Trang 3/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 ... CuốiCuối
  1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Đem một tác phẩm được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh như Tô Ánh Nguyệt ra làm trò cười đùa, tục tĩu như vậy thì bản thân những người nghệ sĩ đó nghĩ gì về giải thưởng, về một con người?

    Báo Văn Hóa tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản đối về clip remix Tô Ánh Nguyệt, trong đó không chỉ có những ý kiến của các nghệ sĩ, các nhà quản lý chuyên môn mà có cả ý kiến từ gia đình của cố tác giả Trần Hữu Trang, tác giả của vở cải lương Tô Ánh Nguyệt.

    Không thể chấp nhận khi nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND lại có thể tham gia clip này

    Được liệt vào hàng kinh điển của sân khấu cải lương, vở Tô Ánh Nguyệt có 5 cảnh, mỗi cảnh đều có thể diễn trích đoạn riêng. Cảnh diễn mà nhóm nghệ sĩ này lựa chọn để xuyên tạc lại là cảnh diễn hay nhất, đậm tính nhân bản nhất về tình con người. Với những người nghệ sĩ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu như NSND Ngọc Giàu thì càng phải cẩn trọng trong những sáng tạo nghệ thuật.

    Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trích đoạn hài rẻ tiền, vô bổ này không lấy cái tên từ tác phẩm cũng như các nhân vật trong Tô Ánh Nguyệt để mang ra cười cợt, làm biến dạng méo mó nguyên bản của tác phẩm. Điều này thể hiện sự thiếu trân trọng nghề nghiệp cũng như sự thiếu tâm huyết với quá khứ. Không thể nói như NSND Ngọc Giàu là cô Nguyệt trong clip là "Nguyệt tân thời", đây là sự vi phạm bản quyền, không được phép lấy tên tác phẩm cũng như nhân vật của một tác phẩm nghệ thuật để chế diễu, bôi nhọ như vậy.

    Thật không thể tin được họ lại dám bôi bẩn một tác phẩm đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao nhất mà Nhà nước dành cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

    Đề nghị xem xét lại sự xuất hiện của Trấn Thành trong các chương trình mang tính định hướng nghệ thuật cho giới trẻ

    Tôi đề nghị các cơ quan truyền hình, truyền thông cần cân nhắc không nên để MC Trấn Thành tiếp tục tham gia làm giám khảo trong các chương trình truyền hình hiện nay vì đó là những chương trình có tính định hướng nghệ thuật cho giới trẻ vậy mà người ở vai trò giám khảo lại có thể tham gia xây dựng những trích đoạn hài rẻ tiền, phản thẩm mỹ và vi phạm bản quyền đối với vở cải lương Tô Ánh Nguyệt.

    Các nghệ sĩ cũng như khán giả đang dấy lên những làn sóng phản ứng gay gắt về hành động này của Trấn Thành và nhóm nghệ sĩ với clip này. Theo tôi các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có hình thức kỷ luật với những nghệ sĩ tham gia clip này chứ không chỉ là nhắc nhở. (Trần Quang Khải, Chủ tịch CLB Nghệ thuật thuộc Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội)

    Ngọc Giàu sẽ trả lời ra sao với đồng nghiệp và những khán giả đã từng yêu quý chị?

    Tôi là một thành viên trong Hội đồng cấp nhà nước để xét tặng danh hiệu NSND cho các đối tượng sân khấu đợt 7. Khi đó TP.HCM đã đưa ra một danh sách đề nghị xét đặc cách cho các nghệ sĩ cải lương trong đó có chị Ngọc Giàu. Chúng ta đều hiểu rằng đây là sự đánh giá thừa nhận về tài năng, năng lực cống hiến và mức độ ảnh hưởng của các nghệ sĩ đối với lĩnh vực nghệ thuật cải lương mặc dù họ không đủ số huy chương hay điều kiện nào đó.

    Tôi không biết những người tham gia cùng chị Ngọc Giàu như Anh Đức, Trấn Thành mà tôi thất vọng nhất khi thấy cái tên NSND Ngọc Giàu xuất hiện trong clip. Tôi không liệt Trấn Thành vào khung "nghệ sĩ" bởi có xem anh xuất hiện trên một số chương trình với vai trò một MC mà thôi.

    Tôi cũng có vai trò của MC và thậm chí làm thầy để dậy cho rất nhiều lứa MC trên tiêu chuẩn của người hướng dẫn thẩm mỹ quần chúng và tôi không thừa nhận Trấn Thành ở vai trò là người hướng dẫn hay định hướng nghệ thuật với những thể hiện của anh, đặc biệt trong clip này. Chỉ buồn trước trường hợp của Ngọc Giàu, chị là một nghệ sĩ có nhiều ảnh hưởng và uy tín đối với công chúng yêu nghệ thuật.

    Cái mất ở đây chính là clip đã làm mất đi giá trị của tác phẩm kinh điển Tô Ánh Nguyệt của soạn giả Trần Hữu Trang với cách xây dựng lệch lạc, làm biến dạng tác phẩm dẫu nếu nói tác phẩm chỉ là cái cớ để làm tiểu phẩm hài mới.

    Trong khi chúng ta đang có hàng loạt những tác phẩm cải lương mới được dàn dựng mang tính học thuật cao được công chúng thừa nhận nhất là qua Cuộc thi sân khấu Cải lương CNTQ 2015 vừa qua thì clip Tô Ánh Nguyệt ở một trạng thái "lạc" trong xu hướng dàn dựng nghiêm túc, sang trọng của sân khấu cải lương hiện nay.

    Người nghệ sĩ hôm nay cần biết nghĩ, biết cảm và cần có trách nhiệm về sáng tạo của mình, tôi không biết chị Giầu khi trở về nước sẽ trả lời ra sao đối với đồng nghiệp và những khán giả đã từng yêu quý chị? (Đạo diễn NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu VN)

    Đối với gia tộc, đây là một sự xúc phạm lớn lắm!

    Với tư cách cá nhân với tác phẩm Tô Ánh Nguyệt và với nhân thân của bác Tư Trần Hữu Trang, bởi cha tôi (NSND Nguyễn Thành Châu) và bác Trang là anh em họ, tôi xem bác như cha mình. Khi tác phẩm bị đem ra bôi bẩn, tôi thấy một sự xúc phạm lớn lắm. Đứng về phía gia tộc, tôi cảm thấy rất bức xúc, gia đình mình đã bị xúc phạm nhiều.

    Đối với một tác giả có tác phẩm đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh, được Nhà nước tôn trọng, vinh danh, thì đây không chỉ là nỗi bức xúc mà còn mang thêm sự tự ái. Tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng với một tác phẩm có giải thưởng tầm cỡ những người đem tác phẩm ra cười cợt, tục tĩu như vậy họ nghĩ gì về giải thưởng, về một con người?

    Đứng về phía nghề nghiệp thì tôi phải nói thẳng là tôi đầu hàng với cách làm của các nghệ sĩ trong clip này. Đối với người làm công tác quản lý nghệ thuật, tôi thấy chúng ta đang thiếu biện pháp cứng rắn với những trò đùa phi nghệ thuật.

    Sau này, nếu có điều kiện, tôi sẽ đề cập với chính quyền cần có biện pháp phù hợp khi có những sự xúc phạm như vậy. Tôi cho rằng, đây không còn là sự vô tình mà là sự cố ý. Hài hết cái để chơi hay sao mà lôi những tác phẩm kinh điển của sân khấu ra để bôi bác. Lấy những tác phẩm được coi trọng, giải thưởng ra thành trò hài hước, rẻ rúng… như thế. Một người nghệ sĩ, cái quan trọng nhất là lòng tự trọng.

    Nếu lòng tự trọng không còn thì anh không thể xưng danh mình là nghệ sĩ nữa. Tôi đã đặt vấn đề nhiều với các cấp, tôi đang chờ phản ứng và biện pháp từ các cấp quản lý. Tôi quá bức xúc và đang tìm những biện pháp để tham mưu với cấp Hội Sân khấu, Sở VH… để đặt vấn đề pháp lý. (Đạo diễn Nguyễn Hồng Dung)


    Những người có trình độ, có hiểu biết không ai làm như vậy

    Tô Ánh Nguyệt và Đời cô Lựu là những tác phẩm kinh điển của sân khấu cải lương. Nó đã đi sâu vào lòng người xem, khán giả bởi hình ảnh, hình tượng, vẻ đẹp của sân khấu. Tôi cho rằng những người biến tác phẩm này thành trò hài hước, dung tục là một sự xúc phạm rất lớn.

    Đối với những người làm nghệ thuật càng không hay. Tôi đồng tình với những bức xúc của dư luận. Một người làm nghệ thuật khi biểu diễn ở nước ngoài phải có sự tỉnh táo, sáng suốt.

    Không phải vì tiền, hay danh giá mà tham gia một cách vô ý thức. Nghệ sĩ có thể làm thay đổi cho mới, cho phù hợp với thời cuộc nhưng phải có giá trị nghệ thuật chứ không phải trò giải trí bôi bác, làm hoen ố nghệ thuật. Những người có trình độ văn hóa, có sự hiểu biết không ai làm như vậy.

    Với người làm sân khấu hài, làm vấn đề thêm hài hước, thêm thắt vô là điều bình thường nhưng nó phải có ý nghĩa chứ không phải là bôi xấu. Có lẽ Trấn Thành đủ sự hiểu biết để không làm bôi xấu nhưng anh ta cường điệu quá mức làm cho nó hài…

    Đây là tật của một số nghệ sĩ làm hài hiện nay. Tất nhiên trong hài hước có yếu tố châm biếm, cường điệu, nói quá… tạo nên dấu ấn cho ý tưởng nào đó. Nhưng cái hiệu quả của những người làm hài đưa những cái dung tục vào đó là biện pháp không phù hợp.

    Đó là trách nhiệm của chính người nghệ sĩ. Chúng ta không áp đặt mà họ tự hiểu mình dừng ở giới hạn nào. Nghệ sĩ không được làm nghệ thuật một cách quá chớn. Phải biết đâu là giới hạn vừa, không phải muốn làm gì thì làm.(Đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc)

    **Trao đổi với PV Báo Văn Hóa trước phản ứng của dư luận, NSND Ngọc Giàu cho rằng “Có gì đâu mà tới mức bức xúc dữ vậy trời. Thiếu gì người làm tuồng này, tuồng kia, đem đi thi nói tầm bậy tầm bạ đó. Người ta không coi từ đầu. Đã nói từ đầu tiên, đây là cô Nguyệt mới, cô Nguyệt tân thời, không phải Tô Ánh Nguyệt”.

    Trong một diễn biến khác, trả lời một số báo trước đó, NSND Ngọc Giàu lại cho rằng “Trong Tô Ánh Nguyệt tôi không giễu nhiều, chỉ nói theo Trấn Thành vài câu thôi. Lúc tập tuồng tôi cũng có cản khi thấy TT hài nhiều quá, sợ khán giả không chịu, thì TT nói “Con sẽ nói ở phần kết thúc, rằng cô Nguyệt này không phải cô Nguyệt ngày xưa, cô này bán coctail tô…” (!?)**
    Hiền Lương- Mai Linh (thực hiện) / baovanhoa.vn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 12 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    camtran (22-04-2016), caophihung (24-04-2016), DOHOANG (23-04-2016), Giang Tiên (23-04-2016), hoangduyvu (26-04-2016), MEM (22-04-2016), nguyenphuc (26-04-2016), phonglantim13 (25-04-2016), romeo (02-05-2016), SauLucBinh (05-05-2016), Thanh Hậu (22-04-2016), yeuhainuhoang (26-04-2016)

  3. Koala
    Avatar của Koala
    Bình tĩnh sống đi... chỉ là 1 cái clip hài ko được duyên lắm thôi mà, coi như phiên bản lỗi đi

    Hổm rày nghe nhiều mà thực sự ko quan tâm, vì bản chất mình cũng chẳng hứng thú với tấu hài lắm, cũng như mình cũng ko hứng thú với mấy phiên bản phản xuyến dù có nhiều người xúm vô ca tụng là đầy nghệ thuật. Hôm qua hơi rảnh chút mò vô xem thấy... bản chất mình chưa thay đổi mà lại càng cực đoan hơn: hoàn toàn ko thích màn tấu hài này. Còn lý do thì ko liên quan gì đến việc đem kịch bản TAN của cố soạn giả THT ra bóp méo hay do TT đang là 1 NS nổi tiếng cầm trịch nhiều chương trình, hay do NS NG là người có danh hiệu cao quý này nọ. Đơn giản là ko thấy mắc cười, vậy thôi.

    Người làm (và iu) nghệ thuật thì đa số cũng khá nhạy cảm (hay gọi là mong manh dễ vỡ) nên có thể cảm thấy phiền lòng, xúc phạm này nọ. Ai bức xúc thì cứ việc bày tỏ, tự do ngôn luận và thể hiện mình mà. Một số người có thể nhân dịp chêm vô vài câu để dìm người khác xuống để mình nhân dịp ngoi lên, cũng có số khác thích làm anh hùng bàn phím nhảy vô chế chút dầu, thêm chút lửa, xì chút hơi gas.

    Tui đi ngủ, mai đi cày
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 10 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:

    Giang Tiên (26-04-2016), hoangduyvu (26-04-2016), huongle (26-04-2016), linhhueforever (28-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), nguyenphuc (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016), yeuhainuhoang (26-04-2016)

  5. yeuhainuhoang
    Avatar của yeuhainuhoang
    Thật tình mà nói,bữa giờ tui nghe nhiều về chuyện này,chuyện Minh Béo và nhiều chuyện khác trong giới nhưng ko thèm để ý,ko thèm lên tiếng,ko phải là ko quan tâm hay ko am hiểu,chỉ đơn giản là ko thấy có gì đáng phải ầm ĩ.Chuyện này ko phải mới chỉ có Trấn Thành mà trước đó đã có rất nhiều người cũng đưa những tác phẩm kinh điển vô tấu hài,nhiều nhất là Bên cầu dệt lụa,sao ko thấy ai cho là bôi bẩn ???
    Đây cũng ko phải là tiểu phẩm hài xàm xí duy nhất trên sân khấu Thúy Nga.Mấy ông bà nắm quyền trong giới làm ơn bớt lạm dụng quyền hạn 1 chút,thay vì bới móc mấy ông bà lo tìm cách để CL tồn tại,để SK luôn sáng đèn,để những NSCL chính thống ko vì mưu sinh mà tìm đến tấu hài như vậy.
    Tóm lại,chuyện này có ra sao cũng ko ảnh hưởng gì đến mình.Ngủ
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 7 Users Say Thank You to yeuhainuhoang For This Useful Post:

    Giang Tiên (26-04-2016), hoangduyvu (26-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), nguyenphuc (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016)

  7. yeuhainuhoang
    Avatar của yeuhainuhoang
    Nguyên văn bởi MEM
    Thật tình bữa rày đọc cũng nhiều bài báo, ý kiến. Mỗi người một vị trí, một góc nhìn.
    Tôi - ở góc độ một khản giả yêu cải lương thời hoàng kim thì thấy vầy:
    Vở Tô Ánh Nguyệt (nhân vật Tô Ánh Nguyệt) hay những vở kinh điển khác đi nữa, có hay thì các thế hệ đi sau, các nghệ sĩ lĩnh vực khác mới dựa vào đó để "chế biến" và hài hóa được, chứ lấy một nhân vật gì đó ko ai biết thì sẽ ko có hiệu ứng đó.
    Bản thân tôi nghĩ, nhân vật hay vở tuồng đó ko vì bị hài hóa (ở bất kỳ mức độ nào) mà làm mất đi hoặc tăng thêm giá trị của bản thân nó. Tôi thích nhân vật và vở tuồng đó rồi, thì cũng ko vì nó bị hài hóa mà tôi ghét hoặc nghĩ ko đúng về nhân vật hay vở tuồng đó.
    Còn nói, người (Việt) nước ngoài xem, có cái nhìn méo mó về cải lương hay vở diễn thì mọi người tự suy diễn thôi. Biết đâu vì tiểu phẩm hài đó mà người ta tìm bản gốc để xem coi tuồng đó nó ra sao ko chừng (?!)
    Ai yêu thích thì xem, ko yêu thích thì không xem. Đơn giản vậy thôi! Xã hội sẽ tự đào thải vở diễn/ thậm chí diễn viên đó.
    Nếu nói TT hoặc ekip tham gia tiểu phẩm đó là bôi bẩn cải lương thì hơi qui chụp quá. Cải lương sẽ ko vì sự việc này mà trở về thời hoàng kim hay xấu đi.
    Ở nước ngoài, khi làm kịch hay phim hài, người ta còn đem tổng thống ra để hài hóa nữa mà, có gì đâu.
    Em cùng suy nghĩ như anh Mem.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 6 Users Say Thank You to yeuhainuhoang For This Useful Post:

    hoangduyvu (26-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), nguyenphuc (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Thẳng thắn mà nói thì vở Tô Ánh Nguyệt đã "hài hóa" từ phiên bản Minh Vương Lệ Thủy rồi, nhưng ở một góc cạnh khác, mà dù ở góc cạnh nào thì cũng là "hài", là chọc cười khán thính giả.
    Ở phiên bản gốc (Tư Sạng Tám Thưa) không có đoạn nào cũng không có vai nào "hài" cả. Nhưng ở phiên bản Minh Vương Lệ Thủy có 3 vai "hài".
    Thứ 1: Lệ Thủy vai Nguyệt ở đoạn cha (Diệp Lang) gọi ra hỏi về chuyện hẹn hò với trai (Minh, Minh Vương) nói qua nói lại như thế nào, chỗ mà Nguyệt (Lệ Thủy) trả lời ngập ngừng, đó là đoạn "hài".
    Thứ 2: Tân, em trai của Nguyệt (Thanh Tòng), đóng vai hài khi đối đáp với cha ruột (Diệp Lang) về việc bàn chuyện đám cưới Nguyệt.
    Thứ 3: Cha của Nguyệt (Diệp Lang), cũng đóng vai "hài" khi đối đáp với con trai, Tân (Thanh Tòng) khi bàn về việc đám cưới Nguyệt.
    Tóm lại với phiên bản Minh Vương Lệ Thủy thì vở Tô Ánh Nguyệt đã không trung thành với phiên bản gốc rồi.
    Ngày nay cuộc sống, công việc có nhiều áp lực, căng thẳng, vì vậy mà nhu cầu "hài" cũng là để xả stress cho đời thêm vui. Tuy nhiên "hài" ở mức độ nào, góc cạnh nào, hay hay dở... là do khả năng và trình độ của người dàn dựng.
    NP cũng thích vở Tô Ánh Nguyệt phiên bản gốc, nhưng gọi đó là vở "kinh điển" thì không hẳn vậy, vì như anh hoangduyvu đã nói, vào thời điểm 1930 (vở gốc ra đời) chuyện trai gái "trên boc trong dâu, mèo mả gà đồng" đối với quan niệm các cụ (ngang với ông cố, ông nội của NP) không thoáng như bây giờ. Xem vở TAN, người ta không học được cái đạo đức luân lý gì. Tác giả đả phá cái cũ (nho giáo) mà không xây dựng được cái mới gì để cho người ta học theo, chẳng lẽ học chuyện "trên bọc trong dâu, mèo mả gà đồng" (vào thời đó, 1930).
    Tóm lại nội dung, bố cục vở Tô Ánh Nguyệt chẳng khác nào cuộc "cách mạng xã hội" nửa vời, không có đích đến.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (06-05-2016), Giang Tiên (26-04-2016), hoangduyvu (26-04-2016), linhhueforever (28-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016), yeuhainuhoang (26-04-2016)

  11. hoangduyvu
    Avatar của hoangduyvu
    Tôi thì phân biệt rõ 2 trường phái hài và bi.
    Khi diễn, các diễn viên, nhà tổ chức cần báo trước là tôi diễn tuồng này, vai này theo lối hài thì tôi hoàn toàn chấp nhận diễn viên diễn sao cũng được, nói sao cũng được miễn khán giả chấp nhận và cười xả chét là thành công, đôi khi các diễn viên hài hay làm lố nhân vật, thoại tục cũng cốt yếu để khán giả cười. Đôi khi xem tôi cười không vô nhưng thấy người khác cười rất nhiều, đó là cảm thụ của mỗi người mỗi khác.
    Như có dịp đọc bài phỏng vấn của nghệ sĩ hài gì quên tên rồi từng nói muốn diễn hài rất khó, vì luôn luôn phải tìm ra cái mới để khán giả cười, nói câu thoại ra khán giả không cười là phải tìm câu khác nặng đô hơi để nói thì khán giả mới cười.
    yeuhainuhoang nói đúng chuyện đem các nhân vật chính kịch ra làm hài trên sân khấu hải ngoại không phải là chuyện mới, cụ thể là
    - Lá sầu riêng đông lạnh - Lá Sầu Riêng
    - Đắc Kỷ ho gà - Đắc Kỷ Trụ Vương
    - Tiếng hát Điêu Thuyền - Phụng Nghi Đình
    - Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài (Hoài Linh - Chí Tài đóng)
    - Hội ngộ Tuyệt tình cốc (Thần Điêu Hiệp Lữ)
    - Võ Tòng Sát Tẩu (Hồng Đào, Quang Minh đóng)
    - Xử án Thị Mầu (Kiều Oanh, Chí Tài, Hoài Linh đóng) sao không thấy nhà nghiên cứu nào làm ầm ỉ lên hay các ông cho đó là nhân vật của Tàu, đáng bị bôi nhọ không cần lên tiếng. Còn TAN là tác phẩm cao quý hơn, được trao giải này nọ thì cần phải bảo vệ.

    Còn trường hợp diễn bi thì đừng nên đưa hài vào dễ làm tui dị ứng, đang xem nhân vật mùi mẫn tự nhiên chen 1 - 2 câu thoại hài vào mà mất hứng. Dị ứng nhất là tuồng Lan và Điệp, các nghệ sĩ thường đem đoạn Lan cho tiền Điệp thành tấu hài vô duyên trong 1 vở bi kịch. Hay chương trình Tài Tử Tranh Tài cũng vậy, hay chen hài vào những trích đoạn bi nghe mất hứng....... vậy mà giám khảo vẫn khen và cho điểm tận trần nhà!!!!!!!!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 8 Users Say Thank You to hoangduyvu For This Useful Post:

    caophihung (06-05-2016), Giang Tiên (26-04-2016), linhhueforever (28-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016), yeuhainuhoang (26-04-2016)

  13. hoangduyvu
    Avatar của hoangduyvu
    Nguyên văn bởi MEM
    Thật tình bữa rày đọc cũng nhiều bài báo, ý kiến. Mỗi người một vị trí, một góc nhìn.
    Tôi - ở góc độ một khản giả yêu cải lương thời hoàng kim thì thấy vầy:
    Vở Tô Ánh Nguyệt (nhân vật Tô Ánh Nguyệt) hay những vở kinh điển khác đi nữa, có hay thì các thế hệ đi sau, các nghệ sĩ lĩnh vực khác mới dựa vào đó để "chế biến" và hài hóa được, chứ lấy một nhân vật gì đó ko ai biết thì sẽ ko có hiệu ứng đó.
    Bản thân tôi nghĩ, nhân vật hay vở tuồng đó ko vì bị hài hóa (ở bất kỳ mức độ nào) mà làm mất đi hoặc tăng thêm giá trị của bản thân nó. Tôi thích nhân vật và vở tuồng đó rồi, thì cũng ko vì nó bị hài hóa mà tôi ghét hoặc nghĩ ko đúng về nhân vật hay vở tuồng đó.
    Còn nói, người (Việt) nước ngoài xem, có cái nhìn méo mó về cải lương hay vở diễn thì mọi người tự suy diễn thôi. Biết đâu vì tiểu phẩm hài đó mà người ta tìm bản gốc để xem coi tuồng đó nó ra sao ko chừng (?!)
    Ai yêu thích thì xem, ko yêu thích thì không xem. Đơn giản vậy thôi! Xã hội sẽ tự đào thải vở diễn/ thậm chí diễn viên đó.
    Nếu nói TT hoặc ekip tham gia tiểu phẩm đó là bôi bẩn cải lương thì hơi qui chụp quá. Cải lương sẽ ko vì sự việc này mà trở về thời hoàng kim hay xấu đi.
    Ở nước ngoài, khi làm kịch hay phim hài, người ta còn đem tổng thống ra để hài hóa nữa mà, có gì đâu.

    Em quánh dá cao ý kiến của bác!!!!!!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 7 Users Say Thank You to hoangduyvu For This Useful Post:

    caophihung (06-05-2016), linhhueforever (28-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016), yeuhainuhoang (26-04-2016)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Lá Sầu Riêng làm tuồng Việt Nam rặt à nhen, cũng là tác phẩm kinh điển. hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (06-05-2016), hoangduyvu (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016), yeuhainuhoang (26-04-2016)

  17. hoangduyvu
    Avatar của hoangduyvu
    Quên trừ tuồng đó ra.
    Nói túm lại là em thấy chuyện này rất bình thường, những người tham gia thực hiện không đáng bị lên án gay gắt như vậy. Làm như thể tại vở tấu hài này mà khán giả bỏ cải lương vậy!!!!!!! Phải nói là nhờ vở tấu hài này mà khán giả trẻ mới biết có vở cải lương tên Tô Ánh Nguyệt, chứ thử ra đường anh hỏi lớp trẻ xem có biết Tô Ánh Nguyệt là ai không!!!!!! Nghe tưởng vợ của ông nào đó bên tàu!!!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 7 Users Say Thank You to hoangduyvu For This Useful Post:

    caophihung (06-05-2016), linhhueforever (28-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016), yeuhainuhoang (26-04-2016)

  19. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Đúng là mỗi người một suy nghĩ, một quan điểm nhìn nhận riêng. Quan điểm TH sắp nói ra đây thì không cùng quan điểm với anh Hoangduyvu,... nhưng suy cá nhân mà, hi hi. Thời gian qua cũng theo dõi diễn biến, xem qua Video và cả những phát ngôn của nghệ sĩ TT với báo chí về vụ việc. Cũng là một khán giả mộ điệu, riêng TH thì lại thấy khó chấp nhận sự việc trên vô cùng!

    - Một vở tuồng kinh điển của SK Cải lương, đi theo suốt chiều dài hình thành và phát triển cải lương: Từ những thập niên 30 - 40, thuỡ Cô Tư Sạng, cô Tư Bé còn hát nhịp 16. Lúc bấy giờ (những năm 30 - 40) thu thanh một chập cải lương hay một vở tuồng ngắn đã là một sự đầu tư rất lớn đằng này vở Tô Ánh Nguyệt thu thanh với dàn NS gạo cội Tư Sạng, Tư Bé, Tám Thưa, Ba Vân, Năm Cần Thơ, Ba Trà Vinh,... dài đến 1 giờ 20 phút; Cho đến diễn trên sân khấu không biết bao nhiêu suất với cái tên Phùng Há (Nguyệt), Tư Út (Minh) rồi đến Phùng Há (Nguyệt), Việt Hùng (Minh), Ba Vân (Tân), Hoàng Giang (Ông cả), Ngọc Nuôi (Vợ Minh) đã lấy nước mắt biết bao khán giả và được xem như khuôn mẫu và đến các thế hệ sau này... Nhắc lại ấy mới biết vở tuồng lớn và có sức ảnh hưởng cỡ nào, một tác phẩm được nhận Giải thưởng cao quý và vinh dự - Giải Hồ Chí Minh về VH-NT (ngay đợt đầu tiên của giải thưởng ĐỢT 1 - 1996) nghĩa là ý nghĩa, nội dung nghệ thuật và đặc biệt là giá trị tư tưởng, lịch sử của nó cũng mang tầm không nhỏ vì giải thưởng cấp nhà nước mang tên Bác Hồ này xét rất khó!... Vậy mà các nghệ sĩ lại cải biên nó thành một tác phẩm hài lại có yếu tố phản cảm đến thế (từ lời thoại đến những hành động, đặc biệt của nghệ sĩ TT):"...Ai kêu tôi đó có mặt chó tôi đây...", rồi sau đó là những câu chuyện về bình sữa,.... không thể nói Nguyệt tân thời nhưng lại bối cảnh, tên các nhân vật và một số câu hát (Bản Nặng tình xưa) được lấy ra từ nguyên tác, không thể nói đây là tục giản thanh như nghệ sĩ TT đã phát ngôn trên báo chí vì những câu "tục" trong Video nó không mang tính chất nghệ thuật, không thể nói đổi mới cải lương như thế này, không phải khôi phục cải lương bằng cách biến tấu thành hài rồi để khán giả từ đó đi "truy lùng" lại bản gốc để xem.... Vở "Remix" trên đã phạn tới tác quyền quá lớn, vở tuồng này nó được Soạn giả Trần Hữu Trang nặng óc, nặng tim để sinh thành từ xã hội phong kiến lúc bấy giờ, từ thực tiễn chứ không phải là một kịch bản sử học, gốc tích từ lâu đời như Lương Sơn Bá, Đắc Kỷ, Dương Quý Phi hay Chiêu Quân,.... mà khi sử dụng lại không có ý kiến của gia đình soạn giả, để gia đình soạn giả cũng bức xúc như trên truyền thông đã đề cập! Thật sự không thể phủ nhận cái sai rất lớn này! Đứa con tinh thần của mình mà, người ta sử dụng không có sự trao đổi đã đành lại còn cải biên một cách phản cảm như vậy! Thật tình cái "tục giản thanh" mà nghệ sĩ TT nói với báo chí đối với toàn bộ vở diễn trên thì "tục giản thanh" ở chỗ nào vì theo những cái mình học về nghệ thuật này mình không tìm được trong vở diễn, có thể mình vẫn còn quá nông cạn?

    - Không những vậy, nghệ sĩ TT cũng như Ekip đã vi phạm đến tác quyền và làm ảnh hưởng không hay đến tác phẩm! Mình cũng rất thích nghệ sĩ TT lắm, nhất là các chương trình Đàn ông phải thế, Bí mật đêm chủ nhật, Ơn giời cậu đây rồi,.... nhưng một số câu nói của nghệ sĩ TT phát ngôn với báo chí về vụ việc khiến cố gắng chấp nhận cũng không được:"
    Trấn Thành đã nói xin lỗi nhưng lời xin lỗi ấy nói tôi không sai, tôi không biết là lỗi gì. Đây là lời xin lỗi như kiểu bắt buộc, như một người trịnh thượng, ngôi sao. Xin lỗi với tư thế là bậc bề trên", ĐD Hồng Dung cho biết; Thật sự cảm thấy giống như theo trào lưu và để khán giả cười, được khán giả vỗ tay.... Thật sự nhiều khán giả chỉ biết có TT, yêu mến TT, xem chủ yếu vì TT để cười thì cải lương phát triển theo chiều hướng khác nếu đó là một tác phẩm cải lương. Đâu phải khi diễn hài thì ta không hẵn phải lấy những cái có tầm cỡ, ảnh hưởng thì mới hài,nếu có sử dụng thì không đến mức phá hư cái gốc của người ta một cách trầm trọng như vậy. TH có từng học và biết cái "cười" nó xuất phát từ những cái gì gần gũi nhất, thực tiễn nhất. Người NS khiến cho khán giả cười quan trọng là cái duyên, như NS Hề Minh, Văn Hường xưa kia chỉ ca thôi cũng đủ để cười, hay NS Bảo Quốc, Diệp Lang diễn cũng tuyệt vời! Bây giờ ai cũng biết, cải lương cũng đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không phải "Remix" là sẽ phục hưng hay không làm gì thì cũng vậy. . Giờ cái quan trọng là sự quan tâm và đầu tư của TP, của Nhà nước để có nhiều SK hoạt động cải lương, các chính sách cho NS hoạt động chuyên hay Hội viên Hội SK thành phố và các công tác tuyên truyền của các cấp chính quyền; Và Nhà nước ta cũng có những bước tiến đầu tư về những việc này vì Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là Di sản VHPVT - mang tầm Quốc tế nhà, giờ là mạnh mẻ, quyết liệt hơn thôi!

    - Suy cho cùng, đây là việc cũng đáng quan tâm tuy không phải là "đặc biệt nghiêm trọng", như một mầm cây rồi sẽ phát triển thành rừng. Hy vọng Sở VH thành phố cũng như Hội NS thành phố sẽ can thiệp và xử lý, không thể để một vở diễn kinh điển của một Soạn giả tài danh mang một vinh dự là giải thưởng cao quý của Nhà nước mà như thế này, mà khổ nổi lại là nước ngoài! Thật sự cũng khá buồn và hơi bức xúc khi xem!

    - Suy nghĩ cá nhân của TH là như thế, TH không hiểu biết nhiều vì tính ra cách nhìn của mình cũng còn trẻ và non nớt, chỉ nói về cảm nhận và quan điểm riêng, đối với TH đây là việc đáng để quan tâm!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 8 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    caophihung (06-05-2016), DOHOANG (26-04-2016), Giang Tiên (26-04-2016), hoangduyvu (26-04-2016), linhhueforever (28-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), romeo (02-05-2016)

  21. hoangduyvu
    Avatar của hoangduyvu
    Xét trên phương diện tác quyền, anh đồng ý với em 100% lỗi ekip nếu không trả tiền tác quyền cho vở trên, còn chuyện xin phép hay không thì mình không biết vì hình như mấy vở cũ, bài hát cũ chỉ cần trả đủ tiền tác quyền cho trung tâm thu tiền tác quyền hộ là được diễn thì phải (không rành lắm)...

    Còn nói về nghệ thuật thì như em nói mỗi người mỗi ý, đối với người này diễn như thế là tục, nhưng đối với người khác lại thấy bình thường (cũng như cảnh nóng trong phim vậy, người thì cho là nghệ thuật, là cần thiết cho bộ phim, nhưng anh thì xem chỉ thấy nhức mắt, cắt bỏ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bộ phim, xem phim sex hay hơn mấy cảnh nóng này ) nhất là vở trên diễn ở hải ngoại nên cách nhìn của họ có phần thoáng hơn trong nước. Và họ cũng chỉ làm hài chứ không phải làm cải lương nên đừng qui chụp họ là làm ảnh hưởng đến cải lương chân chính!!!!! (thấy cũng tội cho cô Ngọc Giàu, từng tuổi này còn bị tai tiếng không hay vì mấy đồng nghiệp soi mói).

    (Nói nhiều quá chắc mọi người nghĩ mình là fan của Trấn Thành, xin đánh chánh là em không là fan của ai hết, ai diễn em cũng xem chứ không đặt nặng chuyện fan hay không fan)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 7 Users Say Thank You to hoangduyvu For This Useful Post:

    caophihung (06-05-2016), linhhueforever (28-04-2016), MEM (26-04-2016), nguyenhoangtuan (26-04-2016), romeo (02-05-2016), Thanh Hậu (26-04-2016), yeuhainuhoang (26-04-2016)

Trang 3/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL