Trang 4/7 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Thanh Hằng, Phượng Liên, Châu Thanh ăn Tết quê nhà

    - Năm Bính Thân, nhiều nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam đón Tết trong khi đó không ít nghệ sĩ Việt bay sang Mỹ, Úc... đón Tết xa quê cùng con cháu, kết hợp biểu diễn văn nghệ phục vụ kiều bào.

    Năm nay, không hẹn mà gặp, nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam ăn Tết khá đông. Đó là nghệ sĩ Thanh Hằng, Phượng Liên...Nghệ sĩ Thanh Hằng nói ở Úc năm nào chị cũng đi diễn, gặp gỡ khán giả kiều bào ngày Tết. Một số ngôi chùa của người Việt tại đây có tổ chức văn nghệ đêm giao thừa, nên không khí đông vui. Nhưng năm nay chị về Việt Nam ăn Tết cùng mẹ là nghệ sĩ Kim Hoa. Bà đã già yếu, mong được đón Tết bên con cháu.Nghệ sĩ Phượng Liên năm nay ăn Tết ở quê nhà đến tận mùng 4. Chị xa quê nhiều năm nên lần này quyết đón Xuân trên đất Việt cùng người cháu ruột.

    Phượng Liên đến thăm sầu nữ Út Bạch Lan

    "Suốt 23 năm định cư ở Mỹ, tôi vẫn giữ truyền thống ngày Tết là cúng giao thừa và tụ họp gia đình lì xì, chúc Xuân trong ngày mùng 1" - nghệ sĩ Phượng Liên nói.NSND Lệ Thủy tâm sự năm nay nghệ sĩ Phượng Liên ăn Tết tại quê nhà, hát phục vụ khán giả. Cả hai có dịp du Xuân cùng nhau và hát phục vụ khán giả. Những ngày qua, bà cảm kích trước tình cảm công chúng giành cho cả hai bằng những tràng pháo tay nhiệt tình mỗi khi diễn xong, dù tất cả đều gần 70 tuổi.Nghệ sĩ Minh Trang từ Singapore về Việt Nam đón tết cùng gia đình. Chị đến thăm đạo diễn Hàm Trần, xem bộ phim "Siêu trộm" và ôn lại kỷ niệm về bộ phim "Đoạt hồn" mà đạo diễn Hàm Trần đã mời chị vào vai bà Quyên, một vai diễn hay. Về nước tham gia đóng phim điện ảnh, truyền hình, được ăn Tết với đoàn làm phim, Minh Trang rất vui.

    NSƯT Minh Trang từ Singapore về ăn tết và đến xưởng đúc tượng sáp trong ngày 26 tết

    “Tôi nhớ những món ăn ngon của ngày Tết mà mẹ nấu cho cả nhà, rồi cả những buổi sinh hoạt văn nghệ thiếu nhi ở Hà Nội thời đó, không khí Tết ở quê nhà không ở đâu bằng” - Nghệ sĩ Minh Trang nói.Cũng như Minh Trang, nghệ sĩ Mộng Tuyền từ Úc về đón Tết và tâm sự năm sau sẽ về làm live show lấy doanh thu phục vụ công việc từ thiện. Nghệ sĩ Châu Thanh cùng gia đình cũng về Việt Nam đón Tết và làm từ thiện.Nghệ sĩ hài Kiều Oanh cùng chồng là NSƯT Hoàng Nhất về Việt Nam ăn Tết. Kiều Oanh tích cực làm việc thiện, mua gạo, quà Tết, thực phẩm đến biếu các nghệ sĩ, công nhân hậu đài đang gặp hoàn cảnh khó khăn.

    Vợ chồng NS Kiều Oanh, Hoàng Nhất


    Bên cạnh những nghệ sĩ hải ngoại về nước, nhiều nghệ sĩ trong nước cũng bay sang hải ngoại để thăm gia đình hoặc biểu diễn phục vụ kiều bào. NSƯT Bảo Quốc, sau khi thực hiện xong các vai diễn trong các vở Táo quân, phim truyền hình, kịch tết, đã bay về Mỹ để đón Tết với gia đình. “Tết trên xứ người quan trọng nhất là được họp mặt gia đình với các con, các cháu. Còn ngày Tết ở quê nhà, được gặp khán giả là niềm hạnh phúc nhất của người nghệ sĩ. Vợ chồng tôi đưa các con, cháu đi chợ người Việt ở phố Phước Lộc Thọ, quận Cam, không khí vui lắm!” - Nghệ sĩ Bảo Quốc nói.Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan sang Mỹ ăn Tết cùng người em trai, kết hợp cùng Ban cổ nhạc Phương Nam của nghệ sĩ Tuấn Châu biểu diễn phục vụ tết ở quận Cam – miền Nam California – Mỹ. Nghệ sĩ Linh Tâm cũng về Việt Nam đón Tết Bính Thân và trước đó cũng vận động nhiều mạnh thường quân ở hải ngoại đóng góp cho chương trình "Trái tim yêu thương", chăm lo cho nghệ sĩ già neo đơn, bệnh tật. Ngày 26 Tết anh rời Việt Nam về đón tết với gia đình.Cẩm Thu và chồng là NS Philip Nam tết này đắt show ở Mỹ, cả hai đã được khán giả kiều bào yêu mến qua nhiều trích đoạn cải lương: "Tuyệt tình ca", "Thái hậu Dương Vân Nga", "Hàn Mạc Tử"...Qua tết, cả hai sẽ về Việt Nam để tổ chức đám cưới tại quê nhà và thực hiện chương trình live show "Kỷ niệm với quê hương".

    NS Cẩm Thu và chồng là NS Philip Nam


    NS Phượng Liên và nhà báo Thanh Hiệp đến thăm ông Dương Đình Thảo - nguyên Giám đốc Sở VHTT TPHCM


    NS Thanh Hằng về thăm mẹ trong ngày tết

    Bài và ảnh: Thanh Hiệp
    Theo NLDO

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (12-02-2016), Giang Tiên (18-02-2016), Koala (13-02-2016), nguyenhoangtuan (11-02-2016), phonglantim13 (18-02-2016), romeo (11-02-2016)

  3. hoangduyvu
    Avatar của hoangduyvu
    Nguyên văn bởi MEM
    Hihi đúng là chỉ có Bích quý phi mới hiểu HT tuongf tận vậy thui à!
    Sinh trẫm ra là cha mẹ, hiểu được trẫm chỉ có qúy phi!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to hoangduyvu For This Useful Post:

    BichNuong (13-02-2016), MEM (14-02-2016), nguyenhoangtuan (13-02-2016), romeo (13-02-2016)

  5. romeo
    Avatar của romeo
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Nếu vậy thì bây giờ có "Home Care", tức là có người đến tận nhà chăm sóc từ A đến Z.
    Ở Mỹ, người già được hưởng các chương trình trợ cấp của chính phủ như Medi Care (chăm sóc y tế) và Home Care (chăm sóc sinh hoạt cá nhân tại nhà). Những người hội đủ tiêu chuẩn "nghèo chí tử" thì được trợ cấp 100%. Phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người già ở Mỹ ưu tiên được chính phủ giúp đỡ.
    Bởi vậy mấy cô VN qua Mỹ có con nhỏ đi làm nail khai lợi tức (income) thấp để xin hưởng trợ cấp của chính phủ. Sở dĩ làm nghề tóc nghề nail mà khai lợi tức thấp được là vì họ làm ăn chia với chủ tiệm lãnh phân nửa tiền mặt (cash) và phân nửa tiền ngân phiếu (check). Tiền check thì phải khai thuế, tiền cash thì không khai thuế (trốn thuế, vì tiền cash không có sổ sách), do đó khai thuế chỉ có phân nửa nên đương nhiên là lợi tức thấp, mới xin được trợ cấp "nghèo". Có người cuối năm khai thuế kiếm được cả chục ngàn đô la, nên mỗi năm thay một chiếc xe xịn đời mới (có trả góp thêm, vì 10 ngàn đô chỉ được khoảng chưa đầy 1/3 chiếc xe xịn).
    Ở Mỹ sướng hén!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to romeo For This Useful Post:

    MEM (14-02-2016)

  7. BichNuong
    Avatar của BichNuong
    Không có cái gì hoàn hảo hết đâu Ro! Cái gì cũng có mặt phải, mặt trái thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to BichNuong For This Useful Post:

    caophihung (14-02-2016), MEM (14-02-2016), romeo (13-02-2016)

  9. romeo
    Avatar của romeo
    Dạ em hiểu mà chị Bích Nương, ý em nói sướng ở đây là về mặt an sinh xã hội đó chị ah
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    BichNuong (14-02-2016), caophihung (14-02-2016), MEM (14-02-2016), nguyenhoangtuan (14-02-2016)

  11. BichNuong
    Avatar của BichNuong
    Vậy là Ro quá hiểu rồi héng!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to BichNuong For This Useful Post:

    caophihung (14-02-2016), MEM (14-02-2016), romeo (14-02-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi BichNuong
    Không có cái gì hoàn hảo hết đâu Ro! Cái gì cũng có mặt phải, mặt trái thôi.
    Thí dụ như lãnh trợ cấp tiền già, nghèo thì không được rời nước Mỹ quá 29 ngày, vì nghèo mà tiền đâu đi "du lịch" cả tháng, chứng tỏ dùng tiền trợ cấp của chính phủ để đi chơi, và dư ăn mới đi "du lịch" sang VN chơi (chẳng hạn).
    Những người làm nail khai income thấp để xin thêm trợ cấp con nhỏ, nghèo thì suốt đời chẳng làm (kinh doanh) gì được chuyện lớn, thậm chí muốn mua nhà cũng rất khó khăn, vì nghèo phải xin trợ cấp của chính phủ thì tiền đâu có mà mua nhà hay kinh doanh? Nhà bank thấy lợi tức thấp nên không cho vay tiền (để mua nhà), vì lợi tức thấp, mỗi tháng trừ tiến ăn uống, tiện ích, sinh hoạt... thì còn tiền đâu trả tiền vay hàng tháng. Nắm người có tóc chứ ai nắm kẻ trọc đầu, cho người lãnh trợ cấp vay tiền thì coi như tiền quăng xuống sông, nhà bank đâu có dại...
    Có những người lúc qua Mỹ có con nhỏ xin trợ cấp của chính phủ, nghe lời xúi dại (rằng đừng lo, có chính phủ nuôi), không đi làm, để xin lãnh tiền nghèo, không đóng thuế (có lợi tức đâu mà đóng). Bây giờ đã 30 năm tiền nhiều lắm, do chơi nhiều dây hụi, cho vay bạc nóng, vẫn phải ở nhà thuê (apartment). Có tiền bạc triệu mà không mua nhà được, không gởi tiền vào ngân hàng được, hùn hạp mở nhà hàng, cho vay... bị người ta giựt hoài, giựt hàng trăm ngàn chứ đâu phải chỉ mấy chục. Tiền nhiều không biết cất đâu, không gởi bank được thì phải "cho mượn", mà ở Mỹ "cho mượn" kiểu đó không có giấy tờ gì, hùn hạp với số tiền không chứng minh được cũng không có giấy tờ hợp đồng gì, nên bị giựt thì đành im lặng, ấm ức... con nợ ngay trước mặt mà không làm gì được, chửi một tiếng cũng không dám, lơ mơ bị chúng thưa ngược lại là làm ăm trốn thuế, bị sở thuế mời lên là coi như mệt...
    Trốn xâu lậu thuế, có lợi mà cũng có hại. Ở đời cái gì cũng có mặt phải mặt trái đại khái là như vậy. Chứ đi làm chính thức lương ít mà mệt hơn làm ăn lương lẹo mà khoẻ, ai dại gì không lương lẹo. Nhưng lương lẹo cũng có cái giá phải trả của nó. Cho nên ở Mỹ người lương lẹo chỉ là thiểu số, không chịu hoà nhập vào dòng chính sinh hoạt của Mỹ, không hiểu luật pháp, mà cũng không chịu tìm hiểu học hỏi cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu. Đã vậy khi về VN còn "nổ" với họ hàng chòm xóm bạn bè...
    Đi làm thì khi về già được lãnh tiền hưu, muốn đi chơi đâu thì đi không bị ràng buộc hay chi phối bởi lý do (luật pháp) gì. Không đi làm hay lương lẹo để hưởng trợ cấp của chính phủ thì khi về già không có tiền hưu (có đóng góp đâu mà lãnh), phải tiếp tục xin trợ cấp tiền già, nghèo, tiếp tục ở nhà mướn (apartment), muốn về VN ở một tháng trở lên cũng không được, coi như bị trói chân.
    Tóm lại, ở Mỹ, những người già cả, đau yếu, mất sức lao động hay khuyết tật thì được chính phủ "nuôi" suốt đời, không phải làm gì hết.
    Người có sức khoẻ, trong tuổi đi làm mà lương lẹo lỡ bị giựt tiền mà chửi bới, chúng ghét "chọt" với Sở Thuế, Sở Thuể khui ra là từ chết tới bị thương, coi chừng bị tù và tịch biên tài sản "lậu".
    Ở Mỹ, cách nay khoảng trên 10 năm có mấy đường dây (cả một hệ thống trong nhiều tiểu bang nước Mỹ) rửa tiền tham nhũng của Việt Cộng thông qua hình thức "chuyển tiền về VN" đã bị cơ quan FBI "giở chà" bắt hết. Ở chỗ NP có một chủ chợ (người VN) làm ăn phất lên giàu bạc triệu, thuộc hàng "đại gia". Đùng một cái, bị còng tay tại phi trường ngay khi về VN, tài sản bị phát mãi, bây giờ thì ngồi tù, gia đình ly tán, xơ xác... nghe ra thì nằm trong tổ chức làm ăn phi pháp, rửa tiền cho Việt Cộng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (14-02-2016), huongle (14-02-2016), romeo (14-02-2016)

  15. romeo
    Avatar của romeo
    Đúng là cái gì cũng có cái giá của nó hén, cảm ơn Nguyenphuc đã giải thích thiệt là chi tiết cho anh và mọi người hiểu và thấy được mặt trái
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    caophihung (14-02-2016), huongle (14-02-2016), MEM (14-02-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi romeo
    Đúng là cái gì cũng có cái giá của nó hén, cảm ơn Nguyenphuc đã giải thích thiệt là chi tiết cho anh và mọi người hiểu và thấy được mặt trái
    Dạ thưa anh,
    Còn rất nhiều chuyện, rất nhiều điều... trong nhiều lĩnh vực mà người không sinh sống ở Mỹ lâu năm không thể nào biết được một cách tường tận.
    Nếu ở VN chỉ nghe những "Việt kiều nổ" thì không thể hình dung được xã hội Mỹ hư thực như thế nào.
    Xã hội nào cũng có kẻ giàu người nghèo...
    Tục ngữ VN mình có câu "Tốt khoe xấu che". Những người ở Mỹ về VN họ chỉ nói những mặt tốt, còn mặt xấu thì họ đâu có nói ra. Mà cũng không phải ai cũng biết chi tiết hết những mặt xấu. Thí dụ họ nói đi làm nail tiền nhiều, ăn mặc sang trọng, chứ đâu có nói khai gian lợi tức thấp, đi xếp hàng xin hưởng trợ cấp nghèo (vì khai gian lợi tức để thuộc mức độ nghèo mới lọt vào tiêu chuẩn xin trợ cấp).
    Ở Mỹ cũng có người đi xin (hành khất), nhưng không đuợc làm phiền hay quấy nhiễu người khác. Họ (người đi xin) không được quanh quẩn ở các khu buôn bán, ăn uống. Họ chỉ đứng ở các giao lộ đèn xanh đèn đỏ (các chốt đèn), mang tấm bảng trước ngực (hoặc cầm tay) viết mấy chữ "tôi đói, tôi không có việc làm". Chờ đèn đỏ xe cộ dừng lại, ai cho thì cám ơn, ai không cho thì thôi, không được quấy rầy. Nhiều khi nắng nóng như thiêu đốt hoặc lạnh cóng tay chân vẫn phải đứng xin, thấy cũng tội. Những người này hầu hết là tội phạm (hình sự) mãn tù ra. Bị tù, nhất là tội đại hình thì coi như tàn đời, không xin đi làm ở đâu được hết. Background bị án tù tội hình rồi thì chỉ còn nước đi xin mà thôi.
    Ở Mỹ vẫn có người đi móc thùng rác, lượm lon nhôm... Chỗ cây xăng mà NP thường hay ghé đổ xăng trên đường đi làm, có ông Mỹ già thường moi thùng rác lượm lon nhôm, bình nhựa... NP hay gom những thứ đó (trong sở làm), khi đầy thì đem cho ông. Thấy già mà vất vả cũng tội...
    Thật ra những người hành khất cũng có nơi tập trung họ lại và lo lắng, nhưng họ muốn ra ngoài đi xin, có được nhiều tiền hơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (14-02-2016), huongle (14-02-2016), MEM (14-02-2016), romeo (14-02-2016)

  19. caophihung
    Avatar của caophihung
    Nguyên văn bởi romeo
    Ở Mỹ sướng hén!
    Tự do - Dân Chủ - Nhân quyền - Công Lý .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to caophihung For This Useful Post:

    MEM (14-02-2016), nguyenphuc (14-02-2016), romeo (14-02-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi caophihung
    Tự do - Dân Chủ - Nhân quyền - Công Lý .
    Ở các công sở Mỹ đều có tấm poster (áp phích) lớn, in hình Nữ Thần Tự Do (là biểu tượng của nước Mỹ), có hàng chữ lớn "công lý bình đẳng cho mọi người".
    Bên dưới có số phone và ghi chú nếu ai cảm thấy mình bị kỳ thị (chủng tộc) thì gọi về số phone đó "báo cáo". Nội vụ sẽ được đưa ra công lý ngay, người bị cáo là kỳ thị (nếu đúng tội) thì sẽ bị toà xử thích đáng.
    Bởi vậy khi đến các công sở Mỹ để apply for việc gì đó, các nhân viên (công chức) Mỹ đều tiếp đón vui vẻ, giải quyết tận tình chu đáo, nhất là đối với các cộng đồng thiểu số, các di dân... vì sợ bị "thưa" là kỳ thị.
    Ở Mỹ, tội kỳ thị chủng tộc là tội lớn, cho nên người Mỹ chính hiệu rất sợ dính đến chuyện này (vì họ biết luật).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (15-02-2016), huongle (14-02-2016), MEM (14-02-2016), nguyenhoangtuan (14-02-2016), romeo (14-02-2016)

Trang 4/7 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL