâu.

    LIÊN NAM CỔ KHÚC
    Giang Mạn Tình Oan
    Hà Thu ca
    Dàn nhạc: Huỳnh Khải


    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (01-01-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hiện nay người ta đờn Lớp Trống và Song Cước cũng chưa thống nhất lòng bản.
    Người đờn vầy người đờn khác, khi hoà nhau bị lọt chọt nếu không "hội ý" trước về lòng bản.
    Bài ca cũng vậy, người thì soạn (lời ca) theo lòng bản này, người thì soạn theo lòng bản kia.
    Do đó khi đi chơi phải cùng "băng" với nhau thì mới "ăn rơ", khác băng thì đàn và ca nhiều khi "ăn trét".
    Trên đài truyền hình, các kỳ hội diễn và hội thi cũng vậy, tuỳ theo dàn đờn. Không phải tất cả các ban nhạc đều đờn giống nhau (về lòng bản).
    Đầu tiên bản Đảo Ngũ Cung chỉ có 52 câu (không có 2 lớp Song Cước). Về sau hai ông Chín Chiêu và Sáu Thoàng (là học trò của ông Nguyễn Quang Đại tức cụ Ba Đợi) thấy Nam Xuân và Nam Ai có 2 lớp "đặc biệt" mà Đảo thì không có, nên hai ông mới lấy nguyên xi 2 lớp Trống của bản Nam Xuân trở hơi Ai chuyển qua cung hò nhất, đặt tên là Song Cước và nối với 52 câu Đảo. Kể từ đó bản Đảo Ngũ Cung có 67 câu (bao gồm 2 lớp Song Cước nói trên).
    Sau đó, nhạc giới chỉnh sửa Lớp Trống và Song Cước một lần nữa, vì thế mà có 2 dị bản như bây giờ.
    Ngay cả 2 lớp Mái Ai nguyên thuỷ cũng khác với 2 lớp Mái Ai hiện tại mà nhạc giới đang sử dụng. Đó là do các thầy đờn tài tử đã chỉnh sửa qua nhiều thế hệ lưu truyền cho tới bây giờ.
    (Cũng như bản Dạ Cổ Hoài Lang đã được nhạc giới chỉnh sửa biết bao nhiêu lần và bây giờ trở thành bản Vọng Cổ như chúng ta hiện có).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (02-01-2016)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nói như NP thì 15 câu song cước NP viết cho tôi đàn cung hò tư hay hò nhất?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (02-01-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Nói như NP thì 15 câu song cước NP viết cho tôi đàn cung hò tư hay hò nhất?
    Chữ đờn ký âm trong bản Song Cước mà NP viết cho chú là chữ đờn theo dây hò tư.
    Chú cứ đờn y như ký âm đó thì tự nó sẽ ra hơi giống như hò nhất là hơi của Song Cước, vì đang đờn Đảo Ngũ Cung ở dây hò tư thì chữ đờn phải là chữ đờn của dây hò tư.
    Cách nói chuyển qua hò nhất là cái hơi của hò nhất mà thôi. Còn nói chuyển cung hò nhất là nói theo cách nói của mấy thầy đờn vườn, tức là nói kiểu bình dân cho giới bình dân dễ hiểu, đại khái như nói Vọng cổ dây xề.
    Cái khổ là những thầy đờn hấu hết là chỉ có khiếu về ngón đờn mà không có học lực để thông hiểu nhạc lý về cung bậc, nên cứ dùng lẫn lộn giữa cung bậc với các cách lên dây đờn. Lâu dần qua nhiều thế hệ thành thói quen cứ lẫn lộn hoài.
    Biết rằng Song Cước là do Trống Xuân mà thành, mang chữ đờn của Trống Xuân. Khi đờn Trống Xuân thì chữ XÀNG nằm ở vị trí phím thứ 2 dây tồn. Nhưng khi đàn Song Cước thì chữ XÀNG này nằm ở vị trí phím thứ 2 dây tang, mà phím thứ 2 dây tang là chữ PHAN. Đang đờn, chúng ta không đổi dây thì đó là chữ PHAN, không thể gọi XÀNG. Phải thông nhạc lý mới hiểu điều này. Không thông thì cãi hoài suốt đời. Chẳng hạn người học lực lớp 3 mà nói căn số hay phương trình bậc 3 thì làm sao họ hiểu.
    Tượng tự như vậy, những người nói Vọng cổ dây XỀ, thì xét coi học lực họ tới đâu và trình độ nhạc lý của họ tới đâu.
    Đã nói nhạc tài tử là nhạc bác học thì tại sao lại nghe lời những người học lực quá kém, mà người xưa đã nói: "nhân bất học bất tri lý".
    Ngay cả những người hiện nay là "bậc thầy" đang giảng dạy... xuất thân học lực của họ cũng không cao, chẳng qua họ có khả năng về chuyên môn (tài tử, cải lương) mà thôi.
    Khi đờn Đảo Ngũ Cung trở qua Song Cước thì trở hơi mùi (hơi Ai) tại chữ PHAN thì tại sao gọi đó là XÀNG (mặc dù trong Lớp Trống thì đó là chữ XÀNG).
    Cổ nhân nói "nhập gia tuỳ tục", khi Lớp Trống trở thành Song Cước (đã nhập tịch vào Đảo Ngũ Cung) thì phải gọi theo chữ đờn của Đảo Ngũ Cung.
    Xưa nay giới đờn ca tài tử hay cãi nhau triền miên cũng vì có những người không thông nhạc lý. Nói theo tục ngữ Việt Nam là:
    "Nói ngang, ba làng cãi không lại".
    Nếu vẫn dùng chữ đờn của Trống Xuân thì người ta dễ lẫn lộn với Lớp Mái (Mái Ai), vì cái "air" của Mái Ai và Song Cước giống nhau. Bởi vậy có rất nhiều người không rành khi nghe Song Cước mà nói là Mái Ai.
    Chú nghe Lệ Thu Thảo ca Song Cước rồi so với Mái Ai thử coi, nếu không biết thì tưởng là một bản.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (02-01-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Bàn thờ cụ Nguyễn Quang Đại, hậu tổ cổ nhạc Miền Đông Nam Phần
    tại đình Mỹ Lệ, Cần Đước, Long An.
    Nơi đây ngày xưa cụ đã dạy nhiều học trò danh tiếng làm thầy đờn trải qua nhiều thế hệ, lưu truyền cho đến ngày hôm nay.
    -----o0o-----
    Đồng thời với cụ, ở Vĩnh Long có cụ Trần Quang Quờn
    là hậu tổ cổ nhạc Miền Tây Nam Phần.
    Hai cụ đã có công vun bồi, truyền dạy bộ môn cổ nhạc Nam Phần
    mà ngày nay gọi là nhạc tài tử cải lương.

    Hậu thế đời đời nhớ ơn hai cụ Hậu Tổ nhạc tài tử và cải lương.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (02-01-2016)

ANH EM CHANNEL