Trang 3/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối

Chủ đề: Liên Nam

  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi Thầy Sáu Long và học trò chơi Liên Nam có trống nghe hay quá. Và trong này có một đoạn cây đàn kìm và đàn cò trổi nghe đã ghê. https://www.youtube.com/watch?v=ibHjiMrBlGw.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-08-2016)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bản đảo ngũ cung NP viết cho mình có audio không NP?. Mình đã tập rồi nhưng hình như câu số 2 mình ngắt câu ở nhịp 2 sai so với mình nghe ở liên nam. Hết nhịp 2 mình có dừng nhưng ở audio chạy dây qua luôn nhịp 3.4 không dừng
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bản đảo ngũ cung NP viết cho mình có audio không NP?. Mình đã tập rồi nhưng hình như câu số 2 mình ngắt câu ở nhịp 2 sai so với mình nghe ở liên nam. Hết nhịp 2 mình có dừng nhưng ở audio chạy dây qua luôn nhịp 3.4 không dừng
    Bản Đảo Ngũ Cung mà NP viết cho chú (đờn kìm) không có audio, vì bản đó do NP tự viết ra chứ không phải ghi lại theo bất cứ clip nào của bất cứ nhạc sĩ nào.
    Khi viết bản đờn cho chú, cái nào có audio thì NP luôn luôn post kèm theo để chú đối chiếu và "luyện giọng" theo, cái nào tự NP viết ra thì không có audio đính kèm.
    Thường thường những bản có audio đính kèm thì hoặc là do ý kiến của chú muốn "ký âm" theo audio mà chú chỉ định, hoặc NP xét thấy audio đó dùng được hoặc có thể chấp nhận được.
    Những bản không có audio đính kèm là NP không tìm được clip nào hoặc nhạc sĩ nào đờn vừa ý, nên NP phải viết theo ý của NP, căn cứ theo lòng bản và thang âm của các thầy xưa, đúng theo căn bản tổ truyền.
    Bây giờ người ta đờn ngón đờn thì có điêu luyện, nhưng lòng bản và thang âm không đúng theo căn bản tổ truyền như các thầy xưa, nên NP không vừa ý.
    Vấn đề thang âm này NP đã nói rất nhiều lần. Thang âm không đúng thì cái air (hơi, giọng) của bản đó không đúng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bản đảo viết cho ông bạn mình có audio k? Mình nghe ổng đàn vô nhịp đầu của câu đầu và những nhịp sau của câu 1 kì kì. Nghe hơi như nữa ai nữa xuân vậy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  8. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bản đảo ngũ cung, câu số 2 mình ngắt câu ở nhịp 2 sai, so với mình nghe ở liên nam. Hết nhịp 2 mình có dừng nhưng ở audio chạy dây qua luôn nhịp 3.4 không dừng
    Vấn đề dừng hay không là do ý người đờn, cho nên muốn dừng hay không gì cũng được, miễn sao tròn nhịp thì OK.
    Người xưa gọi đờn cổ nhạc là "tâm tấu". Tâm cũng có nghĩa là "ý", tức là ý mình muốn đờn sao thì đờn, miễn giữ đúng lòng bản và hơi, điệu của bản đó, đừng đi lạc hơi, lạc điệu là được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016), thaydat (28-08-2016)

  10. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bản đảo viết cho ông bạn mình có audio k? Mình nghe ổng đàn vô nhịp đầu của câu đầu và những nhịp sau của câu 1 kì kì. Nghe hơi như nữa ai nữa xuân vậy.
    Cũng không có audio luôn, vì bản đó là do NP tự viết ra, không phải ghi lại từ clip nào hay của bất cứ nhạc sĩ nào.
    Như đã nói trên, cái nào có audio thì NP luôn luôn post đính kèm, không post đính kèm là không có audio.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  12. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bản đảo viết cho ông bạn mình, mình nghe ổng đàn vô nhịp đầu của câu đầu và những nhịp sau của câu 1 kì kì. Nghe hơi như nửa ai nửa xuân vậy.
    Nghe hơi như nửa ai nửa xuân là do ông ấy nhấn không đúng, nhấn chưa chín chữ.
    Bản Đảo thì không có hơi ai, ngoại trừ hai lớp Song Cước, tức là hai lớp chót (lớp 7 và lớp 8).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  14. thaydat
    Avatar của thaydat
    Ừ hiểu rồi. Mình giữ đúng lòng bản và hơi, điệu của bản đó, đừng đi lạc hơi, lạc điệu. không nhất thiết phải theo cách của người khác.
    Mình cũng muốn góp ý nhưng mình không đàn được cây guitar nên thôi. Theo NP cái chỗ nghe kì kì chắc chắn là ông ấy nhấn chữ xan không chín?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  16. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Theo NP cái chỗ nghe kì kì chắc chắn là ông ấy nhấn chữ xan không chín?
    Bản Đảo, chữ xang (xan) không rung (mùi), chắc tại ông ấy rung nên nghe ra hơi Ai (như chú nói).
    Gọi là Đảo nên có thể hiểu là "ngược" lại (180 độ). Từ hơi Xuân thong thả, khoan thai, vui tươi... qua hơi Ai chậm rãi, buồn bã, mùi mẫn... khi qua hơi Đảo thì "ngược" lại, nhịp thúc nhanh hơn, hơi dựng xốc "ngược" lên, nghe hùng hồn, rắn rỏi có âm hưởng hơi bắc. Cho nên cách đờn bản Đảo cũng giống như cách đờn bản bắc, không nhấn không rung để tiếng dờn nghe rắn rỏi, hùng tráng như tiếng đao kiếm lúc giao tranh.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  18. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Giữ đúng lòng bản và hơi, điệu của bản đó, đừng đi lạc hơi, lạc điệu. không nhất thiết phải theo cách của người khác.
    Đờn cổ nhạc là "tâm tấu", tức là đờn theo ý mình, để có nét riêng của mình, không rập khuông hoặc sao y của người khác. Chữ đờn của người khác chỉ là để tham khảo mà thôi. Có thể sàng lọc những chữ hay, những tinh hoa của người khác, sắp xếp lại, chỉnh lý lại làm thành của riêng mình.
    Đờn cũng giống như ca, phải tạo ra nét riêng của chính mình, để người nghe không thể nhầm lẫn tiếng đờn (hoặc tiếng ca) của mình với ngưới khác.
    Đờn bài bản phải cố gắng giữ đúng thang âm điệu thức và không nên xa rời lòng bản tổ truyền.
    Về thang âm, chỗ nào HÒ phải đờn ra âm thanh dấu huyền, chỗ nào LIU phải đờn ra âm thanh không dấu. Cũng như vậy với XỪ và Ú, XÀNG và XANG, XỀ và XÊ, CỘNG và CỐNG v.v... Có như vậy mới hài hòa, hòa quyện với lời ca, nghe mới đúng hơi, đúng điệu.
    Rất nhiều người không làm đúng được điều này, rồi người nọ "học" theo người kia, cái sai (về thang âm) đó càng ngày càng đi quá đà, lâu dần cổ nhạc sẽ bị biến thái, nói chính xác hơn là mất gốc.
    Gõ đến đây, chợt nhớ lời Ông Mười (Florida), ổng hỏi: "Tụi bây biết ông nội thằng (một nhạc sĩ ở VN) đó tên gì không?". Ai nấy chưng hửng vì tự nhiên ông lại hỏi vậy. Ông tự trả lời: "Ông nội nó tên HÒ nên nó cữ (kiêng) không dám đờn chữ HÒ mà tới đó nó đờn LIU không hà".
    Nhạc sĩ ở VN mà Ông Mười nói đó là TG.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  19. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016), thaydat (28-08-2016)

  20. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hôm nào rảnh NP lấy(Kí âm) một số láy đàn của TG, hoặc của ông BT Rồi NP phân tích chỗ sai thang âm Hò -Liu XỪ và Ú, XÀNG và XANG, XỀ và XÊ, CỘNG và CỐNG dùm.Ba cái vụ này mình còn lờ mờ quá. Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  21. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

Trang 3/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL