Trang 2/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mời anh chị em nghe đoạn audio https://www.youtube.com/watch?v=h6I3IIWlGb0 Từ phút 28.24 đến 30. 50 và lời bài hát như sau:
    Vọng cổ:
    Th.Tuấn: Phải...anh đã điên vì mười mấy năm nayanh muốn nói yêu em mà chưa một lần dám nói để đến hôm nay thì không còn j nữa cả khi em dẫm chân lên bôi xóa một thiên... đường....
    Giấc mơ xưa chỉ còn lại đống tro tàn...
    Anh không biết phải làm j hơn nữa, nên cầu mong cho mình được chết một mình.... Trời ơi một võ tướng kiêu hùng đã từng ngang dọc mà giờ này phải khổ lụy vì yêu...
    Anh nói ra đây cả nỗi lòng thầm kín rồi rồi thiên thu anh câm nín nghẹn lời.
    Mỹ Châu: Trời ơi, tại sao anh ôm ấp một tình yêu tội lỗi.... yêu một đắ em máu thịt tình thâm... A Khắc Chu Sa, anh điên rồi, anh điên rồi phải không?
    Th.Tuấn: Thiên Kiều ơi, mười mấy năm cha và anh dấu em một sự thật, anh với em không cùng chung máu thịt và tên em không phải là A Khắc Thiên Kiều...
    Mỹ Châu: Anh Chu Sa, thật vậy sao anh?
    Th.Tuấn: Em là đứa con nuôi mà cha thương mến yêu chiều...
    Mười bảy năm trước cha cứu em trên sông Hoàng Hà sóng dậy, gần gũi bao ngày anh ôm ấp một tình yêu....
    Em cứ vô tình anh đau xót biết bao nhiêu, anh muốn gào to rằng anh yêu em tha thiết...vì giữa chúng ta đâu cùng chung máu huyết, từ thưở sơ sanh đã khác biệt cội nguồn./.
    ACE cho biết đây là câu số mấy .Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Mekong (28-03-2019), MEM (28-02-2016), romeo (30-01-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Cái vụ láy đàn này do ông bạn của mình đề nghị NP giúp đó. Hôm trước ông ấy đàn cho ai ca đó mà ca chỗ này về chữ nhạc xề nền ông ấy đàn không được. ông ấy chỉ quen láy đàn hò về láy đàn xê chứ chưa gặp láy đàn hò về láy đàn xề bao giờ!
    Thì chú nói ổng đờn y như khuông thứ 2 của câu 4 hoặc khuông thứ 1 của câu 5 đó. Tức là khuông về nhịp thứ 8 của câu 4 hoặc khuông về nhịp thứ 4 của câu 5.
    Vọng cổ đờn sao cũng được, miễn về XỀ là OK.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (31-01-2016)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Ông ấy nói về chữ xề theo láy đàn nhịp 24 của câu 6 nghe rất kì. Ông Văn VĨ ổng bẻ 2 nhịp cuối của láy đàn này nghe nó sao mà nghe hay lắm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (31-01-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Ông ấy nói về chữ xề theo láy đàn nhịp 24 của câu 6 nghe rất kì. Ông Văn VĨ ổng bẻ 2 nhịp cuối của láy đàn này nghe nó sao mà nghe hay lắm.
    Thì cũng giống như Trần Xuân Ngã đờn tranh bản vọng cổ "bẻ" hơi qua hơi "ngự" (Huế) nghe lạ lạ mà nghe cũng hay.
    NP độ chừng ông Văn Vĩ quên chỗ đó phải về XỀ (vì đinh ninh về XÊ song lang như thường lệ), và khi nghe Thanh Tuấn trở giọng nên ổng (Văn Vĩ) giựt mình "bẻ lái gấp" nên biến hơi đột ngột như vậy. Cái vụ này có hoài, hên thì bẻ nghe hay, xui thì bẻ nghe dở... Ông Văn Vĩ là danh cầm thiên tài nên bẻ nghe hay.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (31-01-2016), Giang Tiên (01-02-2016), romeo (31-01-2016)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Không biết tuồng này của soạn giả nào? Chỗ này phải chăng ông ấy thấy chữ mình dấu huyền nên cho rằng không dấu và dấu huyền cùng thanh bằng nên viết chỗ này từ Mình? Bây giờ có người ca thêm từ thôi để đàn chữ cho dễ. hoặc ông soạn giả thêm từ anh cho dân dàn đỡ khổ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (02-02-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Cũng không thể đoán già đoán non ý của soạn giả được. Nhưng soạn giả viết XỀ thì cứ đờn XỀ thôi, đâu có khó gì. Người ca chỉ cần nói một tiếng là chỗ đó bài ca soạn giả viết (và trong audio) xuống XỀ thì người đờn đờn XỀ thôi, dễ dàng mà. Bản Vọng cổ là chỉ ráp khuông, muốn đờn sao không được. Còn đúng hay sai thì để cho khán thính giả và các bậc thức giả bình luận.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (31-01-2016), Giang Tiên (01-02-2016), romeo (27-02-2016)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP cố nghe lại 2 nhịp cuối câu khuông xề đó rồi kí âm các chữ đàn giựt mình "bẻ lái gấp" giúp cho ông bạn mình mai mốt có giựt mình mà biết đường bẻ lái gấp. Ổng có đề nghị lần thứ 2 lúc sáng này đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (01-02-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Có tiếng ca của Thanh Tuấn lấn át nên khó nghe rõ tiếng đờn, e rằng không thể lấy chính xác được đâu.
    Hơn nữa không cần phải đờn giống như vậy.
    Đờn sao miễn ca được thôi.
    Không lẽ người ta cứ ca hai câu đó hoài.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (01-02-2016), romeo (01-02-2016)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi.NS Thanh Tuấn hát 2 câu vọng cổ trích ở trên là dây hò mấy? Ông Văn Vĩ ông về chữ xề song lang là chữ xề buông hay xề bóp?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (27-02-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP ơi. NS Thanh Tuấn hát 2 câu vọng cổ trích ở trên là dây hò mấy? Ông Văn Vĩ ông về chữ xề song lang là chữ xề buông hay xề bóp?
    Hai câu vọng cổ ở trên Thanh Tuấn ca, Văn Vĩ và Năm Cơ đờn dây hò nhì. Mà dây hò nhì thì guitar (kể cả kìm) đều là "xề bóp" (vì không có chỗ nào "buông" được cả).
    Nhưng bây giờ không ai còn dùng tiếng "xề buông, xề bóp" nữa cả. Mà chỉ dùng hồi xưa (hoặc khi nhắc lại chuyện xưa). Thí dụ như cây đờn kìm đờn dây bắc chánh (dây hò nhứt) là dây XÀNG LIU, khi đờn vọng cổ cho kép ca thì chữ XỀ phải "bóp" (rất là khó đờn). Khi chế ra dây bắc chinh (tức là dây bắc oán) thì vặn trục dây lớn cao thêm một bực thành dây XỀ LIU, dây này đờn vọng cổ cho kép ca thì chữ XỀ "buông". Từ chỗ đó mới có câu hỏi giữa các thầy đờn với nhau: "Anh đờn vọng cỗ "xề buông" hay "xề bóp"? Thay vì hỏi có vẻ "trường lớp" hơn là: "Anh đờn vọng cổ dây "bắc chánh" hay dây "bắc chinh" (tức là dây lớn lên chinh hơn dây cũ một bực)?
    *Dây bắc chánh tức là dây XÀNG LIU. Dây bắc chinh là lên dây lớn chinh hơn dây cũ một bậc tức là dây XỀ LIU như đã nói trên.
    Dây bắc chinh vừa đờn bắc được vừa đờn oán được nên cũng gọi là dây bắc oán. Tức là đờn vọng cổ hò nhứt (dây bắc) cũng dây đó mà đờn vọng cổ hò tư (dây oán) cũng dây đó. Coi như đó là sự "kết hợp" giữa dây bắc và dây oán, cho nên gọi "bắc oán".
    Cái tên khởi thuỷ của từ "bắc oán" là "bắc chinh". Bây giờ không nghe ai gọi là dây bắc chinh nữa, mà cũng không mấy người biết cái tên "bắc chinh" này, vì không biết lịch sử của các cách lên dây cây đờn kìm.

    Hiện nay, trong nhạc giới, tên gọi các cách lên dây đờn cũng không thống nhất.
    Thí dụ, lúc mới có dây Ngân Giang cho đờn guitar thì nhạc giới lúc đó (thập niên 1960) gọi là dây Ngân Giang đào (tức dây Ngân Giang hạ) và dây Ngân Giang kép (tức dây Ngân Giang thượng). Sau năm 1975 thì lại nghe người ta gọi là dây Ngân Giang và dây Bán Ngân Giang.
    Cũng như ngày xưa nhạc giới gọi (đờn kìm) có dây Tố Lan hạ và dây Tố Lan thượng vậy.
    Ngày nay không mấy người biết cái tên Ngân Giang hạ, Ngân Giang thượng. Cũng như tháng trước NP có đọc một bài biên kháo của tác giả nào không nhớ tên, viết về đờn kìm, có nói có dây Tố Lan thượng sao bây giờ không còn nghe nữa, tác giả ấy nói chắc là gọi theo địa phương. Qua bài viết này chứng tỏ tác giả không có kiến thức về bộ môn cổ nhạc nam phần đờn ca tài tử, vì ngày nay người ta chỉ biết về cải lương (cái ngọn) mà ít ai biết thấu đáo, tận tường về nhạc tài tử (cái gốc).
    Mà nói cho ngay, ngày nay những người chơi đờn kìm có tiếng cũng không mấy người biết dây Tố Lan thượng.
    Ở đây không phải thuộc phạm vi bài nghiên cứu, biên khảo, cho nên NP cũng không bàn về các cách lên dây đờn và cũng không bàn về dây Tố Lan thượng làm chi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

  21. thaydat
    Avatar của thaydat
    Chính vì không nắm được ông Văn Vĩ đàn dây hò nhì nên ông bạn của mình đàn cho vài người ca về xề song lang ông ấy nói nghe nó kì kì vì ông đàn dây hò nhất về xề buông dây 3. Bây giờ ông ấy dùng láy đàn về xề bóp dây 4 phím 7 thì dễ nghe hơn và giông giống với cách đàn của ông Văn Vĩ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (28-02-2016)

Trang 2/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL