Trang 10/12 ĐầuĐầu ... 6 7 8 9 10 11 12 CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    CỔ BẢN VẮN
    34 câu nhịp tư hơi bắc
    (sao trich trong tập bản đờn của NS Trọng Khanh)

    1. (–) Hò ( XÊ )
    cống Líu (XÊ) xang xê líu (XỰ)
    2. Xang líu (CỐNG) hò cống xê (XANG)
    xang xế (XÊ) xang hò (–)
    3. Xự xang (HÒ) là hò xự (XANG)
    tồn (XANG) cống xê xang (XỰ)
    4. Xang xế (XÊ) xang hò (–)
    xự xang (HÒ) là hò xự (XANG)
    5. Tồn (XANG) cống tồn xang (XÊ)
    cống líu (XÊ) xang xê líu (XỰ)
    6. Xang líu (CỐNG) hò cống xê (XANG)
    xang xế (XÊ) xang hò (–)
    7. Xê xang (HÒ) là hò xự (XANG)
    tồn (XANG) cống xê xang (XỰ)
    8. Xang líu (CỐNG) hò cống xê (XANG)
    xế xán (U) liu cộng liu (XỀ)
    9. Ú liu (XỀ) phạn liu (-)
    tồn (LIU) xán u liu (CỘNG)
    10. Tồn liu (CỘNG) tồn cộng (-)
    tồn (LIU) xán u liu (XỀ)
    11. Liu liu (XỀ) tồn xề liu (CỘNG)
    xàng líu (CỐNG) hò cống xê (XANG)
    12. Tồn (XANG) cống xê xang (XỰ)
    xang líu (XỰ) hò xự xang (XÊ)
    13. Tồn (CỐNG) líu cống xê (XANG)
    cống xê (XANG) cống xê (–)
    14. Liu liu (XỀ) xàng xề cộng (LIU)
    tồn liu (CỘNG) tồn liu (–)
    15. Xê xang (HÒ) là hò xự (XANG)
    cống hò (XÊ) cống xê xang (XỰ)
    16. Xang líu (CỐNG) hò cống xê (XANG)
    xang xế (XÊ) cống xê xang (HÒ)
    17. Ú liu (PHẠN) liu (–)
    xế xang (HÒ) là hò xự (XANG)
    18. Hò (XÊ) cống xê xang (XỰ)
    xang líu cống (–) hò cống xê (XANG)
    19. Xang xế (XÊ) xể xê xang (HÒ)
    ú liu (PHẠN) xán liu (–)
    20. Tồn (LIU) xán u liu (CỘNG)
    ú liu (CỘNG) tồn cộng líu (XÊ)
    21. Xang líu (XỰ) xang xê (–)
    ú liu (XỀ) cộng xán tồn (LIU)
    22. Ú liu (XỀ) xàng xề liu (CỘNG)
    tồn líu (CỐNG) hò cống xê (XANG)
    23. Tồn (XANG) cống xê xang (XỰ)
    xang cống (XÊ) xang hò (–)
    24. Xự xang (HÒ) là hò xự (XANG)
    xê xang (XỰ) hò xự xang (XÊ)
    25. Cống xê (XANG) cống xê (–)
    liu liu (XỀ) xàng xề cộng (LIU)
    26. Cộng liu (XỀ) xàng xề liu (CỘNG)
    xàng líu (CỐNG) hò cống xê (XANG)
    27. Tồn (XANG) cống xê xang (XỰ)
    xê xang (XỰ) xế xang (-)
    28. Liu liu ( XỀ ) xàng xề cộng (LIU)
    ú liu (PHẠN) xán liu (–)
    29. Ú liu (XỀ) cộng xán tồn (LIU)
    tồn (LIU) cộng cộng liu (XỀ)
    30. Liu liu (XỀ) xàng xề liu (CỘNG)
    ú liu (CỘNG) tồn cộng xê (XANG)
    31. Tồn (XANG) cống xê xang (XỰ)
    xang cống (XÊ) xang hò (–)
    32. Xê xang (HÒ) là hò xự (XANG)
    xang líu (XỰ) hò xự xang (XÊ)
    33. Cống xê (XANG) cống xê (–)
    liu liu (XỀ) cộng xán tồn (LIU)
    34. Ú liu (XỀ) xàng xề liu (CỘNG)
    xang líu (CỐNG) hò cống xê (XANG).

    Lời ca đối chiếu bản đờn:

    BÁ NHA TỬ KỲ
    Soan lời: Trọng Khanh

    1. (-) Nhắc (qua) Bá (Nha) đi tìm (bạn)
    2. Khi thuyền (đến) một lâm (sơn) cảnh u (tịch) thiên thần (-)
    3. Ông neo (thuyền) hưởng thú tiêu (dao) ôm đàn (lên) dạo vài cung (điệu)
    4. Tiếng khoan (nhặt) bổng trầm (-) khi dạo (bài) Lưu Thủy Cao (Sơn)
    5. Giọng réo (rắt) thanh nhã trang (nghiêm) tưởng như (cảnh) núi cao lồng (lộng)
    6. Có (tiếng) suối chảy thác (reo) thật là (bậc) kỳ tài (-)
    7. Chuyển cung (đàn) sang điệu Nam (Xuân) lòng thảnh (thơi) không vương phiền (muộn)
    8. Thật là (thú) tiêu khiển thần (tiên) non (xanh) nước biếc một (bầu)
    9. Nào khác (chốn) Đào nguyên (-) nhưng tiếc (thay) không người đồng (điệu)
    10. Lòng ta (chưa) toại nguyện (-) bốn xuân (qua) chẳng gặp bạn (vàng)
    11. Trên (con) thuyền phiêu (bạt) xông (lướt) muôn lượn triều (giang)
    12. Một (thân) ta cô (tịch) mượn tiếng (đàn) tỏ nỗi niềm (riêng)
    13. Vui (cùng) gió mát trăng (thanh) và bầu (rượu) túi thơ (-)
    14. Người (đời) danh lợi đua (chen) ta chỉ (thích) ngao du (-)
    15. Ôm (đàn) dạo khúc bi (ai) Bá Nha (thả) hồn theo tiếng (nhạc)
    16. Giọng ai (oán) tha thiết nỉ (non) cung (đàn) bổng vội bặt (ngang)
    17. Lòng ông (rất) xốn xang (-) hay (là) có bậc cao (nhân)
    18. Ẩn núp quanh (đây) để rình nghe (trộm) ắt (phải) kẻ tri (âm)
    19. Bá Nha (liền) buớc khỏi thuyền (nan) đến gần (một) gốc cây (-)
    20. Quả (nhiên) có người nghe (trộm) người (ấy) vội bước (ra)
    21. Vòng tay (chào) Bá Nha (-) thưa (rằng) kẻ bần (lâm)
    22. Đã (đến) đây đường (đột) làm (ngài) dang dở cung (đàn)
    23. Bá (Nha) liền mời khách (nọ) quá bước (xuống) khoang thuyền (-)
    24. Tỏ sự (tình) cặn kẽ khúc (nôi) người (ấy) là một tiều (phu)
    25. Đốn củi đổi (gạo) nuôi thân (-) Chung Tử (Kỳ) tên thật của (ông)
    26. Phân (ngôi) kết tình huynh (đệ) Bá (Nha) lớn tuổi hơn Tử (Kỳ)
    27. So (dây) ôm đàn khởi (dạo) mừng gặp (bạn) tri âm (-)
    28. Tiếng (đàn) réo rắt du (dương) Tử Kỳ (tấm) tắt khen (-)
    29. Nhưng bận việc (nhà) nên tạm biệt tri (âm) hẹn năm (sau) tái ngộ bạn (vàng)
    30. Chia (tay) mà lòng bin (rịn) ngoảnh trông (nhau) khi khuất dạng con (thuyền)
    31. Năm (sau) Bá Nha trở (lại) tìm nghĩa (đệ) Tử Kỳ (-)
    32. Cảnh tiêu (điều) quạnh quẽ trước (sau) lòng Bá (Nha) rất đổi lo (âu)
    33. Thôi rồi (nghĩa) đệ ơi (-) kìa nấm (mồ) ngọn cỏ chưa (xanh)
    34. Từ (đây) tri âm vắng (dạng) Bá Nha (quyết) đập bể cây (đàn).

    CỔ BẢN VẮN
    Hòa Tấu
    (Đờn Beat)

    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (26-09-2017), romeo (21-05-2016), SauLucBinh (06-09-2016)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi! NP giải thích dùm Thủ cổ bản ,Thủ cổ bản trường, Cổ bản vắn-Sách Nhị Tấn- viết? Theo NP thì cổ bản vắn 34 câu không phân lớp nhưng Cổ bản vắn ông ấy chia làm 5 lớp. Lớp đầu : 7 câu,lớp 2; 6 câu,lớp 3: 7câu, lớp 4: 7câu,lớp 5:7 câu. Chia câu như vậy là do ông chia hay lúc trước đã chia rồi.và theo NP ông ấy dựa vào đâu để chia như vậy?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (04-11-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP ơi! NP giải thích dùm Thủ cổ bản ,Thủ cổ bản trường, Cổ bản vắn-Sách Nhị Tấn- viết? Theo NP thì cổ bản vắn 34 câu không phân lớp nhưng Cổ bản vắn ông ấy chia làm 5 lớp. Lớp đầu : 7 câu,lớp 2; 6 câu,lớp 3: 7câu, lớp 4: 7câu,lớp 5:7 câu. Chia câu như vậy là do ông chia hay lúc trước đã chia rồi.và theo NP ông ấy dựa và đâu để chia như vậy?
    Trước hết nói về Cổ Bản Vắn có phân lớp.
    Nguyên gốc, bản Cổ Bản Vắn không có phân lớp vì câu cú nó lung tung, không như những bản (bắc) khác.
    Nhưng nếu để nguyên như vậy thì dài quá (như dùng trong cải lương chẳng hạn), nên các soạn giả đặt bài ca tùy ý muốn ngắt chỗ nào thì coi như phân lớp chỗ đó.
    Các phân lớp này không ai giống ai, nghĩa là không thống nhất.
    Cho nên, ai muốn phân lớp sao cũng được. Có người 8 câu rưỡi (dứt liu), có người 14 câu (dứt xàng).
    Thông thường thấy người ta thích ngắt chỗ 8 câu rưỡi nhiều hơn.
    Các lớp sau cũng tùy tiện, muốn phân sao tùy ý.
    Bản bắc tối đa là 4 lớp, ít có ai phân 5 lớp.
    Khi mình lên làm "chưởng môn" rồi, muốn phân sao cũng được. Vì ai dám "phê bình" chưởng môn! Bộ muốn chống chưởng môn sao???
    Cũng như ông Giáo Thinh, ban đầu nói chỉ có 6 bản Lý trong 10 loại bài bản cổ truyền.
    Sau 75 ổng bị bệnh (sốt) rét nên nghe lời xúi dại, thêm 2 bản Thập Tình và Chuồn Chuồn cũng gọi Lý và đặt tên lại (rename) là Lý Thập Tình và Lý Chuồn Chuồn.
    Thời gian đó người ta bị bệnh (sốt) rét nhiều quá nên cũng gọi Lý Thập Tình, Lý Chuồn Chuồn.
    Hiện nay cái căn bệnh (sốt) rét đã qua nên người ta gọi trở lại tên cũ là Thập Tình và Chuồn Chuồn (mèo lại hoàn mèo).
    Tiếp theo là nói đến Thủ Cổ Bản, Thủ Cổ Bản Trường, Thủ Bình Bán, Thủ Xuân Tình v.v...
    Sáu bản bản có thập bát thủ, thập bát vĩ.
    Nếu chơi thủ thì ta có Thủ Bình Bán, Thủ Cổ Bản...
    Cái đó là để cho các dân chơi chơi với nhau để so tài lão thông thất thập nhị huyền công.
    Nhưng xưa nay người ta chỉ chơi Vĩ mà thôi.
    Sáu bắc mà tài tử và cải lương đang chơi đều là Vĩ.
    Thí dụ Cổ Bản chúng ta đang chơi là Vĩ Cổ Bản. Nhưng vì không chơi Thủ nên cũng không cần nói Vĩ, chỉ nói gọn là Cổ Bản cho tiện.
    Muốn đàn thủ cũng không khó, cũng hơi bắc tiết tấu như vậy mà thôi, chỉ có khác nhau là cấu trúc câu.
    Thôi tóm lại, mình không có ý định làm nhạc sư, thì chỉ chơi 6 bắc Vĩ như nhiều người cũng được rồi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (04-11-2016)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP nói thêm về thủ và vĩ của 6 bắc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (04-11-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP nói thêm về thủ và vĩ của 6 bắc.
    Bộ chú thaydat muốn NP chuẩn bị viết sách về cổ nhạc hay sao á!
    Nhưng cũng chẳng có gì để nói thêm. Đại khái là 6 bắc có 6 bắc thủ và 6 bắc vĩ.
    Thủ có thủ trường, thủ vắn và thủ tẩu mã. Vĩ có vĩ trường vĩ vắn và vĩ tẩu mã.
    Chúng ta thường chơi là 6 bắc vĩ. Chỉ có vậy thôi.
    Hình như trong sách của ông Nhị Tấn có nói mà chú.
    Đọc trong đó cũng được.
    Đọc chỗ nói về Thập Bát Thủ, Thập Bát Vĩ, Thất Thập Nhị Huyền Công đó chú.
    Cái đó cũng có liên quan tới Trường, Vắn và Tẩu Mã.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (04-11-2016), thaydat (03-11-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP nói thêm về thủ và vĩ của 6 bắc.
    Nhóm nhạc sư miền đông Nam phần (ông giáo Thinh) lấy 6 bản bắc trong 20 bản tổ, áp dụng 3 cách nhịp: hoãn điệu (nhịp lơi), trung điệu (nhịp vừa), cấp điệu (nhịp nhanh), biến thành 36 bản bắc chia ra làm 2 bộ Thủ và Vĩ, mỗi bộ có 18 bản gọi là Thập Bát Thủ Thập Bát Vĩ, tổng cộng là 36 bản (6 bản Thủ Trường, 6 bản Thủ Vắn, 6 bản Thủ Tẩu Mã và 6 bản Vĩ Trường, 6 bản Vĩ Vắn và 6 bản Vĩ Tẩu Mã).
    Bản Thủ và bản Vĩ chỉ khác nhau ở phần đầu, lớp chót trùng nhau. Những bản đờn ca thông dụng và phổ biến từ trước tới nay trong tài tử và cải lương thảy đều là những bản thuộc bộ Vĩ.
    Thông thường trong một buổi đờn ca tài tử thì 6 bản bắc được chơi theo từng cặp theo thứ tự:
    Lưu Thủy Phú Lục
    Bình Bán Xuân Tình
    Tây Thi Cổ Bản
    Thủy là nước, tiền nhân có quan niệm nước là điều kiện đầu tiên để vạn vật sinh sống, Phú là giàu có, do đó 2 bản Lưu Thủy và Phú Lục thường được mở đầu nhằm mục đích chúc tụng nhau làm ăn giàu có như nước chảy hoài không dứt.
    Đây cũng là một ý nghĩa tốt đẹp của tiền nhân.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (05-11-2016)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Ba cái vụ thủ vĩ này phức tạp quá. Theo mình hiểu thủ tức là chơi những câu đầu.Vĩ là chơi những câu đuôi không dè lại có ... Haiza muốn tẩu hỏa luôn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (05-11-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Theo mình hiểu thủ tức là chơi những câu đầu. Vĩ là chơi những câu đuôi.
    Thủ như chú hiểu trong phần trích dẫn này là câu thủ tức là câu gối đầu (dạo dầu) của những bản nhỏ (nhất là các bản Lý dân ca phổ cổ nhạc), vĩ như chú hiểu là câu chuyển mạch (bắt cầu) để gác qua bản kế tiếp. Hoàn toàn không dính dáng gì đến thập bát thủ và thập bát vĩ của 6 bản bắc (trong 20 bản tổ).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (05-11-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Ba cái vụ thủ vĩ này phức tạp quá... Haiza muốn tẩu hỏa luôn.
    Bởi vậy NP mới nói là đi chơi chỉ cần học 6 bản bắc thông dụng, phổ bến mà ai cũng biết là đủ rồi, không cần biết chi những cái không cần thiết, ít (hoặc không) ai chơi chi cho mất công lu bu, lộn xộn... có khi bị tẩu hỏa nữa.
    Chẳng hạn nói Cổ Bản Vắn là ai cũng biết Cổ Bản 34 câu, không cần thắc mắc thủ hay vĩ chi cho mệt, chỉ nói vậy là hòa đờn ăn với nhau, đờn ca ăn với nhau là đủ. Mấy bản bắc tẩu mã cũng không thấy ai chơi.
    Cái vụ thập bát thủ thập bát vĩ là do mấy ông nhạc sư miền đông Nam phần (ông Giáo Thinh) chế ra, chứ trong 20 bản tổ làm gì có. Mấy ổng chế thì mấy ổng (và tông đồ của mấy ổng) chơi, chứ có ai chơi đâu. Cứ chạy đua theo những cái mới chế sau này (sau 20 bản tổ) cho mệt... Chừng nào muốn làm "hậu tổ" rồi hãy tính sau.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (05-11-2016)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nhịp thứ 3 của 2 câu 5 Cổ Bản
    5. Xan xê cống líu cống líu xàn xê (CỐNG) hò xự xan cống líu hò là (XÊ)
    xê xê xê xan xự xan xê (-) xan cống líu tồn xê xan (XỰ)


    [5. Ú líu cống xan cống líu xự xan hò líu cống xê (XAN) xế xan o líu hò hò (XÊ)
    xạn xê xê xê xạn cống líu (XÊ) xan hò xan cống xê xan (XỰ)]
    Câu trên ngoại còn câu dưới không ngoai? Nên đờn câu nào?
    xê xê xê xan xự xan xê (-) chổ ngoại này chắc ngoại 3/4?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (12-04-2017)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Dạ phải đó chú. Chỗ đó ngoại bảy rưỡi.
    Nếu muốn đờn nội thì thêm chữ XÊ tại chỗ nhịp chẻ (trống). Như sau:
    xê xê xê xan xự xan xê ()
    Bản bắc đờn chẻ nghe mới hay và xốc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (12-04-2017)

Trang 10/12 ĐầuĐầu ... 6 7 8 9 10 11 12 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL